Công ty lâm sản Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo
quyết định số 133/TCLĐ ngày 15/03/1993 của bộ lâm nghiệp dưới sự chỉ đạo của
tổng công ty lâm sản Việt Nam và mang tên: Công ty kinh doanh lâm sản Hà Nội.
Sau khi có sự sát nhập của bộ lâm nghiệp, bộ nông nghiệp, bộ thuỷ lợi thành
bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động với tên là
trung tâm thương mại lâm sản Hà Nội dưới quyết định số 384/NN-TCCB/QĐ ngày
28/12/1995 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trực thuộc tổng công ty
lâm nghiệp.
Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận kinh doanh
cho doanh nghiệp ngày 16/01/1996 với số vốn ban đầu 1.139.540.000 đ bao gồm
vốn cố định 427.917.000 đ và vốn lưu động 532.585.000 đ, doanh nghiệp được
quyền tham gia các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực lâm, nông, hải sản,
chế biến gỗ, dịch vụ vật tư, kĩ thuật đời sống.
Để phù hợp với tình hình mới, tăng cường tự chủ cũng như đa dạng hoá kinh
doanh, ngày 21/08/1998 QĐ/BNN/TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, doanh nghiệp được đổi tên thành công ty thương mại lâm sản Hà Nội. Và
được phép tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, và kinh doanh thêm nhiều
ngành khác như vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, và hàng tiêu dùng và vẫn
chịu sự lãnh đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp: Tổng công ty lâm sản Việt Nam trụ
sở giao dịch chính của công ty: 67 Ngô Thì Nhậm-Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế VINAFOR Hà Nội.
91 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạch định chiến lược phát triển của công ty thương mại lâm sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY THƯƠNG MẠI
LÂM SẢN HÀ NỘI
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, để đương đầu với môi trường hoạt động kinh
doanh luôn thay đổi, một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công thì cần phải
có khả năng thích ứng mọi tình huống. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải
có khả năng quản trị, biết quản lý mọi vấn đề xảy ra. Trong doanh nghiệp, biết
cách tổ chức bộ máy doanh nghiệp, tổ chức sản xuất thiết kế sản phẩm cho thích
ứng với sự thay đổi của thị trường, tạo ra sự tín nhiệm trong doanh nghiệp và uy tín
cho khách hàng, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.
Đây chính là vấn đề trong quản trị doanh nghiệp.
Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà nội có tên giao dịch quốc tế: VINAFOR
HÀ NỘI.
Trụ sở giao dịch chính của Công ty: 67, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng,Hà
Nội .
3
PHẦN I:
1. Giới thiệu chung về công ty thương mại lâm sản Hà Nội.
Công ty lâm sản Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo
quyết định số 133/TCLĐ ngày 15/03/1993 của bộ lâm nghiệp dưới sự chỉ đạo của
tổng công ty lâm sản Việt Nam và mang tên: Công ty kinh doanh lâm sản Hà Nội.
Sau khi có sự sát nhập của bộ lâm nghiệp, bộ nông nghiệp, bộ thuỷ lợi thành
bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động với tên là
trung tâm thương mại lâm sản Hà Nội dưới quyết định số 384/NN-TCCB/QĐ ngày
28/12/1995 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và trực thuộc tổng công ty
lâm nghiệp.
Uỷ ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận kinh doanh
cho doanh nghiệp ngày 16/01/1996 với số vốn ban đầu 1.139.540.000 đ bao gồm
vốn cố định 427.917.000đ và vốn lưu động 532.585.000đ, doanh nghiệp được
quyền tham gia các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực lâm, nông, hải sản,
chế biến gỗ, dịch vụ vật tư, kĩ thuật đời sống.
Để phù hợp với tình hình mới, tăng cường tự chủ cũng như đa dạng hoá kinh
doanh, ngày 21/08/1998 QĐ/BNN/TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, doanh nghiệp được đổi tên thành công ty thương mại lâm sản Hà Nội. Và
được phép tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu, và kinh doanh thêm nhiều
ngành khác như vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, và hàng tiêu dùng và vẫn
chịu sự lãnh đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp: Tổng công ty lâm sản Việt Nam trụ
sở giao dịch chính của công ty: 67 Ngô Thì Nhậm-Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế VINAFOR Hà Nội.
2. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ tổ chức của công ty thương mại Lâm sản Hà Nội.
4
Sơ đồ 1:
2.1 Bộ máy quản lý:
Công ty áp dụng chế độ một thủ trưởng. Bộ máy quản lý cấp cao của Công
ty bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc và các phòng ban trực thuộc. Như vậy,
người quản lý cao nhất là giám đốc, sử dụng tất cả các phương pháp kinh tế, hành
chính, tổ chức... để điều khiển quản lý Công ty và chịu trách nhiệm chính về mọi
mặt hoạt động của Công ty. Theo mô hình trên ta thấy:
+ Giám đốc Công ty: Là người điều hành quản lý chung, giữ vị trí quan
trọng nhất và chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động, quản lý của Công ty
trước pháp luật.
+ Các phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc,được tổng Công ty
bổ nhiệm và bãi nhiệm, mỗi phó Giám đốc Công ty được phân công phụ
Giám Đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán
tài chính
Phòng kế hoạch
kinh doanh
Phòng xuất
nhập khẩu
Cửa hàng
lâm sản 13
Hoà Mã
Xí nghiệp
kinh doanh
chế biến và
bảo quả lâm
sản
Xí nghiệp
bảo quản
lâm sản Hà
Nội
Xí nghiệp
xuất nhập
khẩu và bảo
quản lâm
sản Miền
Nam
2 chi nhánh
tại Bắc
Ninh và
Quảng
Ninh
Phó giám đốc
hành chính
Phó giám đốc kinh
doanh
5
trách một số mặt công tác do Giám đốc Công ty giao. Có một phó Giám đốc
thường trực để thay thế điều hành Công ty khi Giám đốc vắng mặt.
. Công việc của phó Giám đốc hành chính bao gồm: Quản lý, chỉ đạo công tác
xây dựng cơ bản.
. Công tác bảo vệ an ninh quân sự, phòng cháy chữa cháy.
. Phụ trách đời sống sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên.
. Ra quyết định khen thưởng kỷ luật.
.Chủ động tìm kiếm hợp đồng
.Công việc của phó Giám đốc kinh doanh bao gồm:
. Chỉ đạo chung về hoạt động kinh doanh.
. Khảo sát thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu.
. Tìm kiếm bạn hàng, giao dịch kinh doanh.
. Ra các quyết định mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu.
+ Phòng kế toán tài chính: Gồm năm người, có chức năng thực hiện, giám
sát bằng tiền thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cơ sở vật
chất, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn của Công ty dưới sự lãnh đạo của kế
toán trưởng Công ty. Giúp việc cho kế toán trưởng là có một phó phòng kế
toán, các kế toán viên có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, đồng
thời phối hợp với các nhân viên kế toán dưới các xí nghiệp và các đơn vị
kinh doanh.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Gồm tám người, có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc tổng hợp kế hoạch toàn diện của Công ty như: Kế hoạch lưu
chuyển hàng hoá, thống kê tổng hợp số liệu thực hiện so với kế hoạch đề,
giúp Giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ báo cáo.
Thực hiện hợp đồng trực tiếp mua bán với khách hàng, bán buôn trực tiếp,
tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cho Công ty. Chịu
6
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trước Giám đốc và phó Giám đốc kinh
doanh.
+ Phòng tổ chức hành chính: Gồm mười người là bộ phận tham mưu về công
tác tổ chức kinh doanh, quản lý cán bộ công nhân viên, thực hiện chỉ đạo
nghiệp vụ xuống các xí nghiệp,đơn vị, kho tạo thành một sự chỉ đạo hướng
dẫn khép kín, đồng bộ và toàn diện tất cả các mặt công tác của đơn vị khi
cần thiết.
+ Phòng xuất nhập khẩu: Gồm bốn người có một trưởng phòng và các nhân
viên có nhiệm vụ chuyên đi tìm hiểu, khai thác những thị trường có nhiều lợi
nhuận cho Công ty. Hoạch định từng nhiệm vụ cụ thể về mức đầu tư, thu mua và
tiêu thụ hàng hoá cho mỗi thị trường tương ứng đồng thời thúc đẩy việc xuất khẩu
hàng hoá sang các nước.
