Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai
giảm thu nhập của người lao động.
Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng
nhiều nhất hiện nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ,
cụ thể là cơ quan BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích
chuyển từ tài khoản của người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu
của BHXH bao gồm cả tiền lãi mà không cần sự chấp thuận thanh toán của
người sử dụng lao động. Xử phạt được BHXH thực hiện và xác định theo tỉ
lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung
các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm khắc, mới
chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm trên. Kết
quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực hiện ở bảng 2.
9 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Công tác quản lý tài chính bảo hiểm xã hội Việt Nam phần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai
giảm thu nhập của người lao động.
Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng
nhiều nhất hiện nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ,
cụ thể là cơ quan BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích
chuyển từ tài khoản của người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu
của BHXH bao gồm cả tiền lãi mà không cần sự chấp thuận thanh toán của
người sử dụng lao động. Xử phạt được BHXH thực hiện và xác định theo tỉ
lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung
các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm khắc, mới
chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm trên. Kết
quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004.
Năm Số thu BHXH
( triệu đồng)
Tốc độ tăng tuyệt
đối (triệu đồng)
Tốc độ tăng
thu tương đối
(%)
1995 788.486 --- ---
1996 2.569.733 1.781.247 225,90
1997 3.514.226 944.493 36,75
1998 3.875.956 361.730 10,29
1999 4.186.055 310.009 8,00
2000 5.198.222 1.012.167 24,18
2001 6.334.650 1.136.428 21,86
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
2002 6.790.795 456.145 7,20
2003 11.654.660 4.863.865 71,62
2004 13.168.500 1.513.840 12,99
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Như vậy số thu của BHXH những năm qua đã đạt được những kết quả
đáng kể, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy, ngay sau khi
đổi mới BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như
trong bảng 2 thì số thu có tỉ lệ tăng hầu hết trong các năm là hai con số, đặc
biệt là năm 2003 có số thu tăng rất cao do BHYT chính thức sát nhập vào
BHXH. Và BHXH thực hiện thu cả phí BHYT của các lao động tham gia
BHXH như vậy thực sự thuận tiện cho cả bên thu lẫn bên nộp. BHXH Việt
Nam sau đổi mới đã chuyển từ đơn vị không có thu (thu không đáng kể)
chuyển sang đơn vị có thu. Trong mười năm thực hiện, số thu năm 2004 là
13.168.500 triệu đồng so với 788.486 triệu đồng của năm 1995. Như vậy chỉ
trong mười năm mà số thu đã tăng lên gần 20 lần, đây là con số quả không
nhỏ đặc biệt là so với số tăng gần 3 lần của số người tham gia. Việc tốc độ
tăng thu BHXH lớn hơn tốc độ tăng của người tham gia cho chúng ta thấy
phần lớn việc tăng quỹ là do tăng mức đóng góp trên đầu người. Vấn đề tăng
thu làm tăng quỹ, từ đó giảm gánh nặng của NSNN, tăng nguồn quỹ nhàn rỗi
để tăng đầu tư cung cấp cho thị trường vốn thông qua hoạt động đầu tư tăng
trưởng quỹ. Việc này không những góp phần phát triển quỹ mà còn đóng
góp vào sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh đó tình trạng trốn đóng của BHXH Việt Nam không phải là
ít. Đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ
sử dụng ít lao động thường xuyên trốn đóng. Tình trạng nợ đọng kéo dại ở
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
một số địa phương, một số đơn vị sử dụng lao dộng vẫn còn. Theo báo cáo,
tính đến ngày 3/9/1999, tổng số nợ đọng trên cả nước lên tới 418.144 triệu
đồng (bình quân số nợ này tương đương với việc các đơn vị sử dụng lao
động trong toàn quốc đóng chậm BHXH 1,6 tháng). Như vậy tình hình nợ
đọng hiện nay là rất lớn. Đến những năm gần đây tình trạng nợ đọng BHXH
trong công tác thu được phần nào cải thiện tình hình. Hàng năm số đơn vị
lao động tiếp tục tham gia BHXH tại các địa phương ngày càng gia tăng.
