1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Với sự phát triển có tính tất yếu của ngành Thương mại và trước yêu
cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung, ngành Thương mại nói
riêng, công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) ngày càng lớn về cả
quy mô lẫn trình độ công nghệ. Để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả,
việc tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXDCB có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn bức xúc trên nhiều mặt cả về kinh tế xã hội, chính trị, văn
hoá, môi trường, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Vì vậy, em đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại " làm đề tài chuyên đề thực
tập của mình.
2. Đối tượng và giới hạn của đề tài
* Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về đầu
tư XDCB và chủ yếu là hiệu quả vốn đầu tư.
* Giới hạn của đề tài: Tại Bộ Thương mại và dưới góc độ QLNN về đầu tư
XDCB.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích: Góp phần tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư
XDCB nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
* Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ thêm về lý luận hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB ở Bộ
Thương mại.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đầu tư XDCB
nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đây:
- Phương pháp logic, lịch sử.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp mô hình hoá.
5. Kết cấu:
Phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ đã
được xác định trên đây, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư XDCB và QLNN
trong đầu tư XDCB
Chương II: Thực trạng và hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB ở Bộ
Thương mại
Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư
XDCB tại Bộ Thương mại
88 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư XDCB tại Bộ thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Giải pháp nâng cao hiệu
quả Quản lý nhà nước về
đầu tư XDCB tại Bộ
Thương mại
2
MỤC LỤC
Mở đầu ................................................................................................................. 1
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý
Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................... 3
I- Lý luận chung về đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................... 3
1- Khái niệm, vaivà phân loại đầu tư trong nền kinh tế ........................................ 4
2- Khai sniệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản ........................... 4
3- Khái niệm về vốn đầu tu và vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................. 6
II- Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản .................................. 10
1- Khái niệm quản lý ...........................................................................................
2- Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam ................ 14
3- Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ................................................. 14
III- Nội dung cơ bản về hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ........................ 23
1- Khái niệm hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ................... 23
2- Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ......................... 23
3- Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong điều kiện kinh tế
thị trường ............................................................................................................ 27
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài
Với sự phát triển có tính tất yếu của ngành Thương mại và trước yêu
cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói chung, ngành Thương mại nói
riêng, công cuộc đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) ngày càng lớn về cả
quy mô lẫn trình độ công nghệ. Để sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả,
việc tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ĐTXDCB có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn bức xúc trên nhiều mặt cả về kinh tế xã hội, chính trị, văn
hoá, môi trường, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Vì vậy, em đã chọn đề tài: " Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý
nhà nước về đầu tư XDCB tại Bộ Thương mại " làm đề tài chuyên đề thực
tập của mình.
2. Đối tượng và giới hạn của đề tài
* Đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN) về đầu
tư XDCB và chủ yếu là hiệu quả vốn đầu tư.
* Giới hạn của đề tài: Tại Bộ Thương mại và dưới góc độ QLNN về đầu tư
XDCB.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích: Góp phần tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư
XDCB nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
* Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ thêm về lý luận hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB ở Bộ
Thương mại.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đầu tư XDCB
nói chung, với Bộ Thương mại nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện, đề tài vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đây:
- Phương pháp logic, lịch sử.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp mô hình hoá.
4
5. Kết cấu:
Phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ đã
được xác định trên đây, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 phần:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư XDCB và QLNN
trong đầu tư XDCB
Chương II: Thực trạng và hiệu quả QLNN về đầu tư XDCB ở Bộ
Thương mại
Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đầu tư
XDCB tại Bộ Thương mại
5
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Khái niệm, vai trò và phân loại đầu tư trong nền kinh tế:
KHÁI NIỆM:
Đầu tư là quá trình sử dụng, là sự hi sinh các nguồn lực (tiền, tài
nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ và các tài sản vật chất khác ) ở hiện
tại để tiến hành hoạt động: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của đại phương, của ngành,
của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ quan QLNN, xã hội và các
cá nhân nhằm thu lợi lớn hơn cho người đầu tư trong tương lai.
Kết quả trong tương lai đó có thể là sự tăng trưởng về tài sản tài chính,
tài sản vật chất hay tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực cần thiết cho nền sản
xuất xã hội.
VAI TRÒ:
Những kết quả đạt được trên đây, nhất là kết quả trực tiếp từ sự hi sinh
tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, có vai trò quan trọng trong
mọi hoàn cảnh, với không chỉ người bỏ vốn mà với toàn bộ nền kinh tế. Các
công trình xây dựng, cấu trúc hạ tầng như nhà máy, hầm mỏ, đường xá, cầu
cống, bến cảng…mà các thành quả đầu tư sẽ tiến hành hoạt động ngay tại nơi
chúng được tạo ra sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội nơi xây dựng. Ngược lại, hiệu quả mà các công trình mang lại cũng không
nhỏ.
