Tăng trưởng kinh tế, hay nói chung mọi hoạt động kinh tế thì m ục đích
cuối cùng cũng là để phục vụ nhu cầu con người. Như vậy, lao động vừa là
đầu vào cho quá trình tăng trưởng, vừa là người hưởng thụ những thành quả
ấy. Trước đây, lao động chỉ được xem xét với góc độ số lượng, nhưng mô
hình kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh tới khía cạnh phi vật chất của lao
động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có
thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và
phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao động theo hai
khía cạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò
của yếu tố này trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát
triển. Xét trên góc độ tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam lại có hiện tượng dư
thừa lao động. Tất cả những vấn đề trên chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Đặc
điểm của thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Phân tích hiện
tượng dư thừa lao động ở Việt Nam dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Các
giải pháp để xử lý vấn đề này.”
28 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3393 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm của thị trường lao động ở các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Đề tài: Đặc điểm của thị trường lao động ở
các nước đang phát triển. Phân tích hiện
tượng dư thừa lao động ở Việt Nam dưới
góc độ tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp
để xử lý vấn đề này.
2
MỤC LỤC
MỞ BÀI ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT: ...................... 5
1.1. Nguồn gốc của tăng trưởng: ............................................................... 5
1.2 Nguồn lao động: ................................................................................... 6
1.3. Lực lượng lao động: ........................................................................... 8
1.4 Tác động của lao động với tăng trưởng qua lý thuyết: ...................... 8
1.4.1. Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế: ................................. 10
1.4.2. Mô hình của Mác về tăng trưởng kinh tế: ............................... 12
1.4.3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế: ........................... 13
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG DƯ THỪA LAO
ĐỘNG Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .... 14
2.1 Đặc điểm thị trường lao động ở các nước đang phát triển .............. 14
2.1.1 Số lượng lao động tăng nhanh................................................... 14
2.1.2 Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp. ......... 14
2.1.3. Còn bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng. ....................... 14
2.1.4 Nhân sự lúc thừa lúc thiếu ........................................................ 15
2.1.5 Vẫn khát lao động phổ thông .................................................... 15
2.2. Hiện tượng dư thừa lao động ở việt nam dưới góc độ tăng trưởng
kinh tế. ..................................................................................................... 16
2.2.1 Thực trang nguồn lao động Việt Nam ...................................... 16
2.2.2 Những nguyên nhân .................................................................. 20
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
..................................................................................................................... 24
3.1 Giải pháp về phía cung ...................................................................... 24
3
3.2 Giải pháp về phía cầu ........................................................................ 25
3.3 Các giải pháp về chính sách của nhà nước ....................................... 26
KẾT LUẬN ................................................................................................. 27
4
MỞ BÀI
Tăng trưởng kinh tế, hay nói chung mọi hoạt động kinh tế thì mục đích
cuối cùng cũng là để phục vụ nhu cầu con người. Như vậy, lao động vừa là
đầu vào cho quá trình tăng trưởng, vừa là người hưởng thụ những thành quả
ấy. Trước đây, lao động chỉ được xem xét với góc độ số lượng, nhưng mô
hình kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh tới khía cạnh phi vật chất của lao
động gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có
thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và
phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao động theo hai
khía cạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò
của yếu tố này trong quá trình tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát
triển. Xét trên góc độ tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam lại có hiện tượng dư
thừa lao động. Tất cả những vấn đề trên chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Đặc
điểm của thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Phân tích hiện
tượng dư thừa lao động ở Việt Nam dưới góc độ tăng trưởng kinh tế. Các
giải pháp để xử lý vấn đề này.”
5
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT:
1.1. Nguồn gốc của tăng trưởng:
Khi tìm hiểu nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, chúng ta thấy có rất
nhiều quan điểm khác nhau, được chứng minh bằng các lý thuyết khác nhau.
