Luận văn Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam

Xây dựng và thực hiện có hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường thì hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “ Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu vai trò ,chức năng của cả hệ thống ngân hàng cùng với sự cụ thể hoá chính sách tiền tệ, đặc biệt là ngân hàng trung ương nơi được coi là Ngân hàng của các Ngân hàng thì vai trò và chức năng của nó lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Việt Nam. Bài viết gồm những nội dung chính sau đây: Phần I: Lý luận chung về Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ. Phần II: Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua PhầnIII: Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

pdf46 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- Đề tài : : “ Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam” -2- LỜI NÓI ĐẦU Xây dựng và thực hiện có hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường thì hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ của chính phủ đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà em chọn đề tài: “ Ngân hàng trung ương với chính sách tiền tệ trong quản lý kinh tế ở Việt Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu vai trò , chức năng của cả hệ thống ngân hàng cùng với sự cụ thể hoá chính sách tiền tệ, đặc biệt là ngân hàng trung ương nơi được coi là Ngân hàng của các Ngân hàng thì vai trò và chức năng của nó lại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Việt Nam. Bài viết gồm những nội dung chính sau đây: Phần I : Lý luận chung về Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ. Phần II : Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua Phần III : Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam. -3- Mục lục Lời mở đầu………………………………………………..1 Nội dung……………………………………………………..3 I. Những vấn đề chung về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính sách tiền tệ Quốc gia ………………………………………………..3 1. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam……………….3 1.1. Lịch sử h́nh thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.2. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam……….5 1.2.1. Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam……………….5 1.2.2. Chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ………...5 2. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam……..6 2.1. Khái niệm về Chính sách tiền tệ.…………… ……...6 2.2. Vị trí và nhiệm vụ của Chính sách tiền tệ………………….8 2.2.1. Vị trí của Chính sách tiền tệ ………………………..8 2.2.2. Nhiệm vụ của Chính sách tiền tệ …………………………...8 2.3. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ…………….. ..8 2.3.1. Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng bản tệ…… .8 2.3.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế……………………………10 2.3.3. Mục tiêu tạo công ăn việc làm và giảm thất nghiệp……...10 2.4. Các công cụ của Chính sách tiền tệ………………….11 2.4.1. Nghiệp vụ thị trường Mở. ………………………….11 2.4.2. Công cụ tái cấp vốn ( tái chiết khấu)……… ……………….. 13 2.4.3. Công cô dự trữ bắt buộc. ……………………………….14 2.4.4. Hạn mức tín dụng. ………………………………………16 2.3.5. Lăi suất tín dụng. …………………………………………..17 II.Thực trạng Chính sách tiền tệ của NHNNVN……………...19 1.Thành tựu đạt được………………………………………...19 2. Những hạn -4- chế……………………………………………………..22 2.1. Bất cập trong hoạch định Chính sách tiền tệ quốc gia. …………22 2.2. Bất cập trong việc điều hành Chính sách tiền tệ. ……………..23 2.2.1. Trong việc sử dụng các công cụ của Chính sách tiền tệ. …...23 2.2.2. Trong việc thực hiện các dịch vụ Ngân hàng ………..27 3. Đánh giá về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay……………………………………………………………….29 III. Một số giải pháp khắc phục………………………………..41 Kết luận……………………………………………….44 Chương 1. Lí luận chung về hệ thống ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ. A. Hệ thống ngân hàng trung ương 1. Khái niệm ngân hàng trung ương(NHTW). Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan phát hành tiền của chính phủ, cơ quan kiểm soát việc cung ứng tiền tệ và tín dụng của nền kinh tế. II. Các chức năng của NHTW Theo luật ngân hàng nhà nước Việt nam tháng 12 năm 1997, ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của chính phủ và là NHTW của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ 1. Là ngân hàng phát hành Ngân hàng phát hành xuất hiện, việc phát hành tiền được ấn định ở các ngân hàng phát hành, sau đó được ấn định vào một ngân hàng. Khi NHTW ra đời, NHTM đã đóng vai trò độc quyền phát hành tiền, có nhiệm vụ đảm bảo thống nhất an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ. -5- Giấy bạc và tiền kim khí do NHTW phát hành vào lưu thông là phương tiện thanh toán hợp pháp trong mỗi Quốc gia và được thanh toán không hạn chế . Độc quyền phát hành tiền của NHTW không chỉ thể hiện quyền lực của NHTW mà còn nhấn mạnh trách nhiệm của NHTW trong việc phát hành tiền để đảm bảo phát triển kinh tế và lưu thông tiền tệ ổn định. 2. Là ngân hàng của các ngân hàng Sự ra đời và hoạt động của hệ thống ngân hàng 2 cấp đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa NHTW với các NHTM và các tổ chức tín dụng (gọi tắt là NH). Đó là mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể chịu sự quản lý. Trong mối quan hệ này NHTW đóng vai trò là người quản lý vĩ mô đồng thời là một tác nhân kinh tế làm hậu thuẫn đối với các ngân hàng. Việc kết hợp quản lý bằng một hệ thống pháp chế, chính sách với việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thông qua cơ chế thị trường, NHTW thực hiện chức năng là NH của các NH nhằm điều khiển toàn bộ hệ thống NH trong cả nước hoạt động một cách an toàn, năng động và có hiệu quả trong kỷ cương pháp luật. Nâng cao vai trò của hệ thống NH trong việc đảm bảo cung cấp cho nền kinh tế những dịch vụ tái chính tốt nhất tạo mọi điều kiện đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. 3. Là ngân hàng của Nhà nước. NHTW thực hiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ: - Làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước thông qua quản lý tài khoản của kho bạc, các khoản thu của kho bạc dưới dạng thuế, phí, thu khác được gửi vảo tài khoản tại NHTW. NHTW có trách nhiệm theo dõi thực hiện chi trả theo yêu cầu của kho bạc, trong thời gian kho bạc chưa sử dụng NHTW được tạm thời sử dụng số dư nhàn rỗi này. - Bảo quản dự trữ Quốc gia về: Ngoại tệ, vàng bạc, đá quý và tái sản quý khác, các chứng khoán do các tổ chức trong nước hoặc nước ngoài phát hành. - Làm đại lý cho Chính phủ trong việc đấu thầu, phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu, công trái của Chính phủ. - Cho ngân sách Nhà nước vay trong những trường hợp cần thiết. - Làm tư vấn cho Chính về những vấn đề kinh tế tiền tệ và đại diện cho Chính tại các tổ chức tài chính Quốc tế. Thực hiện quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và hoạt động ngân hàng. III. Vai trò quản lý vĩ mô của NHTW -6- NHTW khi thực hiện những chức năng của mình nhằm thực thi chính sách tiền tệ nó sẽ phát huy vai trò quan trọng của mình góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội thức đẩy kinh tế xã hội phát triển. 1. NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ Quốc gia Chính sách tiền tệ Quốc gia là chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó ngân NHTW sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát khối lượng tiền cung ứng nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị của đồng tiền, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm. NHTW có một vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ. Vì mọi hoạt động của NHTW đều ảnh hưởng đến cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Như vậy thực thi chính sách tiền tệ là NHTW sử dụng công cụ một cách hiệu quả để điều chỉnh lượng tiề cung ứng cho phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và chủ động kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế để đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Thông qua tác động sâu sắc đến các yếu tố: Tín dụng, lãi suất, tỷ giá ... Các yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. 