Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng
phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu,
nhằm phát huy mọi tiềm lực vật chất và lao động sáng tạo của toàn dân tộc để
phát triển đất nước. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực
lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết
vĩ mô nền kinh tế.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói
chung - bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước đ ã đóng góp rất lớn trong
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội,
góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động các DNNN vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, qui mô
nhỏ, hiệu quả kém, năng lực cạnh tranh thấp, công nghệ lạc hậu, thậm chí
một số DNNN còn làm ăn thua lỗ kéo d ài Vì vậy, vấn đề cải cách DNNN
được đặt ra cấp bách. Một trong những giải pháp cải cách mang tính chiến
lư ợc là chuyển một bộ phận DNNN không cần nắm giữ 100% vốn sang
công ty cổ phần.
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các
DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng nói riêng đã trải qua
một thời gian và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hàng loạt
vấn đề sau cổ phần hóa cần được rút kinh nghiệm, cần được giải quyết, để các
công ty cổ phần của thành phố Đà Nẵng sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước có thể phát triển. Đây là những vấn đề không hề đơn giản chút nào,
thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và không
thể giải quyết một sớm một chiều mà cần phải đầu tư nghiên cứu.
Thực tế, đối với thành phố Đà Nẵng năm 1997 sau khi chia tách tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng trở
thành đơn vị trực thuộc Trung ương, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Nhà nước mới được Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đặc biệt
quan tâm, trong đó trọng tâm là công tác CPH các doanh nghiệp Nhà nước
thuộc thành phố quản lý, trong đó 10 doanh nghiệp thương mại sau khi sắp
xếp, sáp nhập còn lại 05 doanh nghiệp (DN), đến nay có 04 DN thực hiện
xong CPH đã đi vào hoạt động, 01 DN đang chuẩn bị CPH. Trong 04 DN sau
khi CPH có 01 DN đang gặp rất nhiều khó khăn có nguy cơ phá sản, lý do phá
sản có nhiều nhưng chính là do đánh giá tài sản DN không chính xác, gây hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp sau CPH và
quyền lợi của cổ đông, còn lại 03 DN CPH hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD) có hiệu quả nhưng cũng gặp khó khăn về nhiều mặt cần được quan
tâm đề ra các giải pháp để khắc phục.
75 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1964 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Những vấn đề sau cổ phần
hóa các DNNN trong ngành
thương mại của thành phố
Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng
phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu,
nhằm phát huy mọi tiềm lực vật chất và lao động sáng tạo của toàn dân tộc để
phát triển đất nước. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực
lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết
vĩ mô nền kinh tế.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói
chung - bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước đã đóng góp rất lớn trong
quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội,
góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động các DNNN vẫn còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, qui mô
nhỏ, hiệu quả kém, năng lực cạnh tranh thấp, công nghệ lạc hậu, thậm chí
một số DNNN còn làm ăn thua lỗ kéo dài… Vì vậy, vấn đề cải cách DNNN
được đặt ra cấp bách. Một trong những giải pháp cải cách mang tính chiến
lược là chuyển một bộ phận DNNN không cần nắm giữ 100% vốn sang
công ty cổ phần.
Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các
DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng nói riêng đã trải qua
một thời gian và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hàng loạt
vấn đề sau cổ phần hóa cần được rút kinh nghiệm, cần được giải quyết, để các
công ty cổ phần của thành phố Đà Nẵng sau cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước có thể phát triển. Đây là những vấn đề không hề đơn giản chút nào,
thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và không
thể giải quyết một sớm một chiều mà cần phải đầu tư nghiên cứu.
