Luận văn Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh

Ngân hàng Thương mại ( NHTM ) là một trung gian tài chính của nền kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng ( NH ) cho nền kinh tế. Bởi vậy hoạt động kinh doanh của các NH cũng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Trong đó hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất vì nó thường có quy mô lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho NH. Đồng thời đây cũng là hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nhất và dễ xảy ra rủi ro nhất.Vấn đề đảm bảo an toàn cho các khoản vay và chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay nhất là cho vay dự án đầu tư ( DAĐT ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn hà tĩnh, nhận thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định các DAĐT, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của tập thể cán bộ tại Phòng khách hàng và thẩm định ; em xin thực hiện chuyên đề với đề tài: “ Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh“ Chuyên đề của em, ngoài Lời mở đầu và Kết luận,gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT tĩnh Hà Tĩnh Chương II: Thực trạng công tác thẩ m định các dự án đầu tư tại Agribank Hà Tĩnh . Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định các dự án đầu tư tại Agribank Hà Tĩnh .

pdf69 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng Thương mại ( NHTM ) là một trung gian tài chính của nền kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng ( NH ) cho nền kinh tế. Bởi vậy hoạt động kinh doanh của các NH cũng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro có thể xảy ra. Trong đó hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất vì nó thường có quy mô lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho NH. Đồng thời đây cũng là hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro nhất và dễ xảy ra rủi ro nhất.Vấn đề đảm bảo an toàn cho các khoản vay và chất lượng công tác thẩm định trước khi cho vay nhất là cho vay dự án đầu tư ( DAĐT ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn hà tĩnh, nhận thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định các DAĐT, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của tập thể cán bộ tại Phòng khách hàng và thẩm định ; em xin thực hiện chuyên đề với đề tài: “ Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh“ Chuyên đề của em, ngoài Lời mở đầu và Kết luận,gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về sự hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT tĩnh Hà Tĩnh Chương II: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư tại Agribank Hà Tĩnh . Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định các dự án đầu tư tại Agribank Hà Tĩnh . . Chương I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI AGRIBANK HÀ TĨNH I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT TĨNH HÀ TĨNH 1.quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT Hà Tĩnh . Mấy năm trở lại đây Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đề ra. Trong điều kiện có nhiều thuận lợi: cơ sở vật chất, đặc biệt là trong cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất... được đầu tư xây dựng trong những năm trước đã được đưa vào khai thác, sử dung, tăng thêm năng lực mới, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân từng bước nâng lên, tạo niềm tin, khơi dậy các nguồn lực để đầu tư, phát triễn đội ngủ cán bộ cốt cán của nghành, các cấp đã tích luỹ thêm được kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự quan tâm, giúp đỡ, hộ trợ kịp thời và có hiệu quả của Trung ương, đặc biệt là trong việc khắc phục hậu quả lũ lụt. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, thách thức: Hà Tĩnh vẫn là tĩnh nghèo, điều kiện về địa lý và môi trường đầu tư phát triễn không thuận lợi, cơ sở vật chất và kỹ thuật còn thấp, cơ cấu kinh rế còn mất cân đối, chủ yếu vẫn là thuần nông, hướng phát triễn sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lung tung, sản xuất hàng hoá chậm phát triễn, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và trong dân còn nhỏ bé nên hạn chế việc huy động nguồn lực đầu tư phát triễn, tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhu cầu của người lao động còn lớn, tỷ lệ tệ nạn xảy ra còn phức tạp. Về mặt chủ quan cũng cần thẳng thắn nhìn nhận là tư tưởng bảo thủ, ỷ lại sớm thoả mãn, chậm tiếp thu cái mới, ý chí vươn lên làm giàu trong một bộ phận không ít cán bộ, dảng viên và nhân dân còn nặng, năng lực lãnh đạo,quản lý, điều hành, nhất là trong lĩnh vực kinh tế xã hội có mặt còn bất cập, có lúc, có nơi chua tập trung, chưa kiên quyết và chưa nhất quán. Phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn vượt qua thách thức, đảng bộ và nhân dân tĩnh ta đã phấn đấu dành được kết quả khá toàn diện đồng đều trên các lĩnh vực và các địa bàn : kinh tế tăng trưởng khá, văn hoá xã hội có chuyển biến tiến bộ, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được dữ vững, chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, nhất là ở vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng tiếp tục được tăng cường, tạo thêm năng lực sản xuất mới, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phong trào quần chúng có chuyển biến tích cực, nhất là trong việc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính, phát huy dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Với điều kiện kinh tế xã hội tĩnh nhà đã từng bước phát triễn và đổi mới cho hệ thống NHNo&PTNT tĩnh mở thêm các chi nhánh nhỏ. Các chi nhánh này có quyền tham gia hoạt động như một NHTM . Nhận thức sâu sắc, sát thực về vai trò của các chi nhánh nhỏ - NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh dược thành lập. NHNo&PTNT là một chi nhánh chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của NHNo&PTNT Tĩnh Hà Tĩnh. NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết Định số 539/NHNo-02 ngay 1/9/1998 của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ; có trụ sở tại số 69 đường Đặng Dung, phường Tân Giang thành phố Hà Tĩnh, hoạt đông theo luật các tổ chúc tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam. Với sự vững chắc về chính trị, và đời sống của người dân trong tĩnh ngày càng được nâng cao, nên việc diễn ra các giao dịch diễn ra giữa ngân hàng với nhiều khách hàng ngày càng nhiều. Vì vậy mà ngân hàng năm cần tuyển thêm cán bộ để phân tán công việc, tạo thuận lợi cho khách hàng. Với số lượng cán bộ được phân công việc rõ ràng và giao trách nhiệm cho từng cán bộ cụ thể Hiện nay mô hình tổ của ngân hàng thành phố Hà tĩnh co 50 người biên chế, có cả cán bộ công nhân có trình độ đại học, nhưng trong đó trình độ cao đẳng và trình độ trung học vẫn chiếm phần nhiều, đặc biệt là có một cán bộ là thạc sỹ. Mấy năm đầu hoạt động chủ yếu của chi nhánh là kinh doanh tiền tệ, tín dụng cho các hộ nông dân sản xuất là chủ yếu. Mấy năm gần đây thì sản xuất nông lâm ngư nghiệp đều có bước tăng trưởng và chuyển biến tích cực. Vì thế mà ngân hàng cần phải thực hiên nhiều công việc hơn. Việc phân ra các loại tiền vay, cho vay, đầu tư đối với từng loại khách hàng khác nhau. Ngân hàng cần cung cấp các dịch vụ da dạng hơn. Khách hàng chủ yếu thuộc 4 phường và 6 xã trên địa bàn thành phố Hà tĩnh ngoài ra còn mở rộng ra các vùng lân cận. Đến bây giờ thì chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà tĩnh đã vượt những khó khăn ban đầu và ngày càng được khẳng định vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triễn trong cơ chế mới, chủ động mạng lưới giao dịch, đa dang hoá các dịch vụ kinh doanh tiền tệ... Mấy năm trở lại đây chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà tĩnh đã thu được nhiều kết quả trong kinh doanh từng bước khẳng định mình trong kinh doanh mang đầy tính cạnh tranh và góp phần phá triễn theo định hướng của nghành và nhà nước. 2. Chức năng Với bản chất hoạt động của mình ngân hàng thương mại có những chức năng sau: 2.1chức năng trung gian tín dụng Ngân hàng làm trung gian tín dụng là cầu nối giữa người có vốn và người vay vốn: Gửi tiền Cho vay Uỷ thác Đầu tư đầu tư Thông qua việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế Ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của nó rồi đem cho vay đối với nền kinh tế, bao gồm cả cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn. Với chức năng này Ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay và người cho vay. Thông qua việc thu hút tiền gửi với một khối lượng lớn, ngân hàng có thể giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu cả về khối lượng vốn cho vay và thời gian cho vay. Cá nhân, Doanh nghiệp Ngân hàng Cá nhân, Doanh nghiệp Với chức năng trung gian tín dụng Ngân hàng đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ là người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế. -Đối với người gửi tiền: họ thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình do ngân hàng trả lãi tiền gửi cho họ. Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn và cung cấp các phương tiền thanh toán. -Đối với người đi vay: sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi chắc chắn và hợp pháp. -Đối với ngân hàng thương mại: họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại -Đối với nền kinh tế: chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu câù vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Đây chính là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, nó phản ánh bản chất của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự duy trì và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng sau. Chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng đã biến nguồn vốn nhàn rỗi, không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích qúa trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 2.2 Chức năng trung gian thanh toán: Với việc giữ tiền của khách hàng, Ngân hàng thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng thông qua tài khoản như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng các khoản thu theo lệnh của họ. Ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán dựa trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Chức năng này làm lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn do đó góp phần tăng trưởng kinh tế, các chủ thể tiết kiệm được nhiều chi phí lao động, thời gian nhanh và đảm bảo được thanh toán an toàn. Với chức năng này ngân hàng thương mại được coi như là thủ quỹ của các doanh nghiệp do nó quản lý các tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp. 2.3 Chức năng tạo tiền Trên cơ sở chức năng trung gian tín dụng và trung tâm thanh toán, chức năng tạo tiền của Ngân hàng được hình thành. Đó chính là việc làm tăng hiệu quả sử dụng đồng tiền, vòng quay của tiền được tăng lên khi đưa vào nền kinh tế. Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ xung, hỗ trợ cho nhau. Trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán và trung gian tín dụng góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng hoạt động tín dụng. Như vậy, ngân hàng là một nguồn vốn cần được khai thác và quản lý chặt chẽ, nó không những là cầu nối giữa người cần tiền và những người có tiền nhàn dỗi trong nền kinh tế mà còn làm tăng khả năng hoạt động của tiền làm tăng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư của nền kinh tế. 3.Vai trò của ngân hàng đối với hoạt động của nền kinh tế. Một nền kinh tế lành mạnh và sôi động cần đến một hệ thống tài chính để chuyển vốn từ những người có vốn tới những người thiếu vốn. Thực tế cho thấy, phần lớn những nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp là các khoản vay ngân hàng. Tới ngân hàng các doanh nghiệp sẽ không tốn thời gian và chi phí để tìm những khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội mà được vay vốn một cách nhanh nhất với chi phí hiệu quả nhất. Ngân hàng là đầu mối của bên đi vay và bên cho vay. Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn của các doanh nghiệp cho đầu tư càng lớn. Ngân hàng với chức năng chuyên môn hoá của mình trong hoạt động kinh doanh tiền tệ đã huy động được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hôị. - Ngân hàng đã góp phần quan trọng tạo ra những chuyển biến lớn của nền kinh tế. Về vĩ mô, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đó là nền kinh tế tăng trưởng bình quân 8%-9%/năm. Về cụ thể , tạo ra những thay đổi lớn về quan hệ cung cầu của nhiều mặt hàng trên thị trường xã hội, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên... thúc đẩy hoạt động cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá thúc đẩy sự phân công lao động trong xã hội nhờ có vốn đầu tư kịp thời. 4.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Agribank thành phố Phòng kiểm soát Phòng khách hàng và thẩm định Phòng kế toán ngân quỹ Phòng kinh doanh Ban Giám Đốc 4.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Tĩnh gồm 4 phòng và 4 phòng giao dịch đóng tại 2 phường, 2 xã - Phường Bắc Hà - Phường Trần Phú - Xã Thạch Trung - Xã Đại Nài - Phòng kinh doanh - Phòng kế toán ngân hàng - Phòng kiểm tra nội bộ - Phòng Hành chính Với biên chế 50 người cán bộ nhân viên ( Nam 10 người, nữ 40 người ) là một chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh. Là một chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh đồng thời chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cũng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, hoạt động được quy định chung cho các tổ chức tín dụng trong luật các tổ chức tín dụng ban hành ngày 26/3/1997. Các chức năng, nhiệm vụ này được thể hiện trong hoạt động cụ thể của các phòng ban tại ngân hàng. 5-CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG THÀNH PHỐ HÀ TĨNH 5.1 Ban giám đốc a)Giám đốc Là người nắm quyền hành, quản lý toàn ngân hàng, là người ra quyết định chủ yếu trong sản xuất kinh doanh. Ngoài việc quán xuyến chung hoạt động của ngân hàng, giám đốc còn trực tiếp chỉ đạo công tác của các phòng ban. b)Các phó giám đốc Là người giúp việc cho giám đốc, được phân công phụ trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ theo năng lực của mỗi người. 5.2Phòng khách hàng và thẩm định: - Tham gia xây dựng, hoạch định chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động của Trung tâm - Tìm kiếm khách hàng, thu thập thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng. - Thẩm định tư cách, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo khách hàng. - Lập tờ trình thẩm định khách hàng. - Phối hợp với Phòng hỗ trợ và hạch toán tín dụng tiến hành các thủ tục nhận tài sản đảm bảo và giải ngân chi khách hàng. - Quản lý khách hàng sau giải ngân, nhắc nợ và ghi thu hồi gốc, lãi khi đến hạn 5.3Phòng kinh doanh a)chức năng Phòng kinh doanh là một phòng nghiệp vụ trong bộ máy tổ chức của chi nhánh, có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác huy động vốn (tiền gửi của các tổ chức kinh tế) và sử dụng vốn (cho các thành phần kinh tế vay) trên cơ sở thể lệ, chế độ hiện hành, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Tổng hợp và phân tích thông tin giúp giám đốc điều hành các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở quy chế điều hành vốn của NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh b)Nhiệm vụ - Lập kế hoạch kinh doanh quý, năm, phối hợp