Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, sự
ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp mới đã làm đa dạng thêm các hình
thức sở hữu kinh tế và kéo theo đó là sự phong phú, đa dạng với các ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Các thành phần kinh tế cạnh tranh
nhau trong nền kinh tế thị trường để phát triển và cũng làm cho nền kinh tế
đất nước ngày càng lớn mạnh, hướng tới theo kịp với nền kinh tế các nước
khu vực và trên thế giới.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường thì loại hình
công ty cổ phần ở nước ta cũng ngày càng phát triển đa dạng. Sự ra đời và
phát triển của công ty cổ phần là một quá trình kinh tế khách quan, do đòi
hỏi của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Hiện nay công
ty cổ phần đã lan rộng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và ở hầu khắp tất cả các
nước trên thế giới. Phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh theo kiểu
công ty cổ phần có các điểm mạnh như: phương án sản xuất kinh doanh
không phải do nhà nước hay ngân hàng quyết định, mà là do chính doanh
nghiệp quyết định. Hơn nữa do hình thức tự cấp phát tài chính, nên bằng
cách huy động các nguồn vốn trong xã hội đã đề cao trách nhiệm của doanh
nghiệp, và nâng cao sự quan tâm của doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng
nguồn vốn. Mặt khác, do sức ép của các cổ đông trong việc chia cổ phần,
tìm kiếm lợi nhuận khiến cho doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu
quả sử dụng tiền vốn. Công ty cổ phần cho phép xác nhận quyền sở hữu về
tài sản của người chủ sở hữu và xác định rõ vốn của mỗi người thông qua
số lượng cổ phần mà cổ động nắm giữ. Công ty cổ phần có khả năng phối
hợp các lực lượng kinh tế khác nhau, duy trì được mối quan hệ kinh tế giữa
các thành viên, các thành viên này cùng tồn tại và phát huy các thế mạnh
riêng do đó làm giảm đến mức thấp nhất sự ngưng trệ của các nguồn vốn, và
sự đổ vỡ, sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh.
Qua 2 tháng thực tập tại công ty Cổ phần Thương mại & Công nghệ
An Phát. Em đã thu được nhiều kiến thức và kinh nhiệm thực tế trong quá
trình thực tập ở đây. Thông qua việc thực tập và tìm hiểu về công ty, em
cũng có một vài nhận định về quá trình hoạt động kinh doanh và công tác tổ
chức quản lý các mặt của công ty. Với những kiến thức có được sau những
năm học tập tại trường Đại Học Dân Lập Quản Lý & Kinh Doanh Hà Nội,
cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường, đặc biệt là sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Huấn, em xin
trình bày luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài luận văn là:
“ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát”.
Luận văn này gồm 3 phần:
Phần I: Một số nét khái quát về công ty Cổ phần Thương mại &
Công nghệ An Phát.
Phần II: Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanhvà cơ chế huy
động vốn tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát.
Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuấtkinh
doanh và nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn cho hoạt động
kinh doanh tại công ty.
38 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và công nghệ An PhátLuận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại và công nghệ An P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LuËn v¨n tèt nghiÖp
1
Luận văn
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh tại
công ty Cổ Phần Thương Mại &
Công Nghệ An Phát
LuËn v¨n tèt nghiÖp
2
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển, sự
ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp mới đã làm đa dạng thêm các hình
thức sở hữu kinh tế và kéo theo đó là sự phong phú, đa dạng với các ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Các thành phần kinh tế cạnh tranh
nhau trong nền kinh tế thị trường để phát triển và cũng làm cho nền kinh tế
đất nước ngày càng lớn mạnh, hướng tới theo kịp với nền kinh tế các nước
khu vực và trên thế giới.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường thì loại hình
công ty cổ phần ở nước ta cũng ngày càng phát triển đa dạng. Sự ra đời và
phát triển của công ty cổ phần là một quá trình kinh tế khách quan, do đòi
hỏi của sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường. Hiện nay công
ty cổ phần đã lan rộng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và ở hầu khắp tất cả các
nước trên thế giới. Phương pháp tổ chức sản xuất kinh doanh theo kiểu
công ty cổ phần có các điểm mạnh như: phương án sản xuất kinh doanh
không phải do nhà nước hay ngân hàng quyết định, mà là do chính doanh
nghiệp quyết định. Hơn nữa do hình thức tự cấp phát tài chính, nên bằng
cách huy động các nguồn vốn trong xã hội đã đề cao trách nhiệm của doanh
nghiệp, và nâng cao sự quan tâm của doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng
nguồn vốn. Mặt khác, do sức ép của các cổ đông trong việc chia cổ phần,
tìm kiếm lợi nhuận khiến cho doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu
quả sử dụng tiền vốn. Công ty cổ phần cho phép xác nhận quyền sở hữu về
tài sản của người chủ sở hữu và xác định rõ vốn của mỗi người thông qua
số lượng cổ phần mà cổ động nắm giữ. Công ty cổ phần có khả năng phối
hợp các lực lượng kinh tế khác nhau, duy trì được mối quan hệ kinh tế giữa
các thành viên, các thành viên này cùng tồn tại và phát huy các thế mạnh
LuËn v¨n tèt nghiÖp
3
riêng do đó làm giảm đến mức thấp nhất sự ngưng trệ của các nguồn vốn, và
sự đổ vỡ, sự gián đoạn của các hoạt động kinh doanh.