Thực tế, đối với thành phố Đà Nẵng năm 1997 sau khi chia tách tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng trở
thành đơn vị trực thuộc Trung ương, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Nhà nước mới được Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đặc biệt
quan tâm, trong đó trọng tâm là công tác CPH các doanh nghiệp Nhà nước
thuộc thành phố quản lý, trong đó 10 doanh nghiệp thương mại sau khi sắp
xếp, sáp nhập còn lại 05 doanh nghiệp (DN), đến nay có 04 DN thực hiện
xong CPH đã đi vào hoạt động, 01 DN đang chuẩn bị CPH. Trong 04 DN sau
khi CPH có 01 DN đang gặp rất nhiều khó khăn có nguy cơ phá sản, lý do phá
sản có nhiều nhưng chính là do đánh giá tài sản DN không chính xác, gây hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp sau CPH và
quyền lợi của cổ đông, còn lại 03 DN CPH hoạt động sản xuất kinh doanh
(SXKD) có hiệu quả nhưng cũng gặp khó khăn về nhiều mặt cần được quan
tâm đề ra các giải pháp để khắc phục.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin chọn vấn đề: “Những vấn đề
sau cổ phần hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà
Nẵng” để làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình
vào việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc của
các doanh nghiệp nhà nước sau CPH trong ngành thương mại (TM) tại thành
phố Đà Nẵng.
2. Tình hình nghiên cứu
Cổ phần hóa DNNN đã có nhiều công trình trong và ngoài nước
nghiên cứu. Đối với nước ngoài, vấn đề này chủ yếu tập trung vào việc phân
tích sự cần thiết, mục tiêu và các biện pháp chuyển đổi sở hữu DNNN nhằm
phục vụ chủ trương tổ chức lại nền kinh tế quốc gia.
Đối với Việt Nam chủ trương CPH DNNN đến nay không còn là điều
mới mẻ, có nhiều công trình nghiên cứu về CPH nói chung và về các giải
pháp nhằm thúc đẩy tiến trình CPH trên toàn quốc và ở một số địa phương. Ở
Viện kinh tế - chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có luận văn
Thạc sỹ của Đỗ Thị Oanh với đề tài: “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp” Theo đó, tác giả xác định được
cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình CPH và nêu ra các giải pháp chung
nhất cho cổ phần hoá. Trên Tạp chí Cộng sản số 22/2004 có bài viết của đồng
chí Lê Hữu Nghĩa Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng lý
luận Trung ương về: CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tạp chí Cộng sản số 18/2004 có bài viết của đồng chí Hồ Xuân
Hùng Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp về: CPH
DNNN kết quả, vướng mắc và giải pháp... Các bài viết nêu lên những vấn đề
lý luận và thực tiễn, về mục tiêu của CPH; về kết quả, thuận lợi, khó khăn và
các giải pháp để tháo gỡ, nhằm rút kinh nghiệm để làm tốt công tác CPH
trong thời gian đến. Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu vấn đề: “Những
vấn đề sau CPH các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà
Nẵng” dưới góc độ khoa học kinh tế - chính trị. Do đó, đề tài luận văn này
vẫn là cần thiết và không trùng lặp với các luận văn thạc sỹ kinh tế đã bảo vệ
ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát các DNNN trong ngành
thương mại ở Đà Nẵng đã cổ phần hoá, tìm ra những vấn đề vướng mắc, tồn
tại cần giải quyết. Từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp khắc phục.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra,
luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Phân tích thực trạng CPH và hoạt động của các công ty cổ phần từ
CPH DNNN trong ngành TM của thành phố Đà Nẵng để rút ra những mặt
được, tồn tại và vướng mắc cần giải quyết.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại sau cổ phần
hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các công ty cổ phần từ cổ phần hóa
DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng dưới góc cạnh những
tồn tại, vướng mắc, thành công.
