Ngay từ khi thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế . Đảng và nhà
nước ta đã chú trọng đến phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có kinh
doanh ngoại thương. Là một lĩnh vực quan trọng , ngoại thương có nhiều
đóng góp cho sự phát triển kinh tế và là cầu nối giữa các quốc gia , không
những về kinh tế mà còn góp phần cho sự xích lại gần nhau giữa các dân
tộc . Sự phát triển của ngoại thương dựa trên cơ sở phân công lao động và
chuyên môn hoá quốc tế về sản xuất kinh doanh đã tích cực bổ sung cho
những khiếm khuyết của nền kinh tế quốc nội . Kinh doanh ngoại thương là
hoạt động mang lại lợi nhuận rất cao cho doanh nghiệp và đó chính là động
lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động kinh
doanh trên thương trường quốc tế . Tuy nhiên , ngoại thương là lĩnh vực
kinh doanh có nhiều đặc trưng và chứa đựng nhiều rủi ro . Một khi quyết
định tham gia thương trường quốc tế , doanh nghiệp luôn phải chấp nhận
và đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro , tổn thất . Những hậu quả của rủi
ro, tổn thất không chỉ dừng lại ở một vài doanh nghiệp mà còn có thể ảnh
hưởng sâu rộng đến toàn bộ xã hội . Và câu hỏi đựơc đặt ra là liệu các
doanh nghiệp có thể hạn chế được những rủi ro tổn thất để nâng cao hiệu
quả và duy trì sự phát triển bền vững trong kinh doanh ngoại thương hay
không ? Để đạt những điều đó thì các doanh nghiệp kinh doanh ngoại
thương cần phải hiểu được bản chất của rủi ro, nắm bắt được những vấn đề
có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp
mình. Từ đó các doanh nghiệp có thể lựa chọn các biện pháp thích hợp cho
phòng ngừa, hạn chế những vấn đề phát sinh có thể gặp phải trong quá
trình kinh doanh ngoại thương . Để thực hiện hợp đồng xuất , nhập khẩu có
hiệu quả đạt được mục tiêu lợi nhuận là vấn đề mà tất cả các nhà kinh
doanh xuất , nhập khẩu quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình này do có
khoảng cách xa về không gian, sự khác biệt của các chủ thể về các yếu tố
ngôn ngữ, văn hóa, luật pháp và quan trọng nhất là yếu tố quyền lợi lên
các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường xảy ra những mâu thuẫn,
những phát sinh.
33 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Những vấn đề phát sinh
trong quá trình thực hiện
hợp đồng và giải pháp hoàn
thiện
2
MỞ ĐẦU
Ngay từ khi thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế . Đảng và nhà
nước ta đã chú trọng đến phát triển kinh tế đối ngoại trong đó có kinh
doanh ngoại thương. Là một lĩnh vực quan trọng , ngoại thương có nhiều
đóng góp cho sự phát triển kinh tế và là cầu nối giữa các quốc gia , không
những về kinh tế mà còn góp phần cho sự xích lại gần nhau giữa các dân
tộc . Sự phát triển của ngoại thương dựa trên cơ sở phân công lao động và
chuyên môn hoá quốc tế về sản xuất kinh doanh đã tích cực bổ sung cho
những khiếm khuyết của nền kinh tế quốc nội . Kinh doanh ngoại thương là
hoạt động mang lại lợi nhuận rất cao cho doanh nghiệp và đó chính là động
lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng phát triển hoạt động kinh
doanh trên thương trường quốc tế . Tuy nhiên , ngoại thương là lĩnh vực
kinh doanh có nhiều đặc trưng và chứa đựng nhiều rủi ro . Một khi quyết
định tham gia thương trường quốc tế , doanh nghiệp luôn phải chấp nhận
và đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro , tổn thất . Những hậu quả của rủi
ro, tổn thất không chỉ dừng lại ở một vài doanh nghiệp mà còn có thể ảnh
hưởng sâu rộng đến toàn bộ xã hội . Và câu hỏi đựơc đặt ra là liệu các
doanh nghiệp có thể hạn chế được những rủi ro tổn thất để nâng cao hiệu
quả và duy trì sự phát triển bền vững trong kinh doanh ngoại thương hay
không ? Để đạt những điều đó thì các doanh nghiệp kinh doanh ngoại
thương cần phải hiểu được bản chất của rủi ro , nắm bắt được những vấn đề
có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp
mình . Từ đó các doanh nghiệp có thể lựa chọn các biện pháp thích hợp cho
phòng ngừa , hạn chế những vấn đề phát sinh có thể gặp phải trong quá
trình kinh doanh ngoại thương . Để thực hiện hợp đồng xuất , nhập khẩu có
hiệu quả đạt được mục tiêu lợi nhuận là vấn đề mà tất cả các nhà kinh
doanh xuất , nhập khẩu quan tâm . Tuy nhiên trong quá trình này do có
khoảng cách xa về không gian , sự khác biệt của các chủ thể về các yếu tố
3
ngôn ngữ , văn hóa , luật pháp và quan trọng nhất là yếu tố quyền lợi lên
các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường xảy ra những mâu thuẫn ,
những phát sinh . Vì vậy, với mong muốn phần nào giúp các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu tránh được những vấn đề phát sinh trong quá trình
thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu , và đảm bảo được mục đích kinh
doanh là lợi nhuận , tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Những vấn đề phát
sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải pháp hoàn thiện ” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình..