Qua 2 tháng thực tập tại công ty Cổ phần Thương mại & Công nghệ
An Phát. Em đã thu được nhiều kiến thức và kinh nhiệm thực tế trong quá
trình thực tập ở đây. Thông qua việc thực tập và tìm hiểu về công ty, em
cũng có một vài nhận định về quá trình hoạt động kinh doanh và công tác tổ
chức quản lý các mặt của công ty. Với những kiến thức có được sau những
năm học tập tại trường Đại Học Dân Lập Quản Lý & Kinh Doanh Hà Nội,
cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường, đặc biệt là sự giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình của Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Huấn, em xin
trình bày luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài luận văn là:
“ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát”.
Luận văn này gồm 3 phần:
Phần I: Một số nét khái quát về công ty Cổ phần Thương mại &
Công nghệ An Phát.
Phần II: Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanhvà cơ chế huy
động vốn tại công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát.
Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuấtkinh
doanh và nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn cho hoạt động
kinh doanh tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
LuËn v¨n tèt nghiÖp
4
PHẦN I
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ AN
PHÁT
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Thương mại Công nghệ An Phát với hình thức một
công ty cổ phần, có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, có điều lệ
tổ chức hoạt động, có bộ máy quản lý điều hành, có con dấu riêng, có tài
khoản mở tại kho bạc nhà nước, tại các ngân hàng trong nước.
- Ngày thành lập: 29/01/ 2003
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ AN
PHÁT
- Tên giao dịnh: AN PHAT TECHNOLOGY TRADING JOINT STOCK
COMPANY
- Tên viêt tắt: AP.JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 12 – A3, Khu tập thể Quận ủy Đống Đa,
Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
- Vốn điều lệ: 2.1 tỷ VNĐ
- Điện thoại : 04.7753279
- Fax : 8350134
- E-mail : anphatjsc@hn.vnn.vn
- Website :
Kể từ ngày thành lập đến nay, bằng sự cố gắng của Ban giám đốc
Công ty và toàn thể công nhân viên, Công ty đã phát triển nhanh chóng và
ngày khẳng định sự lớn mạnh của mình. Hiện nay công ty đã có 45 công
nhân viên( tính đến cuối năm 2005 ), hoạt động kinh doanh ngày càng được
mở rộng và phát triển. Thị trường ngày càng mở rộng, từ việc quan hệ làm
LuËn v¨n tèt nghiÖp
5
ăn trong phạm vi Hà Nội, nay đã phát triển quan hệ làm ăn ra nhiều tỉnh
thành ở Miền Bắc.
2. Các mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh chính:
a, Hàng gia dụng:
- Điện lạnh: điều hòa, tủ lạnh, máy giặt
- Hàng hóa gia dụng như nồi cơm điện, bếp điện từ, phích điện, ấm
đun
nước điện, bàn là, lò vi sóng, nồi lẩu điện, máy sấy tóc, nồi áp suất,
bếp từ, lẩu từ, bếp ga...
b, Thiết bị y tế:
- Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các trang thiết bị y tế bao gồm: thiết
bị chuẩn đoán hình ảnh, thiết bị phục vụ phẫu thuật, thiết bị hồi sức cấp cứu,
kính hiển vi, mô hình phục vụ giảng dạy trong các trường Đại học, Trung
học Y tế, thiết bị máy dược, thiết bị sản khoa,...