Mỗi khi nhà đầu tư thực hiện một hoạt động đầu tư nào đều có ảnh
hưởng tới nền kinh tế. Không những, tài sản vật chất của người đầu tư trực
tiếp tăng, mức lợi nhuận tăng mà tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền
kinh tế tăng thêm. Đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng thêm, đóng góp
cho ngân sách, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội … Ngoài ra, người
lao động đầu tư hoặc được đầu tư để tăng trình độ chuyên môn làm tăng vị thế
bản thân và còn bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật cho nền kinh tế, góp phần
nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia.
6
Với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đơì, tồn
tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đối với nền
kinh tế, đầu tư là yếu tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội, là chìa
khoá của sự tăng trưởng.
PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ:
Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư mang lại, có thể
phân biệt thành ba loại đầu tư như sau:
- Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người đầu tư bỏ tiền ra cho vay
hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất tuỳ
thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.
- Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua
hàng hoá sau đó bán ra với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá
khi mua và khi bán.
- Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động: Trong đó, người có tiền bỏ tiền ra để
tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng
tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ
yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó
chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng sửa chữa nhà cửa, các kết cấu hạ tầng,
mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo
nguồn nhân lực… Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển.
Tất cả các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân bỏ vốn đầu tư, gọi chung
là nhà đầu tư hay chủ thể đầu tư.
2. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của đầu tư XDCB
a. Khái niệm:
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạn
thực hiện đầu tư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
các tài sản cố định có tính chất sản xuất và không sản xuất cho các ngành kinh
tế thông qua các hình thức: xây dựng mới, cải tạo mở rộng, xây dựng lại, hiện
đại hoá hay khôi phục các tài sản của Nhà nước.
Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, nằm
trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động
XDCB (Từ khảo sát quy hoạch đầu tư, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt
thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất) nhằm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng cá tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
7
Để hiểu cụ thể khái niệm trên, ta cần làm rõ một số thuật ngữ sau:
Xây dựng mới là tạo ra những tài sản cố định chưa có trong nền kinh tế
quốc dân; Xây dựng mở rộng là những tài sản đã có trong nền kinh tế quốc
dân và được xây dựng tăng thêm;
Hiện đại hoá là hoạt động mang tính chất mở rộng, các máy móc thiết
bị lạc hậu về kỹ thuật đổi mới bằng cách mua sắm hàng loạt, thay đổi cơ bản
các yếu tố kỹ thuật.
Khôi phục là khi các tài sản cố định đã thuộc danh mục nền kinh tế
quốc dân nhưng do bị tàn phá, hư hỏng nên người ta tiến hành khôi phục lại.
Tái sản xuất giản đơn là thay đổi từng phần nhỏ, công dụng như cũ.
Tái sản xuất tài sản cố định là hoạt động có sự tham gia của rất nhiều
ngành kinh tế, tuy nhiên xây dựng cơ bản là hoạt động trực tiếp kết thúc quá
trình tái sản xuất tài sản cố định; trực tiếp chuyển sản phẩm của các ngành sản
xuất khác thành tài sản cố định cho nền kinh tế. Các tài sản cố định đó là: nhà
cửa, cấu trúc hạ tầng, máy móc thiết bị lấp đặt bên trong, các phương tiện vận
chuyển và các thiết bị không cần lắp khác để trang bị cho các ngành trong nền
kinh tế.
b. Đặc điểm, nội dung của đầu tư XDCB
Từ khái niệm trên, và thực tế hoạt động, đặc điểm của đầu tư XDCB
được khái quát như sau:
Sản phẩm của đầu tư XDCB là đơn chiếc, cố định, nơi sản xuất chính là
nơi tiêu thụ sản phẩm nên sản xuất phải di động, tư liệu sản xuất, sức lao động
cũng phải di động khiến cho công tác quản lý phức tạp hơn.
Sản phẩm của đầu tư XDCB có khối lượng lớn, thi công ngoài trời nên
phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên dễ hỏng hóc, mất mát.
Thời gian xây dựng lâu trong khi vốn đầu tư thường lớn dẫn tới nguy
cơ ứ đọng vốn, quá trình đầu tư lại dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế,
chính trị, xã hội.
Là một hoạt động sản xuất vật chất nằm trong hoạt động đầu tư, nội
dung của đầu tư XDCB gồm các phần sau: Thi công xây lắp có thể do xí
nghiệp xây dựng, hợp tác xã xây dựng hay tư nhân cá thể thực hiện; Khảo sát
thăm dò và Thiết kế, hai nôị dung này thường do các tổ chức chuyên môn
thực hiện.
c. Vai trò của đầu tư XDCB
8
Đầu tư XDCB trước hết là một hoạt động đầu tư nên cũng có những vai
trò chung của hoạt động đầu tư như: tác động đến tổng cung và tổng cầu,tác
động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế , tăng cường khả năng
khao học và công nghệ của đất nước.