1 Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
1.1 Những vấn đề phát sinh trong khâu thanh toán
Thanh toán quốc tế là nghiệp vụ quan trọng , phức tạp trong hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu . Một trong các lo ngại lớn nhất của các doanh
nghiệp là gặp rủi ro thanh toán chẳng hạn không thu tiền đủ, đúng thời định
hoặc trả tiền rồi mà không nhận được hàng hóa như cam kết sẽ dẫn đến
tranh chấp kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp . Sau đâu là một ví dụ cụ
thể về trường hợp mà doanh nghiệp trả tiền rồi nhưng lại không nhận được
hàng như cam kết : Mới đây, công ty thương mại H của VN , mở tín dụng
tại một ngân hàng ở VN để NK 5000 tấn thép tấm từ cty Sunkyong – Hàn
Quốc . Công ty thương mại H là đơn vị NK ủy thác NK của công ty XNK
K . Khi hàng về đến cảng , và công ty K đã tiếp nhận và tổ chức bán hàng .
Mặc dù hàng về chậm và kém chất lượng so với thỏa thuận trong hợp đồng
mua bán ngoại thương nhưng ngân hàng với tư cách là đơn vị mở tín dụng
thư vẫn phải thanh toán đầy đủ cho công ty Sunkyong vì bộ chứng từ do
bên bán hàng xuất trình phù hợp với quy định của tín dụng thư quốc tế. Do
vậy căn cứ vào qui tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của
Phòng Thương Mại Quốc Tế (gọi tắt là UCP 500) ngân hàng không có cơ
sở từ chối thanh toán cho bên XK . Sau đó , ngân hàng thông báo cho
người mua hàng là công ty thương mại H yêu cầu thanh toán nhưng công ty
này đã không đồng ý với lý do bên bán hàng đã giao hàng không đúng thỏa
4
thuận. Cuối cùng, vụ việc này phải đưa ra tòa . Sau 2 cấp xét xử , tòa án đã
buộc công ty thương mại H phải trả cho ngân hàng toàn số tiền gốc là
260.533 USD mà ngân hàng đã thanh toán cho đối tác Hàn Quốc (theo báo
diễn đàn doanh nghiệp , ngày 09/12/2006) . Qua ví dụ trên cho ta thấy được
phát sinh từ trong khâu thanh toán là rất quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . Do đó trong quá trình thực hiện thanh
toán , các doanh nghiệp nên cần chú ý những mục sau đây:
1.1.1 Loại tiền nào sẽ đuợc sử dụng trong các hóa đơn
Tiền tệ vừa có chức năng tính toán , thanh toán trong buôn bán vừa
là đối tượng của buôn bán . Mặt khác , tiền tệ của các nước trên thế giới
ngày nay hầu hết là tiền giấy. Do vậy , bản thân tiền tệ chứa đựng nguy cơ
biến động về giá trị và rất nhạy cảm với tình hình chính trị , kinh tế …
Không lường trước sự biến động của tỷ giá hối đoái luôn là nguy cơ rủi ro
thường trực của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu . Chỉ cần tính
toán sai lầm đôi chút là có thể gây hậu quả nghiêm trọng gấp nhiều lần tổn
thất vật chất khác . Trong khi đó tỷ giá hối đoái lại thường xuyên biến động
lên xuống bất ngờ nhiều khi doanh nghiệp không kịp trở tay . Trong kinh
doanh xuất nhập khẩu thường sử dụng một đồng tiền mạnh và có khả năng
chuyển đổi làm cơ sở cho việc tính toán . Thực tế buôn bán quốc tế ngày
nay , trên 70% hợp đồng thương mại đã lựa chọn đồng đô la Mỹ là đồng
tiền tính toán và thanh toán . Việc cả thế giới phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ
trong thanh toán quốc tế và dự trữ ngoại tệ đã tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao .
Mức độ rủi ro ở đây sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ, vào sự ổn định của
đồng đô la Mỹ . Một khi nền kinh tế Mỹ suy thoái , đồng đô la mất giá sẽ
làm xáo động cả thế giới cũng như giới kinh doanh toàn cầu.
Thông qua buôn bán quốc tế đã hình thành mối quan hệ giữa đồng
tiền Việt Nam và đồng tiền thanh toán quốc tế thông qua tỷ giá hối đoái mà
chủ yếu là tỷ giá giứa đồng đô la Mỹ và đồng tiền Việt Nam. Sự biến đổi
của tỷ giá hối đoái luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp
5
kinh doanh xuất nhập khẩu , nó có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
này nhưng lại gây bất lợi cho các doanh nghiệp khác và ngược lại.
Về phía doanh nghiệp là người xuất nhập khẩu thì cần phải chú ý:
Trong điểu khoản thanh toán , người xuất nhập khẩu cần phải xác định rõ
ràng và cụ thể những vấn đề sau : đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ
mạnh. Chẳng hạn nếu quy định đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá
là khác nhau , người xuất nhập khẩu cần phải quy định rõ tỷ giá quy đổi hai
đồng tiền đó là tỷ giá nào: tỷ giá mua vào hay bán ra , tỷ giá ở nước người
xuất khẩu hay nhập khẩu , thời điểm tính giá đó (tính vào thời điểm ký kết
hợp đồng hay thời điểm giao hàng …)
1.1.2 Phương thức thanh toán nào là hợp lý nhất
Trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các
phương thức thanh toán quốc tế như : trả tiền mặt trực tiếp , chuyển tiền ,
nhờ thu , hàng đổi hàng , chuyển giao nghĩa vụ nhưng thanh tóan bằng thư
tín dụng (L/C) là phương thức đựợc lựa chọn nhiều nhất bởi nó an toàn
nhất , tương đối công bằng trong buôn bán quốc tế .
1.1.2.1 Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C
Hiện nay thanh toán băng L/C chiếm trên 70% số lượng thương vụ
buôn bán quốc tế nhờ những ưu điểm của nó và được coi là sự lựa chọn
đương nhiên trong các quan hệ giao dịch buôn bán của các doanh nghiệp .
Vì thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người
nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) , cam kết trả tiền cho người xuất
khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định
, với điểu kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy
định trong lá thư đó . Nó còn là một văn bản thể hiện sự cam kết ngân hàng
mở thư tín dụng đối với nhà xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán
theo những điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán ngoại thương .
Tuy nhiên , thanh tóan bằng L/C cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ
rủi ro cho cả người bán hoặc người mua trong quá trình thực hiện hợp
6
đồng. Như ví dụ đã nêu ở trên cũng cho ta thấy rõ được vấn đề phát sinh ở
đây nằm ở phương thức thanh toán bằng L/C .Là vì theo quy định của
UCP500 thì hợp đồng thương mại quốc tế là cơ sở của thư tín dụng ,nhưng
khi thư tín dụng đựơc xác lập thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng . Điều
này cũng có nghĩa ngân hàng phát hành thư tín dụng không liên quan gì
đến hợp đồng và không phải chịu trách nhiệm về những điều khoản mà các
ban đã cam kết trong hợp đồng thương mại quốc tế . Điều 3 của UCP 500
ghi rõ : “Thư tín dụng , bản chất của nó là các giao dịch riêng rẽ với việc
bán hàng hoặc các hợp đồng khác mà nó có thể dựa vào . Ngân yhàng
không hề quan tâm tới hay bị ràng buộc bởi các hợp đồng này , cho dù là
có bất kỳ sự tham khảo nào về các hợp đồng này được nêu lên trong thư tín
dụng ” . Thư tín dụng là cơ sở pháp lý chính của việc thanh toán , nó ràng
buộc tất cả các bên hữu quan tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ như nhà nhập khẩu , ngân hàng bên nhập khẩu , nhà xuất khẩu ,
ngân hàng chiết khấu…Còn hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị
pháp lý ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên nhập khẩu và xuất
khẩu .
