Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại việt nam,khoảng năm 284, Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xậy dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ(dưới 20.000 tấn/năm)như Nhà máy giấy việt trì, Nhà máy bột giấy Văn Điển;Nhà máy giấy Đồng Nai;Nhà máy giấy Tân Mai vv.Năm 1975,tổng công xuất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982,Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính Phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm,dây truyền sản xuât khép kín,sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa.Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu.cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ nghư điện,hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc,sản lượng giấy tăng rtung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000-2006; tuy nhiên, nguồn nguồn cung như vậy chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng(năm 2008)phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên tới nay đóng góp của ngành về tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.
12 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Ngành công nghiệp Giấy-Bột giấy ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài
" Ngành công nghiệp Giấy-Bột giấy ở Việt Nam "
Mục Lục
Phần I: Tổng quan về hiện trạng ngành công nghiệp Giấy-Bột giấy ở Việt Nam 3
Phần II: NỘI DUNG 4
+Nguyên liệu giấy: 4
+Biến động giá bột giấy. 5
+Tiêu thu giấy nội địa 8
+ Chính sách thúê và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy. 10
+Nhân lực ngành giấy Việt Nam 10
+Triển vọng ngành Giấy Việt Nam. 10
Phần III:KẾT LUẬN 11
Phần I: Tổng quan về hiện trạng ngành công nghiệp Giấy-Bột giấy ở Việt Nam
Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại việt nam,khoảng năm 284, Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy được đầu tư xậy dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ(dưới 20.000 tấn/năm)như Nhà máy giấy việt trì, Nhà máy bột giấy Văn Điển;Nhà máy giấy Đồng Nai;Nhà máy giấy Tân Mai vv..Năm 1975,tổng công xuất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản lượng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm.
Năm 1982,Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính Phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm,dây truyền sản xuât khép kín,sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa.Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu.cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ nghư điện,hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc,sản lượng giấy tăng rtung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000-2006; tuy nhiên, nguồn nguồn cung như vậy chỉ đáp ứng được gần 64% nhu cầu tiêu dùng(năm 2008)phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên tới nay đóng góp của ngành về tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.
Paper industry is one of the branches are formed very early in Vietnam, about 284, from this period to the early 20th century, paper was made to manual methods for recording, making the competition votive time ...
In 1912, manufacturing of pulp by means of the first industrial operation with a capacity of 4,000 tons per year in Vietnam Tri. In the 1960s, many paper mills are investing to build but most have small capacity (under 20,000 tons per year) as plant maintenance Vietnamese paper, paper pulp factory Van Dien, Dong Nai Paper Factory, The Tan Mai Paper etc. .. in 1975, a total design capacity of Vietnam's paper industry is 72,000 tons per year but due to the effects of war and the imbalance between the production of pulp
In 1982, Bai Bang paper factory by the Swedish government funding went into production with a design capacity of 53,000 tons of pulp per year and 55,000 tons of paper per year production line closed, using technology engine-management computer and automatically hoa.Nha also built the original lieu.co infrastructure, ancillary facilities nghu electrical, chemical, and field training for production activities.
Paper industry has developed significantly, increasing production of paper rtung average 11% per annum in the period 2000-2006, however, such sources of supply can only meet nearly 64% of consumer demand (2008) the rest is imported. Despite significant growth to date but the contribution of industry in total national production value is very small.
Phần II: NỘI DUNG
Nội dung chủ yếu đi sâu vào các vấn đề sau:
1, Nguyên liệu giấy:
2, Biến động giá bột giấy.
3, Trình độ công nghệ ngành giấy Việt Nam-Ảnh hưởng đến môi trường và năng lực cạnh tranh.
4, Về cung cầu sản xuất nội địa
5, Tiêu thu giấy nội địa
6, Chính sách thúê và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy.
7, Triển vọng ngành Giấy Việt Nam.
