Ngành nghề truyền thống Việt Nam nói chung, của Hà Tây nói riêng rất đa
dạng và phong phú, có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, tạo ra nhiều
sản phẩm phục vụ đời sống con người, đồng thời chứa đựng những giá trị văn
hoá nghệ thuật dân tộc phong phú. Mặc dù trải qua những trình độ phát triển
kinh tế khác nhau song các ngành nghề truyền thống ấy luôn luôn tồn tại trong
cuộc sống của mọi dân tộc Việt Nam.
Hà Tây bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH với
những thuận lợi là tỉnh có vị trí kinh tế đặc biệt, liền kề với thủ đô. Diện tích
2.193km2, gồm 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi, có tài nguyên khoáng
sản, nhiều danh lam thắng cảnh như: Chùa Thầy, chùa Hương,. dân số trên 2,4
triệu người, trong đó lực lượng lao động hơn 1 triệu người ở 322 xã, phường với
tổng số 1460 thôn (làng) là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai
và tài nguyên để phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và những
ngành kinh tế khác.
Hà Tây cũng là đất có nhiều nghề và làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng
đã được giao lưu giới thiệu rộng khắp trong và ngoài nước. Từ năm 1997 đến
nay, đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng
thủ công mỹ nghệ đã phát triển vượt bậc góp phần không nhỏ trong sự đi lên của
ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Từ đó thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm giai đoạn
1997-2001 là 7,3%.
Tuy nhiên tình hình tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là về thị trường tiêu thụ, cần phải có một hệ thống quản lý về tiêu
thụ loại hàng hoá này. Từ đó đề ra các chiến lược, sách lược để sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ thực sự là một ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của
tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đi lên.
Với những khó khăn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như vậy, trong Luận
văn tốt nghiệp này em xin trình bày đề tài: "Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng
thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây - Các phương hướng và giải pháp" để góp một
phần công sức nhỏ bé của mình trong việc phát triển các mặt hàng truyền thống
và ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
Mục tiêu của Luận văn tốt nghiệp này là đưa ra tình hình tiêu thụ sản phẩm
mỹ nghệ của tỉnh, đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của mặt hàng này để có phương hướng lựa chọn hay
thay đổi sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của tỉnh cũng như phù hợp với xu
thế phát triển của đất nước.
Nội dung đề tài:
Lời mở đầu
Ph ần I: Giới thiệu chung về xuất khẩu h àng th ủ công mỹ nghệ ở H à Tây.
Phần II: Phân tích thống kê tình hình tiêu thụ hàng mỹ nghệ của
tỉnh từ 1997-2001
Phần III: Các phương hướng và giải pháp
Kết luận và kiến nghị.
72 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây: Các phương hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Nâng cao hiệu quả tiêu thụ
hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà
Tây - Các phương hướng và giải
pháp
2
Lời mở đầu
Ngành nghề truyền thống Việt Nam nói chung, của Hà Tây nói riêng rất đa
dạng và phong phú, có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, tạo ra nhiều
sản phẩm phục vụ đời sống con người, đồng thời chứa đựng những giá trị văn
hoá nghệ thuật dân tộc phong phú. Mặc dù trải qua những trình độ phát triển
kinh tế khác nhau song các ngành nghề truyền thống ấy luôn luôn tồn tại trong
cuộc sống của mọi dân tộc Việt Nam.
Hà Tây bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH với
những thuận lợi là tỉnh có vị trí kinh tế đặc biệt, liền kề với thủ đô. Diện tích
2.193km2, gồm 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi, có tài nguyên khoáng
sản, nhiều danh lam thắng cảnh như: Chùa Thầy, chùa Hương,... dân số trên 2,4
triệu người, trong đó lực lượng lao động hơn 1 triệu người ở 322 xã, phường với
tổng số 1460 thôn (làng) là tỉnh có nhiều tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai
và tài nguyên để phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và những
ngành kinh tế khác.