1.1.3. Thời hạn thanh toán như thế nào thì được chấp nhận
Là việc trả tiền ngay hay trả tiền sau . Điều này hoàn toàn phụ thuộc
vào quy định của hợp đồng . Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn
trả tiền được quy định ngay vào yêu cầu ký phát hối phiếu . Thời hạn trả
tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền ngay hoặc
có thể nằm ngòai thời hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn .
Song có điều quan trọng là những hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình
để được chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C .
Thời hạn hiệu lực của L/C : là thời hạn mà ngân hàng mở L/C
cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình
bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy
định trong L/C . Thời hạn hiệu lực nếu nhà xuất khẩu xuất trình
7
bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy
định trong L/C . Thời hạn hiệu lực của L/C tính từ ngày mở
L/C(date ò issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C (expiry date) .
Thời hạn hiệu lực của L/C kéo dài quá thì người nhập khẩu bị
đọng vốn , người xuất khẩu có lợi vì có thời gian rộng rãi hơn cho
việc lập và trình chứng từ thanh toán . Ngược lại , thời hạn của
L/C quá ngắn thì một mặt tránh ứ đọng vốn cho người nhập khẩu
, nhưng mặt khác lại gây khó khăn cho người xuất khẩu trong
việc lập và trình chứng từ thanh toán , vì thời gian quá eo hẹp
không đủ dể chuẩn bị . Ngoài ra còn phải chú ý là , nếu thời gian
hiệu lực của L/C dưới 3 tháng thì phí thông báo của L/C chỉ phải
chịu là 0,1%, còn trên 3 tháng là 0,2% trị giá L/C . Vì vậy , cần
phải xác định thời hạn hiệu lực của L/C cho hợp lý , có nghĩa là
nó vừa tránh được đọng vốn cho nhà nhập khẩu và vừa không gây
khó khăn cho việc chuẩn bị và xuất trình chứng từ thanh toán của
nhà nhập khẩu . Việc xác định này cần thỏa mãn những nguyên
tắc sau đây :
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và
không đựoc trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C
Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng trong một thời gian
hợp lý , không được trùng với ngày giao hàng . Ở đây thời
gian hợp lý này được tính tối thiểu bằng tổng số của số ngày
cần phải có để thông báo mở L/C , số ngày lưu L/c ở ngân
hàng thông báo , số ngày chuẩn bị hnàg để giao cho người
nhập khẩu nếu hàng xuất là mặt hàng phức tạp , phải điều
động từ xa để xa đến cảng và phải tái chế biến lại trước khi
giao, nếu thời điểm giao hàng vào mùa ẩm ướt thì số ngày
chuẩn bị giao hàng phải nhiều . Ngược lại , nếu hàng xuất là
8
hàng sản phẩm công nghiệp thì không cần thiết đòi hỏi số
ngày chuẩn bị hàng quá lớn .
Ngày hết hạn hiệu lực của L/C phải sau ngày giao hàng
một thời gian hợp lý . Thời gian tối đa là 21 ngày , bao gồm
thời gian chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến cơ quan của
người xuất khẩu , số ngày lập bộ chứng từ thanh toán , số ngày
lưu giữ bộ chứng từ tại ngân hàng thông báo , số ngày vận
chuyển chứng từ đến ngân hàng mở L/C (hay ngân hàng trả
tiền).
1.1.4. Bên nào trả phí cho ngân hàng
Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức tín dụng chứng từ thì
việc mở L/C là điều kiện đầu tiên để cho người bán thực hiện hợp đồng .
Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu ngân hàng
mở L/C . Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở L/C
và thường phải ký quỹ giá trị kim nghạch của L/C tại ngân hàng mở L/C .
Ký quỹ mở L/C : Ký quỹ là hình thức lập ra tài khoản đặc biệt chỉ dành
cho thanh tóan một L/C đã mở , doanh nghiệp không được quyền sử dụng
cho mục đích khác .
