Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua
những chặng đường nguy nan và nhiều năm khủng hoảng. Giáo dục và đào tạo luôn gắn
với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có lúc thuận chiều và có lúc cũng không. Có
giai đoạn kinh tế khó khăn, đất nước chiến tranh nhưng giáo dục và đào tạo vẫn phát triển
cả về quy mô và chất lượng như thời kỳ 1960 - 1964 (trong hoàn cảnh hòa bình) và thời kỳ
1964 - 1972 (trong điều kiện chiến tranh).
Thời kỳ 1977 - 1985, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tài chính thâm hụt, nợ nước
ngoài đến kỳ phải trả, lạm phát tăng nhanh, đỉnh cao là 774,4% vào đầu năm 1986. Giáo
dục và Đào tạo theo đó cũng xuống dốc, một bộ phận giáo viên bỏ trường ra ngoài vì đời
sống quá khó khăn.
Công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta thoát ra khỏi
khủng hoảng, kinh tế phát triển, giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo dòng thác đổi
mới.
Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế,
xuyên suốt các nghị quyết của Đảng, đặc biệt từ Đại hội VII đến nay, Đảng và Nhà nước ta
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; giáo dục phải gắn với
sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đa dạng hoá các hình
thức đào tạo; xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục là những nguyên
lý cơ bản về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
98 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp
đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở
đào tạo đại học công lập
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua
những chặng đường nguy nan và nhiều năm khủng hoảng. Giáo dục và đào tạo luôn gắn
với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có lúc thuận chiều và có lúc cũng không. Có
giai đoạn kinh tế khó khăn, đất nước chiến tranh nhưng giáo dục và đào tạo vẫn phát triển
cả về quy mô và chất lượng như thời kỳ 1960 - 1964 (trong hoàn cảnh hòa bình) và thời kỳ
1964 - 1972 (trong điều kiện chiến tranh).
Thời kỳ 1977 - 1985, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tài chính thâm hụt, nợ nước
ngoài đến kỳ phải trả, lạm phát tăng nhanh, đỉnh cao là 774,4% vào đầu năm 1986. Giáo
dục và Đào tạo theo đó cũng xuống dốc, một bộ phận giáo viên bỏ trường ra ngoài vì đời
sống quá khó khăn.
Công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta thoát ra khỏi
khủng hoảng, kinh tế phát triển, giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo dòng thác đổi
mới.
Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế,
xuyên suốt các nghị quyết của Đảng, đặc biệt từ Đại hội VII đến nay, Đảng và Nhà nước ta
coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; giáo dục phải gắn với
sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đa dạng hoá các hình
thức đào tạo; xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục là những nguyên
lý cơ bản về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại hình trường khác nhau, trong đó loại hình trường
công lập luôn giữ vai trò nòng cốt. Cùng với quá trình cải cách nền hành chính nhà nước
trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc đổi mới
phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập là
giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội,
đảm bảo chất lượng dịch vụ đào tạo.
Với chủ trương cải cách hành chính, Chính phủ đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa
các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Mục đích của việc phân định này nhằm xã
hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để
phát triển các hoạt động sự nghiệp từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Để
thực hiện mục đích này, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp đào tạo
công lập trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực
tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung
cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội nhằm tăng nguồn thu, từng bước giải quyết thu
nhập cho người lao động.
Luật Giáo dục 2005, Điều lệ nhà trường đã xác định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ sở đào tạo công lập. Tiếp theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã
được ban hành nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp đào
tạo công lập. Văn bản được ban hành mới nhất và đang có hiệu lực là Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập.
Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo
công lập không ngừng tìm kiếm biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu,
chi tiêu tiết kiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ
sở đào tạo công lập còn gặp phải một số vướng mắc nảy sinh làm hạn chế đến kết quả thực
hiện. Đây là bài toán tương đối nan giải trong điều kiện thị trường luôn biến động; mặt
khác, do đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập còn lúng túng khi sử dụng quyền được trao vì các
đơn vị này quen cơ chế xin-cho mà chưa quen việc tự quyết định. Thêm vào đó là việc xây
dựng quy chế chi tiêu nội bộ sao cho đúng, đủ, chống lãng phí khi chưa ban hành văn bản quy
định đủ các tiêu chuẩn, định mức. Hơn nữa trong thực tế, rất nhiều thủ trưởng đơn vị sự
nghiệp đào tạo công lập e ngại việc mở rộng hoạt động tài chính khác như việc huy động vốn
góp hoặc vay tín dụng, vì sợ trách nhiệm.
Để nền giáo dục nước ta nói chung, và giáo dục đào tạo đại học nói riêng có những
bước đột phá, tiến kịp với nền giáo dục các nước tiên tiến, thì các cơ quan quản lý nhà
nước cùng với các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập cần phối hợp chặt chẽ trong việc trao
và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhưng không làm mất đi quyền lực thực
thụ của cấp quản lý.