- Tổ chức thực hiện các dự án cung cấp thiết bị y tế
c, Trang thiết bị nội thất:
- Hợp tác liên doanh và sản xuất lắp đặt các sản phẩm cửa nhựa
PVC có lõi thép gia cường, cửa gỗ mang nhãn hiệu AV Window phục vụ
cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Sản xuất các thiết bị phụ trợ phục vụ việc thi công xây dựng các
công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Nhiệm vụ cơ bản của công ty là đẩy mạnh kinh doanh, tăng lợi
nhuận, phát triển qui mô và mở rộng thị trường kinh doanh. Ngoài những
nhiệm vụ phát triển bản thân, Công ty cổ phần thương mại và công nghệ An
Phát còn thực hiện nhiệm vụ với nhà nước, làm tăng ngân sách nhà nước
bằng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà nước và tạo công ăn việc làm cho
những người lao động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
6
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, lĩnh vực
hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh hàng gia dụng với các sản
phẩm mang thương hiệu HappyCook, đây là một thương hiệu nổi tiếng của
Hàn Quốc. Các sản phẩm chủ yếu là nồi cơm điện, nồi Inox và các sản phẩm
khác được làm từ Inox cao cấp. Cho đến nay công ty đã trở thành nhà phân
phối độc quyền của HappyCook cho mạng lưới các siêu thị Hà Nội và một
số tỉnh Miền Bắc.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh đồ gia dụng, công ty
còn kinh doanh trong lĩnh vực khác như: kinh doanh thiết bị y tế, giấy Bãi
bằng và hiện nay công ty đã mở thêm một xưởng chuyên sản xuất cửa nhựa,
nhôm kính. Hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực này ngày càng phát
triển và góp phần vào việc tăng lợi nhuận cho công ty cùng sự phát triển lớn
mạnh của công ty.
3.Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất, có các quyền và
nhiệm vụ như: bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị,
thành viên ban kiểm soát. Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản
trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. Quyết
định tổ chức và giải thể Công ty...
Hội đồng quản trị: đây là cơ quan quản lý của công ty, gồm 6 người. Hội
đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề
liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: gồm có 3 thành viên, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp trong quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh, trong ghi
chép sổ kế toán, báo cáo tài chính...
Giám đốc công ty: là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp tham gia
công tác điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
7
Phó giám đốc tài chính: cùng kế toán trưởng và phòng kế toán quản lý
các khoản thu chi, phân phối và điều hành vốn kinh doanh hợp lý, các kế
hoạch về vốn đảm bảo mặt tài chính cho các hoạt động kinh doanh liên tục
và kịp thời. Bên cạnh đó phó giám đốc tài chính còn thực hiện chức năng
quản lý nhân sự , bao gồm việc tuyển dụng, quản lý tiền lương và quản lý
chung về nhân sự của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt
động kinh doanh, duy trì và mở rộng thị trường, cùng ban giám đốc lập
chiến lược và kế hoạch kinh doanh.
Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động
của xưởng sản xuất. Bao gồm cả các vấn đề liên quan tới xưởng sản xuất
như quản lý nhân sự, phân công, điều hành công việc, tiền lương và các vấn
đề liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của nhân viên xưởng sản xuất.
Phòng kinh doanh: thực thi các chiến lược kinh doanh do ban giám đốc
đề ra, tiếp cận nghiên cứu mở rộng thị trường, phụ trách công việc kinh
doanh, chăm sóc khách hàng.
Phòng kế toán: ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục và hệ
thống số liệu hiện có, tình hình biến động về tiền vốn, chi phí, lỗ lãi…
Xưởng sản xuất: Hoạt động độc lập dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc
phụ trách sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất với sản phẩm chính cửa
nhựa, bên cạnh đó còn thực hiện sản xuất một số sản phẩm khác theo đơn
đặt hàng và theo các dự án có được.
LuËn v¨n tèt nghiÖp
8
Sơ đồ tổ chức bộ máy
II, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ AN PHÁT
1, Thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
a, Công tác kế hoạch hoạt động của Công ty
- Chiến lược kinh doanh: Là một công ty mới thành lập, nên việc lập
kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch luôn được Công ty chú ý và luôn có sự
điều chỉnh phù hợp. Vì hiện nay, Công ty chưa có phòng kế hoạch riêng biệt
Phó GĐ kinh
doanh
Phó GĐ sản
xuất
Phó GĐ tài
chính
Xưởng sản
xuất
Phòng kinh
doanh
Phòng kế toán
Giám Đốc
Đại hội đồng
cổ đông
Hội đồng quản
trị
Ban kiểm soát
LuËn v¨n tèt nghiÖp
9
nên mọi kế hoạch kinh doanh khi nêu ra đều được ban giám đốc thông qua,
điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện. Vì là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại, việc tìm nhà cung cấp tốt mang lại nhiều thuận lợi cho công ty
là điều rất quan trọng, để có thể phát triển và vượt xa các đối thủ cạnh tranh
khác. Nắm rõ tình hình và nhiệm vụ của mình, với những chiến lược hợp lý
cùng sự quyết tâm của toàn thể công nhân viên, đến nay công ty đã trở thành
nhà phân phối độc quyền sản phẩm HappyCook cho mạng lưới các siêu thị
tại Hà Nội, và đang dần trong quá trình phát triển thị trường ra toàn thị
trường miền Bắc.
Để phát triển và mở rộng, công ty đã áp dụng chiến lược đa dạng
hóa, có nghĩa là phát triển thêm các lĩnh vực kinh doanh mới để tạo thêm cơ
hội kinh doanh cho mình như: cung cấp trang thiết bị y tế, phối hợp cùng
Công ty Giấy Bãi Bằng để cung cấp giấy phế liệu, mở xưởng sản xuất cửa
nhựa, nhôm kính… cho đến nay công việc kinh doanh tại các mảng này vẫn
đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định mình hơn.
Bên cạnh chiến lược đa dạng hóa, công ty vẫn áp dụng chiến lược
tập trung với lĩnh vực kinh doanh chính của mình là phân phối sản phẩm
HappyCook, đây là một thế mạnh của công ty, hiện nay công ty đang tiến
hành đa dạng hóa sản phẩm ngay trong lĩnh vực kinh doanh thế mạnh này
bằng việc tìm thêm các nhà cung cấp trong lĩnh vực hàng gia dụng để củng
cố và phát triển, và hiện nay công ty cũng đang gặt hái được những thành
công trong việc tìm nhà cung cấp mới để mở rộng kinh doanh.
- Công tác marketing: Do kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nên
công tác marketing trở lên rất quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự
phát triển của công ty. Vì thế công ty luôn chú ý đến công tác marketing như
nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng, tạo
mối quan hệ thân mật để tạo ra các khách hàng trung thành. Công ty luôn
xây dựng những chiến lược bán hàng tại các đơn vị bán trực tiếp sản phẩm
của mình như các chương trình bán hàng khuyến mại, bốc thăm trúng
LuËn v¨n tèt nghiÖp
10
thưởng, và đặc biệt luôn có chương trình bán hàng giảm giá cho các đơn
hàng lớn trong các dịp lễ tết.
Chương trình khuyến mại đặc biệt “HappyCook – phú quý toàn gia”
T
T
Chỉ tiêu doanh số
Chương trình thưởng
Thời
gian áp
dụng
20/12/
2005
đến
26/01/
2006
Thanh toán ngay
Thanh toán theo
hợp đồng đã ký
1
Từ 10 đến 30 triệu
VND
Thưởng 3,5% doanh số (đã
bao gồm các khoản chiết
khấu khác)
Thưởng 1,5%
doanh số
2
Từ 30 dến 100
triệu VND
Thưởng 5% doanh số (đã
bao gồm các khoản chiết
khấu khác)
Thưởng 2% doanh
số
3
Từ 100 đến 200
triệu VND
Thưởng 6% doanh số (đã
bao gồm các khoản chiết
khấu khác)
Thưởng 2,5 %
doanh số
4
Trên 200 triệu
VND
Thưởng 7% doanh số (đã
bao gồm các khoản chiết
khấu khác)
Thưởng 3% doanh
số
Bảng số 1
Giá trị thưởng trên được chiết khấu ngay trong đơn hàng của Quý đơn vị,
đồng thời công ty có 03 giải đặc biệt “ Kiện tướng bán hàng siêu thị” dành
cho 03 đơn vị đạt doanh số cao nhất trong thời gian chạy chương trình này,
với phần thưởng là 5 chỉ vàng SJC và 1 bằng khen “ Kiện tướng bán hàng
siêu thị ”.