Hà Tây cũng là đất có nhiều nghề và làng nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng
đã được giao lưu giới thiệu rộng khắp trong và ngoài nước. Từ năm 1997 đến
nay, đi theo đường lối của Đảng và Nhà nước tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng
thủ công mỹ nghệ đã phát triển vượt bậc góp phần không nhỏ trong sự đi lên của
ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh. Từ đó thúc đẩy sự phát triển
của nền kinh tế, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm giai đoạn
1997-2001 là 7,3%.
Tuy nhiên tình hình tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là về thị trường tiêu thụ, cần phải có một hệ thống quản lý về tiêu
thụ loại hàng hoá này. Từ đó đề ra các chiến lược, sách lược để sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ thực sự là một ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của
tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đi lên.
Với những khó khăn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như vậy, trong Luận
văn tốt nghiệp này em xin trình bày đề tài: "Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng
thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây - Các phương hướng và giải pháp" để góp một
phần công sức nhỏ bé của mình trong việc phát triển các mặt hàng truyền thống
và ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh.
Mục tiêu của Luận văn tốt nghiệp này là đưa ra tình hình tiêu thụ sản phẩm
mỹ nghệ của tỉnh, đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu. Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của mặt hàng này để có phương hướng lựa chọn hay
3
thay đổi sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của tỉnh cũng như phù hợp với xu
thế phát triển của đất nước.
Nội dung đề tài:
Lời mở đầu
Phần I: Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây.
Phần II: Phân tích thống kê tình hình tiêu thụ hàng mỹ nghệ của
tỉnh từ 1997-2001
Phần III: Các phương hướng và giải pháp
Kết luận và kiến nghị.
4
Phần I
Giới thiệu chung về xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây
I. Những lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1. Khái niệm hàng thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ là các mặt hàng thuộc ngành nghề truyền thống,
được sản xuất ra bởi các nghệ nhân và thợ thủ công, được truyền từ đời này qua
đời khác. Các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo.
Từ những nguyên liệu như: gỗ, vỏ trai, vỏ ốc,... được những nghệ nhân
khéo léo tạo ra sản phẩm mỹ nghệ mang đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm mỹ
nghệ như: tủ thờ, tủ đứng, sập gụ, bộ bàn ghế, tất cả đều có kiểu rất cổ trên đó có
những đường nét hoa văn mềm mại, uyển chuyển. Hàng thủ công mỹ nghệ chứa
đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét vì chúng là sản phẩm truyền thống
của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng và có cách thể hiện riêng
qua hình thái, sắc thái sản phẩm. Chính điểm này đã tạo nên sự độc đáo, khác
biệt giữa các sản phẩm có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau.
Nhìn chung các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện mảng đời sống
hiện thực, văn hoá tinh thần với sắc màu đa dạng hoà quyện, mang tính nghệ
thuật đặc sắc. Do đó chúng không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những sản phẩm phục vụ đời sống
tinh thần đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của các dân tộc.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ
thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng không
đều, khó tiêu chuẩn hoá.
5
- Với sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ
ngày càng cao. Mặc dù khoa học công nghệ cho phép sản xuất ra nhiều sản
phẩm đa dạng, phong phú và đẹp nhưng các sản phẩm này thường được sản xuất
hàng loạt, mang tính đồng nhất, chính xác đến từng chi tiết nên biểu cảm tính
nghệ thuật cao. Bởi vậy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ dù tinh xảo hay mộc
mạc đều khẳng định được chỗ đứng trong đời sống con người.
- ở Việt Nam, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gần đây đang khởi sắc do
nhu cầu tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu đều tăng lên. Cùng với sự mở
rộng giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường nhiều nước Châu Âu, Đông á, Mỹ
và Nam Mỹ. Do vậy, quan tâm và có chính sách thoả đáng phát triển các ngành
nghề này, mở rộng thị trường xuất khẩu là thiết thực bảo tồn và phát triển một
trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam ta. Bên cạnh ý nghĩa
góp phần truyền bá, giới thiệu văn hoá truyền thống ra thế giới, việc đẩy mạnh
xuất khẩu mặt hàng này còn góp phần tạo ra một lượng lớn công ăn viẹc làm,
giải quyết tình trạng dư thừa lao động, nhất là ở nông thôn trong thời gian nông
nhàn, giúp họ có thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Đối với tỉnh Hà Tây, việc phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các lao động
trong nghề mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn cho tỉnh đó là giải quyết
công ăn việc làm, tăng ngân sách tỉnh,...