Từ khi Nhà nước ban hành các văn bản thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều lãnh đạo các trường, các nhà giáo, nhà nghiên
cứu quản lý giáo dục đã có những tranh luận, ý kiến về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các cơ sở giáo dục công lập, nhất là các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên,
chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá, phân tích một cách toàn diện về
vấn đề này, đặc biệt là việc triển khai có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối
với các cơ sở giáo dục đại học.
Vì vậy, Đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản lý công: “Giải pháp thúc đẩy triển
khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua
thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập” sẽ nghiên cứu đề xuất những biện pháp
thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học công
lập triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách có hiệu quả nhằm
cung lập nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở pháp lý của Nhà nước về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, cùng với việc phân tích phương thức hoạt
động, quản lý của các trường đào tạo đại học công lập, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp
thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học
công lập triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực xã hội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm ở các cơ sở đào tạo đại học công lập - một lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cao cho xã hội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản của quản lý nhà
nước (phương thức hoạt động, quản lý) trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và
tài chính ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn
vị sự nghiệp đào tạo công lập.
- Nghiên cứu thực trạng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở
đào tạo đại học công lập (qua thực tiễn ở một số trường đại học công lập).
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong
việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện
chứng; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc
thành 3 chương, 12 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề Lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo
công lập
1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm
1.1.1. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập
Đơn vị sự nghiệp là đơn vị dịch vụ hoạt động chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận.
Những đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước để thực hiện các dịch vụ theo chức năng do
nhà nước giao là đơn vị sự nghiệp công lập. Những đơn vị hoạt động bằng nguồn huy động
ngoài Ngân sách Nhà nước là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Các đơn vị sự nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có sở hữu khác nhau.
Nếu sắp xếp theo tiêu chí sở hữu thì các đơn vị sự nghiệp ở nước ta được phân thành 2 loại
đơn vị sự nghiệp:
- Đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Nếu xét theo tiêu chí nguồn thu, thì các đơn vị sự nghiệp được chia 2 loại:
- Đơn vị sự nghiệp có thu;
- Đơn vị sự nghiệp không có thu.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ cho xã hội
theo chức năng do nhà nước giao, được nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập chính là đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập gắn
liền với chức năng cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo cho xã hội theo chỉ tiêu Nhà nước giao và
được Nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập ở nước ta gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Hệ thống giáo dục đó bao
gồm:
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
- Giáo dục chuyên nghiệp gồm có:
. Giáo dục nghề;
. Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề;
. Giáo dục đại học và sau đại học.
Phương thức giáo dục bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy.
Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là các
đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, thực hiện dự toán độc
lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế
toán), hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề.
1.1.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập
1.1.2.1. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Khái niệm “cơ chế”:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về cơ chế. Cách hiểu chung nhất, cơ chế là quá trình
chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi
động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian (bộ phận chuyền dẫn) và bộ phận bị
động cuối cùng (công, quả).
Và cũng có nhiều loại cơ chế quản lý và điều hành như: cơ chế dân chủ; cơ chế tự
chủ, tự quản; cơ chế tập trung; cơ chế phân cấp; cơ chế thị trường; cơ chế thị trường có sự
điều tiết.
Định nghĩa phân cấp quản lý trong giáo dục được xem như phù hợp ở nước ta: “Phân
cấp là sự chuyển đổi quyền ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ từ cấp cao xuống cấp
thấp hơn hoặc giữa các tổ chức”.
Có 3 loại phân cấp cơ bản: Phân cấp nhiệm vụ; Uỷ quyền; Trao quyền. Trong đó, trao
quyền là cấp độ cao nhất của tính độc lập trong việc quyết định.
- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm:
Xét trên góc độ quản lý thì tự chủ là mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm của một
bên là cấp quản lý và một bên là cấp bị quản lý. Trên cơ sở pháp luật, cấp quản lý trao
quyền tự chủ cho các chủ thể bị quản lý. Khi được trao quyền tự chủ thực sự, được toàn
quyền hành động trong khuôn khổ pháp luật, các chủ thể bị quản lý hành động sẽ tăng tính
chủ động và năng động đối với những hoạt động của mình, đồng thời cũng chịu trách
nhiệm hoàn toàn trước cấp quản lý về những hoạt động đó. Trọng tâm của tự chủ bao gồm:
. Tự chủ về quản lý chuyên môn;
. Tự chủ về quản lý nhân sự và bộ máy;
. Tự chủ về quản lý tài chính.
Đây là ba lĩnh vực rất quan trọng nhằm trao quyền “tự chủ toàn diện” cho các đơn vị sự
nghiệp công lập nói chung, các cơ sở giáo dục công lập nói riêng.
Như vậy, tự chủ là các chủ thể có quyền “tự quyết” thực sự, được quyền hành động
trong khuôn khổ pháp luật, tăng tính chủ động và năng động của chủ thể hành động. Trên
cơ sở này, Nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở bằng các hình thức của lý thuyết trao
quyền và uỷ quyền, có thể thêm hình thức tư nhân hoá nhưng không làm giảm quyền lực
thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý.
