Luận văn Mẫu tính trong văn hóa Việt

Luận văn sau đây nhằm tìm hiểu lối suy tư Việt dựa trên nguyên lý mẫu tính. Lối suy tư mẫu tính tức lối tư duy theo một quy luật xây trên tầm quan trọng của các yếu tốù sinh, dưỡng, dục và lạc. Bài này phân thành ba phần chính. Phần thứ nhất đặt lại vấn đề của bản sắc văn hóa Việt. Có phải nền văn hóa này là một nền văn hóa mẫu hệ, nông nghiệp, hay âm tính? Hay đó là một nền văn hóa với một lối tư duy cá biệt mà chúng tôi gọi là lối tư duy theo nguyên lý mẫu tính? Ðể làm rõ vấn đề, phần thứ hai phân tích các văn bản, dữ kiện hay hiện tượng liên quan tới lối suy tư chung của người Việt về phụ nữ, và về lối suy tư của phụ nữ Việt. Phần thứ ba cố gắng hệ thống hóa kết quả những phân tích trên để tìm ra một nguyên lý chung trong lối suy tư Việt. Nguyên lý này được chúng tôi gọi là nguyên lý mẫu tính trong Việt triết

doc28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mẫu tính trong văn hóa Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU TÍNH TRONG VĂN HÓA VIỆT THE METAPHYSICAL PRINCIPLE OF MATERNITY IN VIETNAMESE CULTURE Trần Văn Ðoàn Bản Tóm Lược    Luận văn sau đây nhằm tìm hiểu lối suy tư Việt dựa trên nguyên lý mẫu tính. Lối suy tư mẫu tính tức lối tư duy theo một quy luật xây trên tầm quan trọng của các yếu tốù sinh, dưỡng, dục và lạc.    Bài này phân thành ba phần chính. Phần thứ nhất đặt lại vấn đề của bản sắc văn hóa Việt. Có phải nền văn hóa này là một nền văn hóa mẫu hệ, nông nghiệp, hay âm tính? Hay đó là một nền văn hóa với một lối tư duy cá biệt mà chúng tôi gọi là lối tư duy theo nguyên lý mẫu tính? Ðể làm rõ vấn đề, phần thứ hai phân tích các văn bản, dữ kiện hay hiện tượng liên quan tới lối suy tư chung của người Việt về phụ nữ, và về lối suy tư của phụ nữ Việt. Phần thứ ba cố gắng hệ thống hóa kết quả những phân tích trên để tìm ra một nguyên lý chung trong lối suy tư Việt. Nguyên lý này được chúng tôi gọi là nguyên lý mẫu tính trong Việt triết. Abstract    This paper proposes to understand the Viet-way of thinking as a kind of logic based on the metaphysical principle of maternity. Maternal principle is constructed from practical values and based on the existential order of fundamental factors like life-giving, life-raising, life-forming (educating) and pleasure-generating.    The work consists of three parts: The first part clarifies the still controversial issue of whether Vietnamese culture is matriarchal, agricultural and feminine, or whether it is a culture of a particular essence based on the metaphysical principle of maternity. To argue for the latter, the second part is an exploration of the diverse ways of thinking about the role of woman hidden in popular literature, and in the works of female writers. The last part attempts to discover from these diverse thinkings a common matrix which determines the Viet-way of thinking. This common matrix is identified by us as the metaphysical principle of maternity. MẪU TÍNH TRONG VĂN HÓA VIỆT THE METAPHYSICAL PRINCIPLE OF MATERNITY IN VIETNAMESE CULTURE Trần Văn Ðoàn§ Dâng Về Hiền Mẫu ! Dulcis Mater mea ! 