+Nguyên liệu giấy:
-Giấy là sản phẩm được sản xuất từ cellulose. Nguyên liệu của công nghiệp giấy là gỗ, tre, nứa, phế phẩm xản xuất công –nông nghiệp như rơm rạ bã mía và giấy loại, và các dạng thực vật khác. Hiện nay có nhiều loại giấy: giấy tốt in những loại ấn phẩm đặc biệt, giấy in viết bình thường, giấy gói, giấy sinh hoạt. Trung bình những năm qua, nước ta nhập khoảng trên dưới 100 ngàn tấn giấy các loại mỗi năm. Tính về số giấy sản xuất trong nước thì Việt Nam mỗi năm tiêu thụ gần 300 ngàn tấn, tính theo đầu người đạt xấp xỉ 4kg/năm. Đây là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển văn hóa. Theo chỉ số này Việt Nam đứng cuối cùng trong khu vực và thuộc loại thấp nhất thế giới.
Ngành sản xuất giấy Việt Nam sử dụng hai loại nguyên liệu chủ yếu là tre nứa và gỗ lá rộng mọc nhanh (bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn, khuynh diệp,…). Một vài cơ sở sử dụng bã mía nhưng không đáng kể. Để sản xuất khoảng 130150 ngàn tấn bột giấy một năm như hiện nay, ngành giấy sử dụng khoảng 700 ngàn tấn nguyên liệu qui chuẩn (độ ẩm 50%). Nếu tính sinh khối rừng nguyên liệu tăng trưởng mỗi năm khoảng 12÷15 tấn/ha và sản lượng rừng nguyên liệu giấy đến kỳ khai thác của Việt Nam dưới 100 tấn/ha, thì diện tích rừng bị khai thác cho ngành giấy không phải nhỏ.
-Lượng giấy cũ sử dụng để tái sinh trong sản xuất ở nước ta còn thấp, tuy chưa có thống kê chính xác nhưng được đánh giá khoảng 1015% so với tổng lượng bột giấy sử dụng. Đó là con số quá khiêm tốn vì ở nhiều nước trên thế giới chỉ số này đạt trên dưới 50%. Nhiều vùng trong khu vực (Hàn Quốc, Đài Loan) nhập khẩu rất nhiều giấy cũ để chế biến và tái sử dụng rất có hiệu quả vì vừa không phải khai thác rừng tự nhiên, lại vừa không phải tổ chức sản xuất bột giấy vừa tốn kém, vừa ô nhiễm môi trường.
- Ở Việt Nam công nghiệp giấy còn rất nhỏ bé. Năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu sản xuất giấy. Mõi năm sản xuất bột giấy đạt khoảng 150170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sơ sản xuất giấy vào khoảng 250 ngàn tấn/năm..Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu.Gần đây sản lượng giấy trong nước đạt khoảng 200250 ngàn tấn/năm, trong đó bột giấy khoảng 120150 ngàn tấn. Lượng bột giấy thiếu hụt được bù đắp bằng việc xử lý giấy cũ và bột nhập khẩu. Hiện nay chỉ có công ty giấy Bãi Bằng và công ty cổ phần Giấy Tân Mai chủ động đáp úng được 80% tổng sản lượng bột giấy của mình.
-Vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy.
Khả năng đáp ứng nhu cầu thấp và không đồng đều, nguyên liệu tập trung chủ yếu ở miền bắc và miền trung , trong khi năng lực sản xuất chủ yếu ở miền nam.
Tổng diện tích rừng ở nước ta là 1.548 ngàn ha và tập chung chủ yếu ở Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên. Tuy nhiên hiện nay khả năng cung cấp của rừng hiện tại trên thực tế còn khá thấp do phần lớn các địa phương chưa tận dụng được hết diện tích đất trống đồi núi trọc.
+Biến động giá bột giấy.
Sản xuất giấy bằng nguyên liệu bột giấy từ gỗ,chi phí nguyên liệu chiếm từ 45%-65% giá thành sản phẩm. Cùng với việc hàng năm các doanh nghiệp giấy Việt Nam phải nhập khẩu một lượng bột giấy lớn thì việc biến động giá bột giấy có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giấy trong nước.Từ tháng 12/2005 đến tháng 7/2008 giá bột giấy lien tục tăng.Tuy nhiên bắt đầu từ tháng 8/2008 dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với hàng loạt dây truyền sản xuất bột giấy bị đóng cửa,tiêu dùng giấy giảm sút trầm trọng đã đẩy giá bột giấy vào sự suy giảm chưa từng có.Tốc độ ngày càng tăng nhanh hơn,giá bột giấy chạm đáy vào T2/2009 thấp hơn cả giá bột giấy năm 2005.
