Luận văn Mối quan hệ thầy và trò trong phật giáo

Ngày xưa, do chịu ảnh hưởng nền giáo dục của Nho giáo nên người Việt Nam ta rất coi trọng tư tưởng tôn Sư trọng đạo, cho dù vị Thầy ấy là thầy dạy nghề hay là thầy dạy chữ thì vị trí của người Thầy cũng rất được tôn kính chỉ đứng thứ hai sau nhà Vua, trên cả Cha Mẹ theo tinh thần Quân-Sư-Phụ. Vào các dịp lễ tết trong năm học trò luôn đến nhà thăm viếng kính lễ thầy để bày tỏ một chút lòng biết ơn đối với người đã giúp cho mình những hành trang cần thiết để bước vào đời một cách vững chải và tự tin. Ngày nay, xã hội văn minh ngày càng đổi mới, con người được hưởng thụ vật chất đầy đủ các tiện nghi hiện đại, nhưng về mặt đạo đức của một con người thì ngày càng suy thoái, cho nên trong xã hội nảy sinh ra những cảnh tượng điên đảo rối ren, con thì bất hiếu với cha, mẹ; trò thì lừa thầy phản bạn; bạn bè thì chen vai hất cẳng, cấu xé, tàn hại lẫn nhau không chút nhân tình, không chút xót thương, tất cả cũng chỉ vì chút bả lợi danh mà họ đánh mất đi lương tri vốn có của một con người. Gẫm nhân tình thế đạo ấy, lòng người không khỏi chán ngán lo buồn khi nghĩ đến quốc hồn, quốc tuý của dân tộc Việt Nam với đạo nghĩa Thầy trò, bằng hữu đương lâm vào tình trạng hấp hối chỉ còn chút hơi tàn mà e rằng rồi đây cũng phải tắt lịm như bóng nắng hoàng hôn.. Đối với người con Phật, ngoài tình thầy trò ở ngoài đời, chúng ta còn có cảm nhận sâu sắc ân nghĩa Thầy dạy đạo. Cha, mẹ và thầy giáo thế học có công nuôi dưỡng thân xác, đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức cho ta, nhưng đó chỉ là thân ngũ uẩn sanh diệt và tri kiến thế gian. Còn thầy dạy đạo dìu dắt hướng dẫn ta phương pháp tu học để thoát khổ, thoát ly sanh tử, trao cho ta Giới thân Tuệ mạng bất sanh bất diệt, trưởng dưỡng hạnh lành nâng bước cho ta dự vào hàng Thánh. Công ơn ấy ngẫm ra còn nặng gấp bao lần những ân tình ân nghĩa nói trên. Hơn thế nữa, đối với những vị xuất gia, rời khỏi gia đình, từ bỏ những trói buộc của thế gian, phát nguyện sống đời phạm hạnh, chí tâm cầu giải thoát thì ngôi chùa chính là gia đình, Thầy tổ chính là cha mẹ. Người sơ tâm xuất gia, bước đầu gia nhập thiền môn, bắt đầu một cuộc sống mới, hoàn cảnh môi trường hoàn toàn mới lạ so với cuộc sống thế tục thì cũng không ít khó khăn, phải thức khuya dậy sớm, phải tuân thủ những thanh quy nghiêm ngặt của thiền môn, nhưng những điều đó cũng không khó bằng phải sữa đổi tâm tánh. Bởi vì nói “tu hành” “TU” tức là sửa đổi những điều sai quấy “HÀNH” tức là làm những việc đáng làm. Quá trình tu tập không chỉ tính bằng một ngày, một tháng, một năm hay nhiều năm mà là cả một chiều dài thời gian. Vượt qua những thử thách gian khổ của những ngày tập sự, hành điệu từng bước, từng bước một bước lên từng cấp bậc để thọ lãnh giới pháp mà hành trì, cho đến khi được thọ giới Tỳ kheo mới chính thức được đứng vào hàng Tăng bảo. Tục ngữ có câu: “dạy con từ thuở còn thơ” hoặc: “nên tre nhờ uốn thuở còn măng”. Cho nên trong suốt quá trình tu tập đó vị thầy luôn luôn kề cận, quan sát người đệ tử trong từng hơi thở, trong từng suy nghĩ, từng bước đi để dìu dắt, để hướng dẫn người học trò không đi lệch hướng. Ngoài việc dạy dỗ, rèn luyện đức hạnh người Thầy có lúc ân cần dịu