1. DẪN NHẬP : MẪU TÍNH, ÂM TÍNH VÀ NỮ TÍNH    Ða số những nhà nghiên cứu Việt học đều nhận ra được một đặc tính tất yếu của nền văn hóa Việt, đó là ảnh hưởng tối quan trọng của người phụ nữ trong xã hội Việt. Nhiều giả thuyết đã được đề ra. Giả thuyết thường thấy hơn cả, đó là xã hội Việt cổ đại vốn là một xã hội mẫu hệ. Chỉ từ khi bị văn hóa Nho giáo khống trị, nên mới đổi thành phụ hệ. Tuy bị ảnh hưởng của văn hóa Bắc, nhưng trên căn bản, xã hội Việt vẫn là một xã hội nông nghiệp, nên tầm quan trọng của vai trò của phụ nữ vẫn không phai nhạt bao nhiêu. Ðể bảo vệ luận đề trên, các nhà nghiên cứu nêu ra chứng tích của những anh hùng dân tộc như hai bà Trưng, bà Triệu, vân vân. Họ cũng chứng minh qua ngữ học, cho thấy là ngôn ngữ Việt vốn xây dựng trên âm tính. Hoặc họ dựa vào thần thoại hay nhân thoại, hay những trang dã sử. Và lẽ dĩ nhiên, họ dựa trên văn bản dân gian như cao dao tục ngữ thường đề cao vai trò của người phụ nữ, hay chế nhạo những bậc nhi quân anh hùng sợ vợ. Những giả thuyết trên, một phần nào đó, hẳn có cơ sở. Tuy vậy, chúng vẫn chưa đủ để chứng minh: (1) xã hội Việt khác với các xã hội khác, bởi lẽ tuyệt đại đa số các xã hội đều theo mẫu hệ vào thuở sơ khai, và tuyệt đại đa số ngôn ngữ đều lấy âm tính để diễn tả sự, vật, người… mang tính chất mềm mỏng, êm đẹp, dịu dàng, vân vân. (2) Tương tự, những giả thuyết trên càng không thể chứng minh được vai trò đặc biệt của phụ nữ trong xã hội Việt. Bởi lẽ một vài người phụ nữ chưa phải, và càng không thể đại biểu cho tất cả giới phụ nữ. Chúng ta không được phép chỉ lấy một vài nhân vật đại biểu để rồi phổ quát thành tất cả. Một lối suy tư như thế không những sai nguyên tắc khoa học, mà còn tạo ra cái nguy hại bóp méo lịch sử. Người ta sẽ đặt nghi vấn về sự chính đáng trong việc chọn lựa một vài phụ nữ đẹp đẽ, tài ba làm đại diện. Tại sao ta không thể lấy một vài người phụ nữ (tai tiếng hay xấu xí) như mụ Tú Bà, Chung Vô Diệm, và coi họ như là đại biểu nữ giới? Tại sao chúng ta không được phép đưa bà Trần Lệ Xuân hay bà Nguyễn Thị Minh Khai ra làm đại biểu cho tất cả nữ giới tại miền Nam hay miền Bắc? Nếu không thể làm như vậy được, thì ta cũng đâu có lý do chỉ chọn một vài phụ nữ anh hùng (như hai bà Trưng, bà Triệu), thông minh tài cán (như Ðoàn Thị Ðiểm, Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương) để đại diện tất cả nữ giới Việt. Chúng ta chỉ có thể nói, hai bà Trưng, bà Triệu là những người góp sức tạo ra (chứ không phải tạo lên) lịch sử Việt. Tuy nhiên, ba Bà, giống như hai cô Giang, Bắc, chỉ là những cá nhân đơn độc, không thể đồng hóa họ với toàn thể nữ giới Việt. Vả lại, nếu cho ba bà là tất cả lịch sử, hay đại diện cho tất cả nữ giới Việt, thì lịch sử của các nền văn hóa khác cũng có thể yêu sách y hệt như thế. Họ cũng có một số phụ nữ tương tự. Các nữ thần Hy lạp như Sophia, Athina, Venus, Hermes, Siren…, thánh Jeanne d’Arc của Pháp, nữ hoàng Maria-Theresia của Aùo, rồi các tiền nhân