1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng thắt chặt hơn trên nhiều lĩnh vực, hoạt động thương mại quốc tế đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không nằm ngoài xu thế đó, vấn đề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế phải tìm ra những bước đi cụ thể, tạo môi trường đầu tư theo hướng cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, chất xám, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi phát huy “nội lực” trên cơ sở kết hợp với “ngoại lực” để nhanh chóng vượt qua những yếu kém cũng như những thách thức của nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Là một bộ phận của hoạt động thu hút vốn đầu tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại v.v. đã và đang trở thành mô hình tổ chức kinh tế linh hoạt, gắn kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa.
Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo chính là mô hình mới nhằm tìm kiếm động lực kinh tế vùng, kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Ngày 12/11/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo (Khu thương mại Lao Bảo). Để tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng ưu đãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển khu thương mại Lao Bảo. Ngày 12/01/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số́ 11/2005/QĐ-TTG ban hành quy chế khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo - nơi được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất so với các khu vực kinh tế khác trong toàn quốc.
Là mô hình khu kinh tế cửa khẩu còn rất mới mẻ ở khu vực miền Trung - một khu vực còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, những thành tựu mà khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đạt được vẫn đang ở mức khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của khu. Cơ chế chính sách dành cho khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đưa vào vận dụng thực tiễn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại nhất định. Để khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trở thành “tâm điểm” thu hút vốn đầu tư của Miền Trung, là điểm đón đầu trên trục Hành lang kinh tế Đông - Tây, khai thác được những lợi thế chiến lược về phát triển kinh tế thương mại của khu vực và phát huy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt hai nước Việt - Lào, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo” là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa một số vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư.
+ Đánh giá toàn diện thực trạng thu hút vốn đầu tư, chỉ ra nguyên nhân hạn chế việc thu hút vốn đầu tư ở khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
+ Đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
- Kết quả nghiên cứu
+ Những kết luận về môi trường đầu tư tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các đối tác liên doanh, các nhà quản lý, các nhà quản trị đầu tư tham khảo ý kiến để xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư.
+ Những giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư. Nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư đầu tư vốn vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối ¬tượng nghiên cứu: Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư không chỉ trong nước mà các cả nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị. Có tham chiếu so sánh với một số khu kinh tế điển hình khác.
+ Về thời gian: Giai Đoạn 2002- 20006
4. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào các khu kinh tế
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
- Chương 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
156 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chất lẫn về lượng, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng thắt chặt hơn trên nhiều lĩnh vực, hoạt động thương mại quốc tế đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Không nằm ngoài xu thế đó, vấn đề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế phải tìm ra những bước đi cụ thể, tạo môi trường đầu tư theo hướng cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, chất xám, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi phát huy “nội lực” trên cơ sở kết hợp với “ngoại lực” để nhanh chóng vượt qua những yếu kém cũng như những thách thức của nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Là một bộ phận của hoạt động thu hút vốn đầu tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại…v.v. đã và đang trở thành mô hình tổ chức kinh tế linh hoạt, gắn kinh tế ngành với kinh tế lãnh thổ, là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo ra bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa Hiện đại hóa.
Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo chính là mô hình mới nhằm tìm kiếm động lực kinh tế vùng, kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới. Ngày 12/11/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ban hành Quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo (Khu thương mại Lao Bảo). Để tiếp tục hoàn thiện chính sách theo hướng ưu đãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển khu thương mại Lao Bảo. Ngày 12/01/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số́ 11/2005/QĐ-TTG ban hành quy chế khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo - nơi được hưởng các chính sách ưu đãi cao nhất so với các khu vực kinh tế khác trong toàn quốc.
Là mô hình khu kinh tế cửa khẩu còn rất mới mẻ ở khu vực miền Trung - một khu vực còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, những thành tựu mà khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đạt được vẫn đang ở mức khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của khu. Cơ chế chính sách dành cho khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo đưa vào vận dụng thực tiễn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại nhất định. Để khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo trở thành “tâm điểm” thu hút vốn đầu tư của Miền Trung, là điểm đón đầu trên trục Hành lang kinh tế Đông - Tây, khai thác được những lợi thế chiến lược về phát triển kinh tế thương mại của khu vực và phát huy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt hai nước Việt - Lào, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo” là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa một số vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư.
+ Đánh giá toàn diện thực trạng thu hút vốn đầu tư, chỉ ra nguyên nhân hạn chế việc thu hút vốn đầu tư ở khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
+ Đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
- Kết quả nghiên cứu
+ Những kết luận về môi trường đầu tư tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các đối tác liên doanh, các nhà quản lý, các nhà quản trị đầu tư tham khảo ý kiến để xây dựng chiến lược hợp tác đầu tư.
