Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính
sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung của
các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp, thành
công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước hội
nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được rất
đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991-1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là 9,3%,
năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm 1999,
nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%.
Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực
và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng
bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và
các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các
tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và
Bắc Thái, cho nên để bắt nhịp với tốc độ tănh trưởng và phát triển của cả nước thì
Bắc Kạn cần phải có sự lựa chọn đường lối phát triển kinh tế thích hợp.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc
Kạn từ nay đến năm 2010".
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những phương hướng cụ thể phù
hợp với điều kiện và hòan cảnh của một tỉnh miền núi, để từ đó có những giải pháp
thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra là
tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp như qui biện chứng, phân tích
và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và lôgíc, tư duy cụ thể và trừu tượng,
quan sát và thực nghiệm cùng với phương pháp đánh giá hoạt động kinh tế và
phân tích thống kê.
Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh
Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2000.
Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010.
82 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2092 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và giải pháp
nhằm thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế tỉnh Bắc
Kạn từ nay đến năm
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
1
Lời nói đầu
Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã từng bước thực hiện chính
sách cải cách và đổi mới toàn diện nèn kinh tế quốc dân. Theo nhận xét chung của
các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã có bước phát triển khởi đầu tốt đẹp, thành
công lớn nhất là chúng ta đã bảo đảm được an ninh lương thực, từng bước hội
nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt được rất
đáng kể trong kế hoạch năm năm 1991- 1995 là 8,2% một năm, năm 1996 là 9,3%,
năm 1997 là 8.2%, tuy có sự giảm xuống 5,8% vào năm 1998 và 4,8% năm 1999,
nhưng lại có xu tăng lên trong năm 2000 là 6,7%.
Mặc dù vậy, sư phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các klhu vực
và các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là sự phát triển chênh lệch giữa đồng
bằng và miền núi. Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng và
các thành phố lớn, do đó sự tụt hậu của các tỉnh miền núi ngày lớn. Trong số các
tỉnh miền núi thì Bắc Kạn là một tỉnh vừa được tách ra từ hai tỉnh Cao Bằng và
Bắc Thái, cho nên để bắt nhịp với tốc độ tănh trưởng và phát triển của cả nước thì
Bắc Kạn cần phải có sự lựa chọn đường lối phát triển kinh tế thích hợp.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bắc
Kạn từ nay đến năm 2010".
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm đưa ra những phương hướng cụ thể phù
hợp với điều kiện và hòan cảnh của một tỉnh miền núi, để từ đó có những giải pháp
thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu mà Đại hội Đảng IX đề ra là
tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp như qui biện chứng, phân tích
và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, lịch sử và lôgíc, tư duy cụ thể và trừu tượng,
quan sát và thực nghiệm cùng với phương pháp đánh giá hoạt động kinh tế và
phân tích thống kê.
Nội dung chủ yếu của đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Phần II: Phân tích thực trạng tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh
Bắc Kạn từ năm 1997 đến năm 2000.
Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn từ nay đến năm 2010.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
2
Đề tài này đựơc hoàn thiện trong một thời gian ngắn, hơn nữa trình độ và
năng lực bản thân còn nhiều hạn chế cho nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và bạn đọc.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo T.S Phan
Kim Chiến và tập thể anh chị em cán bộ viên chức sở KH - ĐT tỉnh Bắc Kạn
đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
3
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1/ Khái niệm phát triển và tăng trưởng kinh tế:
a/ Tăng trưởng kinh tế: Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, mở
rộng qui mô về mặt số lượng của các yếu tố của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất
định nhưng trong khuôn khổ giữ nguyên về mặt cơ cấu và chất lượng.
Tăng trưởng kinh tế thực chất là sự lớn mạnh của nền kinh tế chỉ đơn thuần về
mặt số lượng; đây là sự biến đổi có ý nghĩa tích cực, mặc dù nó cũng giúp cho xã
hội có thêm các điều kiện vật chất cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đặt ra của công
dân, của xã hội.
Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản
lượng nền kinh tế của thời kì sau so với thời kì trước:
Yo: Tổng sản lượng thời kì trước
Y1: Tổng sản lượng thời kì sau
Mức tăng trưởng tuyệt đổi : = Y1 - Yo.
Mức Tăng trưởng tương đổi: = Y1/ Yo.
b/ Phát triển kinh tế (PTKT): Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích
cực dựa trên sự biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của các yếu tố cấu
thành của nền kinh tế.
Như vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trưởng kinh
tế, nhưng nó được tăng trưởng theo một cách vượt trội so sự đổi mới về khoa học
công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả
hơn hẳn.
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
+ Trước hết là sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự tiến
bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai mặt
vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tương đối của lượng và chất.
+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố nội
tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là người dân của quốc gia đó phải là
những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nước.
+ Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình vận động
khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
4
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công nghiệp
hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bước đi tất yếu của mọi sự biến đổi kinh
tế từ thấp đến cao, theo xu hướng biến đổi không ngừng.
c/ Phát triển kinh tế bền vững:
Đây là khái niệm đang còn tiếp tục tranh cãi, tuy nhiên theo Hội đồng thế
giới về môi trờng và phát triển thì: Phát triển kinh tế bền vững là phát triển đáp
ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến các nhu cầu của các
thế hệ tương lai.
Về mặt nội dung, phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển kinh tế phải đáp
ứng yêu cầu sau:
+ Kinh tế phải phát triển liên tục
+ Kinh tế phải phát triển với tốc độ cao
+ Đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương đến các thế hệ tương
lai.
2/ Những quan điểm cơ bản về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:
a/ Quan niệm nhấn mạnh vào tăng trưởng:
Quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trọng nhất, nó như đầu
tàu, kéo theo việc giải quyết vấn đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực tế cho
thấy những nước theo quan điểm này đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
không ngừng tăng thu nhập. Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản sau:
+ Sự tăng trưởng kinh tế quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi
ích cục bộ trước mắt đã dẫn đến sự khai thác bừa bãi không chỉ trong phạm vi
quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế, khiến cho nguồn tài nguyên bị kiệt quệ
và môi trường sinh thái bị phá huỷ nặng nề.
+ Cùng với sự tăng trưởng là sự bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện,
tạo ra những mâu thuẫn và xung đột găy gắt: Xung đột giữa khu vực sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp; xung đột giữa giai cấp chủ và thợ; gắn với nạn thất nghiệp
tràn lan; xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh
tế - xã hội, do quá trình phát triển kinh tế không đều tạo nên.
+Tăng trưởng đưa lại những giá trị mới, song nó cũng phá huỷ và hạ
thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp cần phải bảo tồn và phát huy như:
nền giáo dục gia đình, các giá trị tinh thần, đạo đức, thuần phong mỹ tục,
chuẩn mực của dân tộc. Đồng thời với việc làm giàu bằng bất cứ giá nào thì
tội ác cũng phát triển; các băng đảng lũng đoạn, sản xuất hàng giả, buôn lậu
chất ma tuý với qui mô quốc tế sẽ gia tăng.
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
5
+Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng còn đưa lại những
diễn biến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt, nên đời sống kinh tế xã
hội thường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả.
b/ Quan điểm nhấn mạnh vào sự bình đẳng và bất bình đẳng trong xã hội:
Sự phát triển kinh tế đựợc đầu tư dàn đều cho các ngành, các vùng và sự phân
phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân. Đại bộ phận dân cư đều được chăm sóc
về văn hóa, giáo dục, y tế của Nhà nước, hạn chế tối đa sự bất bình đẳng trong xã hội.
Hạn chế của việc lựa chọn quan điểm này là nguồn lực hạn chế lại bị phân
phối dàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối
đồng đều cũng không tạo ra được động lực thúc đẩy người lao động.
c/ Quan điểm phát triển toàn diện:
Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên, vừa nhấn mạnh về số
lượng vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc độ
tăng trưởng kinh tế có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết.
II . CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐO LƯỜNG SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự tăng lên về sản lượng hằng năm do
nền kinh tế tạo ra. Do vậy thước đo của sự tăng trưởng là các đại lượng sau: Tổng
sản phẩm trong nước (GDP); tổng sản phẩm quốc dân (GNP); sản phẩm quốc dân
thuần tuý (NNP); thu nhập quốc dân sản xuất (NI) và thu nhập quốc dân sử dụng
(NDI).
1/ Tổng sản phẩm trong nước (Tổng sản phẩm quốc nội - GDP):
GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng
các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:
a/ Về phương diện sản xuất:
b/ Về phương diện tiêu dùng :
GDP = C + I + G + (X - M)
Trong đó:
C: Tiêu dùng các hộ gia đình
G: Các khoản chi tiêu của chính phủ
I: Tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp
Tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu
vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước
GDP =
Giá trị tăng = Giá trị sản lượng - Chi phí các yếu tố trung gian
(Y) (GO) (IC)
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
6
(X - M): Xuất khẩu ròng trong năm
c/ Về phương diện thu nhập:
GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức
Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại.
GDP = Cp + Ip + T
Trong đó:
Cp: các khoản chi tiêu mà các hộ gia đình được quyền tiêu dùng
Ip: Các khoản mà doanh nghiệp tiết kiệm được dùng để đầu tư
GDP theo cách xác định trên đã thể hiện một thước đo cho sự tăng trưởng
kinh tế do các hoạt động kinh tế trong nước tạo ra, không phân biệt sở hữu trong
hay ngoài nước với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất
của nền kinh tế một nước.
2/ Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
GNP là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một
nước tạo ra và có thể thu nhập trong một năm, không phân biệt sản xuất được thực
hiện trong nước hay ngoài nước.
Như vậy GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước
thực sự thu nhập được.
GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài
Với ý nghĩa là thước đo tổng thu nhập của nền kinh tế, sự gia tăng thêm GNP
thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các
hoạt động kinh tế đem lại.
GNP thực tế là GNP được tính theo giá trị cố định nhằm phản ảnh đúng sản
lượng gia tăng hàng năm loại trừ những sai lệch do sự biến động giá cả (lạm phát)
tạo ra, khi tính GNP theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa.
Hệ số giảm phát là tỷ lệ GNP danh nghĩa và GNP tực tế ở cùng một thời
điểm. Dùng hệ số giảm phát để điều chỉnh GNP danh nghĩa ở thời điểm gốc, để
xác định mức tăng trưởng thực tế và tốc độ tăng trưởng qua các thời điểm.
3/ Sản phẩm quốc dân thuần tuý (NNP):
NNP là giá trị còn lại của GNP, sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố
định (Dp)
NNP = GNP - Dp
NNP phản ánh phần của cải thực sự mới được tạo ra hàng năm.
4/ Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI):
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
7
NDP là phần mà nhân dân nhận được và có thể tiêu dùng, là phần thu nhập
ròng sau khi trừ đi thuế (trực thu và thuế gián thu) (Ti+Td) cộng với trợ cấp (Sd):
NDI = NNP - (Ti+Td) + Sd
Mục đích đưa ra các thước đo là để tiếp cận tới các trạng thái phát triển
của nền kinh tế, mỗi thước đo đều có ý nghĩa nhất định và được sử dụng tuỳ
thuộc vào mục đích nghiên cứu. Mặc dù đó là các thước đo phổ biến nhất hiện
nay, nhưng đó chỉ là những con số xấp xỉ về các trạng thái và tốc độ biến đối
trong phát triển kinh tế, vì bản thân các thước đo đó chưa thể phản ánh hết
được các sự kiện phát triển cả mặt tốt lẫn mặt chưa tốt. Chẳng hạn như các sản
phẩm tự túc, công việc nội trợ gia đình, thời gian nghỉ ngơi, sự tự do, thoải
mái trong đời sống sinh hoạt, sự tổn hại do bị ô nhiễm môi trường thì được
tính bằng cách nào.
5/ Thu nhập bình quân đầu người :
Điều gì sẽ thể hiện khi so sánh GNP của các nước có dân số tương tự nhau
như ở bảng 1.1:
Bảng 1.1: Thu nhập của một số nước năm 1997
STT Tên nước Dân số (tr.người) GNP(Tỉ USD) GNP/Người(USD
)
1
2
3
4
5
6
Anh
Pháp
Thái Lan
Ai Cập
Êtiôpia
Việt Nam
59
59
61
60
60
77
1220,2
1526,0
169,6
71,2
6,5
24,5
20710
26050
2800
1180
110
320
Nguồn: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới - 1998.
Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy những nước có dân số ngang nhau
(trừ Việt Nam) nhưng những nước giàu như Anh, Pháp, thì có GNP và
GNP/người lớn hơn rất nhiều so với các nước nghèo. Điều này nói lên rằng
người dân Anh, Pháp có nhiều khả năng sống sung sướng hơn những ngư-
ời dân ở các nước có mức thu nhập thấp như Ai cập, Êtiopia và Việt Nam.
Mỗi liên hệ GNP và dân số nói lên rằng muốn nâng cao phúc lợi vật
chất cho nhân dân của một số nước, không chỉ là tăng sản lượng của nền
kinh tế mà còn phải kìm hãm tốc độ tăng dân số. Do vậy, thu nhập bình
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
8
quân đầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể hiện mặt chất của sự tăng trư-
ởng, như là sự tự do hạnh phúc của mọi người, sự văn minh của xã hội, tức
là sự phát triển của xã hội. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng
hệ thống các chỉ số.
III. CÁC CHỈ SỐ PHẢN ÁNH SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI.
1/ Các chỉ số xã hội của sự phát triển:
Để nói lên sự tiến bộ của xã hội do tăng trưởng đưa lại, người ta thường dùng
các chỉ số sau xoay quanh sự biến đổi của con người.
a/ Tuổi thọ bình quân trong dân số:
Sự tăng lên của tuổi thọ bình quân trong dân số ở một thời kỳ nhất định phản
ánh một cách tổng hợp về tình hình sức khoẻ của dân cư trong một nước. Trong đó
nó bao hàm sự văn minh trong đời sống của mức sinh hoạt vật chất và tinh thần
được nâng cao. ở các nước kém phát triển đời sống thấp, thường có tuổi thọ bình
quân dưới 50 tuổi, còn các nứơc phát triển chỉ số đó đều trên 70 tuổi.
b/ Mức tăng dân số hàng năm:
Đây là một chỉ số đi liền với chỉ số tăng thu nhập bình quân đầu người. Xã
hội loài người phát triển đã minh chứng rằng mức tăng dân số cao luôn luôn đi với
sự nghèo đói và lạc hậu. Các nước phát triển đều có mức tăng dân số tự nhiên đều
dưới 2% một năm, còn các nước kém phát triển đều ở mức trên 2% một năm .
c/ Số calo/người/ngày:
Chỉ số này phản ánh các cung ứng các loại nhu cầu thiết yếu nhất đối với mọi
người dân, về lương thực và thực phẩm hàng ngày được qui đổi thành calo. Nó
cho thấy một nền kinh tế giải quyết được nhu cầu cơ bản như thế nào.
d/ Tỉ lệ người biết chữ trong dân số
Cùng với chỉ số này, còn dùng chỉ số tỉ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi đi
học, hay trình độ phổ cập văn hoá của người lao động trong dân số. Các chỉ số này
phản ánh trình độ phát triển và sự biến đổi về chất của xã hội. Xã hội hiện đại đã
coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là lĩnh vực đầu tư hàng đầu cho phát triển
kinh tế trong thời gian dài hạn. Tỉ lệ trẻ em đi học và người biết chữ cao, đồng
nghĩa với sự văn minh xã hội, và nó thường đi đôi với nền kinh tế có mức tăng
trưởng cao. Do vậy, nó là một chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia .
e/ Các chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội:
- Ngoài các chỉ số nêu trên người ta còn dùng các chỉ số đánh giá sự phát triển
xã hội ở mặt bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ như: Số giường bệnh, số bệnh viện,
bệnh viện an dưỡng, số bác sĩ, y sĩ bình quân cho một vạn dân. Về giáo dục và văn
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
9
hóa có tổng số các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, số lớp và số trường học, viện
nghiên cứu, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, thư viện tính bình quân cho ngàn hoặc triệu
dân.
- Sự công bằng xã hội trong phân phối sản phẩm cũng là một tiêu chuẩn đánh giá
sự tiến bộ của xã hội hiện đại. Người ta dùng đồ thị Lorenz và hệ số Gini để biểu thị.
Để nghiên cứu mức chênh lệch trong phân phối thu nhập người ta thường chia
dân số của một nước ra làm 10 nhóm người (gọi là 10 bậc), mỗi nhóm có 10% dân
số; hoặc chia ra 5 nhóm (5 bậc ), mỗi nhóm 20% dân số từ thu nhập thấp nhất lên
thu nhập cao nhất. Nếu như trong xã hội bình đẳng tuyệt đối thì cứ 20% dân số sẽ
nhận được 20% thu nhập, có nghĩa là không có người giàu người nghèo. Còn trong
xã hội bất bình, đường cong Lorent sẽ cho ta biết rằng 20% dân số có thu nhập
thấp nhất và 20% dân số có thu nhập cao nhất sẽ nhận được bao nhiêu % tổng thu
nhập. Khi thu nhập của nhóm người nghèo giảm đi và thu nhập của nhóm người
giàu tăng lên thì đường cong Lorent càng cách xa đường 450 và ngược lại .
Nếu phần diện tích được giới hạn bởi đường 450 và đường cong Lorent được
kí hiệu là A và phần còn lại của tam giác vuông được giới hạn bởi đường cong
Lorent và 2 đường vuông góc kí hiệu là B thì hệ số Gini được tính:
Có thể thấy rằng :
Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 tới 1
Hệ số Gini = 0: Xã hội hoàn toàn bình đẳng
Đường bình đẳng tuyệt đối
Đường cong Lorenz
Đường cong của bất bình đẳng tuyệt
đối
% của dân số cộng dồn
%
của
thu
nhập
cộng
dồn
Sơ đồ 1.1: Đường cong Lorenz
Diện tích (A)
Diện tích (B)
Hệ số Gini =
A
B
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Hoµng V¨n Khëi líp QLKT 39B
____________________________________________________________________________________________
10
Hệ số Gini = 1: Xã hội hoàn toàn bất bình đẳng
Dựa vào những số liệu thu thập của Ngân hàng thế giới (WB) thì trong thực tế giá
trị của hệ số Gini biến đối trong phạm vi hẹp hơn: Từ 0,2 đến 0,6. Theo nhận xét của
WB thì những nước có thu nhập thấp, hệ số Gini biến động từ 0,3 đến 0,5; đối với những
nước có thu nhập trung bình từ 0,4 đến 0,6 và đối với nước có thu nhập cao từ 0,2 đến
0,4.
Tuy nhiên hệ số Gini mới chỉ lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân
phối thu nhập, còn tiêu thức về sự độc lập hay phụ thuộc về kinh tế và chính trị của
quốc gia, sự tự do dân chủ công dân, sự tiến bộ trong thể chế chính trị, xã hội... thì
cũng chưa thể lượng hóa hết được .
2/ Các chỉ số về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của một nước, theo cách hiểu thông thường là tổng thể các mối
quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố kinh tế và trong từng yếu tố của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong những
giai