Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư
phát triển công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm
giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp như thế nào để đáp ứng được
nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung, làng
nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp,
tiến hành sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp này
cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp của tỉnh không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc.
Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có
những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và
ngoài nước. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải được tháo gỡ,
đặc biệt là vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đây cũng chính là vấn đề
đòi hỏi phải được giải quyết cả về mặt cơ sở lý luận và cả về mặt thực tiễn hiện nay.
Chính vì lý do đó mà luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề: Giải pháp thu
hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
122 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp thu hút vốn đầu tư
phát triển công nghiệp ở
tỉnh Hưng Yên hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư
phát triển công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm
giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp như thế nào để đáp ứng được
nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã hình thành một số khu công nghiệp tập trung, làng
nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp,
tiến hành sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp này
cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần
kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp của tỉnh không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc.
Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có
những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và
ngoài nước. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải được tháo gỡ,
đặc biệt là vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đây cũng chính là vấn đề
đòi hỏi phải được giải quyết cả về mặt cơ sở lý luận và cả về mặt thực tiễn hiện nay.
Chính vì lý do đó mà luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề: Giải pháp thu
hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói
riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ta có một số
công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến thu hút vốn đầu tư phát triển
như:
- Viện nghiên cứu tài chính: Khu vực đầu tư asean việc tham gia của Việt Nam,
Nxb Tài chính, Hà Nội, 1999.
- Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình ánh: Tiếp tục đổi mới chính sách tài
chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà nội 1998.
- đỗ đức Quân: Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Luận án tiến sĩ kinh tế, 2001.
- Chính sách tài chính vĩ mô trong phát triển và hội nhập, Nxb Tài chính, Hà nội
2002.
- Nguyễn Văn Tuấn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Văn Phúc: Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, 1996.
- Nguyễn Chu Lai: Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước
phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 1996.
- Nguyễn Xuân Kiên: Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công
nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, 1999.
Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến việc thu hút vốn đầu tư
phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nước ta và
một số nước trong khu vực hiện nay. Mặt khác, việc nghiên cứu của những công trình
khoa học này chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó trong chính sách thu hút vốn đầu tư.
Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống tập trung vào vấn đề thu hút
vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích và làm rõ khái niệm, các đặc trưng của vốn đầu tư, đầu tư vốn, các
nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu
kinh nghiệm một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới về thu hút vốn đầu tư
phát triển công nghiệp. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nhận thức
một cách có hệ thống các nội dung có liên quan đến vấn đề vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư
phát triển nói chung và vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên nói riêng.
- Đánh giá tình hình thực tế phát triển công nghiệp và thực trạng thu hút vốn đầu
tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn vừa qua. Tìm ra những thành
công, hạn chế và các nguyên nhân.
- Tổng hợp những quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, của tỉnh
Hưng Yên về việc phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực
công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Đưa
ra các điều kiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát
triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và những giải pháp cơ bản nhằm
thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển công
nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 - 2020 khi Hưng
Yên thành lập các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên
trong giai đoạn 2001 - 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cách nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp như:
phân tích, thống kê, so sánh, dựa trên cơ sở vận dụng và quán triệt đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về sự hình thành và phát triển công
nghiệp, về vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đồng thời, kế thừa các công trình nghiên
cứu có liên quan đã được công bố của một số tác giả viết về cơ sở lý luận và thực tiễn
hiện nay thu hút vốn đầu tư phát triển của một số địa phương trong nước và của một số
nước trên thế giới.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn đã luận giải được một cách có hệ thống những vấn đề về bản chất, nội
dung, vai trò quyết định của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát
triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên nói riêng.
- Trên cơ sở thực tiễn, luận văn đã đánh giá tình hình thực tế phát triển công
nghiệp và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong
thời gian qua, làm căn cứ cho việc đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu
quả các nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Hưng Yên và một số
tỉnh khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư 5
1.1. Vai trò của vốn đầu tư phát triển công nghiệp 5
1.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế
giới về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp
29
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công
nghiệp ở tỉnh hưng yên
40
2.1. Tình hình thực tế phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 40
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng
Yên
58
Chương 3: các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công
nghiệp ở tỉnh hưng yên hiện nay
73
3.1. Phương hướng phát triển công nghiệp và chính sách thu hút vốn đầu
tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020
73
3.2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng
Yên hiện nay
87
3.3. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện giải pháp 107
Kết luận 110
danh mục Tài liệu tham khảo 112
phụ lục 116
Danh mục các bảng
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư từ năm
1988 - 2005
20
2.1 Lao động công nghiệp tính đến 1/7 hàng năm 50
2.2 Tỷ trọng GDP công nghiệp trong GDP toàn tỉnh 52
2.3 Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 59
2.4 Thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn 62
2.5 Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh 65
2.6 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên 67
3.1 Phương án phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, tầm
nhìn 2020
76
3.2 Dự kiến các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020
89
Chương 1
Một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư
1.1. vai trò của vốn đầu tư phát triển công nghiệp
1.1.1. Khái niệm và những đặc trưng của vốn đầu tư
Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của
nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế
nước ta hiện nay.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa bằng văn bản chính thức của Nhà nước về
vốn. Tuy nhiên, trong nhiều sách, giáo trình của các học viện, các trường đại học thuộc
khối kinh tế có rất nhiều khái niệm về vốn dưới góc độ phân loại thành vốn cố định, vốn
lưu động và vốn đầu tư tài chính.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước, đó là môi trường thuận lợi để vốn bộc lộ bản chất và vai trò của mình.
