Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm ở xã Tân Phong – Cai Lậy – Tiền Giang

Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, dựa vào nông nghiệp để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Ngày xưa ông bà ta thường bảo: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con trâu, cái cày đã được thay bằng máy cày, máy xới Hiện nay, nước ta đang chung vai xây dựng đất nước theo lời dạy của Bác: “Dân giàu, nước mạnh”. Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà nước ta đang ra sức xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để công nghiệp được vững mạnh thì nông nghiệp không thể không phát triển vì nông nghiệp là tiền đề, là cơ sở cho công nghiệp. Chính vì thế, bên cạnh phát triển công nghiệp, Nhà nước ta có chính sách khuyến khích nông nghiệp. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, bên cạnh những cơ hội cũng không ít thách thức. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian gần đây, lĩnh vực chăn nuôi gặp không ít khó khăn với dịch cúm gà, heo tai xanh, thuỷ sản thì tôm, cá basa bị kiện bán phá giá Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt nước ta lại gặt hái khá nhiều thành công với việc cây lúa – cây truyền thống của nước ta sau một thời gian trôi nổi trên thị trường thế giới thì nay đã tạo được thương hiệu GlobalGAP do HTX Mỹ Thành Nam sản xuất và ngày càng nhân rộng ra cả nước Đồng thời, nhiều loại trái cây chất lượng cao, phẩm chất tốt đã được xuất ra nước ngoài như: vú sữa Lò Rèn, thanh long, bưởi Năm Roi Hoàng Gia. Bên cạnh những mặt hàng trên, theo khảo sát của những chuyên gia Mỹ, sau trái thanh long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thì trái nhãn và chôm chôm rất có tiềm năng. Nắm bắt được cơ hội này, nước ta đang quy hoạch phát triển hai loại trái cây ngon này. Cụ thể, tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon như xoài cát Hoà Lộc, quýt Cái Bè, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm Tân Phước, Vú sữa Lò Rèn, lúa sạch Mỹ Thành đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển lĩnh vực này. Mỗi một loại trái ngon gắn liền với một địa danh của tỉnh như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, Quýt Cái Bè, xoài cát Hoà Lộc Và thời gian gần đây huyện Cai Lậy được nhắc đến kèm theo tên sản phẩm lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trên đà phát triển đó, huyện đang chủ trương phát triển nhiều mặt hàng tiềm năng khác trong đó có cây nhãn và chôm chôm. Sau khi trao đổi với tiến sĩ Lê Hữu Hải - Trưởng phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, ông cho biết: Nhãn và chôm chôm là hai mặt hàng có tiềm năng có thể xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật đây là những thị trường khó tính, chính vì thế để xuất sản phẩm vào các nước này, sản phẩm phải được sản xuất và kiểm tra theo một quy trình nghiêm ngặt. Chính vì thế, huyện đã chủ trương xây dựng vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi để phát triển các loại cây ăn trái. Với đất phù sa màu mỡ được bồi đắp từ những nhánh của sông Cửu Long và hệ thống sông ngòi chằng chịt, Tiền Giang có khả năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Với điều kiện thuận lợi ở nước ta, không chỉ riêng Tiền Giang trồng được cây chôm chôm, cây này cũng sum xuê, trĩu quả ở những vùng đất khác như Long Khánh, Bến Tre Tuy nhiên, dường như thiên nhiên đặc biệt ưu ái nơi đây; cũng đồng thời trồng một giống chôm chôm nhưng chôm chôm trồng ở đây chất lượng hơn những nơi khác. Cụ thể, chôm chôm khi bóc ra vỏ giòn hơn, ăn dễ tróc cùi hơn, vị ngọt hơn nơi khác. Sau khi khảo sát thực tế địa bàn huyện Cai Lậy thì trong 28 địa bàn hành chính của huyện chỉ có mỗi xã Tân Phong là có diện tích trồng chôm chôm nhiều, chất lượng ngon. Từ đó, huyện đã chủ trương thành lập hợp tác xã sản xuất chôm chôm GlobalGAP tại nơi đây, đưa cây chôm chôm vào quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn. Từ đó, tạo “giấy thông hành” mang loại trái cây ngon, bổ dưỡng này đến tay người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như M ỹ, Nhật.