Mỗi lý thuyết đều có những lý lẽ riêng của nó; và trong mỗi lý thuyết đó các
nhân tố ảnh hưởng tới quá trinh tăng trưởng kinh tế đều khác nhau. Nhưng
chung quy lại hầu hết vẫn là nghiên cứu nguồn gốc của tăng trưởng dựa vào
mối quan hệ đầu vào _ đầu ra. Để biểu thị mối quan hệ đầu vào _ đầu ra, các
nhà kinh tế học đã quy tụ về hàm sản xuất tổng hợp như sau:
Y = F( Xi ), với i = 1;2;…;n
Xi: là các yếu tố đầu vào
Y: là sản phẩm đầu ra(GDP,GNP)
Như vậy các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố nào?Theo các nhà kinh
tế học thì các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh tế bao gồm:
Vốn sản xuất( K, capital)
Lao động( L, labour)
Đất đai và tài nguyên(R, natural resources)
Công nghệ( T, technology)
Từ hàm sản xuất, ta thấy tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi vốn sản xuất,
lao động, đất đai và tài nguyên, và công nghệ.Đó là các yếu tố tác động trực
tiếp tới tốc độ tăng trưởng. Ngoài những yếu tố đầu vào có tác động trực tiếp
6
trên( hay còn gọi là các nhân tố kinh tế), tốc độ tăng trưởng còn bị tác động
bởi các yếu tố tác động gián tiếp (hay còn gọi là các nhân tố phi kinh tế): văn
hoá xã hội, thể chế chính trị, cơ cấu dân tộc, sự tham gia của cộng đồng.
1.2 Nguồn lao động:
Quan niệm về nguồn lao động: Nguồn lao động là 1 bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có
nguyện vọng tham gia lao động, và những người ngoài độ tuổi lao động (trên
độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau ở các nước, thậm
chí khác nhau ở các giai đoạn khác nhau ở từng quốc gia. Điều đó tùy thuộc
trình độ phát triển nền kinh tế. Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối
thiểu) của độ tuổi lao động là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác
nhau (60 tuổi, hoặc 64, 65 tuổi). Trị số tối đa của tuổi lao động là trùng với
tuổi về hưu.
Ở nước ta, theo quy định của bộ luật lao động (2002), độ tuổi lao động:
Đối với nam: 15 tuổi đến 60 tuổi
Đối với nữ: 15 tuổi đến 55 tuổi
Nguồn lao động được xem xét trên hai mặt đó là số lượng và chất lượng.
Như vậy, nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm:
dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
7
dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng
đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình,
không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả
những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chuyên môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng số lượng nguồn lao động
Số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia trong một thời kì phụ thuộc
vào nhiều nhân tố. Có thể phân chia thành 3 nhóm nhân tố sau:
Tốc độ tăng dân số và tháp tuổi
Quy định về độ tuổi lao động
Các điều kiện về thu nhập, điều kiện sống, tập quán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động
Chất lượng nguồn lao động là khả năng lao động của người lao động.
Chất lượng lao động chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố. Có thể phân
loại ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động theo các điều kiện cấu thành
chất lượng nguồn lao động, hoặc kéo theo quá trình, như quá trình tác động
trước độ tuổi lao động, trong thời gian của độ tuổi lao động. Có thể phân
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến một số mặt của chất lượng nguồn lao động như
sau
8
Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất: di truyền, chất lượng cuộc sống,
chăm sóc y tế, môi trường
Nhóm nhân tố liên quan đến trình độ nghề nghiệp
Chính sách, cơ cấu quản lý kinh tế, xã hội
Tập quán, truyền thống, văn hoá
Nhóm nhân tố về nhu cầu việc làm của xã hội
1.3. Lực lượng lao động:
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO_ International
Labour organization) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
và thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp.
ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm:Lực lượng lao động là
bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp
Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số
hoạt động kinh tế và nó phản ánh khả năng thực tế của cung lao động của xã
hội.
Trong lực lượng lao động thì những ngươi tham gia hoạt động kinh tế
mới là những người đóng góp vào tăng trưởng.