Bât đầu từ tháng 3/2009 giá bottj giấy thế giới có xu hướng phục hồi do nhu cầu của Trung Quốc tăng cao.6 tháng đầu năm nhập khẩu bột giấy của Trung Quốc đã đạt 7 triệu tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.Đến tháng 7 năm 2009 giá bột giấy các loại đã tăng tối thiểu 20% so với mức đáy trước đó.
+Trình độ công nghệ ngành giấy Việt Nam-Ảnh hưởng đến môi trường và năng lực cạnh tranh.
-Nhìn chung trình độ công nghệ giấy Việt Nam rất lạc hậu.Điều này gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng và cũng làm giảm năng lực cạnh tranh của nhành giấy.
Hiện nay nước ta có 3 phương pháp sản xuất bột giấy chính là phương pháp sử dụng hóa chất, phương pháp cơ-lý,phương pháp tái chế giấy loại,đều các là các phương pháp sử dụng nhiều hóa chất,năng lượng tạo ra sản phẩm sản xuất giấy in báo, sản phẩm không đòi hỏi chất lượng cao vv..Công nghệ sản xuất bột giấy bao gồm công nghệ công nghệ bột sulfat tẩy trắng, công nghệ sản xuất bột theo phương pháp hoái nhiệt cơ, và phương pháp xút không thu hồi hóa chất, hoặc công nghệ sản xuât theo phương pháp kiềm lạnh-đều là công nghệ lạc hậu dấn tới các vấn đề về môi trường .
-Bột giấy ở nước ta được sản xuất chủ yếu ở Bãi Bằng bằng phương pháp nấu kiềm. Công ty giấy Bãi Bằng có sản lượng bột giấy chiếm 2030% sản lượng bột giấy toàn ngành. Bột giấy ở đây được nấu từ gỗ bồ đề, mỡ, bạch đàn, keo,… (khoảng 50%) và tre nứa (khoảng 50%), theo phương pháp sulfate (dịch nấu là hỗn hợp các dung dịch NaOH và Na2S). Dịch đen sau nấu được thu hồi, cô đặc và đốt (không phải nơi nào cũng xử lý như vậy, có nơi thải trực tiếp ra nguồn nước). Khoảng 55% sinh khối nguyên liệu hòa tan vào dịch đen biến thành CO2 khi đốt. Hóa chất nấu được bổ sung ở dạng sulfate natri (nên gọi là phương pháp sulfate) và được thu hồi để dùng lại. Bởi vậy, ô nhiễm sinh ra ở khu này chủ yếu là khí có mùi, chất hữu cơ, hóa chất kiềm tính rò rỉ và khói lò đốt thu hồi.
Tổng lượng clo dùng cho tẩy trắng khoảng 100 kg (Cl2 hoạt tính) cho một tấn bột. Lượng xút là khoảng 30 kg/tấn bột. Nếu tính mỗi ngày ở đây người ta sản xuất khoảng 150 tấn bột giấy tẩy trắng thì riêng ở khâu tẩy người ta đã sử dụng và thải ra khoảng 15 tấn Clo và các hợp chất của nó, 4050 tấn xút. Thêm vào đó là khoảng 15 tấn hợp chất hữu cơ bị hòa tan trong quá trình tẩy trắng và đi ra theo nước thải. Như vậy, có thể thấy được mức độ tác động tới môi trường ở công đoạn này là rất đáng kể.
