Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam

Điện lực Quảng Nam là đơn vị kinh doanh điện năng (doanh nghiệp nhà nước thuộc Trung ương) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3 - PC3 (quản lý khu vực miền Trung - Tây Nguyên) của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN. Tính chất kinh doanh điện năng của Điện lực, mang tính độc quyền tự nhiên, do Nhà nước qui định. Hơn nữa, yếu tố kinh doanh điện năng còn gắn liền với việc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; lại hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3, nên thực trạng tổ chức sản xuất, quản lý và hoạt động kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, còn "trông chờ, ỷ lại, mang nặng tính bao cấp", ảnh hưởng nhất định và làm cho hiệu quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam chưa tốt. Việc "đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam", là góp phần tìm các giải pháp làm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, là phù hợp với xu thế đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Do đó, nghiên cứu đề tài là cần thiết cho Điện lực Quảng Nam trong điều kiện thực tế hiện nay.

pdf18 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Điện lực Quảng Nam là đơn vị kinh doanh điện năng (doanh nghiệp nhà nước thuộc Trung ương) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3 - PC3 (quản lý khu vực miền Trung - Tây Nguyên) của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN. Tính chất kinh doanh điện năng của Điện lực, mang tính độc quyền tự nhiên, do Nhà nước qui định. Hơn nữa, yếu tố kinh doanh điện năng còn gắn liền với việc phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; lại hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực 3, nên thực trạng tổ chức sản xuất, quản lý và hoạt động kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, còn "trông chờ, ỷ lại, mang nặng tính bao cấp", ảnh hưởng nhất định và làm cho hiệu quả kinh doanh của Điện lực Quảng Nam chưa tốt. Việc "đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam", là góp phần tìm các giải pháp làm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam, là phù hợp với xu thế đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Do đó, nghiên cứu đề tài là cần thiết cho Điện lực Quảng Nam trong điều kiện thực tế hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu nội dung đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 3 Trung ương (khóa VIII) tương đối nhiều, ở các góc độ và chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, về loại hình doanh nghiệp điện năng - kinh doanh mang đặc thù - thì phạm vi nghiên cứu này tương đối ít hơn. Có thể tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài này ở một số tài liệu sau: - Luận văn thạc sĩ: Cải tiến kinh doanh của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, của Trần Đức Hùng, 1996. - Luận văn thạc sĩ: Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn quận (ở Điện lực Đống Đa), của Quách Thị Hằng, 1996. - Một số đề tài nghiên cứu của cán bộ nghiệp vụ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Trường Cao đẳng Điện lực. Mặt khác, xu thế sắp xếp lại tổ chức ngành điện và lộ trình cổ phần hóa các Điện lực, làm cho tình hình nghiên cứu cần thực tế và sâu sát hơn. Ngoài ra, với sự động viên khuyến khích, cũng như áp lực xã hội "đòi xóa độc quyền" là thúc đẩy cho việc chọn lựa đề tài này của một người đang làm công tác quản lý ở cơ sở. 3. Mục đích, nhiệm vụ Mục đích Trên cơ sở kiến thức đã tiếp thu được ở khóa Cao học Tại chức miền Trung - Tây Nguyên (2004 - 2006) tại Đà Nẵng, cũng như cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý, học viên sẽ đưa ra phương hướng và biện pháp để đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh tại Điện lực Quảng Nam. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh doanh của Điện lực Quảng Nam từ 1997 đến 2005, tìm cách đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam theo xu thế cải thiện Pareto. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, hệ thống cho được các vấn đề lý luận cho luận văn. - Khảo sát, thống kê, phân tích thực trạng việc tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam trong giai đoạn (1997 - 2005) dựa theo các yếu tố tác động và kết quả kinh doanh, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 9 năm đó. - Cuối cùng, là xác định rõ phương hướng phát triển giai đoạn (2006 - 2010), có hướng đến 2015, để có giải pháp phù hợp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam, thuộc Công ty Điện lực 3, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. - Để có thể đi sâu và làm rõ - theo qui mô luận văn này, học viên cố gắng tập trung ở phạm vi tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam trong bối cảnh kinh doanh điện năng cả nước và tại tỉnh Quảng Nam. - Số liệu phân tích thực trạng trong giai đoạn (1997 - 2005) là thời gian từ khi Điện lực Quảng Nam thành lập đến nay. - Số liệu dự kiến cho tương lai trong giai đoạn (2006 - 2010), có xét đến 2015, cũng là khung thời gian sử dụng phổ biến của công nghiệp điện năng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: + Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới ở Việt Nam. + Chiến lược phát triển kinh doanh điện năng của Điện lực Việt Nam. + Những kiến thức thu được qua khóa học và thực tiễn công tác của bản thân học viên. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, để phục vụ đề tài nghiên cứu, học viên sử dụng phương pháp khảo sát phân tích thực trạng của tổ chức, quản lý kinh doanh Điện lực Quảng Nam. Để chọn được giải pháp phù hợp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh của đơn vị, học viên dùng phương pháp tổng hợp và dự báo cho tương lai trên cơ sở thực chứng ở Điện lực Quảng Nam trong bối cảnh chung của ngành điện cả nước. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn Phạm vi nghiên cứu và áp dụng đối với đề tài là tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam. Tuy nhiên, do tính thống nhất của ngành điện về chức năng, nhiệm vụ kinh doanh, thì nội dung công tác tổ chức, quản lý kinh doanh của một Điện lực gần như nhau ở 61 tỉnh thành trong toàn quốc. Hơn nữa, Quảng Nam là một tỉnh Duyên hải miền Trung, kinh tế - xã hội còn chưa phát triển, yêu cầu về điện năng phục vụ kinh tế - xã hội luôn là bức xúc với áp lực "Điện phải đi trước một bước". Ngược lại, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua là rất tích cực, sẽ tác động lại đáng kể hoạt động kinh doanh điện năng đối với Điện lực Quảng Nam. Do đó, cơ sở và lý luận lý giải cho tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng và yêu cầu đổi mới là cần thiết đặt ra cho công tác nghiên cứu khoa học, thực tiễn của giai đoạn này, không những ở Điện lực Quảng Nam mà cả cho các Điện lực ở tỉnh bạn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam. nội dung cơ bản của luận văn Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở việt nam 1.1. Đặc điểm, vai trò của điện năng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đặc điểm của điện năng, do tính chất sản phẩm qui định - từ sản xuất đến tiêu dùng gần như đồng thời, không có dự trữ. Vai trò của ngành điện thể hiện rõ ở việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của sản xuất và ở tính độc quyền tự nhiên nhà nước. 1.1.1. Đặc điểm và tác dụng của sản phẩm điện năng. - Điện năng là hàng hóa đặc thù, là động lực phát triển của xã hội, đặc biệt là giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay. - Điện năng là yếu tố đầu vào của các ngành sản xuất, dịch vụ khác. 1.1.2 Vai trò của ngành điện đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Ngành điện lực có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tác động đến rất nhiều ngành mang tính động lực cho phát triển ngành đó và cho toàn xã hội. - Có vai trò đi trước. 1.2. Nội dung, đặc điểm tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta 1.2.1. Nội dung tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta Kinh doanh điện năng là kinh doanh đặc thù, bị quản lý rất chặt bởi tiêu chuẩn giá sản phẩm và quy định công tác tổ chức, quản lý kinh doanh, bao gồm: - Lập kế hoạch kinh doanh - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: nguồn - lưới - Phát triển khách hàng và hợp đồng mua bán điện - Bán và thu tiền điện - Kiểm tra, kiểm soát theo quy định kinh doanh điện năng 1.2.2. Đặc điểm, tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta 1.2.2.1. Về tổ chức kinh doanh điện ở nước ta - Yêu cầu về năng lực, ràng buộc cao - theo Luật Điện lực (2005) - Tính thống nhất và phụ thuộc lớn; tính chủ động đơn vị cơ sở thấp - Kinh doanh với phục vụ 1.2.2.2. Về quản lý kinh doanh điện ở nước ta - Mang nặng tính kế hoạch hóa - ảnh hưởng lớn bởi tác động chính trị - xã hội địa phương - Đội ngũ làm công tác kinh doanh còn hạn chế 1.2.3. Các tổ chức kinh doanh điện 1.2.3.1. Của EVN - Tổ chức EVN bao gồm 3 khối: + Nhà máy + Truyền tải + Phân phối - là khối trực tiếp kinh doanh điện năng - Điện lực là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực miền, trong khối phân phối và kinh doanh điện năng của EVN. - Điện lực thường biên chế thành 3 khối nhỏ: + Khối văn phòng (gồm các phòng chức năng chuyên môn) + Khối Chi nhánh điện - là khâu trực tiếp với khách hàng dùng điện + Khối phụ trợ 1.2.3.2. Các tổ chức kinh doanh điện năng khác Theo Luật Điện lực (2005), thì ngoài các Điện lực, còn có các tổ chức kinh doanh điện năng khác: + Các Công ty Điện địa phương, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Các hợp tác xã, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Tuy nhiên, tỷ lệ thị phần của các loại hình này không lớn và đa số là bán lẻ ở khu vực nông thôn. 1.2.3.3. Các tổ chức kinh doanh điện năng trên địa bàn Quảng Nam - Thực trạng ngành điện - Thực trạng công ty kinh doanh điện - Thực trạng hợp tác xã 1.2.4. Các vấn đề bức xúc về tổ chức, quản lý kinh doanh điện ở nước ta hiện nay - Vấn đề thiếu vốn đầu tư, thiếu nguồn - Vấn đề tăng giá điện - Vấn đề "xóa bỏ độc quyền" và chất lượng phục vụ - Kinh doanh với phục vụ không rõ ràng; kinh doanh với việc quản lý nhà nước cũng chưa rõ 1.3. Tính tất yếu phải đổi mới tổ chức, kinh doanh ngành điện ở nước ta - Kinh doanh điện năng là ngành độc quyền tự nhiên, cần phải đổi mới để chống độc quyền. - Kinh doanh điện năng do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ là cơ bản, cần phải đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. - Đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Đổi mới doanh nghiệp nhà nước độc quyền tự nhiên bằng việc tách ngành độc quyền tự nhiên thành nhiều mảng, nhiều công đoạn và áp dụng cơ chế cạnh tranh ở các công đoạn không còn tính chất độc quyền tự nhiên. Cổ phần hóa các đơn vị Điện lực. - Luật hóa quan hệ kinh doanh điện năng. 1.4. Một số kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh doanh điện trên thế giới và ở các Điện lực khác Phần này học viên sẽ nghiên cứu thêm để có thêm thông tin, kinh nghiệm để chọn lựa giải pháp ở chương 3. Chương 2 Thực trạng tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng ở Điện lực Quảng Nam Sự hình thành ngành điện Việt Nam gắn liền với sự văn minh hóa đô thị ở Việt Nam, đồng thời là tiền đề cho việc công nghiệp hoá và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. ở mỗi địa phương có sự hình thành và phát triển, theo lịch sử nhất định, gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Nam (kể từ khi tái lập tỉnh đến nay) Sự tác động qua lại của điện năng với kinh tế - xã hội là sự tác động hữu cơ với nhau. 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam 2.1.1.1. Về địa lý, tự nhiên tỉnh Quảng Nam - Quảng Nam được thành lập trên cơ sở tách từ Quảng Nam - Đà Nẵng, từ ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết kỳ họp 10 của Quốc hội khóa IX. - Ban đầu, Quảng Nam có: 14 huyện thị, 217 xã phường. Đến nay, Quảng Nam có: 17 huyện thị, 227 xã phường. - Quảng Nam là vùng Duyên hải miền Trung; có khí hậu và địa hình chia cắt; hạn hán, lũ lụt nhiều. - Tuy nhiên vị trí địa lý Quảng Nam thuận lợi: có bờ biển dài 125 km, có cảng biển, có sân bay và đường giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây thuận lợi. Quảng Nam có tài nguyên tương đối phong phú và có tiềm năng về du lịch. 2.1.1.2. Về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam - Kinh tế có bước phát triển khá, GDP bình quân 