Năm 2003 trên toàn quốc có 17.437 đơn vị và 474.887 người tham gia. Đặc
biệt trong năm 2003, số nợ của BHXH của các đơn vị đã giảm rõ rệt. Nếu so
với số thu như thời kì trước thì số nợ chậm đóng chỉ bằng 0,49 tháng bình
quân tiền thu BHXH ( tương đương với số thu bình quân trong 15 ngày).
Trong đó số nợ chậm đóng của năm 2002 tương đương với 0,78 tháng bình
quân tiền thu BHXH. Theo các báo cáo thì số nợ chậm đóng của năm 2003
chủ yếu là của các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại
hoặc doanh nghiệp bị phá sản hay giải thể.
2. Quản lí chi BHXH.
2.1. Chi các chế độ BHXH.
Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH hiện nay được phân loại theo
nhiều tiêu thức khác nhau, tuy vào các góc độ mà người ta có thể xem xét
các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Có bốn cách phân loại chi trợ cấp
BHXH như sau:
- Chi trợ cấp định kì thường xuyên và trợ cấp một lần.
- Phương thức thanh toán trợ cấp bằng tiền hay hiện vật.
- Nguồn chi từ NSNN hay từ quỹ BHXH.
- Chi theo trợ cấp ngắn hạn hay dài hạn.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Hiện nay BHXH Việt Nam đang thực hiện chi cho các chế độ sau:
+ Trợ cấp ốm đau.
+ Trợ cấp thai sản.
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Trợ cấp hưu trí.
+ Trợ cấp tử tuất.
+ Chi dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
Để quản lí chi trợ cấp cho các chế độ của BHXH Việt Nam cần chú ý
đến những nội dung sau đây:
2.1.1.Phân cấp chi trả.
Cũng như quản lí thu, quản lí chi cũng theo phân cấp theo đó cơ quan
BHXh cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm thực hiện kịp thời đầy đủ cho các đối
tượng hưởng BHXH kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ chính
sách. Theo quy định cơ quan BHXH cấp tỉnh chỉ chịu trách nhiệm chi trả trợ
cấp ốm đau, thai sản và trợ cấp một lần cho các đối tượng hưởng mà đơn vị
sử dụng mà cơ quan BHXH cấp tỉnh đã thu đóng góp. Cơ quan BHXH cấp
huyện chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và các trợ cấp một lần cho các đơn vị
sử dụng lao động mà cơ quan BHXH cấp huyện đã thu đóng góp. BHXH
huyện cũng chi trợ cấp định kì liên quan đến các chế độ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, hưu tuổi già, tử tuất cho các đối tượng trên địa bàn quản lí
và chi trả trợ cấp cho cán bộ xã phường thị trấn đã tham gia BHXH. Như
vậy là đã có sự phân cấp cụ thể cho từng cấp quản lí, ngoài ra để thực hiện
quản lí việc chi trả trợ cấp cơ quan BHXH các cấp còn phải lập các báo cáo
và tổng hợp các khoản chi trợ cấp để nộp lên cơ quan BHXH cấp trên theo
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
định kì. Dựa vào các báo cáo này mà cơ quan BHXH cấp trên sẽ thực hiện
thẩm định, xét duyệt chi trợ cấp BHXH theo đúng quy định hiện hành.
2.1.2. Phương thức chi trả.
Như chúng ta đã biết việc chi trả trợ cấp hiện nay có hai phương thức
chính để chi trả, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm
riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta nên lựa chọn cho phủ hợp. Tại
Việt Nam hiện nay phương thức chi trả gián tiếp thông qua hệ thốnh đại lí
chi trả là phổ biến nhất. Hệ thống đại lí chi trả hầu hết là quan hệ dựa trên
hợp đồng lao động và thường là chính người sử dụng lao động, cán bộ xã
phường, bưu điện hoặc ngân hàng. Thường các đại lí chi trả là người sử
dụng lao động được BHXH Việt Nam sử dụng cho việc chi trả cho các trợ
cấp ngắn hạn như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp... rất tiện lợi. Các đại lí
còn lại phù hợp hơn với các chế độ dài hạn. Với điều kiện như hiện nay của
Việt Nam thì phương thức chi trả như vậy là hợp lí, chi phí thấp, tiện lợi đối
với người được hưởng trợ cấp.
Cùng với sự phát triển của nước ta như hiện nay BHXH cũng cần
nghiên cứu và xem xét tới các phương thức thanh toán khác như chi trả gián
tiếp qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Với sự phát triển của hệ thống ngân
hàng như hiện nay thì tại các thành phố có thể nghiên cứu và ứng dụng chó
phương pháp chi trả hiện đại này. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là
nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả.
Quản lí chi trả trợ cấp BHXH yêu cầu cơ quan BHXH quản lí đối
tượng được hưởng theo từng loại chế độ, tình hình biến động tăng giảm và
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
kiểm tra xác định đúng đối tượng hưởng, quản lí số tiền chi trả theo từng kì
thanh toán và đảm bảo an toàn nguồn tiền mặt trong suốt quá trình chi trả.
- Quản lí người phụ thuộc: ngay từ khi thực hiện việc đăng kí tham gia
BHXH và ghi hồ sơ, phải cập nhật các thông tin chính xác về đối tượng phụ
thuộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp.
- Lập báo cáo thống kê định kì về đối tưọng hưởng BHXH riêng cho
từng loại trợ cấp định kì hay một lần, chi tiết theo từng loại chế độ và tách
riêng theo từng đối tượng hưởng từ NSNN hay từ quỹ BHXH.
- Thiết kế, cải tiến và sửa đổi thủ tục xét hưởng trợ cấp đảm bảo đơn
giảm, khoa học nhưng vẫn nhanh chóng và chính xác. Kiểm tra kĩ các điều
kiện hưởng BHXH dựa vào các quy định về điều kiện hưởng cán bộ sẽ xem
xét tư cách được hưởng của đối tượng và nhanh chóng ra quyết định từ chối
hay chấp nhận trợ cấp. Để đảm bảo công việc trên được thực hiện nhanh
chóng và chính xác yêu cầu cán bộ xét hưởng phải có trình độ và đạo đức tốt
và nhận thức rõ được tầm quan trọng của công việc.
- Thu hồi số tiền chi sai nếu có căn cứ chính xác, xác định việc giả mạo
hồ sơ giấy tờ để được hưởng trợ cấp BHXH. Khi đó cơ quan BHXH phải
ngừng ngay việc thực hiện chi trợ cấp và nhanh chónh thu hồi số tiền đã chi
sai về đồng thời nhanh chóng có biện pháp xử lí thích đáng.
Kết quả chi BHXH Việt Nam thực hiện sau đổi mới 1995 được thể
hiện ở bảng số liệu 3.
Bảng 3: Tình hình chi các chế độ BHXH từ 1995- 2004.
Năm Tổng chi BHXH
( triệu đồng)
Tỉ trọng từ
NSNN (%)
Tỉ trọng từ quỹ
BHXH (%)
Chi
BHYT
(%)
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
1995 1.153.984 96 4 -
1996 4.711.054 92 8 -
1997 5.756.618 90 10 -
1998 5.885.055 87 13 -
1999 5.955.971 84 16 -
2000 7.574.775 82 18 -
2001 9.215.061 79 21 -
2002 9.480.875 74 26 -
2003 15.934.778 62 31 7
2004 16.832.957 60 29 11
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Qua bảng 3 ta có thể nhận thấy BHXH Việt Nam số chi ngày càng
tăng đặc biệt là từ năm 2003 khi chi BHYT được tính vào chi BHXH. Tình
hình chi của BHXH Việt Nam có nhiều phức tạp vì những người về hưu
trước năm 1995 còn hưởng các chế độ do NSNN cấp, quỹ BHXH chỉ chi trợ
cấp cho các lao động về hưu sau 1995. Đặc biệt năm 2002 BHYT chính thức
chuyển sang BHXH nên chi còn bao gồm cả mảng BHYT. Tỉ trọng chi từ
nguồn ngân sách giảm, chi từ quỹ BHXH tăng đều, điều này cũng phù hợp
với thực tiễn đối tượng chi trả của NSNN theo thời gian giảm dần, các đối
tượng chi trả của quỹ BHXH ngày càng tăng. Theo tình hình như hiện nay
thì chi từ NSNN sẽ giảm và theo dự tính 2050 thì các đối tượng này sẽ giảm
hết và chi từ quỹ BHXH sẽ chiếm 100%, lúc đó NSNN chỉ đóng vài trò hỗ
trợ trong trường hợp cần thiết.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Năm 2004, toàn ngành giải quyết cho 93.289 người hưởng trợ cấp
định kì, trong đó có 70.000 người hưởng chế độ hưu trí và giải quyết cho
159.989 lượt người hưởng trợ cấp một lần tăng 20.7% so với năm 2003. Khó
khăn trong công tác này là sau khi nghỉ lao động nhiều người đã chuyển đến
nơi khác vậy nên việc giải quyết các trợ cấp một lần là còn nhiều tồn đọng.