như bà Nữ Oa, nữ thần Mộc, hay nữ hoàng Võ Tắc Thiên, thái hậu Từ Hi của Trung Hoa đã ảnh hưởng tới lịch sử các nền văn hóa của những nước trên rất nhiều. Nhưng đâu có thể vì thế, mà chúng ta dám cả quyết là các dân tộc trên theo mẫu hệ, hay lối suy tư của họ mang âm tính hay nữ tính. Và nếu quả thật chúng ta có thể coi các kiệt nữ này đại biểu lịch sử của họ, thì lịch sử Việt đâu có khác các lịch sử khác là bao. (3) Thêm vào khó khăn trên, chúng ta còn thấy rằng, lối nhìn dân gian về vai trò của phụ nữ vốn đa chiều, nhiều khi rất mâu thuẫn. Người Việt không nhất thiết chỉ đề cao phụ nữ mà thôi, nhưng cũng thường châm biếm họ. Thí dụ, nếu người Việt có câu “Nhất vợ nhì Trời ba mới tới ta” thì họ cũng có những câu nói khác ngược hẳn lại như: “Ðàn ông sâu sắc trong đời,  Ðàn bà cạn xợt như khôi cát lồi.”  Hay: “Cô khoe ăn hiếp được chồng, Ðến khi chồng bỏ chổng mông mà gào.”    Ý thức được những khó khăn như đã trình bày ở trên, chúng tôi đi theo một lối tiếp cận khác. Thay vì đặt trọng tâm vào vai trò của người phụ nữ, hay về nữ tính hoặc âm tính, chúng tôi đặt lại câu hỏi về lối suy tư của người Việt: người Việt suy tư như thế nào về thế giới của họ, về con người của họ, về cách sống của họ? Có phải họ suy tư theo lối suy tư của nữ giới, theo âm tính, theo nữ tính? Hay là họ suy tư một cách đặc biệt, theo nguyên lý sinh, nguyên lý dưỡng, nguyên lý dục, nguyên lý lạc? Chúng tôi nghiêng về lối suy tư sau. Lối suy tư này đã từng được chúng tôi khai quật phần nào trong Việt Triết Luận Tập và trong các bài viết gần đây. Ðó chính là lối suy tư mà chúng tôi gọi là lối suy tư mẫu tính. Trong bài viết sau đây, tác giả xin đi sâu hơn vào lối suy tư mẫu tính này. Người viết chủ trương rằng, chính mẫu tính chứ không phải là âm tính (hay nữ tính) mới là bản chất căn bản của Việt tính. Ðể tránh ngộ nhận, chúng tôi cần minh định nơi đây, đó là mẫu tính đều thấy trong hai tính, cả nam lẫn nữ. Tuy vậy, như chúng tôi sẽ chứng minh, nữ tính, hơn nam tính, càng gần với mẫu tính hơn, bởi lẽ nữ tính có đủ các đặc tính sinh, dưỡng, dục, lạc, vân vân, trong khi nam tính không có trực tiếp sinh, nhưng chỉ có cộng sinh tức tham dự vào sinh mà thôi. Thế nên chỉ khi nhận ra được mẫu tính, chúng ta mới có thể hiểu được lối suy tư Việt, và từ đó, nhận ra được vai trò tối quan trọng của nữ tính trong nền văn hóa Việt, bởi lẽ người phụ nữ Việt càng gần gũi hơn với lối suy tư này. Như vậy, để trả lời câu hỏi về vai trò của người phụ nữ Việt, chúng ta trước hết phải có một cái nhìn về lối suy tư mẫu tính của người Việt.    Bàn về mẫu tính trong văn hóa Việt không phải là một câu chuyện tiếu lâm trong lúc trà dư tửu hậu, song là một luận thuyết rất quan trọng. Chúng tôi ý thức rằng, nếu có thể chứng minh được nền văn hóa Việt xây dựng trên mẫu tính, chúng ta không những có thể hiểu được sự khác biệt (hay xung đột) giữa Việt và ngoại Việt, thí dụ Việt và Hán, Việt và Hoa, Việt và Tây phương, vân vân, mà còn có thể hiểu được cơ cấu, cách thức sống, cũng như thế giới cảm quan của