Thời gian: từ năm 1997 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra luận văn sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chú trọng đến
phương pháp phân tích, tổng hợp.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, điều tra, tổng
kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, vướng
mắc sau cổ phần hóa của các DNNN trong ngành thương mại của thành phố
Đà Nẵng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN
TỪ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG
NGÀNH THƯƠNG MẠI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN
Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam đã có từ
năm 1991, và bắt đầu thực hiện từ năm 1992 bằng Chỉ thị 202 ngày 8-6-1992
và Chỉ thị 84 ngày 4-8-1993 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với nền kinh tế
nước ta lúc bấy giờ CPH DNNN là một vấn đề hoàn toàn mới, cho nên thời
gian đầu còn làm thí điểm. Những doanh nghiệp được chọn thí điểm thực hiện
CPH là những doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa, kinh doanh có lãi và tự
nguyện CPH. Suốt 4 năm (1992-1996) cả nước chỉ CPH được 5 DN. Nếu 6
năm kể từ năm 1992 đến năm 1998, chúng ta chỉ cổ phần hóa được 30 doanh
nghiệp và 5 năm sau đó, kể từ 1998 đến trước Hội nghị Trung ương III
(khóa IX) có 523 doanh nghịêp Nhà nước được cổ phần, thì chỉ trong 4
năm trở lại đây, chúng ta đã hoàn thành cổ phần hóa 2.437 DNNN, nâng
tổng số DNNN được CPH lên đến 2.890 đơn vị, trong tổng số 5.655 DNNN
cần được CPH. Nhìn chung, trong tiến trình CPH được sự quan tâm chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước, cộng với sự hưởng ứng từ phía các DNNN đã đạt
được những thành công nhất định. Qua khảo sát, hơn 850 công ty của Nhà
nước sau hơn 1 năm cổ phần hóa cho thấy: vốn điều lệ tăng 44%, doanh thu
tăng gần 24%, lợi nhuận tăng 140%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập của
người lao động tăng 12%.
Đối với thành phố Đà Nẵng, năm 1997 sau khi chia tách tỉnh Quảng
Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng trở thành
đơn vị trực thuộc Trung ương, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà
nước mới được Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đặc biệt quan
tâm, trong đó trọng tâm là công tác CPH các doanh nghiệp Nhà nước thuộc
thành phố quản lý, trong đó 10 doanh nghiệp thương mại sau khi sắp xếp, sáp
nhập còn lại 05 doanh nghiệp (DN), đến nay có 04 DN thực hiện xong CPH
đã đi vào hoạt động, 01 DN đang chuẩn bị CPH. Bốn doanh nghiệp CPH
xong đó là:
1- Công ty CP thương mại dịch vụ Đà Nẵng (vốn Nhà nước chi phối là 41,54%).
2- Công ty CP cung ứng tàu biển Đà Nẵng (vốn Nhà nước chi phối 67,68%).
3- Công ty CP công nghệ phẩm Đà Nẵng (100% vốn cổ đông).
4- Công ty CP vật tư tổng hợp Đà Nẵng (vốn Nhà nước chi phối 53,72%).
Sự ra đời của công ty cổ phần từ CPH DNNN trong ngành thương mại
của thành phố Đà Nẵng nằm trong kế hoạch tổng thể của lãnh đạo Thành ủy,
UBND TP về triển khai xây dựng Đề án và tổ chức thực hiện CPH theo chủ
trương của Chính phủ. Uỷ Ban Nhân Dân thành phố thành lập Ban đổi mới và
phát triển doanh nghiệp, nhằm thường xuyên theo dõi, đôn đốc và chỉ đạo kịp
thời tiến độ thực hiện sắp xếp doanh nghiệp theo đề án được duyệt và theo
đúng quy trình. Đến cuối năm 2005 đã có 21 doanh nghiệp của thành phố Đà
Nẵng được CPH (trong đó DN thương mại là 04), bằng 65% kế hoạch được
duyệt đến cuối năm 2006.