Việc tìm hiểu, nhận thức lại khái niệm và những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư là công
việc cần thiết, trước khi đi tìm các giải pháp để thu hút vốn cho đầu tư phát triển.
Vốn đầu tư là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị của các tài
sản quốc gia được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vô hình nhằm sử dụng vào mục
đích đầu tư để sinh lời.
Cần chú ý rằng, nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới được gọi
là nguồn vốn đầu tư. Nếu không chúng mới chỉ là nguồn lực tích lũy và dự trữ dưới dạng
tiềm năng. Nói cách khác, vốn đầu tư phải là nguồn lực trong trạng thái "động".
Để làm rõ khái niệm về vốn đầu tư, cần đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản
của vốn đầu tư dưới đây:
Thứ nhất, vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có
nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản (tài sản hữu hình và
vô hình). Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng,
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu... Tài sản vô hình là những tài sản
không có hình thái vật chất cụ thể. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tài sản vô hình
rất phong phú và đa dạng như: vị trí kinh doanh, bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn
hiệu hàng hóa, uy tín trong kinh doanh... Như vậy một lượng tiền phát hành không vào
lưu thông, không có giá trị đảm bảo hoặc các khoản nợ không có khả năng thanh toán
cũng không thể được gọi là vốn.
Thứ hai, vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn là tiền nhưng
không phải mọi đồng tiền đều là vốn. Tiền chỉ là vốn ở dạng tiềm năng, khi nào chúng
được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biến thành vốn. Tiền là phương tiện để
trao đổi, lưu thông hàng hóa còn vốn là để sinh lời, nó luôn chu chuyển và tuần hoàn.
Quá trình đầu tư là một quá trình vận động của vốn đầu tư. Cách vận động và phương
thức vận động của tiền vốn lại do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Các
phương thức đầu tư có thể mô phỏng theo sơ đồ sau:
- Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
TLSX
T - H ... SX... H’ - T’
SLĐ
- Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực thương mại:
T - H - T’
- Trường hợp đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh...:
T - T’
Ngoài sự phân biệt giữa vốn và tiền, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn và tài sản.
Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều được
gọi là vốn. Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên ban tặng, có loại do thành quả lao
động của con người sáng tạo ra; có loại là hữu hình, có loại là vô hình. Những tài sản đó nếu
được giá trị hóa thành tiền và đưa vào đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư. Những tài
sản này được gọi là tài sản hoạt động (để phân biệt với tài sản bất động, tức là tài sản ở dạng
tiềm năng).
Thứ ba, vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không có khái
niệm vốn vô chủ. Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước là chủ sở hữu vốn duy
nhất trong các doanh nghiệp nhà nước, nhưng cũng có thể là nhiều chủ như các cổ đông
là chủ sở hữu vốn trong các công ty cổ phần. Tùy theo hình thức đầu tư mà người chủ sở
hữu có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với người sử dụng vốn. ở đâu không xác
định được rõ chủ sở hữu của vốn và tài sản thì ở đó việc quản lý, sử dụng vốn sẽ kém
hiệu quả, gây ra lãng phí và tiêu cực.
Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Sở dĩ coi
vốn là một loại hàng hóa, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa
khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Nhưng vốn là một loại hàng hóa đặc biệt
khác với hàng hóa thông thường, ở chỗ người bán vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ
bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một
khoảng thời gian nhất định và phải trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất định tính trên số
vốn đó, gọi là lãi suất. Như vậy, lãi suất chính là giá cả của quyền sử dụng vốn.
Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị
trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính
thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định, là tổng hòa
các quan hệ cung và cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận:
- Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động mua
bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì các ngân hàng thương mại là chủ thể
quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn.
- Thị trường vốn: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn
vốn dài hạn. Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính
phủ, chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân. Thị
trường vốn gồm có thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán.