dàng như người mẹ hiền ấp ủ cho chúng ta đỡ những lúc gió sương, vỗ về an ủi khi vấp ngã, lỗi lầm, săn sóc từng giấc ngủ bữa ăn, quan tâm đến những vui buồn của chúng ta trong cuộc sống. Có khi cũng cứng rắn, nghiêm khắc như người cha, che chở cho ta những lúc bão giông, rầy la quở phạt khi chúng ta sai lầm, ương bướng, khi ta bước thấp bước cao gập ghềnh nghiêng ngã. Nhưng dù ở hình thức nào thì cũng đều phát xuất từ tấm lòng thương tưởng của vị Thầy dành trọn vẹn cho những người học trò. Mong mỏi chúng ta trưởng thành để khỏi phụ cái chí hướng ban đầu mà chính chúng ta tự chọn. Vì vậy, Thầy tổ đối với ta nghĩa cao như núi tình sâu như đại dương, ân nghĩa ấy chúng ta lấy gì đền đáp? Người xưa nói: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là “một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy”, huống chi Thầy đã cho ta giới thân tuệ mạng, trọn vẹn một ân tình. Mới hay: “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền” Tóm lại, với cha mẹ thì có mối quan hệ huyết thống, giữa thầy trò luôn có mối quan hệ khắng khít về tâm linh.Vị Thầy ân cần khuyên bảo quan tâm đến trò, thì người trò sẽ như được gắn thêm đôi cánh, có thêm sức mạnh để bay cao hơn, xa hơn vào bầu trời trí tuệ. Đồng thời người trò cũng có bổn phận chăm sóc sức khoẻ, đỡ đần những công việc cần thiết trong khả năng của mình mà không bao giờ câu nệ sự khó nhọc, toan tính, so đo, từ những công việc nặng nhọc cho đến những công việc nhẹ nhàng như dâng thầy ly nước, đỡ nón, cất y khi Thầy đi đâu về, trông ngóng thầy khi thầy có việc phải đi xa… chút ít như thế cũng khiến thầy mình cảm thấy vui vẻ và dũ sạch được những mệt mỏi sau những chặng đường dài. Cảm nhận được ân nghĩa sâu dày của thầy tổ đó chính là lý do để con chọn đề tài này, dù nét bút còn thô sơ, suy nghĩ còn thiển cận, những lòng mong mỏi tha thiết với lòng tri ân và muốn báo đáp ân dày. Con xin hướng về mười phương Tam Bảo, đê đầu đảnh lễ các vị ân sư, thiện hữu tri thức cùng với các bậc quyến thuộc bồ đề. Những gì quý ngài đã vun vén, sách tấn, động viên, khuyến khích hướng dẫn và cũng không loại trừ những lời quở trách khi con phạm sai lầm những điều đó cũng không ngoài mục đích muốn con nên người, đi đúng con đường mình chọn và tìm được pháp lạc trong cuộc sống của người xuất gia.

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mối quan hệ thầy và trò trong phật giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp MỐI QUAN HỆ THẦY VÀ TRÒ TRONG PHẬT GIÁO Thích Nữ Đồng Quảng A - DẪN NHẬP - Lý do chọn đề tài Ngày xưa, do chịu ảnh hưởng nền giáo dục của  Nho giáo nên người Việt Nam ta rất coi trọng tư tưởng tôn Sư trọng đạo, cho dù vị Thầy ấy là thầy dạy nghề hay là thầy dạy chữ thì vị trí của người Thầy cũng rất được tôn kính chỉ đứng thứ hai sau nhà Vua, trên cả Cha Mẹ theo tinh thần Quân-Sư-Phụ. Vào các dịp lễ tết trong năm học trò luôn đến nhà thăm viếng kính lễ thầy để bày tỏ một chút lòng biết ơn đối với người đã giúp cho mình những hành trang cần thiết để bước vào đời một cách vững chải và tự tin. Ngày nay, xã hội văn minh ngày càng đổi mới, con người được hưởng thụ vật chất đầy đủ các tiện nghi hiện đại, nhưng về mặt đạo đức của một con người thì ngày càng suy thoái, cho nên trong xã hội nảy sinh ra những cảnh tượng điên đảo rối ren, con thì bất hiếu với cha, mẹ; trò thì lừa thầy phản bạn; bạn bè thì chen vai hất cẳng, cấu xé, tàn hại lẫn nhau không chút nhân tình, không chút xót thương, tất cả cũng chỉ vì chút bả lợi danh mà họ đánh mất đi lương tri vốn có của một con người. Gẫm nhân tình thế đạo ấy, lòng người không khỏi chán ngán lo buồn khi nghĩ đến quốc hồn, quốc tuý của dân tộc Việt Nam với đạo nghĩa Thầy trò, bằng hữu đương lâm vào tình trạng hấp hối chỉ còn chút hơi tàn mà e rằng rồi đây cũng phải tắt lịm như bóng nắng hoàng hôn.. Đối với người con Phật, ngoài tình thầy trò ở ngoài đời, chúng ta còn có cảm nhận sâu sắc ân nghĩa Thầy dạy đạo. Cha, mẹ và thầy giáo thế học có công nuôi dưỡng thân xác, đào tạo và nâng cao trình độ kiến thức cho ta, nhưng đó chỉ là thân ngũ uẩn sanh diệt và tri kiến thế gian. Còn thầy dạy đạo dìu dắt hướng dẫn ta phương pháp tu học để thoát khổ, thoát ly sanh tử, trao cho ta Giới thân Tuệ mạng bất sanh bất diệt, trưởng dưỡng hạnh lành nâng bước cho ta dự vào hàng Thánh. Công ơn ấy ngẫm ra còn nặng gấp bao lần những ân tình ân nghĩa nói trên. Hơn thế nữa, đối với những vị xuất gia, rời khỏi gia đình, từ bỏ những trói buộc của thế gian, phát nguyện sống đời phạm hạnh, chí tâm cầu giải thoát thì ngôi chùa chính là gia đình, Thầy tổ chính là cha mẹ. Người sơ tâm xuất gia, bước đầu gia nhập thiền môn, bắt đầu một cuộc sống mới, hoàn cảnh môi trường hoàn toàn mới lạ so với cuộc sống thế tục thì cũng không ít khó khăn, phải thức khuya dậy sớm, phải tuân thủ những thanh quy nghiêm ngặt của thiền môn, nhưng những điều đó cũng không khó bằng phải sữa đổi tâm tánh. Bởi vì nói “tu hành” “TU” tức là sửa đổi những điều sai quấy “HÀNH” tức là làm những việc đáng làm. Quá trình tu tập không chỉ tính bằng một ngày, một tháng, một năm hay nhiều năm mà là cả một chiều dài thời gian. Vượt qua những thử thách gian khổ của những ngày tập sự, hành điệu từng bước, từng bước một bước lên từng cấp bậc để thọ lãnh giới pháp mà hành trì, cho đến khi được thọ giới Tỳ kheo mới chính thức được đứng vào hàng Tăng bảo. Tục ngữ có câu: “dạy con từ thuở còn thơ” hoặc: “nên tre nhờ uốn thuở còn măng”. Cho nên trong suốt quá trình tu tập đó vị thầy luôn luôn kề cận, quan sát người đệ tử trong từng hơi thở, trong từng suy nghĩ, từng bước đi để dìu dắt, để hướng dẫn người học trò không đi lệch hướng. Ngoài việc dạy dỗ, rèn luyện đức hạnh người Thầy có lúc ân cần dịu dàng như người mẹ hiền ấp ủ cho chúng ta đỡ những lúc gió sương, vỗ về an ủi khi vấp ngã, lỗi lầm, săn sóc từng giấc ngủ bữa ăn, quan tâm đến những vui buồn của chúng ta trong cuộc sống. Có khi cũng cứng rắn, nghiêm khắc như người cha, che chở cho ta những lúc bão giông, rầy la quở phạt khi chúng ta sai lầm, ương bướng, khi ta bước thấp bước cao gập ghềnh nghiêng ngã. Nhưng dù ở hình thức nào thì cũng đều phát xuất từ tấm lòng thương tưởng của vị Thầy dành trọn vẹn cho những người học trò. Mong mỏi chúng ta trưởng thành để khỏi phụ cái chí hướng ban đầu mà chính chúng ta tự chọn. Vì vậy, Thầy tổ đối với ta nghĩa cao như núi tình sâu như đại dương, ân nghĩa ấy chúng ta lấy gì đền đáp? Người xưa nói: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là “một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy”, huống chi Thầy đã cho ta giới thân tuệ mạng, trọn vẹn một ân tình. Mới hay:           “Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền” Tóm lại, với cha mẹ thì có mối quan hệ huyết thống, giữa thầy trò luôn có mối quan hệ khắng khít về tâm linh.Vị Thầy ân cần khuyên bảo quan tâm đến trò, thì người trò sẽ như được gắn thêm đôi cánh, có thêm sức mạnh để bay cao hơn, xa hơn vào bầu trời trí tuệ. Đồng thời người trò cũng có bổn phận chăm sóc sức khoẻ, đỡ đần những công việc cần thiết trong khả năng của mình mà không bao giờ câu nệ sự khó nhọc, toan tính, so đo, từ những công việc nặng nhọc cho đến những công việc nhẹ nhàng như dâng thầy ly nước, đỡ nón, cất y khi Thầy đi đâu về, trông ngóng thầy khi thầy có việc phải đi xa… chút ít như thế cũng khiến thầy mình cảm thấy vui vẻ và dũ sạch được những mệt mỏi sau những chặng đường dài. Cảm nhận được ân nghĩa sâu dày của thầy tổ đó chính là lý do để con chọn đề tài này, dù nét bút còn thô sơ, suy nghĩ còn thiển cận, những lòng mong mỏi tha thiết với lòng tri ân và muốn báo đáp ân dày. Con xin hướng về mười phương Tam Bảo, đê đầu đảnh lễ các vị ân sư, thiện hữu tri thức cùng với các bậc quyến thuộc bồ đề. Những gì quý ngài đã vun vén, sách tấn, động viên, khuyến khích hướng dẫn và cũng không loại trừ những lời quở trách khi con phạm sai lầm những điều đó cũng không ngoài mục đích muốn con nên người, đi đúng con đường mình chọn và tìm được pháp lạc trong cuộc sống của người xuất gia. - Phương pháp luận và phạm vi đề tài. Trong luận văn này người viết sử dụng phương pháp qui nạp, diễn dịch, dẫn chứng, giải thích và chứng minh… nhằm mục đích lột tả được cốt yếu của mối quan hệ giưã Thầy và Trò trong Phật giáo. Dẫu biết rằng Phật pháp thì vô biên, công hạnh của đức Thế tôn thì vô lượng. Vì vậy trong phạm vi hạn hẹp này. Người viết xin giới hạn nghiên cứu qua bộ Nikàya, các bộ luật thông dụng và góp nhặt những lời dạy của đức Thế tôn bàng bạc trong các kinh để minh chứng cho vấn đề cần bàn đến. Ngoài ra còn trích dẫn một sốn những lời hay ý đẹp của chư vị Tổ sư để cho tập luận văn này được phong phú hơn. Hôm nay những gì con có được chính là công ơn lớn lao của Thầy tổ, con biết làm sao để báo đáp thâm ân này!!!  Bởi lẽ “Ân sư chí trọng, cổ đức nan thù” cho dù con có cố gắng làm được chút gì thì cũng như đem muối bỏ xuống đại dương. Vì vậy thâm ân kia con xin ghi lòng, nguyên trọn đời đi trên con đường chánh pháp, ngõ hầu đền đáp công ơn thầy tổ trong muôn một. Qua đây con xin thành kính gởi đến hết thảy bằng hữu, cộng sự tu hành những hành giả đang trên đường tầm cầu sự giải thoát. Chư huynh đệ! hãy nên biết quý trọng nâng niu những gì mình đang có, hãy biết tôn trọng những gì mình đã được, cho dù sông có cạn núi có mòn thì tấm lòng tri ân đối với thầy tổ trong con không thay đổi. B - NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ QUAN HỆ THẦY TRÒ. Trong bất cứ xã hội nào, cương vị của người thầy luôn luôn giữ một vị trí quan trọng. Ở gia đình cha mẹ nuôi dưỡng con cái thì ở trường người thầy có trách nhiệm giáo dục học trò truyền trao những kiến thức, kinh nghiệm, phát huy những kỹ năng sẵn có, người học trò nhờ đó mà có một hành trang vững chắc để tự tin mà bước vào đời. Vì vậy, nói đến quan hệ thầy trò tức là đề cập đến hệ thống giáo dục. Giáo dục ở đây cũng chính là một hiện tượng của xã hội, một hiện tượng xã hội đặc biệt của con người. “con người được tiến bộ nhờ lao động. Do lao động mà ý niệm xã hội được hình thành và xã hội được thành lập, phát triển càng lúc càng đa dạng. Kinh tế và văn hoá của con người bao gồm những sinh hoạt vật chất và tâm linh. Những chuyển biến, những tiến bộ trong đời sống liên tục qua nhiều thế hệ hiển nhiên là do sự truyền thọ, do kế thừa và do giáo dục đào tạo”. [22-3] Như thế, nhờ giáo dục mà văn minh và văn hoá của con người tiến bộ và phát triển khác hẳn so với loài vật. Giáo dục đã xuất hiện trong xã hội loài người từ hàng ngàn năm trước, ý nghĩa tập Áo Nghĩa Thư (Upanishad) của Bà-la-môn giáo trong Ấn Độ cổ đại cho thấy hình ảnh “ngồi dưới chân thầy” để nghe thầy giảng về Tự ngã. Qua thời Hy lạp cổ đại, các trường học đã mở cửa, các triết gia, các nhà khoa học thâu nhận học trò thành một hệ thống có tổ chức rất quy mô. Ở Trung Hoa Khổng Tử có 3.000 học trò, cùng thời với Socrates ở Hy Lạp. Cho nên, nói đến giáo dục là nói đến việc dạy việc truyền thọ, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của người dạy truyền cho người học. Ở đây “Giáo” nghĩa là ra lệnh, khiến cho. “Dục” là nuôi lớn làm cho trưởng thành. Theo Từ điển Từ Hải “Giáo” tức là người trên làm gì thì người dưới bắt chước làm theo; “Giáo” nghĩa là dạy dỗ lấy những gì mình biết được mà truyền thọ cho người. Lại nữa, giáo dục là giúp loài người phát triển và thích ứng với những tác động của thế giới, làm cho thế giới càng ngày càng tiến hoá, khiến cho đi đúng con đường gọi là “Giáo” làm cho lớn thêm một cách tự nhiên gọi là “Dục”. Tựu trung, theo ý nghĩa khái quát: “giáo dục nghĩa là truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, hướng dẫn tư duy, tình cảm, nếp sống để được thọ nhận, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, thích nghi với xã hội và thiên nhiên”. [22-10] Như vậy, nói đến giáo dục là đề cập đến mối quan hệ giữa thầy và trò. Hình ảnh người thầy luôn là biểu tượng cao quý, đáng được kính trọng. Những người làm thầy cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, trực tiếp truyền trao tất cả kiến thức, kinh nghiệm của mình cho học trò, âm thầm lặng lẽ đi sớm về trưa, lặng lẽ bên ngọn đèn khuya! Người học trò từ khi được truyền từ tay mẹ qua tay thầy, ngay bài học đầu tiên, qua các âm điệu, lời thơ, tiếng nhạc, qua ca dao tục ngữ đã hình dung được bóng hình của núi sông, cảm nhận được chân trời rộng mở để nối gót cha ông. Người xưa có câu: “muốn sang thì bắt cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Không những người học trò yêu kính thầy giáo của mình mà cả đối với các bậc phụ huynh cũng xem thầy là bậc đại ân nhân của gia đình của dòng họ. Bởi thế, học trò khi thi đậu, khi thành danh người đầu tiên mà họ nghĩ đến chính là công ơn người Thầy vì nhờ thầy mà mình mới có được công danh, địa vị trong xã hội. Đây chính là nét đẹp văn hoá “uống nước nhớ nguồn”  trong nền giáo dục. Mục tiêu giáo dục là luôn hướng đến đào tạo cho mỗi cá nhân thành tài có ích cho xã hội. Sự đào tạo không