Về các bước thực hiện tiến trình CPH đối với các doanh nghiệp trong
ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng cũng nằm trong qui trình chung của tất
cả các DNNN khi chuyển sang công ty CP và có thể được chia thành 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị CPH
Bước 2: Xây dựng phương án CPH
Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án CPH
Bước 4: Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh
Từ các bước có thể khái quát bằng sơ đồ qui trình chuyển đổi DNNN
trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng thành công ty cổ phần như sau:
Sơ đồ 1.1: Qui trình chuyển đổi DNNN thành CTCP từ CPH DNNN
trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng
Chuẩn bị
CPH
(1) Lập danh sách DNNN cổ phần hoá
(2) Chuẩn bị và thành lập Ban đổi mới quản lý
tại doanh nghiệp
(3) Phổ biến và tuyên truyền chủ trương về CPH
(4) Chuẩn bị các tài liệu
Xây dựng
phương án
CPH
(5) Đánh giá giá trị, phân biệt tài sản doanh nghiệp
(6) Quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp
(7) Dự kiến phương án CPH & dự thảo điều lệ tổ
chức và hoạt động của CPH
Phê duyệt và
triển khai
thực hiện
phương án
CPH
(8) Phê duyệt phương án và quyết định chuyển
DNNN thành CTCP
(9) Thông tin về cổ phần hoá của doanh nghiệp
(10) Đại hội cổ đông và Bầu hội đồng quản trị
Ra mắt
CTCP, đăng
ký kinh
doanh
(11) Bàn giao công việc
(12) Những công việc còn lại
1.1.1. Tình hình kinh doanh
Sau CPH đa số các doanh nghiệp thương mại của thành phố Đà Nẵng
SXKD ổn định và có hiệu quả, đã hình thành loại hình doanh nghiệp nhiều
chủ sở hữu về vốn, thực hiện được sự giám sát chặt chẽ hơn trong SXKD, huy
động được nhiều vốn từ xã hội, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi
phương thức tổ chức quản lý mới cùng với đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi
hơn với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã tự huy động và phát hành
cổ phiếu để tăng vốn Điều lệ, tuy không lớn nhưng đã thể hiện sự tự chủ trong
việc huy động các nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh và thể hiện sự thống
nhất ý thức trong việc xây dựng và phát triển đơn vị. Từ những chuyển biến
nói trên đã nâng cao rõ rệt hiệu quả SXKD. Qua kết quả điều tra các doanh
nghiệp trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng sau khi CPH trong
thời gian qua và 6 tháng đầu năm 2006 cho thấy, bước đầu tuy có khó khăn
nhưng nhìn chung vốn bình quân của doanh nghiệp tăng, có ¾ doanh nghiệp
trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng sau CPH hoạt động SXKD
có lãi đó là: Công ty CP thương mại dịch vụ Đà Nẵng, Công ty CP cung
ứng tàu biển Đà Nẵng, Công ty CP công nghệ phẩm Đà Nẵng, tỷ suất lãi
bình quân trước thuế tăng, mức nộp ngân sách tăng, thu nhập bình quân của
người lao động tăng, năng suất lao động tăng so với khi chưa CPH. Các
công ty đều thực hiện chia cổ tức hàng năm và mức cổ tức cao hơn so với lãi
suất ngân hàng.
Bên cạnh 03 đơn vị hoạt động SXKD có hiệu quả, còn một đơn vị KD
không có hiệu quả và có nguy cơ phá sản đó là: Công ty CP vật tư tổng hợp
Đà Nẵng, nguyên nhân phá sản có nhiều nhưng chủ yếu là do khi tiến hành
CPH không làm tốt khâu kiểm kê đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, sau CPH
thiếu xây dựng Qui chế quản lý doanh nghiệp như: Qui chế hoạt động SXKD,
Qui chế quản lý và sử dụng vốn..., mạng lưới hoạt động SXKD chưa gọn nhẹ,
kém hiệu quả có những cửa hàng, chi nhánh thua lỗ kéo dài không phát hiện
và xử lý kịp thời, công tác cán bộ còn xem nhẹ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ
chốt, nhận thức về CPH chưa đúng, ý thức tổ chức kỹ luật kém, thiếu trách
nhiệm trong công tác được giao, lãnh đạo doanh nghiệp theo cảm tính, nghiệp
vụ chuyên môn kém, buông lỏng các nguyên tắc quản lý tài chính đã đưa
doanh nghiệp đi đến phá sản, mất vốn Nhà nước và cổ đông, người lao động
mất việc làm, đời sống khó khăn....