Mục đích của việc ký quỹ là đảm bảo an toàn thanh toán cho ngân
gàng phát hành L/C . Hiện nay , ở các ngân hàng quy định tỷ lệ ký quỹ đối
với doanh nghiệp căn cứ vào :
Uy tín thanh toán của doanh nghiệp
Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng
Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp
Công nợ của doanh nghiệp
Các phí dịch vụ khi mở L/C : Phí mở L/C , tùy theo nhà nhập khẩu
thực hiện ký quỹ mà phí mở L/C khác nhau . Ví dụ tại Vietcombank :
9
Ký quỹ Phí mở L/C
1. 100% trị giá L/C 0,075% trị giá L/C mở
2. 30- 50% trị giá L/C 0,1% trị giá L/C mở
3.Dưới 30% trị giá L/C 0,15% trị giá L/C mở
Min USD5 và Max USD200
4.Miễn ký quỹ 0,2% trị giá L/C mở
Min USD5 và Max USD300
Phí tu chỉnh L/C : nếu tu chỉnh L/C phát sinh từ ngân hàng nước
ngoài thì ngân hàng sẽ tiến hành tu chỉnh L/C và thu phí là USD40 cho một
lần tu chỉnh cộng thêm điện phí là 2-5 USD cho một lần tu chỉnh
Tu chỉnh khác, với phí tu chỉnh là USD5 cho một tu chỉnh
1.2. Những vấn đề phát sinh trong khâu giao, nhận hàng
Về thời hạn giao, nhận hàng : Thời hạn giao , nhận hàng là thời hạn
mà người xuất nhập khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng . Người
xuất, nhập khẩu cần quy định trong hợp đồng với ngừơi nhập, xuất khẩu
thời hạn giao nhận hàng một cách cụ thể và rõ ràng , chẳng hạn giao hàng
chậm nhất là ngày 30/1/2000 , hoặc tháng 3/ 2000 hoặc quý i/
2000…Không nên quy định thời hạn giao hàng một cách chung chung ,
chẳng hạn như giao hàng nhanh , giao hàng ngay lập tức , giao hàng càng
sớm càng tốt…Bởi cách quy định chung chung như vậy được giải thích
từng nơi , từng vùng , từng nghành là khác nhau . Ví dụ : Ở Mỹ “ giao ngay
” là giao trong vòng 5 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng , nhưng trong bản “
Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP 500 ” của phòng
thương mại quốc tế giải thích, từ ngữ đó được hiểu là : Yêu cầu gửi hàng
trong thời gian 30 ngày kể từ ngày mở thư tín dụng . Người xuất nhập
khẩu còn có thể quy định thời hạn giao , nhận hàng còn phụ thuộc và các
điều kiện khác : Ví dụ như giao nhận hàng trong vòng 30 ngày sau khi mở
10
L/C…nhưng cần phải chú ý rằng sau đó phải quy định cụ thể thời hạn mở
L/C .
Về việc quy định giao hàng thành bao nhiêu chuyến : Việc quy định
rõ ràng số chuyến chuyển hàng sẽ giúp người nhập khẩu chủ động trong
việc nhận hàng , có trước các kế hoạch hoặc sử dụng hàng …do đó người
nhập khẩu nên quy định rõ ràng và cụ thể giao hàng sẽ được giao thành bao
nhiêu chuyến .
Về việc tải dọc hàng : Nếu quy định cho phép chuyển tải hàng hóa
dọc đường vận chuyển , người nhập khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro như nhầm lẫn
, mất mát hàng hóa trong lúc chuyển tải . Vì thế , người nhập khẩu tốt nhất
nên quy định hàng hóa không được phép chuyển tải .
Về địa điểm giao nhận hàng : Việc lựa chọn địa điểm giao nhận hàng
có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hóa và điều kiện
cơ sở giao hàng . Vì vậy người xuất nhập khẩu cần xác định địa điểm giao
nhận hàng sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở giao nhận hàng và phương
thức chuyên chở hàng hóa . Người xuất nhập khẩu nên xác định rõ ràng cả
cảng đi và cảng đến ( ví dụ CIF Hải Phòng thì chỉ biết cảng đến chứ không
biết cảng đi cho hàng nhập khẩu ).