họ. Và như vậy, lối suy tư mẫu tính đòi buộc ta phải phản tỉnh lại tất cả hệ thống, tổ chức, trật tự của xã hội hiện hành, những tổ chức dựa trên phụ tính, tức dựa trên sức mạnh, duy lý, duy trí, và quyền lực. Sự xung khắc giữa mẫu tính và phụ tính có lẽ là nguyên do chính giải thích sự xung đột giữa người phương Nam và người phương Bắc (các huyền thoại Lạc Long Quân - Aâu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Trọng Thủy - Mỵ Châu), giữa yếu tính “cứng” và yếu tính “mềm,” “đặc” và “rỗng” như thấy trong trống đồng Ðông Sơn. Trong bài này, chúng tôi tiếp tục khai thác và phê bình luận đề của triết gia linh mục Kim Ðịnh (1914-1997) về nguyên lý mẹ và phát triển mẫu tính thành một nguyên lý, giúp ta hiểu bản sắc của nền văn hóa Việt. Theo Kim Ðịnh, chính cái nguyên lý mẹ này mới xứng đáng mang tên minh triết bởi lẽ nó có đủ khả năng ”nối kết hai thái cực lại với nhau.” 2. LỐI SUY TƯ VỀ PHỤ NỮ VIỆT    Trước khi bàn về lối suy tư của phụ nữ Việt, người viết xin thú nhận là vì không đủ tư liệu, nhất là những tác phẩm văn chương do các tác giả phụ nữ viết, nên công việc phân tích giới hạn vào các văn bản quen thuộc như Truyện Kiều, và nhất là vào văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ và phong dao. Chính vì thế mà luận đề mẫu tính mà chúng tôi trình bày sau đây mang tính chất tạm thời, cần phải được kiểm chứng lại qua những văn kiện, văn bản đầy đủ hơn trong tương lai.    Trong tác phẩm Tìm Hiểu Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, giáo sư Trần Ngọc Thêm viết:  “Về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ). Lối sống tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.” Lối thẩm định như trên phản ánh cái nhìn chung thấy nơi các nhà nghiên cứu Việt học. Quả thực, trong xã hội Việt mà đa số các học giả như Tiến sỹ Vũ Ðình Trác, giáo sư Trần Quốc Vượng, học giả Phan Ngọc, hay tác giả họ Trần cho là xã hội nông nghiệp, phụ nữ nắm một vai trò rất quan trọng. Nếu so sánh với các xã hội nông nghiệp hay công nghiệp khác thì “địa vị phụ nữ Việt Nam phải nói là cao, nếu không nhất thì cũng vào hạng nhất” hay “ngang với chồng.” Câu hỏi mà chúng ta đặt ra nơi đây, đó là, nếu quả thật người phụ nữ Việt giữ một vai trò tối quan trọng như vậy, thì phải có một cái nguyên lý nào đó giải thích sự kiện này. Ðó có phải là do xã hội mẫu hệ, hay vì xã hội nông nghiệp, hay vì một lý do nào khác?    Theo thiển kiến của người viết, thì những yếu tố trên không phải không có, nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, nếu chúng là những yếu tố duy nhất thì tại sao cùng sống trong xã hội nông nghiệp, nhưng phụ nữ Việt lại cao “vào hạng nhất” trong khi phụ nữ ở các xã hội khác lại “thấp lè tè”? Thực ra, khi phân tích các văn bản về lối suy tư của người phụ nữ Việt, hay về người phụ nữ Việt, chúng ta thấy đây là một lối suy tư cá biệt không hẳn bị giới tính, xã hội, hay tổ chức quyết định một cách toàn diện (như giáo sư Trần Ngọc Thêm, các nhà xã hội học và khảo cổ học từng tin tưởng). Lối suy tư này chúng