-Công đoạn sản xuất giấy bao gồm nghiền bột, pha chế với các chất phụ gia, xeo giấy và hoàn thiện sản phẩm. Tải trọng môi trường ở giai đoạn này không lớn vì nước sản xuất được quay vòng sử dụng theo chu trình khép kín, nước thải chỉ đem theo một lượng nhỏ hóa chất không độc hại, có pH thường là 5,56,0 [16], và một tỷ lệ rất nhỏ sơ sợi vụn, ngắn thoát qua lưới xeo. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng quay vòng nước trắng (nước trong chu trình) như sử dụng chất tuyển nổi thu hồi xơ sợi và chất phụ gia, tận thu xơ sợi trên tuyến nước thải như ở công ty giấy Bãi Bằng đã làm giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường.
-Tuy nhiên, điều đáng nói là ngoài công ty giấy Bãi Bằng có thiết kế công nghệ và trang thiết bị khá hoàn chỉnh, nhiều xí nghiệp giấy khác sản xuất theo phương pháp công nghệ rất “không môi trường”. Đó là công nghệ nấu bột giấy từ những loại nguyên liệu khác nhau bằng dung dịch xút (NaOH) ở nhiệt độ cao (1301700C), không có thu hồi hóa chất. Toàn bộ dịch đen sau nấu (hỗn hợp của các hóa chất và các thành phần nguyên liệu đã hòa tan) được thải ra môi trường. Các xí nghiệp sản xuất giấy theo công nghệ như vậy có nước thải với hàm lượng BOD5 và COD rất cao, vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
-Ở hầu hết các địa phương có các cơ sở sản xuất giấy thì đó chính là các điểm nóng về ô nhiễm môi trường công nghiệp. Đó là công ty giấy Bãi Bằng và nhà máy giấy Việt Trì ở Phú Thọ, công ty giấy Đồng Nai, công ty giấy Tân Mai (Đồng Nai), công ty giấy Vĩnh Huê, công ty giấy Linh Xuân ở Thủ Đức (Tp Hồ Chí Minh), các công ty giấy Hải Phòng, Thanh Hóa…
Ngoài nguyên nhân công nghệ sản xuất có độ ô nhiễm cao, một nguyên nhân quan trọng là khâu xử lý chất thải còn rất hạn chế. Ngoài công ty giấy Bãi Bằng có một vài biện pháp xử lý sơ bộ, hầu hết các cơ sở không có hệ thống trang thiết bị xử lý chất thải. Các chất thải tạo thành trong sản xuất hoàn toàn tự do đi ra môi trường nước và không khí. Về phương diện này, lịch sử 35 năm phát triển của ngành giấy Việt Nam đã để lại gánh nặng đáng kể. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn hiện nay các doanh nghiệp hầu như không có khả năng đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải cũng như đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm. Thậm chí có cơ sở sản xuất đã được tài trợ quốc tế xây dựng hệ thống xử lý nước thải (tuy còn xa mới đạt sự hoàn chỉnh) nhưng cũng không đủ khả năng về mặt kinh tế để vận hành hệ thống đó.
-Từ năm 1988, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy in viết ở Việt Nam đã chuyển sang công nghệ xeo giấy trong môi trường kiềm tính, nhờ vậy chất lượng sản phẩm được nâng lên, tiết kiệm được nguyên liệu nhưng trong sản xuất giấy bao bì vẫn sự dụng công nghệ xeo giấy trong môi trường axit là phương pháp đơn giản và lạc hậu.
-Bên cạnh đó quy mô sản xuất của các doanh nghiệp giấy còn nhở. 46% doanh nghiệp công suất dưới 1.000 tấn/năm. Chỉ có 4 doanh nghiệp công suất trên 50.000 tấn/năm. Công suất trung bình của Việt Nam là 5.800 tấn giấy và 13.000 tấn bột/năm.thấp hơn rất nhiều so với công suất trung bình của các nước có nền công nghiệp giấy ơhats triển như Đức, Phần Lan và thấp hơn so với các nước có trình đọ phát triển tương đương như:Thái Lan và Indonesia.
-Bên cạnh đó công nghệ lạc hậu cũng gây ra lãng phí nguyên liệu, và tăng cai chi phí sản xuất làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành giấy.