Về thông báo giao nhận hàng : Người xuất khẩu , nhập khẩu nên có
những thỏa thuận về nghĩa vụ thông báo giao hàng của người nhập khẩu ,
xuất khẩu .Thỏa thuận này quy định về số lần thông báo và nội dung cần
thông báo . Thông báo giao hàng giúp cho người xuất khẩu, nhập khẩu theo
dõi được tình hình thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu, xuất khẩu , dự
kiến được ngày hàng về cảng , số lượng hàng hóa thực giao , tên đại lý tàu
bển ở cảng đến …, căn cứ vào đó để người xuất , nhập khẩu chuẩn bị trước
các thủ tục xuất nhập khẩu chuẩn bị trước các phương tiện vận tải, kho tàng
và như vậy người xuất , nhập khẩu có thể hoàn thành nghĩa vụ giao nhận
hàng của mình một cách dễ dàng hơn . Vì vậy quy định điều khoản giao,
11
nhận hàng một cách rõ ràng và cụ thể sẽ giúp người xuất , nhập khẩu bảo
vệ quyền lợi của mình .
1.2.1. Bên nào trả tiền bao gói
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu , thường người bán cung cấp bao
bì . Nhưng cũng có trường hợp người mua cung cấp bao bì đặc biệt , hoặc
bao bì trị giá đắt phải đi thuê như container…
Giá cả của bao bì được tính chung với hàng hóa hay tính riêng , đây
cũng là điều mà người xuất nhập khẩu cần tính đến .
Bao gói hàng hóa chủ yếu do nhà xuất khẩu tổ chức thực hiện : Như
ta đã biết , bao bì là một loại vật phẩm dùng để bao gói và chứa đựng hàng
hóa, hạn chế những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng
hóa trong quá trình vận chuyển , và bảo quản đồng thời có tác dụng quảng
cáo và hướng dẫn tiêu dùng .
Thông thường hàng hóa mà các doanh nghiệp thu mua dành cho xuất
khẩu chưa được đóng gói bao bì. Điều này sẽ làm cho chất lượng hàng hóa
bị giảm sút trong quá trình vận chuyển dài ngày . Vì vậy , khi chuẩn bị
hàng hóa thì khâu đóng gói vô cùng quan trọng . Yêu cầu đối với bao bì
hàng hóa xuất khẩu : bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt
quá trình vận chuyển , phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ , vận chuyển
, bảo quản, bao bì phải phù hợp với tiêu chuẩn luật lệ quy định , tập quán
và thị hiếu tiêu dùng của thị trường nhập khẩu cũng như tập quán của
nghành hàng . Bao bì cần hấp dẫn , thu hút được khấch hàng , và bao bì
phải đảm bảo tính kinh tế tùy thuộc vào hợp đồng quy định . Cơ sở khoa
học để lựa chọn bao bì đóng gói : căn cứ vào hợp đồng ký . Căn cứ vào loại
hàng hóa bao gói phải xác định được lý tính , hóa tính , hình dạng , màu sắc
, trạng thái của hàng hóa từ đó biết được hàng hóa sẽ bị tác động như thế
nào bởi môi trường cũng như các điều kiện khác trong quá trình bảo quản
vận chuyển . Căn cứ vào các điều kiện vận tải , hàng hóa được chuyên chở
bằng phương tiện vận tải gì, chất lượng phương tiện vận tải đó như thế nào
12
, tuyến đường vận tải ra sao , thời gian vận tải dài hay ngắn . Căn cứ vào
điều kiện pháp luật và tập quán nghành hàng , ở một số nước cũng có
những quy định khác biệt như cấm dùng bao bì bằng một số chất liệu nhất
định . Ngoài ra nên tham khảo thêm ý kiến của người nhận hàng về bao bì
đóng gói .
1.2.2. Bên nào trả tiền ký mã hiệu kiện hàng
Kẻ ký mã hiệu hàng hóa chủ yếu là bên xuất khẩu tổ chức thực hiện :
Ký mã hiệu hàng hóa là những ký hiệu bằng số , bằng chữ , bằng hình vẽ
được ghi bên ngoài bao bì . Kẻ ký mã hiệu giúp thuận tiện cho công tác
giao nhận , hướng dẫn phương pháp kỹ thuật bảo quản , vận chuyển , bốc
dỡ hàng hóa , cung cấp những dấu hiệu cần thiết cho việc nhận hàng như
tên người gửi , tên người nhận , trọng lượng tịnh , trọng lượng cả bì , tên
tàu …Ký mã hiệu phải sáng sủa , không phai màu , không thấm nước ,
không ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa
1.2.3.Bên nào yêu