pdf82 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2878 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm ở xã Tân Phong – Cai Lậy – Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGÔ MỸ TRÂN Tháng 05/2009 NGUYỄN THỊ THÚY AN Mã số SV : 4054039 Lớp: KTNN 1 K31 ii DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1: Tình hình thay đổi cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007 – 2008............ 15 Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế năm 2008 ................ 17 Biểu đồ 3: Hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống trên cây ăn trái ......... 21 Biểu đồ 4: Tỷ trọng diện tích đất trồng cây ăn trái, 2008 ....................................... 24 Biểu đồ 5: Cơ cấu mẫu thu thập............................................................................. 26 Biểu đồ 6: Trình độ văn hoá của nông hộ .............................................................. 28 Biểu đồ 7: Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng ........................................ 31 Biểu đồ 8: Nguồn vốn sản xuất bổ sung................................................................ 33 Biểu đồ 9: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ....................................................... 34 Biểu đồ 10: Tỷ lệ bán chôm chôm giữa các quý trong năm 2008........................... 35 Biểu đồ 11: Tình hình biến động giá 3 loại chôm chôm qua 4 quý......................... 35 Biểu đồ 12: Các đối tượng bán chôm chôm ........................................................... 37 Biểu đồ 13: Những lợi ích người dân mong muốn được mang lại từ HTX............. 38 Biểu đồ 14: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trên một công chôm chôm ................ 41 Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ chôm chôm........................................................................ 50 iii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIỐNG CHÔM CHÔM ................................. 20 Bảng 2: LIỀU LƯỢNG PHÂN KHUYẾN CÁO CHO CHÔM CHÔM................. 21 Bảng 3 : MÙA THU HOẠCH TỰ NHIÊN MỘT SỐ CÂY ĂN TRÁI................... 22 Bảng 4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHÔM CHÔM TẠI XÃ NĂM 2008 ................ 25 Bảng 5: SỐ LƯỢNG MẪU TẠI ĐỊA BÀN KHẢO SÁT ...................................... 26 Bảng 6: THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT................................ 27 Bảng 7: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN ........................................... 27 Bảng 8: CHỦ THỂ QUYẾT ĐỊNH LOẠI CÂY TRỒNG...................................... 28 Bảng 9: THỜI GIAN THAM GIA SẢN XUẤT .................................................... 29 Bảng 10: DIỆN TÍCH TRỒNG CÁC GIỐNG CHÔM CHÔM.............................. 29 Bảng 11: HÌNH THỨC TRỒNG CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ ...................... 30 Bảng 12: THÔNG TIN CHUNG VỀ GIỐNG CHÔM CHÔM .............................. 30 Bảng 13: NGUYÊN NHÂN HAO HỤT CÂY GIỐNG KHI TRỒNG ................... 32 Bảng 14: NGUYÊN NHÂN CHỌN GIỐNG CHÔM CHÔM................................ 32 Bảng 15: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT BỔ SUNG ................................................. 32 Bảng 16:: NGUỒN THU NHẬP BỔ SUNG CỦA NÔNG HỘ.............................. 33 Bảng 17: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT ............................................................... 34 Bảng 18: THỜI GIAN VÀ CÁCH THỨC BÁN CHÔM CHÔM........................... 34 Bảng 19: GIÁ BÁN CHÔM CHÔM BÌNH QUÂN CÁC QUÝ, 2008 ................... 35 Bảng 20: HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG THU MUA ............... 36 Bảng 21: NĂNG SUẤT BA GIỐNG CHÔM CHÔM 2008................................... 37 Bảng 22: DƯ ĐỊNH THAM GIA VÀ LỢI ÍCH MONG MUỐN TỪ HTX CỦA NÔNG HỘ ....... .................................................................................................... 37 Bảng 23: DỰ ĐỊNH MỞ RỘNG QUY MÔ CỦA NÔNG HỘ............................... 38 iii Bảng 24: TỔNG HỢP CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN TRÊN MỘT CÔNG CHÔM CHÔM.......................................................................................... 39 Bảng 25: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ........................................... 41 Bảng 26: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM..................................................................... 44 Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH NHIỀU CHIỀU.. ............................................................................................................... 47 iv MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.1. Phạm vi về không gian .......................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi về thời gian.............................................................................. 3 1.4.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu............................................................ 4 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 5 2.1. Phương pháp luận......................................................................................... 5 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ............................................................................. 5 2.1.2. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất .............................................................. 6 2.1.3. Khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính..................... 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...................................................... 8 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 9 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 10 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 10 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........... 13 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang........... 13 3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................... 13 3.1.2. Địa hình, đất đai .................................................................................. 13 3.1.3. Thời tiết - Khí hậu ............................................................................... 14 3.2. Tình hình kinh tế xã hội.............................................................................. 14 v3.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................. 14 3.2.2. Tình hình văn hoá – xã hội .................................................................. 