Cụ thể qua khảo sát sự ra đời và tình hình kinh doanh của các đơn vị
được thể hiện như sau:
1) Công ty cổ phần thương mại - dịch vụ Đà Nẵng (vốn Nhà nước
chi phối là 41,54%)
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Đà Nẵng CPH theo theo Nghị
định 64 của Chính phủ và được thành lập theo Quyết định số 27/2004/QĐ-UB
ngày 24 tháng 2 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt
phương án CPH DNNN chuyển Công ty thương mại - dịch vụ Đà Nẵng thành
Công ty CP thương mại - dịch vụ Đà Nẵng, tiến hành Đại hội cổ đông ngày
31 tháng 3 năm 2004 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2004.
Sau CPH, Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban giám đốc (BGĐ) công ty
đã có những định hướng cơ bản cho hoạt động của đơn vị, đồng thời nhanh
chóng tiến hành những biện pháp cụ thể để sắp xếp ổn định tổ chức bộ máy
theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Phấn đấu tạo dựng thương hiệu của đơn vị làm
nền tảng cho việc ổn định phát triển kinh danh lâu dài, mở rộng thị trường, ổn
định và củng cố hệ thống tiêu thụ, xây dựng nhóm mặt hàng chủ lực có tính
cạnh tranh cao nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, bên cạnh đó gắn kết
với nhà SX tạo mối quan hệ hợp tác bền vững trong lĩnh vực sản xuất (SX),
nâng cao chất lượng loại hình kinh doanh (KD) dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước,
không ngừng nâng cao mức sống đối với người lao động, đảm bảo kinh doanh
có lãi để chia cổ tức cho cổ đông.
Kết quả khảo sát cụ thể tình hình kinh doanh của công ty thương mại
dịch vụ như sau:
Bảng 1.1: Kết quả tình hình kinh doanh của Công ty CP thương
mại dịch vụ ĐN trước và sau khi cổ phần hóa.
TT Chi tiêu ĐVT Năm trước khi CPH
Các năm sau CPH
Năm 2004 Năm 2005
6T
2006
1 Tổng doanh thu 1000đ 200.000.000 61.776.000 81.224.000 40.650.000
2 Kim ngạch XK USD 80.000 230.094 153.799
3 Nộp NSNN 1000đ 6.462.685 202.532 831.852 193.900
4 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 107.160 652.527 360.447 76.970
5 Thu nhập bình quân 1000đ 853 1.062 1.523 1.500
6 Cổ tức/tháng % 0,6 0,6 0,6
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của công ty CP thương mại
dịch vụ từ khi CPH đến nay)
Qua bảng 1.1 ta nhận thấy sau khi chuyển sang CTCP đơn vị hoạt
động tương đối ổn định.
+ Tình hình doanh thu: doanh thu của công ty tăng, năm 2005 doanh
thu đạt 81,224 tỷ đồng cao hơn doanh thu năm 2004 (61,776 tỷ đồng) là
19,448 tỷ đồng và mức tăng là 31,48%.
+ Tình hình lợi nhuận, kim ngạch XNK: kinh doanh có lãi nhưng
không tăng, KNXK tăng.
+ Tình hình thu nhập: Sau khi CPH lợi nhuận tuy không tăng nhưng
số lao động giảm nên tình hình thu nhập tăng lên so với trước, từ thu nhập
bình quân năm 2004 là 1.062.000 đồng năm 2005 lên 1.523.000 đồng với
mức tăng là 43,41%.
+ Về cổ tức: Cổ tức chia cho cổ đông cũng tăng năm 2004 là
152.299.000 đồng năm 2005 là 191.798.000 đồng với mức tăng 25,93%. Tỷ
lệ chia cổ tức thường lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.
2) Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng (100% vốn cổ đông)
(bảng 1.2).
Công ty Công nghệ phẩm Đà Nẵng là doanh nghiệp Nhà nước, thực
hiện chủ trương của thành phố về tiến hành CPH trong năm 2004 theo
Quyết định số 196/2004/QĐUB ngày 08/12/2004 của UBND thành phố Đà
Nẵng V/v phê duyệt phương án CPH chuyển Công ty Công nghệ phẩm ĐN
thành Công ty cổ phần Công nghệ phẩm ĐN. Đại hội cổ đông lần thứ nhất
vào ngày 03/4/2005 và chính thức đi vào hoạt động ngày 18/4/2005.