+ Những giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư. Nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn các nhà đầu tư đầu tư vốn vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư không chỉ trong nước mà các cả nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, huyện Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị. Có tham chiếu so sánh với một số khu kinh tế điển hình khác.
+ Về thời gian: Giai Đoạn 2002- 20006
4. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào các khu kinh tế
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
- Chương 4: Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KHU KINH TẾ
1.1. ĐẦU TƯ VÀ VỐN ĐẦU TƯ
Nhà kinh tế học John M.keynes cho rằng đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định tiến hành sản xuất, ông chủ yếu tập trung vào khái niệm đầu tư tạo thêm tài sản vật chất mới (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng) để thu về một khoảng lợi nhuận tương lai: “khi doanh nhân mua một tài sản tư bản hay một khoản đầu tư, là anh ta mua quyền để có thu hoạch tương lai. Đó là chênh lệch giữa số tiền bán hàng với phí tổn để cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó” [4,213]. Quan niệm của ông đã nói lên kết quả của đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm tài sản cố định, tạo ra tài sản mới về mặt giá trị, kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra song chưa phản ảnh kết quả đầu tư dùng vốn để đem lại vốn nhiều hơn.
Khi đề cập đến khía cạnh rủi ro bất trắc, A.Samuelson đã quan niệm rằng “Đầu tư là đánh bạc với tương lai”, hay khi đề cập đến vai trò của tiết kiệm, từ bỏ tiêu dùng hiện tại với niềm tin kỳ vọng thu nhập do đầu tư mang lại sẽ cao hơn chi phí của đầu tư, các tác giả “Kinh tế học của sự phát triển” lại cho rằng “đầu tư là một sự hi sinh tất cả các nguồn lực của cải ngày hôm nay để hi vọng đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương lai” [31,12-13].
Theo từ điển giải nghĩa, Tài chính, Đầu tư, Ngân hàng, Kế toán Anh - Việt nhà xuất bản khoa học kinh tế, năm 1999 thì đầu tư là dùng vốn để có nhiều tiền hơn, hoặc thông qua những phương tiện tạo ra thu nhập (lãi, lợi nhuận) hoặc thông qua những hình thức kinh doanh mạo hiểm có nhiều rủi ro hơn để kiếm lãi vốn - quan niệm này để tiếp cận khái niệm đầu tư dưới góc độ vốn, dùng vốn để đem lại vốn nhiều hơn, song chưa phản ánh kết quả đầu tư về hình thái vật chất là tăng thêm năng lực của nền kinh tế.
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư, nhưng nhìn chung các quan điểm đều có chung một kết luận đầu tư đồng nghĩa với "sự bỏ ra", "sự hi sinh". Từ đó có thể coi "đầu tư" là sự bỏ ra, sự hi sinh cái gì đó ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi cho đầu tư trong tương lai [32,8]. Hoặc, “Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài (từ hai năm trở lên đến năm mươi năm, bảy mươi năm, hoặc lâu hơn) nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cho cộng đồng" [15,11].
Vốn đầu tư là yếu tố tiền đề cho mọi quá trình đầu tư. K.Marx đã khái quát phạm trù vốn qua phạm trù tư bản, việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất cho tương lai, theo Marx: tư bản là giá trị đem lại thặng dư [31,5].
Theo cách hiểu thông thường vốn đầu tư là toàn bộ những gì (tiền của, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ...v.v) bỏ vào một việc nhất định để thu lại lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Tiếp cận theo quan điểm thị trường, vốn đầu tư được hiểu là quá trình sử dụng những tài sản cá nhân, công ty hoặc những gì bỏ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời trong tương lai.
Tổng quát, vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của đầu tư tạo ra các tài sản nhằm mục đích thu nhập trong tương lai [16,116].
Do đặc điểm của sử dụng tài sản là hoạt động trong thời gian dài và bị hao mòn dần, đồng thời do nhu cầu ngày càng gia tăng về tài sản nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư.
Như vậy, hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hoá vốn thành các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất, là quá trình chi tiêu cho dự án, trong đó các nguồn lực sản xuất được huy động và sử dụng nhằm tăng lực sản xuất với mục đích thu được lợi ích trong tương lai lớn hơn chi phí ban đầu mà nhà đầu tư đã bỏ ra. Xét ở góc độ kinh tế vĩ mô, chỉ có những hoạt động đầu tư thực sự làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh dưới góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân mới có ý nghĩa trực tiếp làm tăng trưởng sức sản xuất, tạo việc làm mới cho nền kinh tế [23,12-13].