tôi tạm gọi là lối suy tư mẫu tính. Nó bàng bạc trong óc người Việt, không phân biệt nam hay nữ. Trong đoạn này, chúng tôi phân tích các văn bản để tìm ra lối suy tư chung của người Việt về phụ nữ, và đặc biệt về chính lối suy tư của người phụ nữ Việt. 2.1. Người Việt Nghĩ Về Phụ Nữ Việt    Ðại thi hào Nguyễn Du (1765-1820), trong tác phẩm bất hủ Truyện Kiều, nhận định về nữ giới một cách rất bao quát, gồm đủ mọi loại người, từ xấu xí tới đẹp đẽ, từ gian tà tới cao quý. Tuy nhiên, điểm chung mà cụ Tiên Ðiền buồn bã nhận ra, đó là cái vai trò quá phụ thuộc, công cụ và bé nhỏ của họ. Họ chỉ là đồ phụ tùng, đối tượng cho “cuộc chơi,” là cái “mồi” của thế giới đàn ông phong kiến hưởng thụ: Chơi cho liễu chán hoa chê, Cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời. Và nếu giới phụ nữ có vai trò gì đáng gọi là quan trọng, thì cũng chỉ có tính chất khiêm tốn mà thôi. Thế nên, qua lời Thúy Kiều, cụ than thở về cái số phận của nữ giới (mà đại biểu là nàng kỳ nữ Ðạm Tiên): Ðau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. … Sống làm vợ khắp người ta, Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.    Nhưng cái lạ (và có lẽ là cái hay) trong tâm tư Nguyễn Du, đó là cụ không có tin tưởng vào vai trò của người đàn ông trong công cuộc san bằng bất công xã hội, trong công việc lập công, lập đức. Cụ không suy tư như tác giả của Thanh Tâm Tài Nhân, tức lối suy tư theo nguyên lý phụ tính của người phương Bắc. Với lối nhìn mới hơn, không chỉ coi phụ nữ theo nguyên lý lạc thú (giai nhân, mỹ nhân), hay gái tài (kỹ nữ) tức tài nhân. Cụ nhìn người phụ nữ theo nguyên lý mẫu tính của người phương nam, tức người Việt. Người phụ nữ được đánh giá trị theo chính cái bản chất nhân tài của họ, tức cái năng lực khiến họ thành nhân. Thế nên, Truyện Kiều không có lập lại câu truyện của tài nhân, song dóng lên một tiếng nói mới (tân thanh) - Ðoạn Trường Tân Thanh- về cái vai trò độc nhất vô nhị của phụ nữ qua Thúy Kiều, tức cái khả năng thành nhân của nàng: “Thửa công đức ấy ai bằng?” Chính vì vậy mà trong con mắt của Nguyễn Du, không có một người đàn ông nào có đủ nhân cách, tài hoa như người phụ nữ. Nam giới, thì mỗi người chỉ có một khía cạnh nào đó mà thôi. Từ Hải, anh hùng đa tình song lại thiếu trí, thiếu nhân. Hồ Tôn Hiến đa mưu túc trí thì lại thiếu đức, thiếu tình. Kim Trọng tuy ‘phong ư tài mạo tót vời” song lại thiếu đảm lược. Mã Giám Sinh tuy “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” nhưng lại gian manh chẳng khác chi hơn mụ Bạc, hay Tú bà: “mạt cưa mướp đắng hai bên một phường.” Tố Như tiên sinh tin rằng, chính người phụ nữ mới có một khả năng “đầu đội trời, chân đạp đất” (mà giới nam nhi thường hay vơ vào cho riêng họ). Thực ra, cụ đâu có chọn giới nam nhi (em trai Kiều, hay thân phụ Kiều, hay Kim Trọng, hay Từ Hải, hay Hồ Tôn Hiến). Cụ Tiên Ðiền chọn nàng Kiều nhỏ bé để làm những điều vĩ đại đáng để đời. Cụ chọn vãi Giác Duyên (chứ không phải những đại cao tăng) như là đại biểu của bậc chân tu. Nói cách khác, cụ nhận ra sự cao