với các phòng có liên quan để làm tốt công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả. - Nghiên cứu nắm bắt kịp thời đường lối chủ trương phát triển kinh tế trên địa bàn trong từng giai đoạn để tham mưu cho giám đốc về đối tượng và cơ cấu đầu tư , lãi suất …. đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Điều tra và thẩm định các dự án cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn thuộc mức phán quyết của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực trình giám đốc duyệt - đảm bảo thời hạn, chế độ quy định. Làm tờ trình giám đốc đối với những doanh nghiệp vượt mức phán quyết của giám đốc, không để khách hàng đi lại nhiều lần. - Định kỳ hàng tháng, quý, năm, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cua chi nhánh phản ánh, gửi ngân hàng cấp trên đúng thời hạn quy định. Riêng hai thời điểm 6 tháng, một năm tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh, qua đó kiến nghị và đề xuất những chủ trương biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác kinh doanh. - Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. 5.4Phòng kế toán – ngân quỹ a)Chức năng Phòng kế toán trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Hà Tĩnh có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tài chính theo chế độ và pháp luật, tổ chức công tác hoạch toán kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng và quản lý an toàn ngân quỹ trong toàn chi nhánh. b)Nhiệm vụ - Làm tham mưu cho giám đốc trong việc chấp hành các chế độ thể lệ, chính sách của Nhà nước, của ngành, đảm bảo hạch toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn tài sản. - Phối hợp với các phòng giao dịch, phòng kinh doanh trong việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt. - Lập kế hoạch thu chi hàng quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh của chi nhánh, bám sát kế hoạch được giao, tham mưu cho giám đốc trong việc chấp hành chỉ tiêu kế hoạch được duyệt. - Phối hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch xây dựng cơ bản (nếu có), mua sắm trang thiết bị…. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước và các khoản phải nộp về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn theo chế độ quy định, trích lập các quỹ theo chế độ quy định. - Tổng hợp báo cáo, báo biểu theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng Nhà nước đúng thời hạn quy định. - Thực hiện các chính sách, văn bản, chế độ quy định của ngân hàng Nhà nước và ngân hàng công thương về nghiệp vụ tiền tệ ngân quỹ. - Tổng hợp số liệu báo cáo kế hoạch, chủ động đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh. - Chấp hành nghiêm túc định mức tồn quỹ nghiệp vụ do ngân hàng cấp trên quy định, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền vận chuyển trên đường và tại chi nhánh. - Tổ chức công tác tự kiểm tra và đôn đốc thực hiện quy trình đếm tiền mặt, ngăn chặn những vi phạm quy trình. Đề xuất ý kiến với giám đốc xem xét có biện pháp xử lý kịp thời trường hợp vi phạm nếu có để đảm bảo sự tín nhiệm của khách hàng. 5.5 phòng tổ chức hành chính a)Chức năng Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện các văn bản, chế độ của Nhà nước, của ngành về tổ chức bộ máy, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, hành chính quản trị nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của chi nhánh. b)Nhiệm vụ - Giúp giám đốc thực hiện quản lý lao động tiền lương của chi nhánh, điều hành lao động giữa các phòng, đảm bảo sự cân đối về lượng và chất đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn. - Tham mưu cho giám đốc trong vấn đề mở rộng mạng lưới kinh doanh trong toàn chi nhánh. - Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ đối với cán bộ nhân viên chi nhánh. - Xây dựng và bảo vệ kế hoạch tiền lương kinh doanh hàng quý, hàng năm NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh duyệt. - Giúp giám đốc trong vấn đề bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp phòng, tổ chuyên môn và làm thủ tục đề bạt cán bộ thuộc thẩm quyền giám đốc chi nhánh, bổ nhiệm và xây dựng quy hoạch cán bộ. - Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức và phát động các phòng trào thi đua của chi nhánh. - Thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ, bảo mật, điện thoại, điện tín dụng, đánh máy và in ấn tài liệu đúng với chế độ quy định hiện hành. - Tiếp nhận và trình giám đốc giải quyết các văn bản đề nghị của các phòng, tổ chức về vấn đề chế độ hành chính … - Thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ kinh doanh trong toàn chi nhánh – trên cơ sở kế hoạch NHNo&PTNT Việt Nam duyệt theo chế độ hiện hành. Quản lý an toàn tài sản, vật tư, chứng từ của toàn chi nhánh. - Thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức các hội nghị các hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn … chi nhánh. - Thực hiện công tác tạp vụ, vệ sinh chung ở nơi làm việc của Ban giám đốc chi nhánh, làm nhiệm vụ lễ tân đón tiếp khách đến với chi nhánh. - Tổ chức quản lý và bố trí kịp thời phương tiện xe cộ phục vụ kịp thời yêu cầu kinh doanh
Tài liệu liên quan