2.2 Các đơn vị trực thuộc:
Đơn vị 1: Cửa hàng lâm sản 13, Hoà Mã, Hà Nội.
Đơn vị 2: Xí nghiệp kinh doanh chế biến và bảo quản lâm sản.
Đơn vị 3: Xí nghiệp bảo quản nông lâm sản Hà Nội.
Đơn vị 4: Xí nghiệp xuất nhập khẩu và bảo quản nông lâm sản Miền Nam.
Đơn vị 5:Chi nhánh công ty tại Bắc Ninh và Quảng Ninh.
Các đơn vị trực thuộc trên đều có một cơ cấu tổ chức riêng như một đơn vị
kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của mình trước giám
đốc công ty.
Giữa các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau trong phối kết hợp các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận
cao.
3. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty có chức năng sau.
7
- Kinh doanh xuất nhập các mặt nông, lâm, hải sản, sản phẩm thủ công mĩ
nghệ.
- Kinh doanh nhập khẩu các loại hàng lâm sản, vật tư phục vụ sản xuất
công nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất,
hàng tiêu dùng.
- Sản xuất kinh doanh các loại thuốc lâm sản... Bên cạnh đó công ty còn có
nhiệm vụ tạo công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống cho người lao động
trong công ty kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn vốn do nhà nước cấp,
kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của
một doanh nghiệp cũng như hoành thành tốt nhiệm vụ khác của tổng
công ty nhà nước giao.
4. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty.
Ngành kinh doanh chính của công ty là các sản phẩm của lâm nghiệp
Mặt hàng kinh doanh chính của công ty: gỗ, các sản phẩm gỗ, vật tư và hàng
tiêu dùng.
Ngoài ra, công ty còn tham gia kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, hải
sản và các phương thức bảo quản lâm sản...
5. Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty
- Công ty tham gia cả hai hoạt động kinh doanh:
Kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinh doanh nội địa
Theo cách nhìn khác, công ty tham gia cả hai phương thức kinh doanh là
bán buôn bán lẻ.
Điều này là rễ hiểu bởi trong chủ trương mở rộng tự do, tự chủ kinh doanh
hiện nay, cũng như sự ra đời của luật doanh nghiệp năm 99, hầu hết các doanh
nghiệp hiện nay đều áp dụng đầy đủ các phương thức hoạt động kinh doanh thu lãi
từng đồng một.
8
Tuy nhiên phương thức bán buôn của công ty là chính mà đang được áp
dụng.
6. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của công ty.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu thì thị trường đã được khai thác của công
ty là một số nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Lào và công ty
đang có kế hoạch mở rộng thị trường của mình sang các khu vực mới như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mĩ...
Đối với kinh doanh nội địa thì cũng như phần lớn các doanh nghiệp thương
mại khác trên toàn quốc, công ty tham gia cung cấp hàng hoá cho tất cả các khách
hàng có nhu cầu về mặt hàng kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty sác định
tập trung vào một số khu vực trọng điểm tại Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh,
Tp.HCM...
7. Chiến lược kinh doanh của công ty.
- Công ty xác định kinh doanh là hoạt động lâu dài lên luôn mở rộng tìm
kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá trong và ngoài nước, thành lập thêm
các chi nhánh tại các địa phương chứa đựng nhiều cơ hội nhằm nâng cao
việc khai thác thị trường, mở rộng kinh doanh cũng như không ngừng
hoàn thiện năng lực kinh doanh cho chính bản thân công ty.
- Sự nâng cấp và thành lập liên tục hai xí nghiệp, hai chi nhánh của công ty
trong năm 98 và 99 chứng tỏ một chiến lược kinh doanh dài hạn của công
ty và kế hoạch khai thác, và tìm kiếm thị trường một cách khốc liệt triệt
để nhằm thu lợi nhuận cao.
9
PHẦN II
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Như đã trình bày ở trên: Công ty Thương Mại Lâm Sản Hà Nội gồm có 6
đơn vị thành viên kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó riêng khối
văn phòng Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và bao quát toàn bộ mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh mà không tham gia trực tiếp sản xuất nên cơ cấu tổ
chức sản xuất của văn phòng là không có. Trong 6 đơn vị thành viên có 3 đơn vị
trực tiếp sản xuất kinh doanh còn 3 đơn vị thì kinh doanh thương mại dịch vụ. Với
hình thức như trên cho nên quy trình công nghệ sản xuất ở mỗi đơn vị có nhiều
khác biệt như, hàng mộc, chế biến bảo quản nông lâm sản. Sau đây là quy trình
sản xuất của đơn vị về mặt hàng mộc nội thất.
