Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản là
ngành có khả năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền
kinh tế quốc dân. Nó tạo ra cơ sở vật chất cho toàn xã hội, cơ sở hạ tầng cho
nền kinh tế quốc dân, tăng cường tiềm lực kinh tế, lẫn quốc phòng cho đất
nước. Ngành xây dựng cơ bản có nhiều đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính
đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng và sản xuất xây dựng. Chúng có ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và quản lý tài chính trong ngành xây dựng.
- Sản phẩm xây lắp có tính chất cố định: Sản phẩm xây dựng sau khi hoàn
thành thì không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mà nơi sản xuất đồng
thời là nơi sử dụng công trình sau này. Do đó, các điều kiện địa chất, thuỷ văn,
cơ sở hạ tầng ở nơi địa điểm xây dựng công trình được lựa chọn có ảnh hưởng
rất lớn đến quá trinhf xây dựng và khai thác công trình, vì thế trong quản lý
kinh tế xây dựng phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, điều tra, khảo
sát để lựa chọn địa bàn xây dựng.
Mặt khác, do sản phẩm xây dựng cố định nên lực lựơng sản xuất của
ngành xây dựng thường xuyên di chuyển từ công trình này sang công trình
khác. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của người lao động, chi phí cho
khâu di chuyển đòi hỏi công tác quản lý xây dựng cơ bản phải đặc biệt chú ý.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài: Sản phẩm của xây
dựng cơ bản thường tồn tại và hoạt động trong nhiều năm và có thể tồn tại vĩnh
viễn. Đặc điểm này đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý chất
lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ điều tra, khảo sát, thiết kế cho đến thi
công, nghiệm thu và bàn giao công trình.
78 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Lũng Lô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
XÂY DỰNG LŨNG LÔ
MỤC LỤC
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. ......................................................................... 1
I. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. ... 1
1. Đặc điểm của nghành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến
quá trình hình thành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. ............................ 1
2 Chi phí sản xuất xây lắp. ............................................................................... 2
3. Giá thành sản phẩm xây lắp. ......................................................................... 6
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. ............... 8
II Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp xây lắp. ................................................................................................ 9
1. Những nhân tố khách quan. .......................................................................... 9
2. Những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp. .................................... 11
III. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm. ................................................................... Error! Bookmark not defined.
IV. Mục đích và ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm ở một doanh nghiệp . .......................................................................... 12
1. Mục đích phân tích chi phí và giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp. ..... 12
2. Ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở một doanh
nghiệp. ............................................................................................................ 12
3. Các phương pháp phân tích. ........................................................................ 15
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG
LÔ .................................................................................................................. 19
I. Khái quát chung về công ty xây dựng Lũng Lô. ...................................... 19
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty xây dựng Lũng
Lô… ............................................................................................................... 19
2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh của công ty. .................................... 20
3. Đặc điểm tổ chức và quy trình hoạt động chung ......................................... 21
4. Tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp tài cấp tài chính của Công ty. ............ 23
5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng Lũng Lô. ............................ 28
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng Lũng Lô trong
năm 2002-2003. .............................................................................................. 31
II Thực trạng về công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty xây dựng Lũng Lô. .......................................................... 34
1. Thực trạng công tác phân tích kinh tế ở công ty xây dựng Lũng Lô. ........... 35
2 Thực trạng phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây
dựng Lũng Lô. ................................................................................................ 35
Cộng ............................................................................................................... 47
III. Đánh giá công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
công ty xây dựng Lũng Lô. ........................................................................... 48
CHƯƠNG III HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG
LÔ .................................................................................................................. 50
I. Sự cần thiết và những yêu cầu hoàn thiện nội dung, phương pháp phân
tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng
Lũng Lô. ........................................................................................................ 50
II. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng lũng lô. ......... 52
III Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất tại
công ty xây dựng Lũng Lô. ........................................................................... 55
1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
ở công ty xây dựng Lũng Lô. .......................................................................... 55
2. Xây dựng mẫu biểu phục vụ cho công tác phân tích chi phí sản xuất. .. Error!
Bookmark not defined.