Chỉ khi nào có lợi tức thỏa đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền sử dụng
vốn của mình. Đây là một nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút, huy động vốn
trong cơ chế thị trường.
Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời gian. ở các thời điểm khác nhau thì giá
trị của vốn cũng khác nhau. Bởi lẽ, đồng tiền càng trải dài theo thời gian thì nó càng bị
mất giá và độ an toàn càng giảm. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là phải hiện tại hóa hoặc
tương lai hóa giá trị của vốn để làm cơ sở tính toán và phân tích hiệu quả đầu tư.
Thứ sáu, vốn phải được tích tụ và tập trung. Tích tụ vốn là việc tăng số vốn cá
biệt của từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn là làm tăng quy mô vốn đơn
vị toàn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Tập trung vốn sẽ biến những tác dụng
nhỏ bé của từng khoản vốn tích tụ cá biệt thành sức mạnh của nguồn vốn đầu tư của toàn
xã hội. C.Mác đã khẳng định, nếu không có tích tụ và tập trung tư bản thì đến nay trên
thế giới chưa có được hệ thống đường sắt.
Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam. Để điều trị căn bệnh
này không còn cách nào ưu việt hơn là phải tăng cường thu hút, huy động vốn, khơi
thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế. Đó chính là
tiền đề cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Vốn chính là tiền đề
của mọi quá trình đầu tư.
1.1.2. Đầu tư vốn
Đầu tư vốn đó là số vốn được dùng vào kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định
nhằm mục đích kinh tế - xã hội. Đầu tư vốn là hoạt động chủ quan có cân nhắc của người
quản lý trong việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh với hy vọng sẽ đem lại hiệu kinh
tế - xã hội cao trong tương lai. Việc bỏ vốn vào mục tiêu kinh doanh nào đó nhằm mục
đích thu lợi nhuận thì được gọi là đầu tư vốn. Trong thực tế, giữa khả năng thu lợi nhuận
cao với khả năng an toàn về vốn thường mâu thuẫn với nhau: mức lợi nhuận càng cao thì
độ rủi ro về vốn càng lớn. Do đó, các nhà đầu tư trước khi đầu tư vào một dự án nào đó
thường phải cân nhắc, lựa chọn hướng đầu tư và phương án đầu tư thích hợp, sao cho lợi
nhuận thu được là nhiều nhất nhưng độ rủi ro về vốn là thấp nhất.
Theo phạm vi đầu tư, thì đầu tư được chia ra thành đầu tư vào bên trong và đầu tư
ra bên ngoài. Đứng trên phương diện đầu tư của Chính phủ đối với nền kinh tế, thì đầu tư
vào bên trong là sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư cho việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đầu tư để hình thành những lĩnh vực, ngành mũi nhọn...Còn đầu tư ra bên
ngoài của Chính phủ chính là đầu tư tài chính quốc tế dưới các hình thức viện trợ phát
triển chính thức (ODA), tín dụng thương mại quốc tế...Nếu xét trên góc độ đầu tư của
doanh nghiệp, thì đầu tư vào bên trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: đầu tư xây
dựng cơ bản và đầu tư vốn lưu động. Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư vốn nhằm tạo ra
tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) của doanh nghiệp.
Đầu tư vốn lưu động là việc doanh nghiệp cần dự trữ thường xuyên về nguyên vật liệu,
bán thành phẩm, công cụ dụng cụ...tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh để đảm
bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện liên tục. Doanh nghiệp cần phải có
một số vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất dưới dạng sản phẩm đang chế tạo, chi phí
chờ phân bổ...và vốn lưu động ở khâu lưu thông như thành phẩm, vốn trong thanh toán...
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có một số vốn lưu động bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Còn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp là góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác, mua
cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp khác hoặc của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị
trường, để bảo toàn và phát triển vốn phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp thường dành
một tỷ lệ vốn đầu tư nhất định để đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp.
Nghiên cứu vấn đề này giúp ta thấy rõ sự khác nhau cơ bản của hai khái niệm
vốn đầu tư và đầu tư vốn, để từ đó chọn lựa được phương án đầu tư vốn đạt hiệu quả
nhất.
1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội được hình thành trên cơ sở động viên các
nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các công cụ chính sách, cơ chế, luật
pháp. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín
dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các
doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp
nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác.
1.1.3.1. Nguồn vốn trong nước
* Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính
gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực
hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế
giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân
phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà
nước, đó là khoản chênh lệch giữa thu và chi của ngân sách nhà nước. Thu của ngân sách
nhà nước được thực hiện chủ yếu là từ thuế và một phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ
phí và thu khác... Chi của ngân sách nhà nước bao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi
thường xuyên cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng