Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý và có một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Các Công ty trách nhiệm hữu hạn ngày càng đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế và giải quyết các nhu cầu việc làm và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân
66 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý và có một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Các Công ty trách nhiệm hữu hạn ngày càng đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế và giải quyết các nhu cầu việc làm và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân
Trước đây, đất nước trong quá trình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, công ty trách nhiệm hữu hạn chưa xuất hiện. Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều theo chỉ đạo của nhà nước. Khi bước sang nền kinh tế thị trường, đất nước ta mở của giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, đây là cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp.công ty TNHH cũng ra đời từ đó và cũng như các doanh nghiệp khác, câu hỏi Làm gì ? Như thế nào ? Cho ai ? là bài toán mà mỗi doanh nghiệp phải giải quyết. Để tồn tại các doanh nghiệp luôn phải cố gắng tạo cho mình một vị thế, một chỗ đứng trên thị trường cũng như mở rộng thị phần và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vấn đề ”Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm” luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp phải suy nghĩ và cố gắng để giải quyết vấn đề này.
Nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin là chi nhánh của công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Secoin tại Hà tây. Nhà máy có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm về gạch Block, gạch Terrazzo và ngói mầu mang thương hiệu Secoin. Nhưng do những sản phẩm của công ty đặc biệt là gạch Terrazzo Secoin còn rất mới trên thị trường tiêu thụ nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm của nhà máy VLXD Seterra – Secoin gặp rất nhiều khó khăn.
Để đứng vững trên thị trường và mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi nhà máy cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hoạt động kinh doanh , nâng cao uy tín và vị thế của thương hiệu Secoin trên thị trường.
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy tại thời điểm hiện nay. Em xin nghiên cứu đề tài ”Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazzo Secoin của nhà máy vật liệu xây dựng Seterra – Secoin”
Đề tài gồm 3 Chương:
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ChươngII: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY VẬT LIỆU XÂY DỰNG SETERRA - SECOIN
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẢY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY VLXD SETERRA – SECOIN
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Thạc Sỹ Lê Thanh Ngọc, Cô Vũ Thu Hương - Giám đốc chi nhánh công ty Secoin tại Hà Tây và các anh chị phòng kinh doanh và tiếp thị đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại nhà máy và hoàn thành đề tài này. Với kiến thức kinh nghiêm thực tế và thời gian thực tập có hạn. Vì vậy bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị nhân viên trong Nhà máy để bài viết của em có ý nghĩa hơn.
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THU THỤ SẢN PHẨM Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Tiêu thụ sản phẩm
1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa hẹp
Có rất nhiều khái niêm về tiêu thụ sản phẩm dược nêu ra:
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động bán hàng tới tay người tiêu dùng.
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động tổ chức mạng lưới bán hàng
- Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động xúc tiến bán hàng
- ....
Nhìn chung tiêu thụ sản phẩm bao gồm các hoạt động thương mại đầu ra của doanh nghiệp
1.2 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa rộng
”Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp” (tr 85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002 ).
Như vậy, Tiêu thụ sản phẩm không chỉ là một hoạt đọng dơn thuầ như tổ chúc mang lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, ... Mà đó là tổng thể các hoạt động từ hoạt động tạo nguồn chuẩn bị hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, dịch vụ trong và sau khi bán hàng...
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại thì việc xác định thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán dược không hay nói các khác là phụ thuộc vào công tác tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó tốc độ quay vòng của vốn phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm vì vậy nếu tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho vòng quay vốn giảm
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một sản phẩm dược tạo ra khi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu … Sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được một số tiền tương ứng vói số vốn bỏ ra và phần lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.( T – H – T’ )
Thông qua vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là lưu thông hàng hoá, trong quá trình lưu thông hàn hoá xuất hiện những khuyết diểm, hạn chế cần dược khắc phục để từ dố hoàn thiện quá trình sản xuất. Công tác tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm chi phí trên một dơn vị sản phẩm bán ra từ đó có thể tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời đó cũng là phương tiện để các doanh nghiệp canh tranh về giá cả sản phẩm với các doanh nghiệp khác trên thương trường.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với phương thức mua bán dễ dàng thuận tiện và dịch vụ bán hàng tiên tiến …
Trong cơ chế thị trường thì công tác tiêu thụ sản phẩm không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường mà là cả quá trình từ khâu điều tra thị hiếu người tiêu dung, sản xuất sản phẩm, … cho đến việc chào hàng, quảng cáo, vận chuyển, phân phối và tổ chức bán hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dung và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của tốt hơn, thuận tiện hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.
Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà còn tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố vững chắc và phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tiêu thụ sản phẩm cũng là nhân tố tạo ra sự cân bằng trên thị trường trong nước, hạn chế hàng hoá nhập khẩu và nâng cao uy tín đối với các hàng hoá nội địa.
3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
”Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất - thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hoá của một doanh nghiệp” (tr 87-88, Thương mại doanh nghiệp, Đặng Đình Đào, NXB Thống kê năm 2002)
Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm cung ứng ra thị trường nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả mà doanh nghiệp đã định trước, đó là:
Mục tiêu lợi nhuận
Mọi doanh nghiệp khi hạch toán kinh doanh luôn đặt mục tiêu lợi nhuận là mục đích của hoạt động kinh doanh. Chi tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh
( Lợi nhuận = ( Doanh thu - ( Chi phí
Việc tiêu thụ tốt sẽ thu dược nhiêu lợi nhuận còn ngược lại nếu tiêu thụ sản phẩm chậm thì lợi nhuận sẽ thấp hoặc có thể hoà vốn hoặc lỗ vốn.Tóm lại tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiêp
Mục tiêu vị thế
Đó là biển hiện về số lượng hàng bán mà doanh nghiệp bán ra trên thị trường so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiêp trên thị trường.
Mục tiêu an toàn
Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, quá trình từ việc sản xuất ra sản phẩm đến khi doanh nghiệp thu hòi vốn là cả một quá trình liên tục. Quá trình này có hiệu quả sẽ tạo ra sự an toàn cho doanh nghiệp
Đảm bảo tái sản xuất liên tục
Sản xuất- phân phối – trao đổi – tiêu dùng là 4 khâu của quá trình tái sản xuất sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi vì vậy tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận hưu cơ của quá trình tái sản xuất sản phẩm, nó có ý nghĩa quan trọng để quá trình tái sản xuất sản phẩm diễn ra trôi chảy và liên tục
II. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THỊ TRƯỜNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.1 Nghiên cứu thị trường
“Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với cách thức khách nhau để thoả mãn nhu cầu đó”
(tr 42, Marketing Thương mại, Nguyễn Xuân Quang, NXB Lao động – Xã hội năm 2005)
Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường phải thực hiện các công tác: nghiên cứu thị trường, thăm dò thị trường và thâm nhập thị trường với mục tiêu là nhận biết và đánh giá khái quát về khả năng doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường để từ đó đưa ra định hướng cụ thể để thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.
Nghiên cứu thị trường được thực hiện qua 3 bước là:
-Bước 1: Thu thập thông tin
-Bước 2: Xử lý thông tin ( bao gồm 3 bước đó là: phân tích thị trường sản phẩm nói chung, phân tích thị trường sản phẩm, phân đoạn thị trường thành phần)
-Bước 3: Ra quyết định
1.1.1 Thu thập thông tin
Thông qua các tài liệu thống kê về thị trường, bán hàng như: Doanh số bán hàng của ngành và nhóm hàng (được tính theo 2 chỉ tiêu là: hiện vật và giá trị); Mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường so với tổng dung lượng thị trường; Số lượng người mua, người bán trên thị trường.
Trong quá trình thu thập thông tin các doanh nghiệp cần chú ý tới một số điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm hàng hóa nào đang được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường nào? Nguyên nhân chính của việc sản phẩm đó được thị trường đó chấp nhận là gì?
- Cách thức sản xuất và thời vụ sản xuất?
- Tập quán cuả người tiêu dùng những sản phẩm đó?
- Giai đoạn của chu kì sống của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh Các loại thông tin:
-Thông tin thứ cấp: là thông tin đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng
-Thông tin sơ cấp: là những thông tin do doanh nghiệp có được do tổ chức tìm kiếm đã được vạch ra nhằm vào mục đích cụ thể nào đó. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp như sau:
+ Quan sát
+ Điều tra chọn mẫu
+ Đặt câu hỏi
1.1.2 Xử lý các thông tin đã thu thập
Ngay từ khi nhận được các thông tin, người nghiên cứu phải tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá thu thập thông tin thị trường từng bước để có thể nắm bắt được các thông tin
Nội dung của xử lý thông tin là:
- Phân tích thị trường sản phẩm chung bao gồm xác định doàng sản phẩm mà trên thị trường đang cần.
- Phân tích thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Xác định được thái độ của người tiêu dùng đối với dịch vụ hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào?
- Lựa chọn thị trường trọng điểm để xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. Một phương án tối ưu được đánh giá bằng tính hiệu quả của phương án. việc đánh giá được thông qua một số chỉ tiêu sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = ( lợi nhuận/ vốn)x 100% (Tr 235, phân tích hoạt động kinh doanh, Phạm Thị Gái, NXB Thống kê năm 2004)
+ Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = ( lợi nhuận/doanh thu) x 100% (Tr 237, phân tích hoạt động kinh doanh, Phạm Thị Gái, NXB Thống kê năm 2004)
1.1.3 Ra quyết định.
Doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh của mình trong tương lai và các biện pháp hữu hiệu trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như:
- Ra quyết định giá bán tại các thị trường khác nhau cho phù hợp.
- Quyết định về việc thu hẹp hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Quyết định về mức dự trữ hàng hóa cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
- Loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với doanh nghiệp trong tương lai?
- Sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất phù hợp với năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá cả bình quân trên thị trường đối với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ và nhu cầu chủ yếu của thị trường đối với các loại hàng hóa có khả năng tiêu thụ như về mẫu mã hàng hoá, bao gói, chất lượng hàng hoá , phương thức vận chuyển và thanh toán.
- Ước định về mạng lưới tiêu thụ và cách thức phân phối sản phẩm
Có 3 cách để tiếp cận thị trường trọng điểm đó là
Tiếp cận thị trường trọng điểm
1. Đơn giản
2. Phức tạp
3. Chấp nhận được
(1)M1
(2)
(1)M1
(2)M2
(1)
(2)M1+2
(3)
(3)
(3)
(tr 52, Marketing căn bản, Nguyễn Xuân Quang, NXB Lao động – Xã hội năm 2005)
1.1.3.1 Tiếp cận thị trường trọng điểm đơn giản
Chọn một trong số các đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu đồng thời xây dựng một chiến lược marketing cho thị trường này
1.1.3.2 Tiếp cận thị trường trọng điểm phức tạp.
Chọn 2 hay nhiều đoạn thị trường là thị trường trong điểm và xây dựng chiến lược Marketing hỗn hợp cho các thị trường này.
1.1.3.3 Tiếp cận thị trường trọng điểm được chấp nhận
Chọn 2 hay nhiều hơn trong số các đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu. đồng thời ghép các thị trường thành phần đó thành một thị trường tương đối đồng nhất.
1.2 Danh mục sản phẩm đưa ra thị trường.
Xác định danh mục sản phẩm đưa ra thị trường là hết sức quan trọng. Cần xem xét toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh được thị trường chấp nhận đến mức độ nào? Cần cải tiến loại sản phẩm nào cho phù hợp với nhu cầu thị trường? Cần giảm số lượng tiêu thụ loại sản phẩm nào? Lúc nào thì phù hợp cho việc phát triển sản phẩm mới?
Biện pháp khác biệt hóa sản phẩm sẽ phù hợp để doanh nghiệp có thể sử dụng đó là:
- Tung sản phẩm mới hoàn toàn (khác với sản phẩm của doanh nghiệp khác về đặc trưng tính năng, kỹ thuật, tác dụng, độ bền, độ an toàn, kích cỡ, trọng lượng, khác biệt về nhãn hiệu, bao bì, phương thức phân phối bán hàng, phương thức thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng)
- Ngoài ra, gam sản phẩm khác nhau cũng có thể doanh nghiệp sử dụng. Gam sản phẩm tức là ứng với mỗi thị trường khác nhau thì có một số những sản phẩm khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của một nhóm khách. Việc sử dụng gam sản phẩm chỉ được bổ xung chứ không được thay thế. Biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng có thể tạo ra sự tiện dụng cho người mua, người sử dụng bằng cách không thay đổi gam sản phẩm mà còn đưa thêm vào những sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
Với vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm. Để thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm cần phải xác định được một chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp.
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
Chiến lược sản phẩm.
Đặt hàng sản xuất
Chính sách giá cả hàng hóa
Khối lượng sản xuất
Chính sách phân phối hàng hóa (các kênh tiêu thụ sản phẩm).
......
Để xác định đúng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu chu kì sống của sản phẩm.
Chu kỳ sống của sản phẩm gồm bốn giai đoạn:
Giai đoạn 1 : Giai đoạn xâm nhập thị trường (Tr135 Marketing Thương mại, Nguyễn Xuân Quân, NXB Lao động – Xã hội năm 2005)
Sản Phẩm được tung ra thị trường, có sự cạnh tranh để giành lấy khách hàng và thị phần.Những quyết định chiến lược ở giai đoạn này gồm bốn yếu tố cấu thành cơ bản trong công tác Marketing. Mặc dù cả bốn yếu tố đó đều có thể điều chỉnh được, nhưng yếu tố giá cả và khuyến mãi thường dược doanh nghiệp sử dụng phổ biến(vì dễ điều chỉnh). Ở giai đoạn này hy vọng lợi nhuận cao là không cần thiết. Doanh nghiệp có thể lỗ vốn để có thể đạt mục tiêu của mình . Do đó, doanh nghiệp nên phối hợp yếu tố giá cả và khuyến mãi thành 4 phương án chiến lược như sau:
+ Thứ nhất: Chiến lược “thu lượm” chậm đó là : phát sinh từ giá cao và mức độ khuyến mãi thấp.
+ Thứ hai: Chiến lược “thu lượm” nhanh đó là: phối hợp giá cao và mức khuyến mãi cao
+ Thứ ba: Chiến lược thâm nhập chậm đó là: kết hợp giá thấp để dễ thâm nhập thị trường và sử dụng khuyến mãi ở mức độ thấp
+ Thứ tư: Chiến lược thâm nhập nhanh đó là phân phối giá thấp và tăng cường khuyến mãi nhằm đạt được và giữ một thị phần lớn
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng (thị trường phát triển)(Tr135 Marketing Thương mại, Nguyễn Xuân Quân, NXB Lao động – Xã hội năm 2005)
Giai đoạn này lượng hàng bán ra tăng nhanh. Vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là đáp ứng đủ lượng hàng hoá cho khách hàng.
Trong giai đoạn này cần:
+ Cải tiến chất lượng hoặc bổ xung thêm phẩm chất của sản phẩm hoặc phát triển các mẫu mã sản phẩm mới.
+ Tập trung khai thác các đoạn thị trường mới, đồng thời tìm kiếm các kênh tiêu thụ mới.
+ Quảng cáo từ hướng khách hàng sự chấp nhận và dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn bão hòa (chín muồi) (tr 136, Marketing Thương mạ, Nguyễn Xuân Quang, NXB Lao động – Xã hội năm 2005)
Giai đoạn này tiêu thụ sản phẩm có xu hướng kéo dài nhất so với các giai đoạn khác trong chu kỳ sống của sản phẩm. Lượng hàng hóa bán ra ổn định. Doanh nghiệp cần tìm ra các chiến lược phù hợp với các cơ hội trên thị trường để bảo vệ thị phần hiện có. Có 3 phương án mà doanh nghiệp có thể sủ dụng đó là:
+ Chú trọng đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ mà trước đó doanh nghiệp không chú ý tới.
+ Cải tiến chất lượng và kiểu dáng sản phẩm hoặc tạo ra các tính năng mới của sản phẩm.
+ Cải tiến các công đoạn sản xuất, các phương án Marketing phù hợp
- Giai đoạn 4: Giai đoạn thị trường suy giảm (suy thoái)
(Tr 136 Marketing Thương mại, Nguyễn Xuân Quân, NXB Lao động – Xã hội năm 2005)
Giai đoạn này lượng hàng bán ra giảm, lợi nhuận thấp cho tới khi không có lợi nhuận. Doanh nghiệp cần xác định kịp thời lương bán sản phẩm cà có phương án kinh doanh phù hợp bởi vì việc giữ lại một mặt hàng yếu kém có thể gây cho hãng nhiều tổn thất trong hiện tại cũng như trong tương lai.. Do đó cần chú ý đến nội dung sau:
+ Đánh giá đúng chất lượng sản phẩm
+ Phát hiện những khuyết tật của sản phẩm và những nhu cầu về sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh
+ Nghiên cứu điểm mạnh của sản phẩm để cạnh tranh.
+ Tận dụng triệt để các cơ hội mà doanh nghiệp có được.
3. Chính sách giá bán
Với việc định ra chính sách giá bán linh hoạt và phù hợp với cung cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình :
- Tối đa hóa lượng tiêu thụ
- Tối đa hóa lợi nhuận.
- Thâm nhập hay mở rộng thị trường...
Do vậy, chính sách giá của doanh nghiệp phù hợp sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai. Chính sách giá tập trung vào các vấn đề sau:
3.1 Xác định các giới hạn và độ linh hoạt cần thiết.
"Giới hạn tối thiểu của giá P ( SAVC”. Bất kỳ một doanh nghiệp hạch toán kinh tế thì giá cả sản phẩm phải đảm bảo sao cho giá đó đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh và có lãi (trừ trường hợp bán phá giá để thu hồi vốn)
Độ linh hoạt giá bán được quy định bằng mức tăng (giảm) tuyệt đối giá đơn vị sản phẩm (( (P) hoặc tỉ lệ tăng (giảm) giá đơn vị sản phẩm ((%P) nên người bán có thể linh hoạt trong công tác bán hàng đó l