2. NHTW thực hiện quản lý và kiểm soát các tổ chức tín dụng. NHTW là cơ quan thi hành pháp luật, đồng thời là cơ quan ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là cơ quan ban hành các văn bản quy chế về tổ chức hoạt động, về cơ chế nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối để hệ thống tài chính hoạt động trong kỷ cương pháp luật, theo một chế độ thống nhất, tạo môi trường pháp lý và những điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả cạnh tranh lành mạnh để tồn tại và phát triển. Họat động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt quan hệ sâu rộng đến các hoạt động kinh tế khác. Với tư cách là cơ quan quản lý vĩ mô, NHTW có vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi, thanh tra, kiểm soát các hoạt động ngân hàng, áp dụng các biện pháp có hiệu quả để bảo đảm cho hệ thống ngân hàng hoạt động theo kỷ cương pháp luật, tôn trọng các ưquy định của các quy định của NHTW. Trong quan hệ kinh tế - tiền tệ với các nước và các tổ chức tài chính Quốc tế, chỉ đạo và tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan hệ kinh doanh trên thị trường Quốc tế, phát triển các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chiến lược kinh tế mở, nhất là phát triển đầu tư, thương mại quốc tế IV. Mô hình tổ chức của NHTW -7- Tuỳ thuộc vào lịch sử truyền thống đặc điểm ra đời,chế độ chính trị,đặc điểm kinh tế của từng quốc gia mà NHTW có thể tổ chức theo mô hình tuỳ thuộc hay độc lập với Chính phủ. 1. Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ Theo mô hình này thì NHTW là cơ quan nằm trong bộ máy của Chính phủ.Chính phủ chi phối trực tiếp NHTW về nhân sự ,về tài chính và các quyết định các vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ. Đối với mô hình này, Chính phủ sẽ bổ nhiệm người điều hành NHTW, quy định hệ thống tổ chức, bộ máy quản trị điều hành NHTW. Hoạt động của NHTW phụ thuộc vào yêu cầu của Chính phủ. Mô hính này có nhược điểm: NHTW không hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ, sự phụ thuộc làm hạn chế mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế đặc biệt là khi ngân sách bội chi thường xuyên, thường Chính phủ sẽ yêu cầu NHTM bù đắp. Mô hình này được thể hiện theo sơ đồ: Các thành viên Bộ máy Chính phủ - Hội đồng chính sách tiền tệ - Chủ tịch NHTW Thống đốc NH 2. Mô hình tổ chức NHTW độc lập Chính phủ. Theo mô hình này NHTW không nằm trong bộ máy của Chính phủ mà trực thuộc Quốc hội. NHTW quan hệ với Chính phủ là tương đối độc lập, NHTW có quyền quyết định việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ nhằm đạt các mục tiêu chính sách tiền tệ tiền đã đề ra mà không bị áp lực của Chính phủ vì chi tiêu của ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, NHTW hiên nay không hẳn được tổ chức theo mô hình độc lập với Chính phủ là có thể độc lập hoàn toàn không bị áp lực chính trị của thế lực cầm quyền mà mức độ độc lập là phụ thuộc vào sự chi phối của người đứng đầu Nhà nước đến cơ chế lập pháp và tổ chức của NHTW. Vì vậy không có một mô hình nào thích hợp tuyệt đối cho tất cả các Quốc gia, việc lựa chọn NHTW tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa NHTW với Chính phủ và do chế độ chính trị của Quốc gia quyết định. Như vây, cùng với sự đổi mới của nên kinh tế NHNN đã từng bước hoàn thiện các chức năng của NHTW và phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. B. Chính sách tiền tệ . -8- I. Khái niệm về chính sách tiền tệ. Có thể nói, chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trunl;g ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến các khối lượng tiền trong lưu thông nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Chính sách tiền tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đến 4 mục tiêu lớn của nền kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt được mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá. Theo nghĩa thông thường chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong kỳ tới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hoá. Chính sách tiền tệ có thể được điều hành theo hai hướng: Chính sách thắt chặt tiền tệ và chính sách mở rộng tiền tệ. + Chính sách thắt chặt tiền tệ là chính sách thu hẹp mức cung ứng tiền nhằm hạn chế chi tiêu đàu tư và chi tiêu dùng, qua đó có thể kiểm soát kạm phát, chống sự phát triển kinh tế quá nóng. Khi thắt chặt tiền tệ, một mặt Nhân hàng Trung ương làm giảm vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng, hạn chế sự sẵn có của các nguồn vốn dẫn tới giảm chi tiêu dùng và đầu tư. Mặt khác khi lãi suất thị trường được đẩy tăng lên, lãi suất thực tế tăng cũng làm hạn chế nhu cầu chi tiêu dùng, chi đầu tư, qua đó làm giảm tổng cầu, dẫn tới việc giảm lạm phát, hạn chế sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. + Chính sách mở rộng tiền tệ là chính sách tăng mức cung ứng tiền, qua đó mở rộng các hoạt động đầu tư, tiêu dùng, nhằm tránh tình trạng thiểu phát của nền kinh tế. Sự tác động của chính sách tiền tệ mở rộng trước hết thông qua việc giảm lãi suất thị trường, hạ thấp phí tổn về vốn tín dụng để kích thích nhu cầu đầu tư và tiêu dùng. Việc mở rộng tiền tệ còn tăng cường vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, mở rộng khả năng tài chính cung cấp cho nền kinh tế, tạo điều kiện tăng chi tiêu dùng và đầu tư. Ngân hàng Trung ương cũng có thể mở rộng tiền tệ bằng cách nới lỏng các hạn chế trong việc cấp tín dụng cho người vay (điều kiện vay vốn)... Chính sách tiền tệ mở rộng không chỉ tác động tới tăng chi tiêu dùng và tăng chi đầu tư mà còn tác động tới tăng xuất khẩu ròng. -9- Khi lãi suất đồng nội tệ có xu hướng giảm xuống sẽ làm giảm giá của nội tệ so với ngoại tệ và do vậy kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Kết quả ở đây là chi tiêu ròng của nước ngoài về hàng hoá, dịch vụ trong nước tăng làm tăng cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ tác động vào nền kinh tế thông qua việc tác động vào thái độ, dự tính của các nhà đầu tư, người tiêu dùng trên cơ sở việc điêù chỉnh mức cung tiền tệ mà chủ yếu là thông qua kênh tín dụng. Trong trường hợp kinh tế phát triển tốt việc giảm bớt khả năng tài chính bằng chính sách tiền tệ sẽ có tác động mạnh đến hoạt động đầu tư, tiêu dùng (nhất là trong điều kiện vốn thay thế bị hạn chế). Chính vì vậy chính sách tiền tệ đặc biệt có hiệu quả cao khi cần chống lạm phát cao, hạn chế sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Nhưng trong điều kiện kinh tế trì trệ nhu cầu đầu tư tư nhân và tiêu dùng giảm mạnh, nền kinh tế khó hấp thụ được khả năng tài chính được tạo ra do mở rộng tiền tệ. Chính sách tiền tệ có hiêu quả trong việc kích thích chi tiêu đầu tư và tiêu dùng. Chính sách tiền tệ quốc gia tập trung vào mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định, kiểm soát hệ thống các ngân hàng thương mại, cùng với việc kiểm soát tỉ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩy kinh tế đối ngoại và kinh tế ngoại thương, nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn dịnh tiền tệ, giữ vững sức mua đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá. Một chính sách tiền tệ hoàn chỉnh là một chính sách mà việc cung ứng tiền cho lưu thông để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái thông qua công cụ lãi suất và việc đảm bảo việc làm và thất nghiệp ở mức tự nhiên, đồng thời đảm bảo mức tăng trưởng. Với mỗi quốc gia thì các mục tiêu này là khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể khi hoạch định chính sách. II. Công cụ của chính sách tiền tệ. Theo các quy luật kinh tế sự cân bằng chỉ là tạm thời, nền kinh tế luôn biến động theo chu kỳ. Do đó nhìn chung, Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng hai loại chính sách tiền tệ: -10- + Chính sách nới lỏng tiền tệ được thực hiện khi nền kinh tế có tình trạng suy thoái nhằm cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, hạ lãi suất, khuyến khích đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm. + Chính sách thắt chặt tiền tệ khi nền kinh tế phát triển quá nóng nhằm giảm cung ứng tiền, nâng lãi suất, hạn chế đầu tư, kiềm chế lạm phát. Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, mà chính sách tiền tệ chỉ có thể tác động vào thị trường tiền tệ qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên việc kiểm soát của Ngân hàng Trung ương tập trung chủ yếu vào mức cung tiền hoặc lãi suất. Để tác động đến hai nhân tố này Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ trực tiếp hoặc công cụ gián tiếp. 1. Các công cụ trực tiếp. Là các công cụ mà Ngân hàng Trung ương có thể tác động trực tiếp đến cung cầu tiền tệ mà không phải thông qua công cụ khác. a. ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay. Đây được coi là công cụ bổ trợ mà Ngân hàng Trung ương sử dụngđể trực tiếp điều khiển và chi phối toàn bộ lãi suất tín dụng trong nền kinh tế Ngân hàng trung ương có thể quy định khung lãi suất tiền gửi và buộc các ngân hàng kinh doanh phải thi hành. Nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút được lượng tiền gửi lớn làm gia tăng nguồn vốn cho vay. Nếu lãi suất quy định thấp, sẽ làm giảm lượng tiền gửi, giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng. Tuy nhiên biện pháp này làm cho các Ngân hàng thương mại mất tính chủ động linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở Ngân hàng nhưng lại thiếu vốn đầu tư hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ vàng. Ngân hàng trung ương có thể quy định khung lãi suất cho vay buộc các ngân hàng kinh doanh chấp hành . Khi muốn tăng khối lượng cho vay, Ngân hàng Trung ương giảm mức lãi suất cho vay để khuyến khích các nhà đầu tư vay vốn. Khi cần hạn chế đầu tư, Ngân hàng Trung ương sẽ ấn định mức lãi suất cao. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng lựa chọn dự án kinh tế tối ưu để cho vay, loại bỏ những phương án kém hiệu quả. -11- Tuy nhiên, nó có nhược điểm là làm cho tính linh hoạt của thị trường tiền tệ bị suy giảm, các ngân hàng thương mại bị động trong kinh doanh. Việc áp dụng khung lãi suất tiền gửi và cho vay nhìn chung ngày càng ít được áp dụng trong cơ chế thị trường, bởi vì trong cơ chế thị trường lãi suất rất nhạy cảm với đầu tư, nó gửi được vận động theo quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường. b. ấn định hạn mức tín dụng. Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc tăng tín dụng đối với nền kinh tế do các ngân hàng thương mại thực hiện là không ảnh hưởng đến lạm phát và giá cả. Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng mà ngân hàng trung ương có thể cung ứng cho nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ đó. Sau đó tìm con đường để đưa nó vào nền kinh tế. Song trong nền kinh tế thị trường, Cung - cầu tín dụng biến động không ngừng, biện pháp này chỉ được áp dụng một cách hạn chế khi tình huống yêu cầu. c. Phát hành tiền trực tiếp cho ngân sách và cho đầu tư. Trong điều kiện ngân sách bị thiếu hụt, ngân hàng trung ương phải phát hành tiền để bù đắp sự thiếu hụt ấy. Phát hành tiền trực tiếp cho đầu tư, có thể qua ngân sách nhà nước hoặc qua con đường tín dụng ngân hàng. Biện pháp này cần thiết trong điều kiện kinh tế suy thoái, dư thừa tiềm năng kinh tế. Nó sẽ mang lại hiệu quả tích cực nếu việc phát hành này được sử dụng để khơi dậy các tiềm năng về tài nguyên và con người. Tuy nhiên biện pháp này sẽ làm gia tăng lạm phát do đó làm tăng lượng tiền trong lưu thông. Do đó cần phải được loại trừ trong điều kiện kinh tế bình thường. d. Phát hành trái phiếu ngân hàng để làm giảm lượng tiền trong lưu thông. Trong điều kiện không thể áp dụng biện pháp khác, chính phủ có thể phát hành một lượng trái phiếu nhất định để thu hút bớt lượng tiền trong lư
Tài liệu liên quan