- Tuy nhiên với sản phẩm ngày càng nhiều, nhu cầu của khách hàng đòi hỏi
ngày càng cao thì việc thay đổi mẫu mã, chất lượng là việc làm cực kỳ quan
trọng để sản phẩm có được chỗ đứng trên thị trường.
2. Các hình thức tổ chức sản xuất.
2.1. Hộ gia đình.
Có 2 loại hộ gia đình sản xuất.
6
- Hộ chuyên làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
- Hộ gia đình kiêm nghiệp (tức là còn một nghề khác, thường là nghề nông).
Hình thức này tận dụng được mọi lao động trong gia đình từ cụ già đến trẻ
em đều có thể làm được, để tổ chức sản xuất và quản lý cho phù hợp với trình độ
của người thợ thủ công hiện nay. Nó làm cho người thợ dễ nhận ra kết quả và có
thể tính toán được hiệu quả của sản xuất hàng ngày. Vì là sản phẩm của gia đình
mình, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của gia đình nên những người thợ bao
giờ cũng cố gắng để có nhiều sản phẩm và chất lượng cao. Hình thức này còn
huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân (qua hình thức đi vay), tận
dụng được mặt bằng sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất theo hộ gia đình cũng có những hạn chế của nó. Mỗi
gia đình không đủ sức để nhận những hợp đồng lớn, không đủ mạnh để cải tiến
mẫu mã sản phẩm, không đủ vốn cho đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và
không đủ tầm nhìn để định hướng phát triển nghề nghiệp ở tầm xa hơn. Lối đào
tạo theo nghề truyền thống ở hình thức này cũng có giới hạn ở người học việc,
không đủ kiến thức văn hoá, kỹ thuật và xã hội để tiếp cận với khoa học kỹ thuật
tiên tiến, không đủ khả năng tính toán trước thị trường tiêu thụ.
Ngày nay hộ gia đình là hình thức sản xuất phát triển nhanh với số lượng
đông đảo và đa dạng có xu hướng phát triển cả về chất lượng và số lượng.
2.2. Doanh nghiệp tư nhân.
Đây là một dạng hộ ngành nghề phát triển trở thành tiểu thủ, do chủ gia
đình có một trong những điều kiện: có tay nghề cao, có vốn, có năng lực kinh
doanh bỏ vốn mua nguyên vật liệu, thuê nhân công sản xuất tập trung hoặc làm
gia công phần lớn ở từng hộ gia đình, sau đó tập trung sản phẩm tìm mối hàng
tiêu thụ.
7
2.3. Tổ hợp sản xuất
- Đây là tổ chức của 1 số hộ gia đình cùng nghề tập hợp lại, hùn vốn để
mua nguyên liệu đưa về từng hộ tự sản xuất hoặc sản xuất tập trung. Sau khi kết
thúc quá trình sản xuất sản phẩm được gom về và cử người đi bán.
- Hình thức này làm tăng thêm sức mạnh cho từng thành viên để phát triển
sản xuất, phát triển khả năng kinh doanh, khắc phục được phần nào những hạn
chế về vốn mà hình thức hộ gia đình gặp phải. Hiện nay, hình thức này cũng
đang phát triển và rất thịnh hành trong làng nghề truyền thống.
- Tuy nhiên nó cũng có giới hạn riêng đó là trong tổ sản xuất thì hộ gia đình
vẫn là hình thức cơ bản, họ vẫn phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ công việc sản
xuất kinh doanh của mình trước những biến động của thị trường.
2.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Là công ty do các cổ đông góp vốn cổ phần sản xuất kinh doanh một hoặc
nhiều mặt hàng tiểu thủ công nghiệp.
- Hình thức này là hạt nhân mà các vệ tinh xung quanh nó là các hình thức
khác. Nó là động lực mạnh thúc đẩy làng nghề truyền thống thành các "phố
làng", tạo điều kiện cho các thị trấn, thị tứ ra đời. Tuy nhiên nó có hạn chế về
vốn đối với các hộ muốn tham gia.
2.5. Hợp tác xã
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, xây dựng, vận tải, dịch vụ kinh tế
kỹ thuật.
- Thời kế hoạch hoá tập trung, hợp tác xã là hình thức phổ biến trong các
làng nghề.
- Trước hết, hợp tác xã tập hợp được năng lực của cả làng nghề, đứng ra
nhận những hợp đồng gia công lớn, đem lại việc làm cho các gia đình trong
làng. Bằng nguồn vốn góp và vốn vay, hợp tác xã có khả năng trang bị kỹ thuật
mới; cải tiến công nghệ.
8
- Nhiều nơi hợp tác xã đứng ra tổ chức đào tạo thợ, trong đó có nhiều người
được cử đi học thành cán bộ kỹ thuật cao, điều mà từng hộ gia đình không thể
làm được.
- Một số hợp tác xã sử dụng quĩ chung để đãi ngộ nghệ nhân, lập phòng
truyền thống, sưu tầm tư liệu góp phần trực tiếp giữ gìn và phát triển nghề
truyền thống.
- Bên cạnh những mặt được nêu trên, hợp tác xã cũng có những nhược
điểm của nó. Chẳng hạn như vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi vốn là người chủ
sản xuất của gia đình, là hạt nhân để duy trì nghề nghiệp và gìn giữ truyền thống
lại không được coi trọng trong hợp tác xã. Ban quản trị hiếm khi là người giỏi
nghề, do đó nhiều làng nghề không giữ được các kỹ thuật truyền thống, chất
lượng sản phẩm không tương xứng với truyền thống.
- Khi chuyển sang kinh tế thị trường, mô hình HTX chỉ còn lại rất ít trong
các làng nghề. Những HTX còn tồn tại được là do biết chuyển đổi phương thức
hoạt động phù hợp với cơ chế mới thì hoạt động rất tốt, hiệu quả rất cao. Hình
thức HTX mới này lấy hộ sản xuất là chính, do đó hoạt động của các làng nghề
truyền thống có hiệu quả hơn. Như bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, mối
hình thức tổ chức kinh doanh trong các làng nghề đều có những mặt tích cực và
hạn chế nhất định với hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua cùng với sự đi lên của các làng nghề, nhiều sản
phẩm mỹ nghệ được sản xuất ra, cùng với sự mở rộng của các thị trường tiêu
thụ, tình hình tiêu thụ sản phẩm mỹ nghệ của tỉnh đã phát triển đáng kể.
Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ ngay địa phương và rộng hơn là các thành
phố trong nước, đặc biệt là ở Hà Nội. Một số có chất lượng cao được đưa đi xuất
khẩu sang các nước trên thế giới.
9
Nhìn chung thị trường trong nước cũng như xuất khẩu chưa ổn định. Trong
các sản phẩm rất ít mặt hàng tạo ra được ưu thế cạnh tranh với nước ngoài. Giá
hàng xuất khẩu chưa cao và thu nhập do người lao động trực tiếp ở ngành nghề
thu được còn thấp trong khi lưu thông hưởng tỷ lệ cao nên chưa khuyến khích
người lao động trực tiếp sản xuất.
Từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày
một tăng qua các năm, cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1:
Năm 1997 1998 1999 2000 2001
Giá trị sản xuất
(triệu đồng) 10.070 22.118 38.210 77.024 91.565,25
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay đời sống người dân nhất là ở
các thành thị sẽ tăng nhanh, yêu cầu chất lượng, cùng với sức ép cạnh tranh của
hàng hoá công nghiệp thành thị làm ra và hàng ngoại nhập, nhập lậu thì các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh có nguy cơ bị thu hẹp thị trường. Vì vậy cần
phải có chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các làng nghề, cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp sản xuất tồn tại và phát triển. Đây không phải là vấn đề
đặt ra cho các đơn vị sản xuất mà là vấn đề chung của các ngành, các cấp, các tổ
chức của tỉnh Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung trong sự nghiệp CNH-
HĐH nông thôn.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ.
1. Các yếu tố khách quan.
Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên ngoài cơ sở sản xuất như khách
hàng, đối thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị,... và cơ sở không thể điều khiển
10
chúng theo ý của mình. Cơ sở chỉ có thể cố gắng thích ứng một cách tốt nhất với
xu hướng vận động của chúng. Nếu không đơn vị sản xuất không những không
phát triển được thị trường, nâng cao vị thế của mình mà còn có thể bị mất thị
phần hiện tại hoặc bị đào thải khỏi thị trường.
1.1. Khách hàng và các yếu tố thuộc về văn hoá - xã hội
- Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ
hàng hoá nói chung và mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
- Như ta đã biết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những sản
phẩm phục vụ cho tiêu dùng thông thường mà còn có tính nghệ thuật, đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Chính vì vậy đời sống được nâng cao lên
kéo theo sự tăng nhu cầu về các sản phẩm này. ở những nơi có nền kinh tế phát
triển như: Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,... nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ
khá lớn.
Khả năng tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn tăng lên nhất là khi
người tiêu dùng đang có xu hướng bảo vệ thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên
thông qua việc sử dụng các sản phẩm được làm từ chất liệu tự nhiên như các đồ
dùng mây, tre, cói, đang thay cho các sản phẩm từ plastic, thuỷ tinh, sợi nhân
tạo.
Nhu cầu nói chung về các mặt hàng này có xu hướng tăng lên, tuy nhiên
khi dự định đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nào cần phải xem xét các yếu tố văn
hoá - xã hội của thị trường đó.
Trước hết cần xem xét đến yếu tố truyền thống, tập quán sử dụng hàng hoá
của thị trường đó. Chính những tập quán sử dụng này sẽ là gợi ý nên kinh doanh
mặt hàng nào ở thị trường nào.
Ngoài ra cũng cần chú ý đến qui mô dân số của thị trường tiêu thụ vì nó sẽ
ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được. Thông thường quy mô
dân số càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng lớn và ngược lại. Khả năng tiêu thụ
11
hàng thủ công mỹ nghệ cũng phụ thuộc vào thu nhập, mức sống và địa vị xã hội
của người tiêu dùng. Tuỳ theo khả năng tài chính, vị trí xã hội của mình mà
người tiêu dùng lựa chọn loại sản phẩm với chất lượng, giá cả hợp với mình.
Những người có thu nhập cao, có địa vị thường chọn những sản phẩm quý, thật
độc đáo.
Như vậy, tiềm năng để phát triển thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ
là không nhỏ tuy nhiên để khai thác được tiềm năng đó, các doanh nghiệp
thương mại, doanh nghiệp sản xuất,... còn phải chú ý đến nhiều khía cạnh khác.
1.2. Môi trường cạnh tranh.
- Sự cạnh tranh diễn ra với các sản phẩm công nghiệp có cùng công dụng:
đó là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau để cùng thoả mãn một mong
muốn. Các sản phẩm công nghiệp do được sản xuất bằng máy móc, thiết bị sản
xuất hàng loạt nên có chất lượng đồng đều, tốt, giá thành lại rẻ, kiểm dáng cũng
đa dạng. Do đó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm thủ công
thường lấy các truyền thống để cạnh tranh với các hiện đại. Hầu hết các quốc gia
đều có những ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó phổ biến là nghề
gốm, đan lát, dệt, đúc tạc,... Tuy nhiên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các
quốc gia có sự khác biệt dù chúng cũng thuộc một ngành. Sự khác biệt này xuất
phát từ các quan niệm nhân sinh quan, các tư tưởng, phong tục tập quán khác
nhau giữa các dân tộc. Vì vậy trên thị trường quốc tế sự cạnh tranh giữa các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ đến từ các quốc gia khác nhau là sự cạnh tranh về sự
độc đáo, về văn hoá biểu hiện qua sản phẩm.