1. Sơ đồ công nghệ sản xuất hàng mộc:
10
Sơ đồ 2
Gỗ các loại
Bộ phận nảy mực và
lấy nền cho từng mặt
hàng
Bộ phận xẻ ra từng mặt
hàng
Bộ phận lộng lỗ và
vanh những mặt hàng
cần thiết
Bộ phận trà, bào
Bộ phận đục, trạm,kẻ
vẽ
Bộ phận lắp giáp
Bộ phận đánh giấy giáp
Bộ phận phun sơn
11
2. Mô tả công nghệ sản xuất hàng mộc.
Để sản xuất được một bộ bàn ghế, hay một chiếc tủ... thì cần những vấn đề
sau:
Nguồn nguyên liệu gồm có gỗ các loại ( là cao cấp, bình thường, trung bình)
để làm ra những mặt hàng khác nhau.
Công cụ gồm các loại máy.
Khâu đầu tiên các loại gỗ này những người làm hàng phải phân ra thành
từng loại gỗ khác nhau và phù hợp với từng mặt hàng để có giá trị sau đó lấy mực
cho từng loại mặt hàng, xong công đoạn này đưa xuống cho bộ phận xẻ để sẻ ra
các mặt hàng đã định. Hết công đoạn này tiếp tục đưa xuống bộ phận lộng lỗ và
vanh những sản phẩm cần thiết theo yêu cầu, để tạo kiểu dáng cho mặt hàng theo ý
muốn. Tiếp theo đưa xuống bộ phận trà bào, để làm cho bề mặt, các cạnh được
nhẵn tạo cho mặt hàng trơn chu. Tiếp bộ phận này đưa xuống bộ phận đục trạm kẻ
vẽ để tạo ra những kiểu dáng, mẫu mã theo yêu cầu. Tiếp đưa xuống bộ phận lắp
giáp để hoàn thiện những mặt hàng cần thiết đã định. Tiếp đưa xuống bộ phận đánh
giấy giáp để làm cho bộ phận nhẵn bóng mặt hàng theo yêu cầu, bước hoàn thiện
tiếp theo là bộ phận phun sơn.
Tóm lại: Để hoàn thiện một sản phẩm theo ý muốn và yêu cầu đề ra thì, tất
cả các bộ phận này phải được liên kết chặt chẽ với nhau theo một mắt xích có như
vậy hệ thống sản xuất mới được đảm bảo liên tục và sản phẩm mới được tốt và
ngày càng hoàn thiện tốt hơn, với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng phong phú. Đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng mong muốn.
12
PHẦN III
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
I PHÂN TÍCH DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG:
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến các Công ty. Vì các yếu tố này
tương đối rộng nên Công ty cần có chọn lọc để nhận biết được các tác động cụ thể,
trực tiếp nhất.
1. Phân tích và dự báo môi trường kinh tế quốc dân.
a. Tỷ lệ lãi suất giữ VNĐ và USD:
Từ năm 1999, thực hiện chủ trương kích cầu, khuyến khích đầu tư lên chính
phủ liên tục hạ lãi suất đồng Việt Nam, khi đó lãi suất USD trên thị trường quốc tế
liên tục tăng dẫn tới lãi suất USD trên thị trường Việt Nam cũng buộc phải tăng
theo và có lúc lãi suất hai đồng tiền VNĐ và USD cân bằng nhau. Kết quả là có sự
chuyển dịch từ đồng Việt Nam sang đồng USD thể hiện ở các hiện tượng: Các
doanh nghiệp không muốn vay USD mà chuyển sang vay đồng Việt Nam. Dân cư
và cả các doanh nghiệp không muốn chuyển đổi USD sang đồng Việt Nam, ngược
lại muốn gửi USD trên tài khoản. Điều đó làm cho nhu cầu USD tăng lên và cung
về USD đã giảm đi.