3. Hoàn thiện phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 70
IV Những điều kiện để thực hiện những nội dung hoàn thiện đã nêu ở
công ty xây dựng Lũng Lô. ........................................................................... 75
Trang
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
I. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây
lắp.
1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp ảnh
hưởng đến quá trình hình thành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản là
ngành có khả năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền
kinh tế quốc dân. Nó tạo ra cơ sở vật chất cho toàn xã hội, cơ sở hạ tầng cho
nền kinh tế quốc dân, tăng cường tiềm lực kinh tế, lẫn quốc phòng cho đất
nước. Ngành xây dựng cơ bản có nhiều đặc điểm riêng biệt xuất phát từ tính
đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng và sản xuất xây dựng. Chúng có ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và quản lý tài chính trong ngành xây dựng.
- Sản phẩm xây lắp có tính chất cố định: Sản phẩm xây dựng sau khi hoàn
thành thì không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mà nơi sản xuất đồng
thời là nơi sử dụng công trình sau này. Do đó, các điều kiện địa chất, thuỷ văn,
cơ sở hạ tầng ở nơi địa điểm xây dựng công trình được lựa chọn có ảnh hưởng
rất lớn đến quá trinhf xây dựng và khai thác công trình, vì thế trong quản lý
kinh tế xây dựng phải nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, điều tra, khảo
sát để lựa chọn địa bàn xây dựng.
Mặt khác, do sản phẩm xây dựng cố định nên lực lựơng sản xuất của
ngành xây dựng thường xuyên di chuyển từ công trình này sang công trình
khác. Điều đó có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của người lao động, chi phí cho
khâu di chuyển đòi hỏi công tác quản lý xây dựng cơ bản phải đặc biệt chú ý.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài: Sản phẩm của xây
dựng cơ bản thường tồn tại và hoạt động trong nhiều năm và có thể tồn tại vĩnh
viễn. Đặc điểm này đòi hỏi phải đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý chất
lượng sản phẩm trong tất cả các khâu từ điều tra, khảo sát, thiết kế cho đến thi
công, nghiệm thu và bàn giao công trình.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp: Quy mô của sản
phẩm xây dựng được thể hiện về mặt hiện vật là hình khối vật chất lớn, về mặt
giá trị là vốn nhiều. Kết cấu sản phẩm phức tạp, một công trình gồm các hạng
Trang
mục công trình, một hạng mục công trình có thể gồm nhiều đơn vị công trình,
một đơn vị công trình bao gồm nhiều bộ phận, các bộ phân công trình lại có
yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư, vật
tư, lao động, máy móc thi công nhiều và đòi hỏi phải có nhiều giải pháp thi
công khác nhau. Do vậy, trong quản lý xây dựng phải chú trọng kế hoạch khối
lượng, kế hoạch vốn đầu tư, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý.
- Thời gian xây dựng công trình dài: Điều này dẫn đến vốn đầu tư xây
dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng bị ứ đọng lâu. Các
tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như: thời tiết,
sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, giá cả thị trường… Công trình xây dựng dễ bị
hao mòn ngay khi hoàn thành, do sự phát triển của khoa học công nghệ nếu
thời gian thiết kế và thi công xây dựng dài. Điều này đòi hỏi các bên tham gia
phải chú trọng về mặt thời gian, phương thức thanh toán, lựa chon phương án,
tiến độ thi công phù hợp cho từng hạng mục công trình, toàn bộ công trình.
- Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc: Không bao giờ có hai công
trình xây dựng giống hệt nhau, bởi lẽ sản phẩm xây dựng được sản xuất theo
đơn đặt hàng, ngay sau khi hoàn thành sẽ được tiêu thụ ngay theo giá cả đã thoả
thuận giữa các bên tham gia. Điều này dẫn đến năng xuất lao động không cao,
gây khó khăn trong việc so sánh giá thành, mức hạ giá thành của sản phẩm xây
lắp.
