Lạm phát là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỉ 20 và
đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế, dù có phát triển hay không. Milton
Friedman có một tuyên bố nổi tiếng: Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn
đề thuộc về tiền tệ, và chúng ta đã biết tiền tệ là công cụ điều tiết hiệu quả
các chính sáchvĩ mô của nền kinh tế. Vì thế thực trạng lạm phát hiện là
một vấn đề được quan tâm hàng đầu của cácnhà kinh tế khi hoạch định
các chính sách cho quốc gia.
41 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3221 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
…………..o0o…………..
Đề tài
Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90
2
LỜI DẪN
Lạm phát là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỉ 20 và
đụng chạm tới mọi hệ thống kinh tế, dù có phát triển hay không. Milton
Friedman có một tuyên bố nổi tiếng: Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn
đề thuộc về tiền tệ, và chúng ta đã biết tiền tệ là công cụ điều tiết hiệu quả
các chính sáchvĩ mô của nền kinh tế. Vì thế thực trạng lạm phát hiện là
một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế khi hoạch định
các chính sách cho quốc gia.
Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm, tình hình, thực trạng nền kinh tế
khác nhau. Kiềm chế lạm phát là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu
trong chính sách kinh tế của các nước nói chung và ở Việt Nam ta nói
riêng. Từ một nền kinh tế tập trung và chưa phát triển, Việt Nam chuyển
đổi sang kinh tế thị trường mà khó khăn đầu tiên phải đương đầu là lạm
phát. Lạm phát là thước đo độ đúng sai của các chính sách cải cách và đo
lường lòng tin của dân chúng và chính quyền trong xây dựng và phát triển
kinh tế. Vì chính mức độ lạm phát ít hay nhiều và khả năng kiềm chế đến
đâu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Rõ ràng ở
nước ta, trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề
lạm phát không những là một tiêu thức kinh tế mà còn mang cả ý nghĩa
chính trị nữa. Nước ta đã trải qua thời kì lạm phát cao kéo dài với những
ảnh hưởng nặng nề trong suốt thập kỉ 80, được coi như là hậu quả tất yếu
của cơ chế quản lí thiếu hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan của thời kì
chiến tranh. Những năm bước vào nền kinh tế thị trường, chúng ta đã vận
3
dụng một cách sáng tạo các công trình nghiên cứu lạm phát trên thế giới
vào điều kiện thực tế phù hợp với thực trạng lạm phát nước nhà. Đảng và
Nhà nước ta cũng xem đây là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như về
lâu dài, nên đã tiến hành cùng lúc nhiều biện pháp có kết quả về chính sách
kinh tế để kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế mà tình
hình kinh tế tài chính của nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được sự
ổn định và có chiều hướng tốt.
Nghiên cứu về lạm phát sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất cũng như
những tác động của nó, thúc đẩy hay kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh
tế diễn ra trên thực tiễn ở Việt Nam, từ đó mới có thể đưa ra được những
biện pháp hữu hiệu để đảm bảo vừa tăng trưởng kinh tế vừa kiềm chế lạm
phát ở mức tốt nhất.
Với tất cả kiến thức đã thu thập được từ môn học Lí thuyết tiền tệ ngân
hàng và những học hỏi từ thầy cô, bạn bè, sách báo... em xin được trình
bày trong đề tài Lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90. Trong khuôn khổ bài viết
có thể sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong được các thầy cô chỉ
bảo để em tiến bộ hơn trong những đề tài sau.
***
4
MỤC LỤC
Trang
Lời dẫn.
Nội dung.
I. Khái quát về lạm phát.
II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thập kỉ 90.
III. Các chỉ số đo lường lạm phát :
1. Chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
2. Chỉ số lãi suất.
3. Chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ (CPI).
IV. Một số giảI pháp kiềm chế lạm phát.
Kết luận
Danh mục tàI liệu tham khảo
1
3
5
11
13
16
27
33
34
5
Mục lục 41
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ LẠM PHÁT
6
Lạm phát từ lâu đã là căn bệnh chung cho mọi nền kinh tế, nhiều lí thuyết
được đưa ra để chẩn đoán cũng như xác định giải pháp khắc phục. Song
khi xem xét và giải quyết căn bệnh, chúng ta phải hiểu một cách đầy đủ về
nó. Vậy lạm phát là gì ?
Trong lịch sử, tình trạng lạm phát được coi là xảy ra khi nào khối lượng
tiền tệ lưu hành quá thừa đối với nhu cầu của nên kinh tế. Để xét đoán tình
trạng đó, các nhà kinh tế đã có nhiều định nghĩa về lạm phát, phù hợp với
trình độ hiểu biết ngày càng sắc. Các định nghĩa về lạm phát được đưa ra
thường tiếp cận từ hai khía cạnh chủ yếu. Loại thứ nhất là các định nghĩa
xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân, chẳng hạn lạm phát là quá
nhiều tiền đi săn quá ít hàng hoặc lạm phát là khi tiền lương danh nghĩa
tăng nhanh hơn năng suất lao động. Thực chất đây là đưa ra các giải thích
khác nhau về nguyên nhân lạm phát hơn là định nghĩa về lạm phát. Cách
tiếp cận thứ hai tập trung vào những ảnh hưởng của lạm phát và được sử
dụng phổ biến hiện nay: lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bình quân)
tăng lên. Đây là hiện tượng xảy ra ở tất cả các nước với mức biến động
khác nhau. Sự tăng lên của mức giá làm giảm giá trị tiền tệ được đo lường
bằng sức mua đối nội của nó. Mức biến động giá cả khác nhau giữa các
nước và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tỉ giá ngoại tệ và làm giảm sức mua đối
7
ngoại của đồng tiền. Đối nghịch với lạm phát là giảm phát khi mức giá cả
chung có xu hướng giảm xuống. Cả hai hiện tượng đều có thể gây những
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội.
Quan niệm trên được tóm tắt trong phương trình của Fisher:
MV = PY
Trong đó, M : số lượngtiền tệ trong lưu thông.
V : tốc độ lưu thông tiền tệ.
P : giá trị trao đổi của tiền tệ.
Y: hàng hoá, dịch vụ (kể cả chứng khoán) trên thị trường.
Nếu M tăng thêm, trong khi Y vẫn giữ vững thì tất nhiên P sẽ tăng. Thêm
vào đó, nếu V tăng thì P càng tăng nhanh và không giới hạn.
Hiện tượng lạm phát là như vậy song nguyên nhân của nó là gì ? Sau nhiều
năm nghiên cứu tìm tòi, các nhà kinh tế đã phân biệt hai nguyên nhân cơ
bản gây ra lạm phát như sau:
* Lạm phát do cầu kéo. Đây là nguyên nhân do tổng cầu (AD) tăng lên
vượt quá mức cung ứng hàng hoá của xã hội đẫn đến áp lực làm tăng giá.
Các lí do cụ thể là:
Chi tiêu của Chính phủ tăng lên (chi phúc lợi xã hội, trợ cấp thất
nghiệp...).
8
Chi dùng của các hộ gia đình tăng lên (có thể do thu nhập thực tế tăng
hoặc do lãi suất giảm).
Nhu cầu đầu tư tăng xuất phát từ dự đoán về triển vọng phát triển kinh
tế, khả năng mở rộng thị trường hoặc lãi suất đầu tư giảm.
Do chính sách tiền tệ mở rộng làm cho cả lượng tiền cơ sở và mức cung
tiền tăng lên.
Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của nước ngoài như tỉ giá, giá cả hàng
hoá nước ngoài so với hàng hoá cùng loại ở trong nước...
* Lạm phát chi phí đẩy. Đặc điểm quan trọng nhất của lạm phát chi phí đẩy
là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt
quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hoá
của xã hội. Chi phí sản xuất có thể tăng lên do:
Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng năng suất lao động.
Sự tăng lên của mức lợi nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng
hoá lên cao.
Giá nội địa của hàng khập khẩu tăng lên do giá trị của đồng nội tệ giảm
so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng...
Thuế và các khoản nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước tăng....
9
II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THẬP KỈ 90.
Trong giai đoạn này, lạm phát ở Việt Nam là lạm phát vừa phải, nghĩa là
lạm phát ở mức một con số, xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm. Hiện ở phần
nhiều các nước phát triển lạm phát được duy trì ở mức vừa phải, tỉ lệ là bao
nhiêu còn tuỳ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế và môi trường
chính sách tiền tệ từng thời kì. Với điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng
chậm (thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn chút ít), tác
hại của nó là không nguy hiểm mà trái lại có tác dụng kích thích sản xuất,
thúc đẩy các hoạt động đầu tư.
Thập kỉ 90 này tỉ lệ lạm phát ở nước ta đạt dưới một chữ số cùng với tốc
độ tăng trưởng bình quân 8,6%/năm. Để hiểu được thực trạng lạm phát
trong thập kỉ 90, chúng ta có thể xem xét và phân tích các số liệu về tỉ lệ
lạm phát qua các năm trong bảng.
Tỉ lệ lạm phát (tính theo tháng)
Đơn vị : %
năm
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
10
tháng
1 2,9 13,
2
4,4 1,7 1,8 3,8 0,9 0,8 1,6 1,7
2 3,8 8,7 5,5 1,9 3,7 3,4 2,5 1,8 2,2 1,9
3 1,9 0,5 0,5 -0,5 -0,4 0,2 0,8 -0,5 -0,8 -0,7
4 2,5 2,2 0,9 -0,2 0,3 1,0 0,1 -0,6 1,6 -0,6
5 2,6 3,0 1,3 1,5 0,6 1,8 -
0,5
-0,5 1,4 -0,4
6 2,1 1,7 0.1 -0,3 0,9 0,8 -
0,5
0,1 0 -0,3
7 3,6 2,5 0,3 -0,2 0,2 0 -
0,7
0,2 -0,5 -0,4
8 5,8 3,4 0,3 0,5 0,9 0,3 -
0,4
0,1 1,1 -0,4
9 4,3 3,7 0 -0,1 1,6 0,5 0,3 0,6 1,0 -0,6
10 6,1 2,8 -0,2 -0,3 1,3 0,1 0,1 0,3 0,3 -1,0
11 7,9 5,6 1,9
8
0 1,7 0,1 0,9 0,3 0,1 0,4
11
12 - 6,0
6
1,3
5
1,2 1,1 0,3 1,0 1,0 0,8 -
Công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta thời gian qua đã thu được những kết
quả bước đầu rất khả quan, tạo niềm tin trong dân chúng cũng như các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Nhưng nhiều người cũng lo sợ khả năng nền
kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thiểu phát và khó có thể thoát ra
khỏi vòng xoáy này. Tính xác thực của nó là hết sức rõ ràng, được thể hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế giảm sút trong thời gian gần đây. Biểu đồ
trên cho ta thấy tỉ lệ lạm phát thập kỉ 90 là luôn biến đổi với xu thế giảm
dần nhưng đôi khi vẫn có sự tăng lên đáng kể.
*Thời kì hai năm đầu 1990-1991.
Nhìn lại thời kì 1990-1991 tái lạm phát, hai nhân tố trực tiếp có liên quan
đến việc tăng đáng kể lạm phát hai chữ số (trên 60%/năm) là:
1. Ảnh hưởng có tính quyết định của thị trường quốc tế về sự thay đổi
căn bản thị trường xuất nhập khẩu, quan hệ kinh tế đối ngoại. Do biến
động chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu, khu vực tập
trung tuyệt đại bộ phận kim ngạch XNK của Việt Nam và cũng là khu vực
cung ứng các nguồn tài chính chủ yếu cho Việt Nam gần như bị cắt đứt
hoàn toàn. Hơn nữa, kim ngạch xuất khẩu qua khu vực I (đồng rúp) năm
12
1991 chỉ hơn 18% (so với năm 1986) và 10% (so với năm 1989), trong khi
kim ngạch nhập khẩu tương ứng là 20% và 17%. Sự kiện chiến tranh vùng
Vịnh làm cho giá xăng dầu tăng đột ngột, ảnh hưởng khá nặng nề đến lạm
phát. ở Việt Nam, trong quý III-1990 giá xăng dầu được điều chỉnh và làm
tăng giá điện cũng như giá một loạt hàng nhập khẩu.
2. Các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến tình trạng lạm
phát. Tuy chỉ tiêu tăng trưởng GDP và các bộ phận hợp thành nó trong
năm 1990 và cả năm 1991 đều có tốc độ tăng khá cao nhưng do ảnh
hưởng chủ yếu của những biến động trong quan hệ quốc tế đã làm thay
đổi trong cán cân thương mại và cán cân thanh toán.