Sau cổ phần công ty hoạt động theo mô hình mới được sắp xếp
lại, duy trì hoạt động kinh doanh trên cơ sở các đơn vị trực thuộc kinh
doanh chuyên ngành hàng hóa, đồng thời loại bỏ những mặt hàng kinh
doanh không có hiệu quả, tìm những mặt hàng mới, giữ vững thị trường
cũ, mở rộng thị trường mới, có nhu cầu tiêu thụ nhanh và thực hiện
phương châm: triệt để thực hành tiết kiệm các chi phí để tối đa hóa
lợi nhuận.
HĐQT đã định hướng theo mô hình kinh doanh thương mại - dịch vu -
sản xuất - xuất nhập khẩu cơ cấu hợp lý, chuyển một phần sang sản xuất để hỗ
trợ cho nhau trong quá trình SXKD của đơn vị. Đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất bao bì 32 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2006. Tình hình kinh
doanh của Công ty sau CPH bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn vừa kinh
doanh vừa ổn định củng cố, tư tưởng của cán bộ công nhân viên (CBCNV)
chưa chuyển biến kịp theo hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần, mặt
khác tư tưởng dao động giữa người nghỉ và người ở lại làm việc, tác động rất
lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm của HĐQT, BGĐ đã lãnh đạo đơn vị từng
bước ổn định và kinh doanh đạt hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006.
* Kết quả khảo sát cụ thể tình hình kinh doanh của công ty CP công
nghệ phẩm như sau:
Bảng 1.2: Kết quả tình hình kinh doanh của Công ty CP Công
nghệ phẩm trước và sau khi cổ phần hóa.
TT Chi tiêu ĐVT
Trước
khi CPH
Các năm sau CPH
Năm
2005
6T 2006
01 Tổng doanh thu 1000đ 332.000.000 255.000.000 123.420.000
02 Kim ngạch XK USD 1.630.000 73.900 51.000
03 Kim ngạch NK USD 1.050.000 2.303.900 76.000
04 Nộp NSNN 1000đ 1.655.000 780.000 80.000
05 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 63.540 181.000
06 Thu nhập bình quân 1000đ 867 1.200 1.500
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động SXKD của công ty CP công
nghệ phẩm từ khi CPH đến nay)
* Đây là doanh nghiệp mới CPH, vốn 100% là của cổ đông, Qua hơn
một năm kinh doanh ta nhận thấy tổng doanh thu, KNXK, KNNK, nộp ngân
sách của công ty giảm, do công ty thu hẹp việc kinh doanh các mặt hàng kém
hiệu quả. Mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận của công ty vẫn không
thay đổi, thu nhập của người lao động tăng, năm 2004 thu nhập bình quân là
860.000 đồng, sau CPH năm 2005 thu nhập bình quân là 1.200.000 đồng với
mức tăng là 13,70%, 6 tháng năm 2006 1.500.000 đồng.
3) Công ty CP Cung ứng tàu biển (Vốn Nhà nước chi phối 67,68%)
(bảng 1.3).
Công ty CP Cung ứng tàu biển Đà Nẵng CPH theo theo Nghị định
64 của Chính phủ và được thành lập theo Quyết định số 23/QĐ-UB ngày
01 tháng 3 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt
phương án CPH DNNN chuyển Công ty Cung ứng tàu biển thương mại và du
lịch Đà Nẵng thành Công ty CP Cung ứng tàu biển thương mại và du lịch Đà
Nẵng, từ năm 2005 đến nay tên công ty được rút ngắn lại thành Công ty CP
Cung ứng tàu biển, Công ty CP chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm
2001 đây là một trong những DNNN của thành phố nói chung của ngành
thương mại nói riêng đi đầu trong công tác CPH. Sau CPH, mặc dù tình hình
SXKD của đơn vị khó khăn nhưng đơn vị vẫn cố gắng duy trì công ăn việc
làm cho người la