+Về cung cầu sản xuất nội địa
- Với nhóm giấy làm bao bì và nhóm gấy in và giấy viết, giấy báo in các doanh nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp được các sản phẩm chất lượng thấp, các sản phẩm chất lượng cao đều phải nhập khẩu, khối lượng nhập khẩu lớn. mảng giấy tissue, các doanh nghiệp cơ bản chiếm lĩnh được thị trường nội địa và xuất khẩu một phần. giấy vàng mã chủ yếu là xuất khẩu. Như vậy trong những năm tới, triển vọng phát triển tiềm năng sẽ nằm ở màng phân khúc giấy in báo,giấy in viết và giấy làm bao bì. Tại mảng sản phẩm giấy tissue cạnh tranh sẽ càng ngày càng gay gắt hơn do trong thời gian qua nhiều cơ sở sản xuất giấy đã tập trung phát triển sản phẩm này.
-Về sản phẩm, ngành đã sản xuất được các loại giấy chủ yếu là: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, sinh hoạt, giấy bao bì, giấy vàng mã nội địa và xuất khẩu. Chất lượng giấy nói chung chỉ đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình so với khu vực và trên thế giới. Những loại giấy khác (giấy bao bì chất lượng cao, giấy kỹ thuật như: các loại giấy lọc, giấy cách điện,…) được nhập khẩu.
Đặc điểm nổi bật của ngành giấy Việt Nam là rất phân tán. Với tổng sản lượng (trên 200 ngàn tấn/năm) tương đương một xí nghiệp trung bình ở các nước phát triển, ngành giấy Việt Nam có tới khoảng 100 cơ sở sản xuất. Qui mô vô cùng đa dạng và phân bố khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ba cơ sở Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai có qui mô sản xuất trên 10 ngàn tấn/năm đến 50 ngàn tấn/năm, các cơ sở còn lại có qui mô rất nhỏ, từ vài trăm tấn đến 50007000 tấn/năm.
+Tiêu thu giấy nội địa
-Cung lớn hơn cầu, Năm 2008, nhu cầu tiêu thụ giấy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng bình quân giai đoạn 200-2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng trưởng 16.2%-tương đương tốc độ tăng trưởng của sản xuất.Tổng nhu cầu giấy năm 2008 đạt hơn 2 triệu tấn, cao gấp 4 lần 504 ngàn tấn năm 2000
-Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cầu về giấy của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp đặc biệt là sản xuất xi măng đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Năm 2008 nhu cầu về giấy bao bì tăng 15,8% so với năm 2007. Giấy in viết chiếm tỉ trọng 20.2% trong tổng nhu cầu giấy và đạt tốc độ tăng trưởng là 8,3% so với năm 2007.
Xuất khẩu giấy
-Chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm chất lượng trung bình và thấp
Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu khoảng 127.000 tấn giấy, giảm 34% so với năm 2007 do nhu cầu về giấy trên thế giới giảm sút mạnh dưới tác động của cục khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chiếm phần lớn trong các mặt hàng giấy xuất khảu của Việt Nam là giấy vàng mã sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản, đây là nhóm giấy sản xuất từ bột kiềm không đòi hỏi chất lượng cao nhưng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất được một phần giấy Tissue và giấy in viết chất lượng trung bình và thấp.
Nhập khẩu giấy
-Do nhu cầu về giấy tăng trưởng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa, hàng Viêt Nam phải nhập một lượng giấy khá lớn. Năm 2008,cả nước nhập khẩu 970,8 tấn giấy các loại chiếm 50% tổng nhu cầu của cả nước.