phải trong khoảng khắc mà thành tựu, phải trải qua từng giai đoạn, dưới sự huấn luyện của thầy, từ những nét chữ nguệch ngoạc cho đến khi có nét bút rắn rỏi là lúc có thể hiểu được, nhận thức được lời hay ý đẹp, tiếp thu được vô vàn kiến thức từ người thầy: Bác Hồ cũng từng nói: “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì ích nước trăm năm trồng người” với khuynh hướng này, đòi hỏi sự nhiệt tình của người thầy và sự nỗ lực của học trò. Cho nên trong thầy luôn có mặt của học trò và ngược lại, chính vì thế mối quan hệ giữa thầy và trò luôn có sợi dây vô hình gắn chặt với nhau. Từ mối quan hệ này người thầy chẳng những chỉ truyền trao kiến thức mà còn kiêm cả việc trau dồi đạo đức  và cách đối nhân xử thế cho phù hợp với môi trường và xã hội. Trong hệ thống giáo dục có 3 nghĩa chính là đầy đủ về Trí dục, Đức dục và Mỹ dục. Trí dục là sự phát huy về kiến thức không ngừng học hỏi nghiên cứu dựa vào kiến thức chung biến nó thành trí hiểu biết của riêng mình. Người có trình độ kiến thức sẽ có địa vị, vị trí tương xứng trong xã hội. Ngược lại ngưòi không có trình độ học vấn, sẽ không có kiến thức cho bản thân và xã hội. Cổ đức nói: 玉不琢不成器,人不學不知道。Nghĩa là “ngọc có mài dũa mới thành đồ quý, người có học mới có thể biết được đạo lý”. Vì vậy muốn xã hội ngày một phát triển đòi hỏi mỗi cá nhân phải có trình độ, không ngừng học hỏi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến trong lá thư gởi cho thiếu nhi cả nước “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn nhờ công lao học tập của các cháu…”. Và nhờ những kiến thức căn bản mới có thể phát huy sâu và rộng hơn. Những căn bản này người học trò được huân tập từ nơi thầy. Cho nên nói: “không thầy đố mày làm nên” chính là muốn nhấn mạnh sự có mặt của người Thầy rất quan trọng trên con đường đi lên của học trò. Mặt khác, ngoài giá trị về sự truyền trao kiến thức mà mình có, người thầy còn luôn kích động vào tâm trí học trò, khai mở tiềm năng của từng cá nhân. Henri Frederic Amich nói: “chức năng cao nhất của người thầy không phải là truyền đạt kiến thức mà là khuyến khích học sinh yêu kiến thức và mưu cầu kiến thức”. Nhờ sự kích động vào tâm thức, khiến học trò luôn muốn học hỏi những điều mới lạ phía trước, hướng đến một mục tiêu đúng đắn… Đức dục đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, đặc biệt là trong giáo dục. Người học trò từ nơi người Thầy được trau dồi đạo đức. Điều căn bản nhất là sự khiêm cung, lễ phép đối với mọi người, ta thấy hầu như ở các ngôi trường đều có câu khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” được bày trí ở nơi trang trọng nhất, mỗi ngày các em đến trường điều đầu tiên dễ nhìn thấy nhất. Điều này chứng minh cho ta thấy ở môi trường giáo dục thì đạo đức vẫn luôn được coi trọng và đề cao. Trong một xã hội thu nhỏ đó là gia đình, với ông bà cha mẹ phải hiếu thảo, với anh chị em phải biết kính nhường.Ngoài xã hội với bạn bè nên quan tâm giúp đỡ, thương kính tất cả mọi người. Mạnh Tử nói:愛人者人恆愛之,敬人者人恆敬之  “yêu người thì người yêu lại, kính người thì người kính lại” [14 – 49] Thế nên người học trò khi thành tựu sự nghiệp phải được huân đúc đầy đủ 2 mặt kiến thức và đạo đức hay nói cách khác tài và đức phải song song. Nếu người chỉ dụng kiến thức thì chưa đủ để phục vụ xã hội và đem lại lợi ích thật sự cho xã hội. Cho nên ngài Minh Giáo Tung đời nhà Tống dạy Đệ tử:尊莫尊乎道,美莫美乎德, 道德之所存, 雖匹夫非窮也, 道德之所不存雖王天下非通也。