Sang năm sau, Công ty dự định sẽ tuyển thêm nhân viên kinh doanh, tiếp
thị, xúc tiến marketing để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.
- Công tác lập kế hoạch kinh doanh: Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công
LuËn v¨n tèt nghiÖp
11
Nghệ An Phát hiện nay chưa có phòng kế hoạch kinh doanh riêng biệt, vì
thế ban giám đốc phối hợp cùng phòng kinh doanh đề ra các kế hoạch kinh
doanh hàng năm. Việc lập kế hoạch kinh doanh được chủ yếu dựa vào phân
tích các số liệu thống kê kế toán về doanh thu cũng như hoạt động kinh
doanh diễn ra trong các năm, bên cạnh đó còn có thể tìm hiểu xu hướng và
triển vọng phát triển của thị trường dựa trên các nghiên cứu thị trường,
khách hàng... từ đó lập kế hoạch kinh doanh, thông qua ban giám đốc duyệt,
điều chỉnh và lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Phòng kinh doanh dưới sự chỉ
đạo của phó giám đốc kinh doanh tiếp nhận kế hoạch, phân công hướng dẫn
cấp dưới thực hiện kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện sẽ có những
điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi bất thường có thể xảy ra.
b, Kết quả đạt được
Sau 3 năm hoạt động, bằng sự cố gắng của toàn bộ ban lãnh đạo công ty
cũng như toàn bộ công nhân viên công ty. Công ty Cổ Phần Thương Mại &
Công Nghệ An Phát đã đạt được những thành công, những kết quả nhất
định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ
sở bao gồm các chỉ tiêu quan trọng, tiêu biểu nhất trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích các chỉ tiêu là một công việc quan
trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh của mình.
Qua việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu, doanh nghiệp sẽ thấy được những
kết quả đã đạt được trong năm của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó cũng
tìm ra những gì chưa đạt được, những hạn chế. Qua đó tìm nguyên nhân dẫn
đến các hạn chế đó, và cũng từ việc tìm ra nguyên nhân để tìm ra phương
hướng giải quyết để đạt được hiệu quả cao hơn trong năm tới. Sau đây là
những kết quả công ty có được sau 3 năm hoạt động thông qua các chỉ tiêu
LuËn v¨n tèt nghiÖp
12
của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biểu tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
( 2003 – 2005 )
TT
Các chỉ
tiêu
chủ
yếu
Đơn
vị tính
2003
2004
2005
So sánh giữu các năm
2003-2004 2004-2005
Số
tuyệt
đối
% so
với
năm
trước
Số
tuyệt
đối
% so
với
năm
trước
1 Doanh thu
tiêu thụ
Tr
.đồng
2.100 10.900 20.000 8.800 419 9.100 83,5
2 Tổng số
công nhân
viên
Người 15 30 45 15 100 15 50
3
Tổng số
vốn kinh
doanh
Tr.
đồng
1.900 5.655 7.250 3.755 197,63 1.595 28,2
4a- Vốn
cố định
Tr.đồng
650
655
750
5
0,769
95
14,5
4b-Vốn
lưu động
Tr.đồng 1.250 5.000 6.500 3.750 300 1.500 30
4 Lợi nhuận
sau thuế
Tr.đồng -45 150 310 195 433,33 160 106,67
5 Nộp ngân
sách
Tr.
đồng
0 58.3 120.5 58.3 - 62.2 106,69
6 Tiền
lương
bình
quân/một
người/thán
g
Tr.