Giấy được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều nước trên thế giới tuy nhiên hơn 90% giấy được nhập khẩu từ các nước Châu Á, Ba nước xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam là Thái Lan (chiếm 23% khối lượng, 20% giá trị),Đài Loan (19% khối lượng,20% giá trị) Và Indonesia (19% khối lượng, 20%giá trị); ngoài ra là nhập khẩu từ một số thì trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, NHật Bản, Mỹ…
Về cơ cấu nhập khẩu,giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu của màng sản phẩm này tăng cao trong các năm gần đây. Đứng thứ hai là nhóm giấy in viết, chiếm 13% tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Hiện nay có 144 doanh nghiệp nhập khẩu giấy in viết trong đó có khoảng 141 doanh nghiệp là công ty thương mại. Các công ty sản xuất giấy in lớn hơn không tham gia hoạt độngnhập khẩu. Giấy in báo chiếm khoảng 6% trong tổng sản lượng giấy nhập khẩu. Năm 2008 có 23 công ty tham gia nhập khẩu giấy in báo và hầu hết các công ty thương mại. Cũng như mảng giấy in viết các doanh nghiệp lớn cũng không tham gia nhập khẩu giấy mà chỉ bán sản phẩm do mình sản xuất nên không thể chủ động điều tiết thị trường và thường bị hoạt động đầu cơ chi phối
Giấy tissue giá trị nhập khẩu thấp vì sản xuất trong nước đáp ứng được 99% nhu cầu, Vn còn là nước nhập khẩu giấy tissue.
Biến động giá các sản phẩm giấy
Hệ thống phân phối trong ngành giấy do các đại lý và doanh nghiệp gia công chi phối, các doanh nghiệp sản xuất dường như vẫn rất thụ động trong việc xây dựng và mở rộng kênh phân phối của riêng mình. Do đó các doanh nghiệp sản xuất khó chủ động trong việc điều tiết giá bán lẻ đặc bietj khi hành nhập khẩu có lợi thế về giá hơn, các đại lý có thể dễ dàng chuyển đổi nguồn hàng dẫn đến giá bán của các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước lệ thuộc vào giá nhập khẩu.
Nhìn chung từ năm 2006-2008 giá các lại sản phẩm giấy liên tục tăng cao. Đến cuối năm 2008 đầu năm 2009. dưới tác động của cuộc khủn hoảng tài chính tianf cầu, giá giấy thế giới giảm mạnh, giá giấy của các công ty trong nước giảm mạnh, Tuy nhiên đến tháng 8/2009, giá các sản phẩm giấy có xu hướng tăng trở lại sau khi giá bột giấy thế giới tăng, đồng thời nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi.
Có thể thấy, giấy in báo là sản phẩm biến động giá nhiều nhất, trong khi giấy bao bì công nghiệp có dao động giá hẹp hơn.
+ Chính sách thúê và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy.
Theo hiệp định CEPT mức thuế nhập khẩu giấy vào Việt Nam hiện nay rất thấp từ 0-3 %. Theo cam kết ƯTO đến năm 2012 chúng ta sẽ phải giảm thuế nhập khẩu xuống 20%, hiên nay đang ở mức 29%. Như vậy, trong tương lai không xa, ngành giấy của Việt Nam sẽ không được hưởng chính sách bảo hộ nhiều như hiện nay nữa. Thực tế cho thấy thuế nhập khẩu giảm tạo áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giấy. Năm 2008, thuế nhập khẩu giấy theo CEPT giảm từ 5% xuống 3% và theo cam kết ƯTO giảm từ 32% xuống 20-25%. Cùng với sự suy giảm mạnh của giá giấy trên thế giới dẫn đến thực trạng giá giấy nhập khẩu thấp hơn giá giấy sản xuât trong nứớc, khiến cho các doanh nghiệp sản xuât giấy Việt Nam không tiêu thụ được hàng và tồn kho lớn. Do vậy có thể thấy ngành giấy Việt nam chưa chủ động trong việc hoạt động theo cơ chế thị trường. Và tương lai không xa, khi nhà nước buộc phải rỡ bỏ dần hàng dào thuế quan, Nêú không kịp thay đổi nâng cao hiệu qủa sản xuất, ngành giấy Việt Nam có khả năng thua ngay trên sàn nhà.
Bên cạnh thuế nmhập khẩu giấy các sản phẩm giấy hiên nay chịu mức thuế giá trị gia tăng 5%, Hiện nay chưa có tài nguyên nên các doanh nghiệp trồng rừng nguyên liệu không bị đánh thuế tài nguyên mà chỉ phải trả thuế đất.
+Nhân lực ngành