sang và vĩ đại của nữ giới, trong vai trò của Thúy Kiều, trong nhân cách của người ni cô ẩn dật Giác Duyên. Kiều là người duy nhất đã thành công trong nỗ lực vượt khỏi định mệnh, thắng được cái ma lực của quyền lực, của sức mạnh:   Lấy tình thâm trả nghĩa thâm, Bán mình đã động hiếu tâm đến trời! Hại một người cứu muôn người, Biết đường khinh trọng biết lời phải chăng. Thửa công đức ấy ai bằng…    Lẽ tất nhiên, Nguyễn Du không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Anh hùng Nguyễn Trãi (1380-1442), tuy vì nàng hầu Nguyễn Thị Lộ mà bị chu di tam tộc, cũng nghĩ như thế. Chắc hẳn không phải vì cụ Ức Trai bị mê hoặc bởi cái nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của cô nàng bán chiếu. Một người văn võ toàn tài, tuổi chạc ngũ tuần, mang chức đại phu triều đình, đầy quyền uy “nhất nhân chi hạ, vạn nhân chi thượng” như cụ, đâu có thể ngây ngô si tình như chàng thiếu niên Kim Trọng, đâu có dại gái như anh chàng võ biền Từ Hải. Cụ mến phục tài năng, cái trí khôn sắc sảo, và sự khôn ngoan của Thị Lộ. Trong mắt cụ, còn ai trội vượt khỏi cái “ả bán chiếu gon ở Tây Hồ” mà chỉ qua cuộc đối thơ đầu tiên thì cụ đã “phải lòng” ngay? Vậy thì ta phải nói, nhà đại chiến lược họïï Nguyễn mến phục và yêu quý giai nhân, bởi vì (đúng như Nguyễn Du mô tả): Người quốc sách kẻ thiên tài, Tình trong như đã mặt ngoài còn e.    Nói cách chung, người phụ nữ Việt được mọi người mến phục không phải vì họ là “phái yếu” hay vì họ đẹp đến độ “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.” Người phụ nữ Việt được quý trọng cũng không chỉ vì “công dung ngôn hạnh” hay họ tuân phục “tam tòng” (như thấy trong tư tưởng của nho gia, mà đại biểu là cụ đồ Nguyễn Ðình Chiểu). Họ được mến phục vì họ sắc sảo, cương trực (Ðoàn Thị Ðiểm), thông minh (Hồ Xuân Hương), hay “sắc đành đòi một, tài đành họa hai” như bà Huyện Thanh Quan. Họ là một cô Mai trong Nửa Chừng Xuân, một người từng là cái ước mộng của ông quan huyện (nông cạn) tên Lộc (và chắc là của chính Khái Hưng), và có lẽ của tất cả mọi chàng trai Việt chín chắn. Họ là cô Ngọc của tác giả Lều Chõng (Ngô Tất Tố) nuôi chồng ăn học. Họ là động lực sau người chồng, là trung tâm của gia đình, là sức sống của dòng, của giống, là đảm bảo cho tương lai của con cháu. Vậy thì, điểm mà chúng tôi muốn nói, người phụ nữ Việt quan trọng bởi vì họ là một nhân tài mang tính chất che chở, bao bọc, vĩ đại (mẫu, mẹ), thương yêu, nuôi dưỡng (bu gần với bú mớm, u chỉ thân mật), cho sự sống (đẻ), và nhất là họ mang tính chất phõ quát, to lớn, bao bọc (cái). Họ không những báo được thù chồng mà còn trả được nợ nước (Trưng Trắc), không những chữ tình chữ nghĩa vẹn toàn “Tình xưa ân nghĩa trả đền,” mà lại còn đảm đang, “giỏi chiều chồng” “khéo nuôi con” như qua lời thán phục vợ của nhà nho thất thời Trần Tế Xương: Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. 