đồng
1.1 1.2 1.3 0.1 9,09 0.1 8.33
7 Lợi % -2.14 1.38 1.55 3.52 164,5 0.17 12,32
LuËn v¨n tèt nghiÖp
13
nhuận/
doanh thu
tiêu thụ
8 Lợi
nhuận/
vốn kinh
doanh
% -2.36 2.65 4.27 5.01 212,29 1.62 61,13
9 Vòng
quay vốn
lưu động
Vòng 1.68 2.18 3.076 0.5 29,76 0.896 41,1
Bảng số 2
Ở phần dưới đây là những phân tích, đánh giá kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thương Mại & Công Nghệ An Phát.
2, Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Qua biểu đồ tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh
của công ty ta thấy doanh thu tiêu thụ năm 2004 tăng 8.800 triệu đồng so với
năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng 419%, có sự tăng doanh thu đột biến
như vậy là do năm 2003 công ty mới đi vào hoạt động, đến năm 2004 thì
hoạt động kinh doanh đã dần ổn dịnh. Công việc kinh doanh ổn định đã tiếp
tục dẫn đến việc tăng doanh thu trong năm 2005 với mức tăng 9.100 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 83,5% so với năm 2004. Việc tăng doanh thu
trong 2 năm liên tiếp với tỷ lệ tương đối cao là một tín hiệu đáng mừng cho
sự phát triển của công ty cho những năm tiếp theo.
- Số lượng công nhân viên của công ty tăng tương đối nhanh, từ 15
công nhân viên năm 2003, thì đến năm 2005 là 45 người, như năm 2005 tốc
độ tăng lên tới 50%. Điều này cho thấy rằng công việc kinh doanh của công
ty phát triển rất tốt. Bên cạnh đó, mức thu nhập hàng năm cũng tăng từ 1,1
triệu đồng/tháng (năm 2003) đến 1,3 triệu đồng/tháng(năm 2005). Đây là
mức thu nhập tương đối cao so với mức thu nhập ở một doanh nghiệp tư
nhân hiện nay tại Việt Nam.
- Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng nhanh từng năm từ
1.900 triệu đồng năm 2003, năm 2004 là 5.655 triệu đồng, tức là tăng 3.755
LuËn v¨n tèt nghiÖp
14
triệu đồng( tăng 197,63% ) và đến năm 2005 là 7.250 triệu đồng, tăng 1.595
triệu đồng( tăng 28,2 % ). Điều này thể hiện sự huy động vốn kinh doanh từ
trong nội bộ và từ các nguồn vốn khác của công ty là rất tốt. Nhưng bên
cạnh đó, tỷ lệ vốn cố định trong tổng nguồn vốn kinh doanh cao hơn so với
tỷ lệ vốn lưu động. Như vậy việc khai thác các nguồn vốn của công ty vẫn
còn chưa tốt, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn cố định vẫn còn thiếu hiệu
quả. Nếu như có sự điều chỉnh, thay đổi trong thời gian tới chắc chắn nguồn
vốn kinh doanh của công ty sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.
- Lợi nhuận sau thuế: việc không có lợi nhuận trong năm 2003 do
công ty mới đi vào hoạt động. Doanh thu chưa cao ( 2.100 triệu đồng ) vì
chưa có nhiều khách hàng, thị trường nhỏ, trong khi các khoản chi phí lại
cao hơn ( 2.145 triệu đồng ) so với doanh thu tiêu thụ. Vì thế công ty thua lỗ
45 triệu đồng. Nhưng ngay sau đó năm 2004 và năm 2005 công ty đã thu
được lợi nhuận: năm 2004 là 150 triệu đồng, năm 2005 là 310 triệu đồng, và
có tỷ lệ tăng 106,67%, tương ứng với mức tăng 160 triệu đồng. Việc lợi
nhuận tăng cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu tiêu thụ: chỉ tiêu này tăng tỷ lệ thuận
với tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh thu tiêu thụ, khi doanh thu tăng thì
lợi nhuận cũng tăng nhưng với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh
thu tiêu thụ, lợi nhuận tăng là do chi phí giảm.
- Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh: chỉ tiêu này tăng trong năm
2004 nhưng sang năm 2005 lại tiếp tục tăng, điều này cho thấy việc sử dụng
vốn kinh doanh của công ty có hiệu quả dẫn đến vòng quay vốn lưu động