1.2. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư có thể chia thành ngồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong thời gian nhất định thường là một năm [34,48]. Nguồn chi ngân sách cho đầu tư theo nguyên tắc cấp phát không hoàn lãi, nó thể hiện sức mạnh nội lực quốc gia. Hướng ưu tiên chủ yếu của nguồn vốn này là dành cho các dự án đầu tư công cộng, kết cấu hạ tầng, phát triển mũi nhọn, phát triển nguồn nhân lực hoặc đầu tư cho các ngành, vùng hay khu vực khó khăn.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Về bản chất cũng giống như đầu tư từ ngân sách nhà nước nhưng theo nguyên tắc hoàn toàn trả vốn vay. Hướng ưu tiên chủ yếu của nguồn vốn này là dành cho các dự án thuộc các chương trình phát triển ưu tiên của quốc gia và trong nhiều trường hợp có khi huy động từ vay.
- Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước: Được hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế, các quỹ không chia hoặc đi vay của các định chế tài chính. Quy mô nguồn vốn đầu tư này phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển doanh nghiệp nhà nước của từng quốc gia.
- Đầu tư của khu vực dân doanh: Nguồn vốn này hoàn toàn do thành phần này tự quyết định. Cùng với sự cơ chế thị trường, nguồn vốn đầu tư dân doanh có vài trò to lớn và chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng vốn đầu tư.
1.2.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Vốn nước ngoài được huy động thông qua các hình thức cơ bản sau:
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn [7,74]. Tuy nhiên, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới. FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển đang tìm cơ hội đầu tư nước ngoài để gia tăng khai thác về lợi thế so sánh.
- Viện trợ phát triển không chính thức (ODA)
ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn lãi suất thấp) của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống LHQ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) hay IMF, ADB, WB giành cho các nước nhận viên trợ [7,76]. Là nguồn vốn rất quan trọng đối với những quốc gia đang phát triển, các nước kém phát triển nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển và phúc lợi xã hội của các nước này.
- Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
Viện trợ NGO là viện trợ không hoàn lại, chủ yếu là viện trợ vật chất với mục đích nhân đạo, quy mô nguồn vốn này khá nhỏ.
- Nguồn vốn đầu tư tư nhân gián tiếp của nước ngoài (FPI) [25,19]
Đó là nguồn vốn do tư nhân nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển là vốn tư nhân nước ngoài đầu tư vào các chứng khoán cổ phần (equity securities) hoặc các chứng khoán nợ (dedt securities) của các nước phát triển.
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ
Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế địa phương, quốc gia, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và phát triển xã hội cũng như bảo vệ, cải thiện môi trường.
Đầu tư là yếu tố cấu thành chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng cầu, chủ yếu là cầu đầu tư về tư liệu sản xuất. Đầu tư cũng có tác động đến tổng cung, về dài hạn nó quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Mô hình kinh Harrod - Dorma nghiên cứu hệ số ICOR đã chỉ ra rằng:
I =ICOR x (GDP
Trong đó : ICOR là hệ số đầu tư, I là tổng vốn đầu tư cho xã hội và (GDP là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội [19,69-70].
Cụ thể, những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng đầu tư 3% để tăng 1% GDP [19,73].
Như vậy, kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư sẽ làm gia tăng vốn sản xuất, tức là tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế dưới dạng tài sản cố định. Sự thay đổi này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tác động đến tổng cung của nền kinh tế.
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư có vai trò quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia, bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu sở hữu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nhiều hay ít tuỳ theo nhu cầu phát triển và chính sách đầu tư của nhà nước đối với từng vùng, ngành, thành phần kinh tế.
Thứ ba, đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và quốc gia đổi mới công nghệ, hiện đại hoá quá trình sản xuất, thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4. KHU KINH TẾ - MÔ HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
1.4.1. Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ)
SEZ là một mô hình đặc thù của chính sách mở cửa nền kinh tế Trung Quốc. SEZ được hiểu là khu vực mà quốc gia dành ra một phạm vi nhất định trong hoạt động kinh tế đối ngoại thực hành chính sách kinh tế đặc thù. Việc xây dựng SEZ lấy việc thu hút và lợi dụng đầu tư nước ngoài làm chính, sản phẩm xuất khẩu làm chính, hoạt động kinh tế của SEZ lấy việc điều tiết thị trường làm chính, SEZ được hưởng sự đãi ngộ tối huệ về miễn giảm thuế quan trọng mậu dịch đối ngoại [43].
Về cơ bản mô hình SEZ Trung Quốc mang 4 tính chất đặc biệt sau [5,408-418]:
- Có chính sách thuế đặc biệt cho thu hút FDI.
- Tính độc lập cao trong đầu tư và thương mại quốc tế.
- Thoả mãn 4 điều kiện nền tảng: Thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, nguồn vốn xây dựng và phát triển SEZ được huy động từ các đối tác nước ngoài là chủ yếu, hàng hoá từ SEZ phải đáp ứng mục tiêu xuất khẩu.
- Tách riêng SEZ ra khỏi kế hoạch cả nước, kể cả kế hoạch tài chính. Được Quốc hội thông qua quyết định thành lập. Chính quyền và hội đồng nhân dân có đầy đủ địa vị pháp lý như là cơ quan cấp Tỉnh.
1.4.2. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan, khu kinh tế mở
- Khu công nghiệp (KCN) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp do chính phủ thành lập hoặc cho phép các tổ chức khác thành lập [22].
- Khu chế xuất (KCX) là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập [22].
- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập. Trong khu công nghiệp cao có thể có doanh nghiệp chế xuất [22].
- Khu phi thuế quan là khu được quy hoạch có ranh giới xác định, chủ yếu hoạt động thương mại với cơ chế chính sách ưu đãi riêng. Khu phi thuế quan là khu vực đặc biệt, mặc dù nằm trong lãnh thổ quốc gia và hoàn toàn chịu quyền tài phán của quốc gia nhưng với sự cho phép của Chính phủ, nó được hưởng quy chế như một khu cực ngoài lãnh thổ hải quan của quốc gia đó [35,128].
- Khu kinh tế mở là mô hình khu kinh tế tổng hợp, không chỉ có công nghiệp mà có tất cả các ngành kinh tế khác nhau: Thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, thuỷ sản, văn hoá, thể thao, là sản phẩm mới mang tính đặc thù của Việt Nam, là đỉnh cao của sự phát triển lý luận thực tiễn về KCN, KCX, là sự tham khảo có chọn lọc các mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc [42].
1.5. VAI TRÒ CỦA CÁC KHU KINH TẾ
1.5.1. Đối với nước nhận đầu tư
1.5.1.1. Thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước
Môi trường đầu tư hấp dẫn, an toàn và có tính cạnh tranh cao là yếu tố để kích thích đầu tư và gia tăng khả năng thu hút vốn đầu tư. Trong khi môi trường đầu tư trong nước chưa hoàn thiện về thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng (CSHT) còn kém, các yếu tố về dịch vụ trung gian như tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải chưa phát triển đồng bộ, việc phát triển các khu kinh tế là điều kiện hình thành nên các địa bàn trọng yếu tạo ra những cơ chế tốt để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Tính đến năm 2006, các KCN, KCX đã thu hút được 2.367 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư là 113 nghìn tỉ đồng và 210 dự án vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 16.843 triệu USD, chiếm 45% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký [36]. Bên cạnh đó, các KCN, KCX còn là một trong những giải pháp để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Chính sách, Pháp luật của Nhà nước về phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước.
1.5.1.2. Góp phần đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động
Các khu kinh tế với những ưu thế của nó đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản về CSHT kinh tế xã hội cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và gắn liền theo đó là trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Chính vì vậy, cùng với sự phát triển cả quy mô lẫn chất lượng của các khu kinh tế, sức “hấp thu” công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài cũng ngày càng gia tăng. Cơ cấu sản phẩm và cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng chất xám và khoa học công nghệ cao. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.
1.5.1.3. Tạo ra việc làm tập trung và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Đóng góp to lớn về mặt xã hội của các khu kinh tế là đã giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động, trong đó phần lớn là lao động dư thừa ở các địa phương. Đến nay, việc thu hút lực lượng lao động nhiều nhất ở nước ta là từ các KCN, KCX. Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN, KCX đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp bốn lần so với thời kỳ trước (1991-1996). Tính đến tháng 6/2006 đã thu hút khoảng 865.000 lao động trực tiếp và khoảng 1,2-1,5 triệu lao động gián tiếp [36]. Ngoài ra, việc thu hút một lực lượng lao động lớn tại các khu kinh tế, sẽ tập trung được nguồn lực lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất, mặt khác với quy mô đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn đa quốc gia vị thế toàn cầu sẽ cần một lực lượng lao động chuyên môn và chất lượng cao trong nước, cũng như nguồn nhân lực ở nước ngoài. Khu kinh tế là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới - công nghệ áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Vì vậy, các khu kinh tế đóng góp quan trọng vào việc đào tạo, tập trung và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho nền công nghiệp hiện đại của đất nước.
1.5.1.4. Góp phần gia tăng xuất khẩu, cân bằng cán cân ngoại thương, tăng thu ngân sách Nhà nước
Trình độ công nghệ, trình độ quản lý tương đối cao, sự am hiểu và những mối quan hệ sẵn có với thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp khu kinh tế là cơ sở để các doanh nghiệp này thực hiện có hiệu quả chiến lược sản xuất kinh doanh hướng về xuất khẩu. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu kinh tế tăng trưởng khá đều đặn và tỷ trọng xuất khẩu luôn tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, riêng năm 2004, tổng kim ngạc