Tự chịu trách nhiệm của một chủ thể là việc chủ thể đó tự đánh giá và tự giám sát việc
thực hiện các quy định của cấp có thẩm quyền, sẵn sàng giải trình và công khai hoá các
hoạt động của mình; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động đó.
Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học đối với nhà nước, bộ,
giảng viên, sinh viên, phụ huynh, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng,…
Trách nhiệm đó là đảm bảo định hướng quốc gia, đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng có
hiệu quả nguồn lực, đem lại sự thoả mãn cho học sinh, sinh viên và cộng đồng, quản trị
minh bạch và thông tin trung thực trong các báo cáo giải trình,…
1.1.2.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập
Nói đến tự chủ trong giáo dục là nói đến mối quan hệ trong quản lý giáo dục với một
bên là sự can thiệp của hệ thống hành chính nhà nước (Chính phủ và chính quyền cấp
dưới) và một bên là quyền và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục. Các chủ thể giáo dục
có thể gồm: các nhà giáo, học sinh, sinh viên cũng với các tổ chức hành động của họ là
trường học và các bộ phận trong cơ sở giáo dục. Còn tự chủ trong các cơ sở giáo dục là tự
chủ trong từng khoa, từng ngành học.
Hiện nay, Nhà nước thực hiện chủ trương trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng nhiều hơn, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào
tạo. Việc trao quyền này chính là sự chuyển đổi quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương sang các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập trên các mặt: thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, tài chính.
Như vậy, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập sẽ được toàn quyền hành động trong
khuôn khổ pháp luật, tăng tính chủ động và năng động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
giáo dục - đào tạo. Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập này phải sẵn sàng giải
trình công khai trước công chúng, Nhà nước và chịu trách nhiệm trước xã hội về kết quả
hoạt động đó.
Khi nói tới tự chủ đại học, người ta nhấn mạnh tới tự chủ tài chính, tự chủ chương
trình, tự chủ tuyển sinh, tự chủ kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo; tự chủ quyết định hệ
đào tạo, quyết định phương thức đào tạo; tự chủ cho giáo viên trong trường đó; tự chủ cho
học sinh, sinh viên (trong việc chọn ngành học, môn học, thày dạy,…).
Tự chủ đại học được đánh đổi bằng trách nhiệm xã hội, tức là trách nhiệm của trường
đại học đối với sinh viên, cha mẹ sinh viên, người sử dụng, công chúng nói chung và Nhà
nước. Trách nhiệm này bao gồm: Đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, đem lại sự thoả mãn cho sinh viên và cộng đồng, thông tin minh bạch và báo
cáo giải trình công khai với công chúng.
Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực
sự phát huy có hiệu quả khi nó không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong
công tác quản lý giáo dục - đào tạo.
1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm
Có nhiều cách để phân loại đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập dựa trên các căn cứ
khác nhau như tiêu chí sở hữu, tiêu chí nguồn thu,... Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp
đào tạo công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được dựa vào nguồn thu và mức tự
đảm bảo kinh phí.
+ Căn cứ vào nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được phân loại thành:
- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi
phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo
đảm chi phí hoạt động);
- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi
phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là
đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có
nguồn thu, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên
(gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn
bộ).
+ Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị sự nghiệp
đào tạo công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được phân loại như sau:
- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động gồm:
. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường
xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%.
. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự
nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đặt
hàng.
- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị
sự nghiệp công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến
dưới 100%.
- Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí
hoạt động gồm:
. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường
xuyên từ 10% trở xuống.
. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập không có nguồn thu.
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đào tạo công
lập được tính như sau:
Mức tự bảo đảm chi phí
hoạt động thường xuyên
của đơn vị (%)
=
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
x 100%
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Trong đó:
- Tổng nguồn thu sự nghiệp, gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử
dụng theo quy định của Nhà nước;
- Tổng số chi hoạt động thường xuyên, gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ
cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo
quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí, các khoản
chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác
theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
1.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn
vị sự nghiệp đào tạo công lập
Xã hội hoá giáo dục là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới hiện nay nhằm huy động tối đa mọi cá nhân, tổ chức, mọi nguồn lực
tham gia xây dựng giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại hình học tập,
xây dựng xã hội học tập, làm cho mọi người được đến trường, được hưởng thụ các thành
quả của giáo dục dưới sự tổ chức chỉ đạo của Nhà nước.
Để thực hiện được các mục tiêu trên và tuân thủ đúng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện
có hiệu quả, trong đó phải nói đến Luật Giáo dục 2005; Điều lệ nhà trường và các văn bản
quy phạm pháp luật khác.
“Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động
sau đây:
1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành
nghề được phép đào tạo.
2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công
nhâ