*Thời kì hai năm tiếp theo 1992-1993.
Đánh dấu một xu thế mới về diễn biến lạm phát ở Việt Nam. Trong giai
đoạn này tốc độ tăng giá và lần đầu tiên xuất hiện lạm phát một con số
(tháng 11/1993, tỉ lệ lạm phát là 0%). Những nhân tố tác động đến việc hạ
thấp nhanh chỉ số lạm phát đó là:
1. Kết quả của công cuộc đổi mới trong suốt 7 năm qua đã tạo ra những
chuyển biến tích cực trong cơ cấu và cơ chế kinh tế theo hướng kinh tế
thị trường, tạo động lực thúc đẩy tổng sản phẩm trong nước GDP tăng
nhanh.
13
2. Sự tăng trưởng GDP có xu hướng đáp ứng quỹ tiêu dùng và từ năm
1991 nền kinh tế bắt đầu có tích luỹ, đến năm 1993 đạt gần 10%. Điều
này cho thấy đã có bước ngoặt trong lịch sử kinh tế Việt Nam, sản xuất
nông nghiệp tăng mạnh, giải quyết được vấn đề lương thực.
3. Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt, từ nhập siêu liên tục chuyển
qua thời kì cân bằng (nhập siêu ở mức độ không đáng kể, kim ngạch
XNK đạt trên 6 tỉ USD và bằng 118% tổng kim ngạch năm 1990, xấp xỉ
bằng 140% năm 1991)
4. Cán cân thanh toán bắt đầu có khả năng hoàn thành dự trữ ngoại tệ, làm
cho quỹ điều hoà và điều hành tỉ giá hối đoái được chủ động.
5. Các biện pháp hạn chế sự tăng quá mức của cầu đã đem lại những kết
quả tức thời: hạn chế chi tiêu ngân sách, khơi tăng nguồn thu, giảm bội
chi, hạn chế và tiến tới ngừng phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách.
6. Từ năm 1990 đã bắt đầu thực hiện cuộc cải cách hệ thống ngân hàng
theo hướng chuyển từ đơn cấp sang hai cấp. Chính sách lãi suất thực
dương, chính sách một tỉ giá sát với tỉ giá thị trường, tỉ giá hối đoái thực
tế và việc khắc phục lạm phát từ kênh tín dụng đã góp phần quan trong
trong ổn định và phát triển kinh tế, chống lạm phát.
14
7. Do kết quả chính sách đổi mới và mở cửa, hàng hoá nước ngoài vào
Việt Nam ngày càng nhiều góp phần cân đối tiền-hàng. Dù Mĩ vẫn duy
trì cấm vận nhưng luồng ngoại tệ từ xuất khẩu, đầu tư trực tiếp, dịch vụ,
tín dụng, viện trợ và các kênh phi mậu dịch vẫn được đưa vào nước ta
như một thứ hàng hoá có giá làm tăng khả năng đáp ứng của cung ứng
đối với tiêu dùng.
* Năm 1994, tiếp tục kiểm soát lạm phát đồng thời thực hiện nhiệm vụ cân
bằng tăng trưởng kinh tế đi đôi với chuyển biến mạnh mẽ về ổn định và
tăng cường quốc phòng, an ninh xã hội.
* Năm 1995, lạm phát tiếp tục biến động và chủ yếu có xu hướng giảm,
mức thấp nhất là 0% vào tháng 7.
* Bắt đầu từ năm 1996, nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát, cuối quý I giá
cả giảm liên tục và chuyển sang âm. Đến quý IV giá mới nhích lên do
được điều chỉnh mức tăng của tổng phương tiện thanh toán.
* Năm 1997, cơn bão khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á đã cuốn các
nước trong khu vực rơi vào vòng xoáy của nó. Việt Nam tuy không chịu
tác động trực tiếp nhưng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
* Năm 1998, mức gia tăng lạm phát 9,2% gấp khoảng 2,5 lần năm 1997,
chấm dứt thời kì thiểu phát tiền tệ kéo dài 2 năm (1996-1997). Sở dĩ lạm
15
phát năm này tăng mạnh là do biến động và gia tăng các yếu tố kích cầu
của nền kinh tế, tuy phân tán, rời rạc và chưa nồng độ (liên quan đến bố trí
cơ cấu đầu tư, chi tiêu ngân sách, giảm khung thuế tiêu thụ đặc biệt, tăng
ưu đãi tín dụng, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo...) cũng bắt đầu phát huy
tác dụng.