Ngoài ra, với tính chất đặc thù của mình, đầu tư XDCB là điều kiện
trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh hưởng vai trò
riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất. Đó là:
- Đầu tư XDCB bảo đảm tính tương ứng giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và
phương thức sản xuất.
Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhần lực, vốn
và điều kiện về điạ điểm…lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc, thiết bị; nhà
xưởng. Đầu tư XDCB đã giải quyết vấn đề này.
- Đầu tư XDCB là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thay đổi tỷ
lệ cân đối giữa chúng.
Khi đầu tư XDCB được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật của các
ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành, phát triển
và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân. Như vậy
đầu tư XDCB đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển của các ngành
kinh tế, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. Đây là điều
kiện tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong nươc, tăng tích
luỹ đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân lao động, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội.
Như vậy đầu tư XDCB là hoạt động rất quan trọng: là một khâu trong
quá trình thực hiện đầu tư phát triển, nó có quyết định trực tiếp đến sự hình
thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm thay đổi cơ chế
quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước.
3. Khái niệm vốn đầu tư và vốn đầu tư XDCB
a. Quan niệm về vốn đầu tư
VĐT theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng được định nghĩa
như sau: VĐT là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh
dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khácđược đưa vào
sử dụng trogn quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo
tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Như vậy, có thể hiểu, VĐT là giá trị tài
sản xã hội được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả trong tương lai.
9
Nội dung của VĐT gồm các thành phần sau:
- Tiền (chi phí) mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm máy móc
thiết bị, đất đai, nhà xưởng, bí quyết công nghệ.
- Tiền (chi phí) mua sắm các tài sản lưu động (TSLĐ) và dự trữ tiền
mặt để thanh toán, trả lương (Vốn lưu động).
- Chi phí chuẩn bị đầu tư bao gồm khảo sát, viết dự án làm thủ tục cấp phép.
- Chi phí dự phòng.
Các thành phần này được hình thành trong quá trình sử dụng vốn để
đầu tư, tỷ trọng của chúng trong tổng VĐT được xét tuỳ theo tính chất, đặc
điểm và tầm quan trọng của từng thành phần.
Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội
VĐT có vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định để kết hợp các yếu tố
SXKD, ảnh hưởng đến tất cả các dự án đầu tư và tác động vào sự phát triển
của đất nước. VĐT không chỉ mang lại kết quả làm tăng giá trị sản lượng
hàng hoá dịch vụ góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người mà còn có
ý nghĩa thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của quốc gia.
VĐT trực tiếp tạo ra vốn vật chất, cơ sở vật chất kinh tế kỹ thuật phục
vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phần vốn này chủ yếu dùng
để tạo ra TSCĐ như thiết bị, máy móc, nhà xưởng, các công trình kết cấu hạ
tầng, các công trình công cộng khác…
Khi nghiên cứu vai trò của VĐT thường được xem xét dưới các góc độ
chính sau:
-Thứ nhất: VĐT quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
- Thứ hai: Nhờ có VĐT, công nghệ sản xuất của nền kinh tế được phát
triển, do đó nâng cao năng lực sản xuất của đất nước, tăng sản lượng tiềm
năng của nền kinh tế quốc dân, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá.
- Thứ ba: VĐT với quy mô lớn, được sử dụng có hiệu quả sẽ tác động
tới thu nhập nói chung của nền kinh tế và của từng người dân nói riêng
- Thứ tư: VĐT và sử dụng hiệu qủa VĐT là cơ hôị, là tiền đề tăng thu
nhập và mức sống trong tương lai, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh
tế. Nghĩa là, kết quả đầu tư làm tăng thu nhập (Y), nhờ đó một mặt tăng mức
sống do tăng tiêu dùng, mặt khác phần tích luỹ tăng nhờ thu nhập đã tăng
b. Các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế
10
* Các nguồn vốn đầu tư từ trong nước.
+ Nguồn vốn nhà nước
Nguồn vốn nhà nước là nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước hoặc nguồn
vốn nhà nước huy động được và trực tiếp quản lý việc sử dụng. Vốn nhà nước
có ba thành phần cơ bản:
- Vốn ngân sách nhà nước
- Vốn trong doanh nghiệp nhà nước
- Vốn tín dụng nhà nước
Vốn nhà nước là một nguồn vốn rất quan trọng, có giá trị lớn và tương
đối tập trung trực tiếp chịu sự quản lý của Nhà nước, do đó Nhà nước có thể
sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Vốn đầu tư nhà nước thường được đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đòi
hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian dài song tỷ suất lợi nhuận thấp tạo môi trường
đầu tư thuận lợi thu hút các nguồn vốn khác; xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao
đời sống nhân dân.
+ Vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hình thành từ nguồn vốn tự có, từ phần tích luỹ và một phần là vốn
vay, đây là nguồn vốn được sử dụng linh hoạt nhất, mang lại hiệu quả cao
nhất so với các nguồn vốn trong nước khác. Nó thường được đầu tư vào các
lĩnh vực thu lãi suất cao, thời gian thu hồi vốn tương đối ngắn và thường phục
vụ trực tiếp nhu cầu cấp thiết của thị trường.
+ Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư
Đây là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán trong dân cư nhưng cũng chiếm
tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn toàn xã hội, có thể trực tiếp tạo ra sản
phẩm hàng hoá dịch vụ thông qua việc sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra, đây còn là một "tấm đệm" cho nền kinh tế khi có những dao
động trên thị trường thế giới thay vì phải vay từ bên ngoài. Chính phủ có thể
huy động nguồn vốn trong dân cư thông qua phát hành trái phiếu.
+ Nguồn vốn tín dụng:
Nguồn vốn này được tập trung ở các ngân hàng và các tổ chức tài
chính (các Công ty bảo hiểm, các quỹ dự trữ, quỹ tín dụng…). Nó thu hút
được các khoản nhàn rỗi chưa được sử dụng của doanh nghiệp và dân cư rồi
thực hiện cho vay với các doanh nghiệp khác cần vốn. Cơ chế hoạt động của
nó giống như bộ máy điều tiết nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Ngoài ra
11
nguồn vốn này còn có vai trò quan trọng trong việc giúp xoá đói giảm nghèo,
mục tiêu hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn,
ngân hàng người nghèo. Nó còn gián tiếp nâng cao mức sống, giảm sự phân
cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.
* Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài .
Đây là nguồn bổ sung quan trọng đối với nguồn vốn trong nước. Hầu
hết các nước đều thu hút nguồn vốn này để đầu tư khai thác các lợi thế so
sánh của đất nước. Nguồn vốn này có các bộ phận sau:
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư
sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá tình sử
dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Là vốn của các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ được thực hiện dưới hình thức việc trợ không hoàn lại, có hàon lại, cho
vay ưu đẫi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn việc trợ phát triển chính thức
của các nước công nghiệp phát triển.
+ Nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
c. Vốn đầu tư XDCB
+ Khái niệm: Vốn đầu tư XDCB là tổng chi phí bằng tiền dành cho việc
xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong nền
kinh tế quốc dân bao gồm các chi phí trong: Khảo sát quy hoạch xây dựng,
chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp
đặt thiết bị và các chi phí khác được chi trong tổng dự toán.
+ Nguồn hình thành:
Vốn đầu tư XDCB được hình thành từ những nguồn sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: Bao gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương.
- Vốn tín dụng đầu tư bao gồm; Vốn của Ngân sách Nhà nước dùng để
cho vay, vốn huy động của các đơn vị kinh tế trong nước và các tầng lớp dân
cư. Vốn vay dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế và kiều bào ở
nước ngoài.
- Vốn đầu tư XDCB tự có của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ
thuộc mọi thành phần kinh tế, với các đơn vị quốc doanh, vốn này hình thành
12
từ lợi nhuận(sau khi đã nộp thuế cho Nhà nước), vốn khấu hao cơ bản để lại,
tiền thanh lý tài sản và các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước.
- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài
- Vốn vay nước ngoài; Vốn do chính phủ vay theo hiệp định ký kết với
nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực tiếp vay của
các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và vốn do ngân hàng đầu tư phát triển đi
vay.
- Vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài
- Vốn huy động của nhân dân bằng tiền, vật liệu hoặc công cụ lao động.
+ Nội dung vốn đầu tư XDCB gồm: vốn dùng cho khảo sát thiết kế,
xây lắp nhà cửa kiến trúc; Vốn để mua sắm và lắp đặt máy móc, thiết bị trong
quá trình sản xuất và hoàn thiện tài sản cố định; Chi phí XDCB khác làm tăng
giá trị tài sản cố định. Nội dung này có liên quan trực tiếp đến qúa trình thực
hiện quản lý hoạt động đầu tư XDCB và là cơ sở để xác định thanh toán khối
lượng thực hiện công tác đầu tư XDCB.
+ Phân loại vốn đầu tư XDCB:
Vốn đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
các tài sản cố định cho nền kinh tế; đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế. Vì vậy việc phân loại cụ thể vốn đầu tư XDCB là rất cần
thiết, giúp nâng cao v