2.2. Mến Phục và Yêu Thích    Nơi đây cần phải minh định hai từ ngữ mà chúng ta thường ít để ý và phân biệt, đó là mến phục (quý trọng) và yêu thích. Trong văn chương bình dân, hai từ ngữ này đôi khi được dùng một cách lẫn lộn. Tuy thế, nếu suy xét cho kỹ, ta thấy người Việt nhận định một cách rất minh bạch về hai từ ngữ trên khi họ phân biệt hai loại phụ nữ: loại được mến phục, và loại được yêu thích. Lẽ tất nhiên, loại người vừa được mến phục vừa được yêu thích như trường hợp các bà Nguyễn Thị Lộ, Ðoàn Thị Ðiểm, Huyện Thanh Quan, hay Thúy Kiều, cô Mai, cô Ngọc… luôn là sự mộng ước của các đấng nam nhi. Mến phục nói lên sự quý trọng cái giá trị của người phụ nữ, cái tài (quán xuyến) của họ, cái trí của họ, cái đảm của họ, cái tình của họ. Ðó là cái mẫu người mà cụ Tiên Ðiền diễn tả: “Càng yêu vì nết, càng say vì tình” (TK, 3188), mà bất cứ ai cũng phải kính phục. Hai bà Trưng, bà Triệu, các liệt nữ, hay các nữ sỹ, hay cô Mai, hay những người vợ như bà Tú Xương, hay một số nhân vật của Nhã Ca đại biểu cho những người có những đặc tính, hay một trong những đặc tính trên. Ðây mới chính là cái lý do tại sao dân gian truyền tụng câu “Nhất vợ, nhì Trời, ba mới tới ta,” tại sao ôngï Tú Vị Xuyên hãnh diện về việc “Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó.” Ðây cũng là lý do tại sao các đấng lang quân “biết mình biết người, trăm trận trăm thua” để “được ăn đòn” vợ: Vợ anh xấu máu hay ghen Anh đừng có giỡn về ăn nhiều đòn. Quả thế, trong văn chương bác học và nhất là dân gian, chúng ta thấy phụ nữ Việt đáng quý, đáng trọng bởi vì họ đảm đang: Thương nàng gánh gạch về đây, Chẳng đắp nên núi cũng xây nên thành. Bởi vì họ quán xuyến: Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng. Hay: Thiếp lo sắp gánh sắp gồng, Bán buôn nuôi mẹ, có chồng như không. Và nhất là vì họ có tình, có nghĩa: Tưởng lấy anh cho lành manh áo, Hay đâu lấy anh rồi, bán khố nuôi anh.    Nói tóm lại, phụ nữ Việt được quý trọng, chính vì họ mới là hiện thân của bốn nguyên lý sinh, dưỡng, dục và lạc như chúng tôi sẽ trình bày trong phần sau bàn về Việt tính và mẫu tính: Anh đi em ở lại nhà, Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ. Lầm than bao quản muối dưa, Anh ơi, anh liệu chen đua với đời. 2.3. Yêu Thích    Chính vì người Việt chú trọng tới tài và đức của nữ giới Việt, nên cái sắc tuy quan trọng, song không phải là yếu tố quyết định để “chọn vợ.” Có sắc và tài nhưng lại thiếu đức thì cũng chỉ là một công cụ làm trò giải trí cho người đàn ông mà thôi. Ðạm Tiên là một ví dụ. Kiều và cô Mai (vì chưa phát triển cái tài, cái đức một cách hoàn toàn) vào lúc đầu là một ví dụ khác. Chính vì vậy mà người Việt đặt yêu thích vào một phạm trù kém hơn là phạm trù mến phục. Họ yêu thích bởi vì họ quáng gà bởi cái nhan sắc lộng lẫy của nàng: Rõ màu trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên. Họ si tình bởi vì họ bị “cú” sét ái tình làm họ choáng váng, hết cả suy tư: Thấy em vừa trắng vừa tròn, Mặt mày sáng sủa chồng con thế nào? Ðể rồi khi tỉnh cơn say, khi hồi phục lại sau cú sấm sét, sớm muộn họ sẽ sáng mắt ra. Họ hối hận than thở (nhưng đã quá trễ): Vợ đẹp càng khổ trong lòng, Chè ngon ức bụng, điếu thôn