1.4 Tác động của lao động với tăng trưởng qua lý thuyết:
Lịch sử loài người đã chứng minh vai trò quyết định của lao động với sự
phát triển kinh tế -xã hội. Ngay cả khi khoa học công nghệ đạt được trình độ
9
phát triển cao, chi phối mọi lĩnh vực đời sống, thì cũng không thể thay thế vai
trò nguồn lực lao động, nhân tố sáng tạo và sử dụng công nghệ.
Lao động chính là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực khác. Khi phân tích các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển
kinh tế, hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lực chủ yếu là lao
động, tài nguyên, vốn, khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, cả lý luận và thực
tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lao động chính là nhân tố quyết định việc tái
tạo, sử dụng, phát triển các nguồn lực còn lại. Không dựa trên nền tảng phát
triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hoá, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý thì không thể sử dụng các nguồn lực khác, thậm chí là lãng
phí, làm cạn kiệt và huỷ hoại chúng.
Lao động là một bộ phận của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Chi phí lao động, mức tiền công thể hiện sự cấu thành của nguồn lực lao động
trong hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, chi phí nguồn lực lao động trở thành nhân
tố cấu thành mức tăng trưởng của kinh tế.
Hơn nữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động tham gia tiêu dùng các
sản phẩm và dịch vụ xã hội, tạo cầu cho nền kinh té. Điểm khác biệt cơ bản
giữa nguồn lao động với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, vừa tạo
cầu cho nền kinh tế.
10
Bên cạnh nhận thức vai trò của nguồn nhân lực lao động với phát triển
kinh tế, cần thấy rõ ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế đối với nguồn
lao động. Lượng của cải vật chất do nền kinh tế tạo ra là cơ sở để phát triển
nguồn lực lao động. Một quốc gia có năng suất lao động cao, của cải nhiều,
ngân sách dồi dào sẽ có những điều kiện về vật chất, tài chính để nâng cao
dinh dưỡng, phát triển văn hoá, giáo dục, chăm sóc y tế nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
Mặt khác, việc phát triển kinh tế làm xuất hiện ngành nghề mới, công
việc mới đòi hỏi nguồn lực lao động phải không ngừng hoàn thiện.
Từ khi mới hình thành các học thuyết kinh tế các nhà kinh tế đã nhận
thức được vai trò quan trọng của lao động. Bằng chứng là đã có rất nhiều lý
thuyết nghiên cứu về vai trò của lao động. Muốn hiểu một cách rõ nhất về sự
nhận thức vai trò của lao động với tăng trưởng ta đi xem xét lần lượt các mô
hình tìm hiểu nguồn gốc của tăng trưởng
1.4.1. Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế:
Mô hình coi vốn, lao động, đất đai là ba nhân tố tạo ra tăng trưởng. Đặc
trưng cho thời kỳ này là nhà kinh tế học David Ricardo .
Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai
sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.
Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện
11
tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng
giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa
nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công
nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng
trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi
nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy
mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.
Tuy mô hình không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng nhưng
mô hình cũng đã nêu ra được mối quan hệ giữa vốn và lao động tong quá
trình tăng trưởng kinh tế
Y = F( K,L )
O
K
L
12
Ở đây vốn và lao động luôn kết hợp với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định. Vốn
và lao động không thể thay thế cho nhau được. Khi vốn và lao động cùng tăng
thì sẽ tạo ra tăng trưởng.
Như vậy, trong mô hình này tuy lao động chưa được đề cao vao trò
nhưng lao động là một đầu vào thiết yếu tạo nên tăng trưởng
1.4.2. Mô hình của Mác về tăng trưởng kinh tế:
Trong mô hình các yếu tố tăng trưởng bao gồm: vốn, lao động, đất đai và
tiến bộ kỹ thuật.Như vậy, so với mô hình cổ điển, mô hình của Mác đã tiến
bộ hơn. Mác đã biết đánh giá đến vai trò của tiến bộ khoa học công nghệ.