Thị trường Việt Nam có một đặc điểm lớn mang tính truyền thống là
chuộng USD. Điều tất yếu xảy ra la ngoại tệ được gửi vào ngân hàng dưới dạng
tiền gửi và ít được chuyển đổi ra VNĐ.
Dự báo:
Về cơ bản sẽ không có sự mất cân đối về ngoại tệ trong những tháng cuối
năm 2002 diễn biến tỷ giá hiện nay sẽ có lợi cho nhà xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu, tạo điều kiện cải thiện hơn cán cân thương mại Quốc gia, điều chỉnh cung
cầu ngoại tệ. Yếu tố nữa là lãi suất đang có chiều hướng thay đổi có lợi cho VNĐ
vì nhu cầu vốn VNĐ đang tăng vào những tháng cuối năm.
Công ty đặc biệt là khối văn phòng Công ty chuyên kinh doanh xuất nhập
khẩu nên việc tỷ giá ngoại tệ tăng cao, tỷ lệ lãi suất của đồng USD cao làm cho nhu
13
cầu USD tăng và cung lại giảm làm cho việc nhập khẩu của Công ty gặp rất nhiều
khó khăn. Mặc dù, trong những tháng đầu năm Công ty đã chú trọng nhiều tới
công tác xuất khẩu nhưng việc thiếu USD để nhập khẩu cũng là một vấn đề khó
khăn đối với Công ty.Thêm vào đó tỷ giá giữa USD và VN ngày càng lớn khiến
cho hàng hoá nhập khẩu có giá cao khiến người tiêu thụ sản phẩm,.cạnh tranh với
những doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là rất khó
khăn.
b. Giá cả thị trường và lạm phát:
Với các mức giá tăng giá tiêu dùng chỉ có 0,3% trong một tháng năm 2002
và 0,4% tháng 2, đó là những mức tăng thấp chưa từng có, ít nhất là trong vòng
tám năm theo số liệu thống kê và chỉ số giá tiêu dùng. Tổng mức lạm phát của giai
đoạn cận tết và tết nguyên đán mới chỉ có 0,7% chưa bằng tổng mức lạm phát
0,8% bình quân hai tháng cộng lại. Tổng mức lạm phát thấp nhất trong cùng kì của
năm thấp nhất: năm 2001 là 2% năm 1997 là 2,6% năm 1996 là 3,4%. Năm 1993
và năm 2000 đều là 3,6%, năm 1999 là 3,8%. Những năm còn lại cao hơn rất
nhiều, năm 1991 kỷ lục là 23%. Năm 1991 mức lạm phát trong hai tháng đầu năm
ít nhất cũng bằng 34,1% tổng mức lạm phát của năm. năm 1996 cao nhất chiếm
75,6%, năm 2000 lạm phát hai tháng đầu năm là 2%, nhưng cả năm giảm phát là
0,6%. Vậy nhìn vào thực tế lạm phát trong hai tháng đầu năm luôn tăng rất cao giữ
vai trò là bù cho giảm phát trong nhiều tháng tiếp theo như trong năm năm trở lại
đây, đặc biệt là năm 2000,2001. nhưng giá cả tiêu dùng hai tháng đầu năm tăng
thấp, như vậy là khả năng bù là không đáng kể các chỉ số kinh tế xã hội năm 2002
theo dự báo của viện.
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (VNĐ/USD) mất giá 3%.
- Tỷ giá hối đoái hữu hiệu hiện thực mất giá 2%.
- Nhịp tăng trưởng kinh tế của các đối tác quan trọng tăng khoảng 3,5%.
- Xuất khẩu dần dần ổn định như năm 2001.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 20%.
14
- Đầu tư nhà nước tăng 5%. Mức tăng GDP là 7,3%.
Lạm phát của Việt nam ở mức 4,8%, cán cân thương mại thâm hụt ở mức
1,4% GDP.
Theo dự thảo chiến lược năm 2000-2010 GDP tăng nên gấp hai vào năm
2010 thông qua tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 7%, đầu tư tăng 30% GDP,
xuất khẩu tăng gấp hai lần tốc độ tăng GDP tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm
từ 25% xuống còn 16%-17%.