2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy.
Theo quy chế tài chính hiện nay có quy định chi quản lí hoạt động của
hệ thống BHXH Việt Nam được chia làm hai phần chính là chi thường
xuyên và kinh phí mua sắm tài sản có định, xây dựng cơ sở vật chất. Chi
thường xuyên là khoản chi bao gồm cả chi phí nghiên cứu khoa học, đào tạo
và đào tạo lại. Khoản chi này được trích từ tiền sinh lời do thực hiện các
biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ, mức trích bằng 4% trên số thực thu
của BHXH và BHYT được áp dụng đến năm 2005. Chi xây dựng cơ sở vật
chất, mua sắm tài sản cố định là khoản chi được trích từ tiền sinh lời do thực
hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ.
Chi phí quản lí của hệ thống BHXH Việt Nam do Hội đồng quản lí
quyết định trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước Việt
Nam và hoạt động đặc thu của ngàn, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu
quả. BHXH Việt Nam có trách nhiệm phân bổ chi phí quản lí cho BHXH
các cấp phù hợp với nhiệm vụ được giao, đảm bảo kinh phí phân bổ cho
BHXH các cấp không được vượt quá so với tổng mức.
Nội dung quản lí chi hoạt động thường xuyên tập chung vào các nội
dung cụ thể sau:
+ Quản lí lao động và quỹ lương đối với các đơn vị, cơ quan BHXH.
+ Quản lí chi cho công tác tuyên truyền về chính sách BHXH.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
+ Quản lí chi hoạt động nghiệp vụ: chi cho công tác thu, chi BHXH;
chi tiếp khách.
+ Quản lí kinh phí cấp cho đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân
viên.
+ Quản lí chi cho các chuyến công tác.
+ Ngoài ra BHXH Việt Nam còn thực hiện quản lí chi hỗ trợ đời sống
cho cán bộ, chi hỏi thăm các đối tượng được hưởng các chế độ.
Chi hoạt động được BHXH Việt Nam cân đối góp phần ổn định cuộc
sống của đội ngũ nhân viên trong ngành, cải thiện trang thiết bị làm việc
giúp cho việc quản lí các đối tượng, lưu trữ thông tin, ... tốt hơn. Đặc biệt là
việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của BHXH như trụ sở BHXH Việt
Nam, trụ sở BHXH ở cả các tỉnh và huyện đã được nâng cấp, xây mới và
đang dần hoàn thiện đồng bộ. Các khoản chi là đúng với quy định của Nhà
nước. Sau đây là những số liệu về chi quản lí trong một vài năm qua:
Bảng 4: Tình hình chi quản lí BHXH Việt Nam giai đoạn 2001-2004.
Năm 2001 2002 2003 2004
Tổng chi (triệu đồng) 238.092 279.240 572.359 512.000
Tốc độ tăng chi (%) ----- 17,28 104,97 - 10.70
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy số chi quản lí của BHXH Việt Nam
ngày càng tăng đặc biệt là số chi của năm 2003 tăng gần gấp đôi số chi của
năm 2002. Song số chi của năm 2004 đã giảm so với năm 2004, như vậy là
BHXH đã có những điều chỉnh kịp thời tránh được tình trạng bội chi quá
lớn.