Nghĩa là: “cao quý không gì cao quý bằng Đạo, đẹp không gì đẹp bằng Đức, đạo đức mà còn, tuy làm kẻ thất phu cũng không khốn đốn, đạo đức không còn, tuy làm vua trong thiên hạ cũng không thông”[24-301].Vì vậy, người có đạo đức là người có nhân cách, nhân cách được xây dựng qua mỗi cá nhân dựa trên hành động, lời nói và ý nghĩ: 無為其所無為,無谷其所不谷,如此而已矣。“Người có nhân cách chính là người không làm những việc không đáng làm, không muốn những việc không nên muốn, đạo đức ở con người như thế mà thôi” [14-15]. Nói chung, một xã hội dù nền văn minh có phát triển đến mức độ nào chăng đi nữa thì nó cũng chỉ dừng lại ở giá trị vật chất, còn duy trì được nền giáo dục đạo đức thì đó mới chính là giá trị tinh thần. Sự tồn vong của một quốc gia, ở mỗi dân tộc có thể được xác định trên cơ sở đạo đức. Vì đạo đức chính là tính nhân bản trong mỗi con người cá nhân cũng như con người xã hội Trong Cổ văn Quan chỉ có đoạn: “…Vua nước Sở hỏi làm sao mà dời được 9 cái đỉnh đồng này?” trả lời “nhờ ở đức vậy!” có nghĩa là 9 cái đỉnh đồng kia là biểu tượng của quốc gia nếu đỉnh bị mất tức nước vong, người nào có đức cao thì có được vậy!. Cho nên biết, trong sự nghiệp giáo dục thì vấn đề đạo đức không thể thiếu và cũng không thể xem nhẹ được. Học trò vốn được trau dồi nhân cách từ khi ngồi ở ghế nhà trường đó chính là “tiên học lễ, hậu học văn” . Muốn có một nền tảng vững chắc, bằng kiến thức, tư duy được tích luỹ từng ngày, từng tháng, từng năm cùng với phong cách mô phạm mà ta được học ở chính bản thân người thầy thì người học trò đó chắc chắn sẽ trở thành người hữu ích cho bản thân và xã hội. Bên cạnh Trí dục và Đức dục là hai lãnh vực quan trọng thì cũng từ nơi nhà trường người học trò còn phải nhận thức được những nét đẹp trong cuộc sống đó là Mỹ dục. Mỹ dục là nói đến cái đẹp, có những cái đẹp có tính thực thể những cũng có những cái đẹp mang tính chất trừu tượng, nét đẹp của tâm linh, của người có nhân cách, có nếp sống cao thượng, hài hoà với tất cả mọi người, có cuộc sống thích hợp với thiên nhiên và xã hội.xứng đáng với nhân cách của một con người. Xã hội càng ngày càng văn minh và có nhiều chuyển biến mới thì mỗi cá nhân cũng không ngừng học hỏi để bắt kịp với nhịp thở của thời đại, để có một ý chí mạnh mẽ, một quan điểm sống lành mạnh để có thể vượt qua những chặng đường khó khăn mà đạt đến mục đích của mình “có chí thì nên” người xưa đã có kinh nghiệm thế mà! Các bậc Thánh Hiền cũng đã từng dạy học trò mình: “điều gì chưa học thì phải học, học mà chưa biết thì phải học nữa. Điều gì chưa hỏi thì phải hỏi, hỏi mà chưa biết thì phải hỏi nữa. Điều gì chưa xét thì phải xét, xét mà chưa tỏ thì phải xét nữa. Điều gì chưa làm thì phải làm, làm mà chưa rõ thì phải làm nữa. Người ta chịu khó một mình phải chịu khó trăm; người ta chịu khó mười thì mình chịu khó nghìn. Nếu được như vậy thì kẻ ngu cũng sáng, kẻ yếu cũng mạnh”[14-57]. Tóm lại, theo các nhà Xã hội học nghiên cứu cho rằng mỗi cá nhân phải trải qua 3 giai đoạn: trẻ em – gia đình; học sinh – nhà trường; trưởng thành – xã