* Năm 1999, lạm phát là 0,1% - đây là năm lạm phát thấp chưa từng thấy
từ trước tới nay. Các nhà kinh tế đã ví lạm phát nhẹ đối với nền kinh tế
giống như “chất nhờn” giúp cỗ máy không bị hoen rỉ và hoạt động êm ả
hơn. Tiền tệ cung ứng nhiều hơn so với khối lượng hàng hoá tăng lên trong
năm là nguyên nhân của lạm phát vừa phải, giúp nền kinh tế ổn định và
GDP tăng trưởng nhanh.
* Dự tính năm 2000 này tỉ lệ lạm phát ở nước ta sẽ được kiểm soát ở mức
6% , tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,5-6%.
Trong khoảng 10 năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong
kiểm soát lạm phát nhưng lại có ít kinh nghiệm trong chống thiểu phát.
Một số nguyên nhân tạo nên lạm phát thấp trong năm 1999, đặc biệt
thiểu phát ở 8 tháng cuối năm:
1. Thiểu phát đã được báo trước. Theo báo cáo thường niên năm 1998 của
NHNN Việt Nam, khối lượng tiền cung ứng năm 1998 tăng 23,9% so
16
với năm 1997 nhưng thấp hơn số tiền cung ứng năm 1996 là 2,2%.
Cũng theo báo cáo, khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng 7,4% so
với năm 1997 nhưng con số tăng thấp nhất so với nhiều năm trước đó.
Cuối năm 1998, tiền mặt trong lưu thông chiếm tỉ trọng 26,6% tổng
phương tiện thanh toán, giảm 4,2% so với năm 1997. Trong khi thanh
toán qua ngân hàng giữa nhân dân với doanh nghiệp, với Nhà nước
hoặc ngược lại hầu như không đáng kể, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn tại
các NHTM chiếm tỉ trọng 50,6% tổng phương tiện thanh toán, tăng
9,2% so với năm 1997. Đó là những dấu hiệu cảnh báo thiểu phát sẽ đến
trong năm 1999.
2. Vai trò của ngân hàng chống thiểu phát trong 8 tháng liên tục là không
nhạy bén. Việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như hạ lãi
suất cho vay, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHTM, hạ lãi suất tái
cấp vốn... chỉ được thực hiện trong 6 tháng cuối năm.
17
Biểu đồ lạm phát năm 1999tỉ lệ %
-1
-0.5
0
0.5
1
1.5
2
T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tóm lại, năm 1999 là năm mà thực trạng lạm phát Việt Nam được quan
tâm nhiều nhất vì đã xuất hiện những hiện tượng ít thấy từ trước tới nay.
Khi nhìn nhận vấn đề này đã có nhiều quan điểm tiếp cận theo từng góc độ
khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều thấy rằng lạm phát trong 11 tháng
đầu năm 1999 chỉ đạt mức -0,4%, trung bình mỗi tháng khoảng 0,036%.
So với cùng kì các năm từ năm 1990 trở lại thì con số này là đáng khích lệ,
vậy giảm phát có phải là một lợi thế kinh tế ? Nhìn nhận vấn đề ở góc độ
mang tính học thuật và tích cực hơn, thì hiện tượng lạm phát thấp như vậy
chưa hẳn là điểm xấu, mà trên thực tế đã và đang là những cơ hội lớn nhằm
tiến hành các giải pháp điều chỉnh chính sách chiến lược về điều hành kinh
tế vĩ mô.