10,38%/năm. - Cơ sở hạ tầng được tăng cường, như: điện, giao thông, trường…phát triển nhanh. - Các mặt xã hội đạt được thành tựu lớn. 2.1.1.3. Sự tác động của tự nhiên, kinh tế - xã hội đến kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam - Quảng Nam là tỉnh thuần nông, địa bàn chia cắt nên rất khó khăn cho việc kinh doanh điện năng. - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán nhiều, nên gây ra việc khó khăn trong cung ứng điện. - Vì đối tượng nông thôn, miền núi rất lớn - mang tính chất phục vụ, đã làm khó khăn cho điều kiện kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam. - Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp - dịch vụ đã làm cho tốc độ tăng trưởng điện năng cao, tăng trưởng kinh doanh khá tốt. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Nam 2.1.2.1. Thành lập Điện lực Quảng Nam - Điện lực Quảng Nam được thành lập ngày 01/4/1997. - Thành lập trên cơ sở tách từ Điện lực Quảng Nam - Đà Nẵng, với cơ sở vật chất thiếu thốn và điều kiện kinh doanh rất khó khăn. 2.1.2.2. Sự phát triển của Điện lực Quảng Nam - So với Điện lực Đà Nẵng, Điện lực Quảng Nam: + Quản lý địa bàn rộng hơn 10 lần, với dân số nhiều gấp 3 lần + Hệ thống nguồn lưới điện ít hơn 3 lần. + Sản lượng điện thương phẩm chỉ bằng 1 phần 4. - 9 năm qua được đầu tư xây dựng nguồn và lưới mạnh theo "phương châm Nhà nước, nhân dân cùng làm" với vốn đầu tư trên 800 tỷ VND. - Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân 17%/năm và sản lượng năm 2005 gấp 3 lần năm 1997. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 2.2.1. Thực trạng về tổ chức, kinh doanh điện năng Điện lực Quảng Nam 2.2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam - Quản lý hệ thống điện  35 KV. - Tổ chức quản lý và cung ứng điện đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng điện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn một tỉnh thành. - Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật ngành giao. 2.2.1.2. Mô hình tổ chức kinh doanh điện năng Điện lực Quảng Nam - Hiện nay, Điện lực Quảng Nam có 19 đầu mối trực thuộc, gồm 8 Chi nhánh điện, 8 phòng chức năng và 3 đơn vị hậu cần. - Có Ban Giám đốc: 3 người. Và các tổ chức đoàn thể: Đảng ủy, Công đoàn và Thanh niên, với 507 CBCNV. - Nguồn nhân lực: + Cơ bản được đào tạo, bổ sung và có tuổi đời bình quân: 35,5 tuổi. + Đến nay, có 25,4% có trình độ đại học và lực lượng trực tiếp sản xuất được đào tạo cơ bản 58,5% - công nhân bậc cao 40,5% trong tổng số. Trình độ lý luận chính trị khá cao (32% là đảng viên) + Tỷ lệ nữ thấp (6,5%). 2.2.1.3 Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam - Trang thiết bị từng bước được trang bị, đảm bảo cho kinh doanh doanh. - Tin học, thông tin liên lạc... được quan tâm. - Các chương trình quản lý được áp dụng. - Cơ sở vật chất, trừ một số chi nhánh điện mới, được quan tâm đầu tư. - Hệ thống điện trên toàn tỉnh được đầu tư mở rộng và nâng cấp. - Đến nay, đã có hơn 2000km đường dây và 1800 trạm biến áp để cấp điện. So với năm 1997, tăng hơn 3 lần. 2.2.2. Thực trạng quản lý kinh doanh điện năng của Điện lực Quảng Nam 2.2.2.1. Kết quả về hoạt động kinh doanh của Điện lực Quảng Nam (1997 - 2005) - Mở rộng và phát triển khách hàng + Đến 31/12/2005, cả tỉnh đã có 100% huyện thị, 94% xã phường và 94,6% hộ có điện (cao hơn bình quân cả nước, tuy là một tỉnh còn nhiều khó khăn). + Số lượng khách hàng trực tiếp - Sản lượng điện thương phẩm - Doanh thu - Nợ khó thu - Lợi nhuận theo kế hoạch và bù chéo theo giá điện - Việc phục vụ cấp điện kịp thời, đầy đủ đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương: + GDP bình quân 20,38%/ năm. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CN - DV - NN) năm 1997 ( / / ) lên 2005 là ( / / ). (Phân tích thực trạng sẽ được làm rõ trong luận văn) 2.2.2.2. Công tác giao và thực hiện kế hoạch kinh doanh điện năng - Giao theo định mức chung, mang tính kế hoạch hóa - Khó khăn đối với khu vực nông thôn, miền núi - Khó động viên người lao động 2.2.2.3. Công tác hoạt động kinh doanh điện năng - Kinh doanh điện năng còn nặng về tính pháp lý và kế hoạch hóa - Kinh doanh độc quyền người bán, tuy được cải thiện nhiều, nhưng vẫn còn ỷ lại, chậm đổi mới, thiếu năng động. - Nghệ thuật kinh doanh bán hàng và chăm sóc khách hàng chưa tốt. 2.2.2.4. Công tác thống kê, đánh giá hoạt động kinh doanh - Hoạt động kinh doanh điện năng được tổ chức quản lý vi tính hóa theo nhóm ngành đối tượng và hạch toán chung cả nước. - Đánh giá hoạt động kinh doanh theo chỉ tiêu và thực hiện quy trình kinh doanh điện năng 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Kết quả việc tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng ở Điện lực Quảng Nam 2.3.1.1. Kết quả chung - Đáp ứng được việc cấp điện để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam. - Đội ngũ từng bước trưởng thành - Tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng thực hiện tương đối tốt 2.3.1.2. Nguyên nhân thành tựu + Bên trong (đoàn kết thống nhất / mục tiêu rõ ràng / biện pháp hiệu quả) + Bên ngoài (sự hỗ trợ / Sự tác động của cơ chế - chính sách...) 2.3.2. Các mặt hạn chế - tồn tại 2.3.2.1. Các vấn đề lớn rút ra Một: Hạn chế hiệu quả kinh doanh điện năng do yếu tố phục vụ, phải bù lỗ lớn và do công tác tổ chức quản lý Hai: Hạn chế hệ số sử dụng cơ sở vật chất do yếu tố phục vụ và hệ số phụ tải thấp. Ba: Sự chậm thích nghi, tính ỷ lại của CBCNVC, do cơ chế tồn tại. 2.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu Một: Về khách quan, vừa là bên trên (ngoài đơn vị) + Cơ chế chưa phân định rõ kinh doanh và phục vụ; cơ chế kế hoạch hóa + Khung giá điện chưa hoàn chỉnh. + Tinh độc quyền tự nhiên và hạch toán phụ thuộc, chưa gắn hết trách nhiệm của CBCNVC. Hai: Về chủ quan: + Tính nguyên tắc, rập khuôn. + Tính trông chờ, ỷ lại; thiếu năng động, năng lực + Chưa tập trung cho công tác kinh doanh Chương 3 Phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam 3.1. Mục tiêu, phương hướng về tổ chức, quản lý kinh doanh của Điện lực Quảng Nam 3.1.1. Điện lực Quảng Nam phát triển - kinh doanh gắn liền với kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam - Như phân tích ở phần 1.1.1 - điện năng là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. - Do tính chất cung ứng điện năng, nên Điện lực Quảng Nam luôn gắn liền với kinh tế - xã hội của Quảng Nam. - Ngược lại, kinh tế - xã hội tăng / giảm của Quảng Nam sẽ ảnh hưởng thuận / nghịch đến sự phát triển của Điện lực Quảng Nam. 3.1.2. Thực hiện nhiệm vụ và tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng - Quảng Nam đang xây dựng thành tỉnh công nghiệp đến 2015. Dự kiến GDP bình quân giai đoạn (2006 - 2010) là 13-14%/năm, do đó yêu cầu điện năng đáp ứng tương đối lớn. - Cần phải tổ chức, quản lý kinh doanh điện năng đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: + Đáp ứng để thỏa mãn việc cấp điện + Đáp ứng được cải thiện Pareto của công tác tổ chức và quản lý kinh doanh điện năng - Ngoài ra, Điện lực Quảng Nam còn phải thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tiến tới đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 3.1.3. Gắn hoạt động kinh doanh viễn thông - Kết hợp cơ sở hạ tầng nhân lực của kinh doanh điện năng, ngành điện mở thêm dịch vụ viễn thông điện lực: E-com, E-tell, E-phone, E-mobile, Internet… - Kinh doanh viễn thông có lợi nhuận cao, sẽ là nguồn bù đắp cho kinh doanh điện năng, theo Slogan: "Kết nối sức mạnh". 3.2. Một số quan điểm và hướng đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Quảng Nam 3.2.1. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước - Theo xu thế và lộ trình cổ phần hóa - Theo định hướng và sự phù hợp của tổ chức Điện lực Việt Nam - Về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước độc quyền 3.2.2. Theo chức năng nhiệm vụ của Điện lực Quảng Nam - Cần xác định rõ tiêu chí hiệu quả kinh doanh trong kế hoạch nhiệm vụ giao. - Cần tách phục vụ khỏi kinh doanh - Cần nâng cao tính tự chủ đơn vị 3.2.3. Hướng giải quyết vấn đề đổi mới tổ chức, quản lý kinh doanh ở Điện lực Việt Nam - Chuyển đổi mô hình theo lộ trình cổ phần hóa - Hướng đến khách hàng - Xây dựng đội ngũ và sắp xếp tổ chức cho phù hợp - Tăng cường hiệu quả công tác quản lý - Mở rộng hoạt động kinh doanh 3.3. C
Tài liệu liên quan