- Hoạt động xây dựng chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của
điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng này thường xuyên làm gián đoạn quá trình thi
công, năng lực của doanh nghiệp không điều hoà, ảnh huưởng đến sản phẩm dở
dang, vật tư thiết bị thi công…Đặc điểm này yêu cầu doanh nghiệp xây dựng
phải lập tiến độ thi công, tổ chức lao động hợp lý để tránh thời tiết xấu, giảm
thiểu tổn thất do thời tiết gây ra, tổ chức cải thiện đời sống của người lao động.
Những đặc điểm trên đây của ngành xây dựng cơ bản cũng như sản phẩm
xây lắp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí và gía thành sản
phẩm xây lắp, đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải có các biện pháp, kế
hoạch chi phí và giá thành sản phẩm hiệu quả để không ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thực hiện được điều này,
trước hết chúng ta phải cùng tìm hiểu khái niệm về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm.
2. Chi phí sản xuất xây lắp.
2.1 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp.
Trang
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của cả 3 yếu tố: Tư liệu lao động,
đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất cũng chính là
quá trình tiêu hao của chính các yếu tố trên. Vì thế, sự hình thành nên các chi
phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không
phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sản xuất .
Trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất sản phẩm ra
thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Đó chính là quá trình doanh nghiệp phải bỏ
ra những chi phí nhất định, những chi phí đó biểu hiện dưới hình thức hiện vật
hay giá trị, đó là điiêù kiện vật chất bắt buộc để các doanh nghiệp có được thu
nhập. Do vậy,để tồn tại, phát triển và kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, các
doanh nghiệp phải tìm mọi cách để quản lý tốt chi phí của mình. Muốn vậy, các
nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nắm chắc bản chất và khái niệm chi phí sản
xuất. Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Ta có cách hiểu chung nhất về chi
phí sản xuất như sau :” Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp thực
tế đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh
nhất định”.
Đối với doanh nghiệp xây lắp: Doanh nghiệp xây lắp là một đơn vị kinh tế
cơ sở, có tư cách pháp nhân, được Nhà nước giao vốn có trách nhiệm sử dụng
vốn có hiệu quả, bảo toàn vốn, phát triển vốn và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
với Ngân sách nhà nước, hoạt động nhằm mục tiêu kinh tế Nhà nước giao.
Là một doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất
mang tính đặc thù, khác với các ngành sản xuất khác. Địa điểm sản xuất không
cố định, sản phẩm là những công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức
tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài phải lập dự toán cho từng công
trình, hạng mục công trình trước khi sản xuất, nơi sản xuất cũng chính là nơi
tiêu thụ.
Quá trình hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là sự kết hợp các
yếu tố của quá trình sản xuất đó là: Sức lao động của con người, tư liệu lao
động và đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất
hình thành nên các khoản chi phí tương ứng.Tương ứng với việc sử dụng
TSCĐ là chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với sử dụng nguyên vật liệu là chi
Trang
phí về nguyên vật liệu,tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí tiền
công, tiền lương…
Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí
về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh
nghiệp bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất
định.
Trong doanh nghiệp xây lắp ngoài hoạt động sản xuất xây lắp tạo ra các
sản phẩm xây lắp còn có các hoạt động khác. Do đó chỉ các khoản chi phí phát
sinh liên quan đến quá trình sản xuất xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp mới
được coi là chi phí sản xuất xây lắp.
2.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp.
Chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp phát sinh thường
xuyên trong quá trình sản xuất và bao gồm nhiêù loại, có nội dung, công dụng
và đặc tính khác nhau nên yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Vì
vậy, để quản lý tốt chi phí thì cần phải phân loại chi phí sản xuất xây lắp. Có
thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí sản xuất xây lắp.