Mác coi lao động là nhân tố quan trọng nhất tạo nên tăng trưởng. Mác
quan niệm sức lao động là hàng hóa đặc biệt: trong quá trình lao động, sức lao
động tạo ra một giá trị lớn hơn, đó chính là giá trị thặng dư.
Theo Mác sức lao động đối với nhà tư bản là một hàng hóa đặc biệt.
Cũng như hàng hóa khác, nó được các nhà tư bản mua trên thị trường và tiêu
thụ trong qúa trình sản xuất. Nhưng trong quá trình tiêu thụ, giá trị sử dụng
của hàng hóa lao động không giống với giá trị sử dụng của các hàng hóa khác.
Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị
sức lao động cộng với giá trị thặng dư. Trong xã hội TBCN do thường xuyên
có đội hậu bị quân công nghiệp nên tiền công của công nhân luôn ở mức tối
thiểu, đủ sống. Mác đưa ra quan hệ tỷ lệ m/V phản ánh sự lao động của công
nhân: một phần làm việc cho bản thân (V), một phần sáng tạo ra cho nhà tư
bản và địa chủ (m).
Như vậy, Mác mới chỉ coi lao động là đầu vào, ông chưa phát hiện đầy
đủ vai trò của lao động. Mác đã có công đưa ra kết luận rằng lao động tạo ra
thặng dư cho nhà tư bản. Và chính phần thặng dư này mới tạo nên tăng trưởng
cho nền kinh tế .
13
Như vậy, từ mô hình cổ điển, đến mô hình của Mác đều coi lao động là
một yếu tố của tăng trưởng kinh tế
1.4.3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế:
Mô hình nêu lên có bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế: vốn, lao
động, tài nguyên thiên nhiên, và khoa học kỹ thuật.
Trong thời kỳ này các nhà kinh tế đưa ra hàm sản xuất như sau:
Y = F( K,L,R,T)
Các yếu tố đầu vào có thể thay thế cho nhau, sự kết hợp giữa K và L nói
lên lựa chọn công nghệ. Sử dụng nhiều L thì công nghệ thấp, sử dụng nhiều K
thì công nghệ tiên tiến. K và L có thể thay thế nhau.
Hàm sản xuất Cobb _ Douglass: Hàm Cobb-Douglass có dạng:
)1(
tttt KLAQ
αα (1)
Trong đó: 0< < 1. Với giả thiết 0 < hàm Cobb-Douglass coi giá trị
sản xuất tỷ lệ thuận với lao động và vốn.
Hàm đã giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng, xem xét mối quan hệ
đầu ra đầu vào với mức độ đóng góp của các yếu tố đầu vào. Như vậy bằng
mô hình này đã lượng hóa được sự đóng góp của yếu tố lao động vào quá
trình tăng trưởng kinh tế. Mô hình này cũng là mô hinh nói rõ nhất, cụ thể
nhất sự đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng kinh tế
Ngoài các mô hình trên, còn mô hình của KEYNES về tăng trưởng kinh
tế cũng đều khẳng định vai trò quan trọng của lao động đối với qua trình tăng
trưởng kinh tế.
14
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG DƯ THỪA LAO
ĐỘNG Ở VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Đặc điểm thị trường lao động ở các nước đang phát triển
2.1.1 Số lượng lao động tăng nhanh
Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang
phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy
của lực lượng lao động. Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm
việc làm tăng từ 2% trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ
với việc gia tăng dân số. Dự báo ở nước ta mỗi năm bình quân tăng thêm hơn
một triệu lao động dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm.
2.1.2 Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang
phát triển là đa số lao động làm nông nghiệp. Ở Việt Nam lao động nông
nghiệp chiếm hơn 70% tông số lao động . Loại hình công việc này mang tính
phổ biến ở những nước nghèo. Xu hướng chung là lao động trong nông
nghiệp giảm dần trong khi lao động trong công nghiệp và dịch vụ lại tăng.