- Ngoài ra khi xuất khẩu sang một thị trường, sản phẩm cần phải cạnh tranh
với chính sản phẩm cùng một nước xuất sang và sản phẩm của một số nước
cũng xuất sang. Khi đó, sự cạnh tranh diễn ra ở cấp độ gay gắt hơn và các cơ sở
sản xuất phải sử dụng các biện pháp cạnh tranh bằng chất lượng, giá cả.
Tuỳ theo số lượng đối thủ trên thị trường mà người ta xác định mức độ
khốc liệt của cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng gay gắt, khả năng chiếm lĩnh
12
phát triển thị trường càng trở nên khó khăn. Cho nên cần xác định trang thái
cạnh tranh trên thị trường là cạnh tranh tuần tuý, hỗn hợp hay cạnh tranh độc
quyền để xác định vị thế của mình và của các đối thủ. Từ đó tính chất, độ đa
dạng, giá cả của sản phẩm cũng như quy mô khối lượng cung ứng ra thị trường
sẽ được quyết định.
1.3. Môi trường chính trị luật pháp, kinh tế, địa lý.
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến việc xuất nhập khẩu bất
kỳ một loại hàng hoá nào. Môi trường chính trị trong nước cũng như thị trường
xuất khẩu ổn định là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiến
hành các hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó yếu tố luật pháp cũng
như các quy định của Chính phủ là yếu tố mà các đơn vị phải tuân theo nên nó
chi phối nhiều tới khả năng mở rộng thị trường. Chẳng hạn việc quy định hạn
chế khai thác gỗ sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh cũng như xuất khẩu các mặt hàng làm từ gỗ, cụ thể một số sản phẩm
của ngành thủ công mỹ nghệ.
1.4. Môi trường kinh tế.
Các yếu tố tốc độ phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, sự ổn định tỷ giá,
hệ thống thuế thuộc môi trường kinh tế là các yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Nền kinh tế của quốc gia đó
tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, thể hiện
ở thu nhập lao động, điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản
phẩm.
2. Các yếu tố chủ quan.
Đây là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mà có
thể kiểm soát ở mức độ nào đó như: yếu tố tài chính (vốn đầu tư), con người (lao
động), trình độ khoa học kỹ thuật,... Việc khai thác các tiềm lực này thành công
hay không phụ thuộc rất lớn vào các tiềm lực này ở thời điểm hiện tại và trong
tương lai.
13
- ý chí tư tưởng của Ban lãnh đạo.
Trước hết là ý tưởng sản xuất đó là mục tiêu của Ban lãnh đạo tỉnh và sự
kiên định theo đuổi các mục tiêu về sản phẩm mỹ nghệ. Sau đó là sự lựa chọn
các thị trường tiêu thụ. Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi
cao, thấp khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận may rủi ở những mức
độ khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội.
- Yếu tố tài chính: là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến khả năng phát
triển của các mặt hàng thủ công. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng có đầy đủ
vốn để đầu tư. Vì vậy cần tận dụng tối đa khả năng của đồng vốn, biết cách huy
động vốn nhàn rỗi để nâng cao khả năng sử dụng vốn ở tất cả các đơn vị sản
xuất kinh doanh trong tỉnh.
Ngoài những yếu tố trên thì chất lượng của sản phẩm là yếu tố hàng đầu, vì
đây là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng. Để mở rộng được thị trường của
mình, các sản phẩm trước hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu
nhu cầu của khách hàng, phải luôn không ngừng cải tiến các sản phẩm của mình,
cạnh tranh với các đối thủ bằng chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm.
Trên thị trường thế giới do số lượng người cung ứng nhiều trong khi cầu về
mặ