Trong báo cáo dự thảo, chính phủ xác định: toạ môi trường hỗ trợ cho doanh
nghiệp, chuyển đổi nền kinh tế nông thôn, nâng cao năng lực con người, cung cấp
đầy đủ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng môi trường và xây dựng
khuôn khổ điều hành quốc gia hiện đại.
Hiện nay tỉ lệ đầu tư là 23% mà từ nay đến 2010 tăng 30%, điều này cho
thấy được khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất lớn, tuy rằng bên cạnh
đó còn nhiều thách thức.
Trong mười năm qua, lĩnh vực tài chính tiền tệ đã góp phần duy trì ổn định
môi trường kinh tế tài chính vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh
phát triển. Tuy nhiên, tài chính tiền tệ cũng bộc lộ ra những yếu kém: môi trường
và thị trường tài chính tiền tệ chưa thực sự hấp dẫn đầu tư vào giao lưu vốn. Phân
bổ sử dụng các nguồn lực tài chính còn nhiều bất hợp lý. Hiệu quả sử dụng các
nguồn lực tài chính thấp...
Mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính tiền tệ quốc gia trong mười năm tới:
Tích luỹ nội bộ nền kinh tế năm 2005 đạt 27% GDP, năm 2010 đạt trên 30% GDP.
Trong đó, tiết kiệm trong khu vực dân tăng trung bình 10%/năm, chiếm tỷ trọng
19%-20%. Tổng đầu tư xã hội tăng 19%-22%, chiếm 30%-32% GDP. Duy trì quy
mô thu ngân sách 20%-22% GDP tổng phương tiện thanh toán bình quân tăng
15%-20%/năm, đến năm 2010 tăng gấp 4,1-6,2 lần so với năm 2000, tổng tín dụng
đạt 40%-50% GDP, thị trường vốn (cổ phiếu và trái phiếu) đạt khoảng 3%-
5%GDP.
15
Thị trường thương mại năm 1999 là 1,9%, năm 2000 là 3,5% tăng 1,9% năm
2001 là 4,1% tăng 0,6% so với năm 2000, xu hướng tăng trưởng này có nhiều
thuận lợi cho việc mở rộng kinh doanh nhưng cũng là thách thức với chi nhánh vì
khả năng cạnh tranh của các đối thủ sẽ mạnh hơn và chi nhánh sẽ phải là đối mặt
với các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng.
c. Quan hệ giao lưu quốc tế:
Hiện nay, Việt Nam đang mở cửa quan hệ với tất cả các nước trên thế giới
không phân biệt chế độ chính trị, chủng tộc, mầu da, thực hiện hợp tác đôi bên
cùng có lợi.
Việc mở cửa đã tạo nhiều thuận lợi đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu, thị trường cũng như nguồn hàng được mở rộng, các doanh nghiệp có
nhiều cơ hội lựa chọn bạn hàng để kinh doanh. Điều này có tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp nhưng nó cũng tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty.
2. Phân tích môi trường ngành:
Sự cạnh tranh của những đối thủ tiềm ẩn.
Các đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận
của Công ty do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn
giành được một phần thị trường. Do vậy những Công ty đang hoạt động tìm mọi
cách để có thể hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn muốn nhẩy vào lĩnh vực kinh
doanh của họ. Vì hiển nhiên là nhiều Công ty nhảy vào kinh doanh trong một
ngành thì nó sẽ trở nên khó khăn hơn đối với các công ty đang hoạt động trong
ngành đó. Vì vậy, để đảm bảo vị trí cạnh tranh của mình Công ty thường quan tâm
đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài.
II HOẠT ĐỘNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN.
1. Đánh giá tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh từ năm 1998-2001.
Là một Công ty được thành lập, hoạt động theo nghị quyết 153/TCLĐ và
chính thức hoạt động vào ngày 15-3-1993. Cũng như các đơn vị sản xuất kinh
doanh khác, Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn của
16
thời kỳ đầu giai đoạn mở cửa của nền kinh tế nhiều thành phần cùng tồn tại, cùng
hoạt động và chịu sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, môi
trường kinh doanh có nhiều thay đổi cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Cùng với sự phấn đấu lỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công
ty, được sự chỉ đạo quan tâm đúng hướng của lãnh đạo, kết quả sản xuất kinh
doanh hàng năm của Công ty