Tỉ lệ lạm phát trong thập kỉ 90
18
tỉ lệ %
0
10
20
30
40
50
60
70
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Trước hết, lạm phát thấp gần như là điều kiện cơ bản nhất mang lại cơ hội
giảm dần lãi suất tiền gửi và tiền vay, để một mặt vừa phù hợp với thông lệ
quốc tế, mặt khác trả lại cho lãi suất chức năng quan trọng nhất là công cụ
hỗ trợ tăng trưởng. Tất nhiên không thể suy luận vấn đề một cách đơn giản
theo kiểu giảm phát bao nhiêu thì điều chỉnh lãi suất bấy nhiêu bởi lãi suất
là một biến số cực kì phức tạp và NHTƯ phải có trách nhiệm tính toán
nhiều khía cạnh trong mối tương quan đồng bộ với trình độ phát triển của
nền kinh tế để công bố một mức lãi suất phù hợp. Nhớ lại đầu thập niên 90,
trong giai đoạn siêu lạm phát với chỉ số giá có lúc vượt quá hai con số, lãi
suất tiền gửi tiết kiệm đạt mức kỉ lục 13%/tháng (tức 156%/năm) còn lãi
suất tiền vay xấp xỉ 15%/tháng (180%/năm) thì chúng ta mới thấy được tác
hại do lạm phát gây ra dường như quá sức chịu đựng của nền kinh tế. Qua
19
nhiều lần điều chỉnh, lãi suất tiền gửi hiện nay vào khoảng 0,5%/tháng
(6%/năm) và lãi suất tiền vay là 0,9%/tháng (10,8%/năm), so với một số
ngoại tệ mạnh trên thế giới thì lãi suất ở nước ta vẫn còn khá cao, tuy nhiên
trong khu vực thì mức này là vừa phải. Điều này cho phép chúng ta có cơ
sở để kết luận rằng nền tài chính-tiền tệ Việt Nam đang bước vào giai đoạn
thay đổi mang tính bước ngoặt, và từ nền tảng này chúng ta sẽ tự tin hơn
khi hội nhập với thế giới.
III.CÁC CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT
1. Chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nền kinh tế thị trường của ta hiện nay đang có những chuyển biến theo xu
hướng tốt. Thập kỉ 90 ở nước ta, công cuộc đổi mới nền kinh tế theo cơ chế
thị trường có sự quản lí vĩ mô của Nhà nước đã đạt được nhịp độ tăng
trưởng tương đối đều và bắt đầu có tích luỹ, đầu tư được mở rộng, sản xuất
lưu thông phát triển.
Chỉ số này đo lường mức giá bình quân của tất cả các hàng hoá, dịch vụ
tạo nên tổng sản phẩm quốc nội. Nó được xác định theo công thức sau:
GDP danh nghĩa
20
Chỉ số giảm phát GDP = ------------------------
GDP thực tế
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ 1990-1999
Năm
Tốc độ tăng GDP (%)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
5,10
5.96
8,65
8,07
8,83
9,54
9,34
8,15
5,80
5,00
Tham khảo những con số trên chúng ta thấy vào thời kì 1990-1996, nhờ
chính sách mở cửa mà sức lao động được giải phóng, kinh tế nước ta đã
21
tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nhưng khi quy mô kinh tế lớn dần, sự tăng
trưởng có chiều rộng bắt đầu có sự hạn chế và những yếu kém bộc lộ rõ
nét, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á năm 1997
đã cuốn nhiều nước trong khu vực vào vòng xoáy của nó. Việt Nam tuy
không trực tiếp bị ảnh hưởng song do có quan hệ thương mại, mậu dịch,
đầu tư với các nước bị khủng hoảng nên cũng phải chịu sức ép không nhỏ,
tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại. Nếu năm 1997 tốc độ tăng
trưởng đạt tới 8,15% thì đến quý I năm 1999 chỉ còn 4% và cả năm 1999 là
khoảng 5%. Vì thế nhiều người cho rằng quý I năm 1999 nói riêng và cả
năm nói chung là đáy của sự giảm tốc độ tăng trưởng.
Tác động của cuộc khủng hoảng đã đưa đến những tổn thất cho nền kinh tế
trên các mặt:
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm sút gây ra sự hẫng hụt lớn trong đầu
tư phát triển.
Thu nhập, sức mua của người dân giảm dẫn đến sức tiêu thụ hàng hoá
trên thị trường giảm, làm cho các nhà sản xuất và cung ứng dịch vụ gặp
rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Nền kinh tế từ chỗ luôn phải đối phó với tình trạng lạm phát thì nay
phải đề phòng nạn giảm phát.
22
Thu nhập của đại bộ phận dân cư trong năm không tăng, nạn thất nghiệp
tràn lan.
Sức sản xuất t