Mức độ chuyển dịch này tuỳ theo mức độ phát triển của nền kinh tế
2.1.3. Còn bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng.
Như trên đã phân tích, việc đánh giá tình trạng chưa sử dụng hết lao
động phải được xem xét qua các hình thức biểu hiện của thất nghiệp-thất
nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Do sức ép về dân số và những khó
khăn về kinh tế
Ở các nước đang phát triến đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở
cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu
việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị. Ở nước ta, năm
2008, chỉ tính riêng khu vực thành thị thì tỷ lệ thất nghiệp là 4,65%. Còn ở
15
nông thôn, tỷ lệ thiếu việc làm khoảng 6,10%. Thực tế đó cho thấy, vấn đề
giải quyết việc làm đang là áp lực nặng nề đối với các nươc đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng.
2.1.4 Nhân sự lúc thừa lúc thiếu
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 đã tác
động lớn và trực tiếp đến vấn đề lao động việc làm và kéo dài sang những
tháng đầu năm 2009 mặc dù được hồi phục vào những tháng cuối năm nhưng
đến những tháng đầu năm 2010 kinh tế vẫn còn trì trệ. Tại thời điểm này,
nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh thừa nhân công và doanh nghiệp tìm nhiều
cách để cắt giảm lao động đến mức tối đa. Khi kinh tế phục hồi các doanh
nghiệp ồ ạt tuyển lao động trở lại. Tuy nhiên việc tuyển lao động không hề
đơn giản, thậm chí khó khăn, tuy nhiên lại có rất nhiều lao động không có
việc làm bởi vì những lao động này chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu phát
triển của nền kinh tế.
2.1.5 Vẫn khát lao động phổ thông
Lao động phổ thông là đối tượng cần tuyển nhiều nhất trên thị trường lao
động năm 2009. Đây là đội ngũ lao động chủ yếu trong các DN sản xuất hàng
công nghiệp theo dây chuyển. Dù không yêu cầu về trình độ tay nghề, nhưng
việc tuyển lao động phổ thông lại rất khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân tựu
trung lại một số nguyên nhân như: với người lao động, mức lương chưa đáp
ứng được nhu cầu, họ chưa quen với môi trường làm việc công nghiệp có tính
kỷ luật cao,chưa tự tin trong khi đi tìm việc hoặc thiếu thông tin về tuyển
dụng. Về phía doanh nghiệp họ chưa hài lòng về thái độ làm việc và tính kỷ
luật lao động, trình độ tay nghề của lao động phổ thông ở một số người chưa
16
đáp ứng yêu cầu… Trong năm qua các doanh nghiệp may mặc, cơ khí, lắp
ráp… luôn trong tình trạng thiếu lao động phổ thông nhiều nhất
2.2. Hiện tượng dư thừa lao động ở việt nam dưới góc độ tăng trưởng
kinh tế.
2.2.1 Thực trang nguồn lao động Việt Nam
2.2.1.1 Số lượng lao động
Việt Nam là một nước có tổng số dân số thuộc loại cao trên thế giới.
Trong những năm vừa qua, chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số tự
nhiên và đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên với tình hình dân
số đông như vậy vẫn là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Ta hãy xét bảng sau
để đánh giá tình hình dân số cũng như lực lượng lao động của Việt Nam:
Bảng 1:Dân số việt Nam 1/4 năm 1999-2010
Đơn vị : Nghìn người
Nhóm tuổi 1999 2004 2010
0 - 9 16592,5 15780,5 15320,0
10 - 14 8853,3 8270,1 8112,5
Dân số trong tuổi lao động 44470,2 50656,3 55606,0
60-64 1704,9 1678,3 1868,1
65- 4168,0 4537,2 4752,7
Dân số cả nước 76787,1 82004,2 87218,1
Tỷ lệ % so với dân số 57,91 61,77 63,76
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Như vậy, nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giai đoạn 2001-2005 , hay cụ
thể hơn vào năm 2004, dân số nước ta là 82004,5 nghìn người, trong đó dân
số ở độ tuổi lao động là 50656,3 nghìn ng