hội. Trong đó môi trường trường học là một thiết chế xã hội, ở đây cung cấp cho học sinh những tri thức, những kỹ năng để giải quyết những mối quan hệ xã hội. Điều này có thể hiểu rằng ở gia đình trẻ em có thể đọc thuộc lòng câu “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” nhưng thật sự thì bản thân chúng chưa hiểu hết được ý nghĩa của câu ca dao đó. Khi đến trường nhờ sự dạy dỗ, phân tích của thầy, cô chúng mới hiểu được hết ý nghĩa của lời ca ngợi đó, nhờ đó các em sẽ sống tốt hơn với gia đình với xã hội. Ta thấy rằng quan hệ giữa thầy và trò hết sức quan trọng, nó có khả năng hình thành một nhân cách một con người đủ tài đức để phục vụ cho đất nước cho loài người ngày một phát triển theo một chiều hướng tốt nhất. Trải qua bao thế hệ, đất nước có nhiều thay đổi nhưng hình ảnh của người thầy vẫn không hề thay đổi, tre già thì măng mọc từng thế hệ nối tiếp nhau làm đẹp cho đời. Người làm giáo dục thường được ví von như người đưa đò – Người đưa đò suốt cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo những lớp người đi qua mà không quản khó nhọc cho riêng mình. Mới hay:            “Người đưa đò suốt đời chở khách                                    Trên con sông đưa lớp lớp người qua             Chợt một hôm soi mình mặt nước             Thấy mái đầu đã tuyết pha sương”                         [15-65] Nói tóm lại, mục đích chính của giáo dục là sự truyền thụ và đào tạo một con người có đạo đức có kiến thức để tạo nên một cuộc sống một xã hội thăng hoa và tươi đẹp. Thế nhưng trong Phật giáo mối quan hệ này có ý nghĩa sâu hơn, rộng hơn vì không dừng lại ở mục đích là hình thành nhân cách mà còn có mục đích là làm sao cho người học trò nhận chân được thế gian này là tạm bợ và tìm phương giải thoát, thoát khỏi sự ràng buộc của tiền tài danh vọng, của thất tình lục dục, có một  cách nhận nhìn nhận vũ trụ và nhân sinh một cách sâu sắc và xác thực mà không hề có tư tưởng bi quan yếm thế và luôn hướng đến đỉnh cao là  cứu cánh là Niết Bàn bất tử. Trong tam tạng Kinh điển cho chúng ta thấy toàn bộ giáo lý của Phật giáo cũng không ra ngoài đạo đức học, là khoa học về hành động, đánh giá hành động và hướng mọi hành động đến mục đích giải thoát. Cũng trong ý nghĩa này, toàn bộ hoạt động Phật giáo là nhằm giáo dục con người tự nhận biết chính mình và cuộc đời để tiến đến mục tiêu duy nhất là hạnh phúc tuỵệt đối, cứu cánh Niết Bàn. Nội dung giáo lý của Phật giáo cũng như trong giáo dục thế học, những lời đức Phật dạy không hề tách rời khoa học và cuộc sống của xã hội. Giáo lý của Ngài có tính triết lý cao và cũng rất thiết thực với đời sống hiện tại, mục đích duy nhất là cứu khổ chúng sanh, đưa chúng sanh đến một cảnh giới thật sự an lạc và hạnh phúc. Do đó, mối quan hệ Thầy trò trong Phật giáo là điều mà người viết chú trọng và quan tâm nhiều hơn, Vì rằng vị Thầy là người soi đường dẫn bước, là bậc hướng thiện, là bậc đầy đủ Minh và Trí hình ảnh đó là chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đức Phật lịch sử một con người có thật bằng xương bằng thịt đó chính là người sáng lập ra Phật giáo. CHƯƠNG 2: QUAN HỆ THẦY TRÒ TRONG PHẬT GIÁO  2.1 Đức Phật – Bậc Đạo sư 2.1.1 Đức Phật - Nhân vật lịch sử Vào năm 1896, tại vườn Lumb