Có nhiều cách phân chia chi phí sản xuất, song mỗi cách phân chia chi phí sản
xuất phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Tạo điều kiện sử dụng thông tin kinh tế nhanh nhất cho công tác quản lý
chi phí sản xuất phát sinh, phục vụ tốt cho công việc kiểm tra, giám sát chi phí
sản xuất của doanh nghiệp
- Đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả các
phương án sản xuất nhưng lại cho phép tiết kiệm chi phí hạch toán và thuận lợi
sử dụng thông tin hạch toán. Dưới đây trình bày các cách phân loại chi phí sản
xuất xây lắp chủ yếu.
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
sản xuất .
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công
dụng nhất định. Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích, công
dụng giống nhau được xếp vào cùng một khoản chi phí ,không cần xét đến
khoản mục chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào. Chi phí sản xuất xây lắp
được chia thành các khoản mục sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
Trang
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính,
vật liệu phụ, vật kết cấu, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo) cần thiết để
tạo nên sản phẩm xây lắp, không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sử
dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền công, tiền lương, các khoản
phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp, khoản mục này
không bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của
công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp và chi phí tiền lương nhân viên quản lý
đội, nhân viên điềukhiển máy thi công.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi
công phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình bao gồm: Chi
phí khấu hao máy thi công; Chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy
thi công; chi phí tiền lương của nhân viên điều khiển máy và phục vụ máy thi
công; Chi phí nhiên liệu và động lực dùng cho máy thi công và các khoản chi
phi khác liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như chi phí di
chuyển, tháo, lắp máy thi công … Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công
không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương nhân
viên điều khiển máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các
khoản chi phí trên phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: Lương
nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương
phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, nhân viên quản lý đội, công
nhân điều khiển máy thi công, Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt
động của tổ, đội và chi phí khác liên quan đến hoạt động của tổ, đội.
Phân loại chi phí theo tiêu thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho
từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở cho việc tính giá
thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch
giá thành.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mối quan hệ giữa chi
phí với đối tượng chịu chi phí .
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất xây lắp được chia thành chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí tực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu
chi phí. Những chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng
Trang
mục công trình như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí,
kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình
mà phải tập hợp riêng sau đó phân sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo các
tiêu chuẩn phân bổ.
Do mỗi loại chi phí có tác dụng khác nhau đối với mỗi loại công trình,
hạng mục công trình nên việc phân loại rõ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
có ý nghĩa thực tiễn cho việc đánh giá hợp lý chi phí và tìm biện pháp không
ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản
phẩm.
Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm thì chi
phí sản xuất của doanh nghiệp dược chia thành chi phí cố định (bất biến), chi
phí biến đổi (khả biến), chi phí hỗn hợp.
- Chi phí bất biến (hay còn gọi là định phí) là các chi phí mà tổng số
không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng của hoạt động sản xuất hoặc
khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Chi phí khả biến (hay còn gọi là biến phí) là những chi phí thay đổi về
tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mưc độ hoạt động, khối lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ.
- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí
và biến phí.
Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác
quản lý của doanh nghiệp, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết
định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngoài các cách phân loại chi phí sản xuất trên tuỳ thuộc vào yêu cầu công
tác quản lý chi phí sản xuất xây lắp có thể phân loại theo các tiêu chí khác
nhau: phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí, phân loại chi
phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với quy trình công nghệ, phân loại
theo thẩm quyền ra quyết định.
3. Giá thành sản phẩm xây lắp.
3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp.
Trang
Trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp phải bỏ ra các khoản chi
phí sản xuất , mặt khác kết quả sản xuất mà doanh nghiệp thu được là những
sản phẩm, công việc xây lắp nhất định đã hoàn thành. Những sản phẩm, công
việc xây lắp đã hoàn thành cần phải tính được giá thành thực tế, tức là những
chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống,
lao động vật hoá và các chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp
xây lắp bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công
trình theo quy định.
Sản phẩm xây lắp có thể là khối lượng công việc hoặc giai đoạn công việc
có dự toán riêng, có thể lá công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn
bộ. Khác với các doanh nghiệp sản xuất khác, giá thành sản phẩm xây lắp
mang tính chất cá biệt, m