16 3.3. Tổng quan về cây chôm chôm .................................................................... 17 3.3.1. Đặc điểm thực vật học ......................................................................... 17 3.3.2. Đặc điểm sinh lý sinh thái ................................................................... 18 3.3.3. Giống .................................................................................................. 19 3.3.4. Qui trình trồng..................................................................................... 20 3.3.5. Tính thời vụ và giá trị kinh tế của cây chôm chôm............................... 22 3.4. Tình hình sản xuất chôm chôm tại địa bàn Xã ............................................ 23 3.4.1. Lịch sử hình thành cây chôm chôm ở địa bàn xã Tân Phong................ 23 3.4.2. Tổng quát các giống chôm chôm tại Xã............................................... 24 3.4.3. Tình hình canh tác của người dân ........................................................ 25 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM ........................................... 26 4.1. TỔNG QUÁT VỀ MẪU ĐIỀU TRA ........................................................ 26 4.1.1. Số lượng mẫu thu thập......................................................................... 26 4.1.2. Thông tin chung về nông hộ ................................................................ 27 4.1.3. Trình độ văn hoá ................................................................................. 27 4.1.4. Người quyết định loại cây trồng .......................................................... 28 4.1.5. Thời gian tham gia sản xuất................................................................. 29 4.1.6. Diện tích trồng .................................................................................... 29 4.1.7. Hình thức trồng ................................................................................... 30 4.1.8. Thông tin về giống chôm chôm ........................................................... 30 4.1.9. Nguồn vốn sản xuất ............................................................................. 32 4.1.10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ............................................................. 33 4.1.11. Kỹ thuật sản xuất ............................................................................... 33 4.1.12. Thời gian tiêu thụ, giá cả và cách thức bán ........................................ 34 4.1.13. Hình thức thanh toán và đối tượng thu mua ....................................... 36 4.1.14. Sản lượng chôm chôm năm 2008....................................................... 37 vi 4.1.15. Phương hướng phát triển ................................................................... 37 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÂY CHÔM CHÔM ........... 39 4.2.1. Phân tích các loại chi phí sản xuất chôm chôm .................................... 39 4.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ thông qua các tỷ số tài chính .. 44 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ ..... 46 4.3.1. Nhân tố làm giảm lợi nhuận ................................................................ 47 4.3.2. Nhân tố làm tăng lợi nhuận.................................................................. 49 4.4. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ .......................... 50 4.4.1. Giới thiệu kênh phân phối chôm chôm tại địa phương ......................... 50 4.4.2. Phân tích khái quát tình hình thu mua của thương lái........................... 55 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA HỘ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM ............................................................. 59 5.1. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ...................................................................... 59 5.1.1. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm............................................................ 59 5.1.2. Thị trường tiêu thụ - vùng nguyên liệu ................................................ 61 5.1.3. Vốn ..................................................................................................... 61 5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT .................... 61 5.2.1. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm – giá bán............................................. 61 5.2.2. Vùng nguyên liệu - thị trường đầu ra ................................................... 63 5.2.3. Vốn ..................................................................................................... 64 5.3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG THU MUA 64 Chương 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................. 66 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................ 66 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 68 6.2.1. Đối với người dân ............................................................................... 68 6.2.2. Đối với đối tượng thu mua................................................................... 68 6.2.3. Đối với cơ quan ban ngành huyện – xã ................................................ 68 Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 2 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, dựa vào nông nghiệp để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Ngày xưa ông bà ta thường bảo: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con trâu, cái cày đã được thay bằng máy cày, máy xới… Hiện nay, nước ta đang chung vai xây dựng đất nước theo lời dạy của Bác: “Dân giàu, nước mạnh”. Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà nước ta đang ra sức xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để công nghiệp được vững mạnh thì nông nghiệp không thể không phát triển vì nông nghiệp là tiền đề, là cơ sở cho công nghiệp. Chính vì thế, bên cạnh phát triển công nghiệp, Nhà nước ta có chính sách khuyến khích nông nghiệp. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, bên cạnh những cơ hội cũng không ít thách thức. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian gần đây, lĩnh vực chăn nuôi gặp không ít khó khăn với dịch cúm gà, heo tai xanh, thuỷ sản thì tôm, cá basa bị kiện bán phá giá… Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt nước ta lại gặt hái khá nhiều thành công với việc cây lúa – cây truyền thống của nước ta sau một thời gian trôi nổi trên thị trường thế giới thì nay đã tạo được thương hiệu GlobalGAP do HTX Mỹ Thành Nam sản xuất và ngày càng nhân rộng ra cả nước… Đồng thời, nhiều loại trái cây chất lượng cao, phẩm chất tốt đã được xuất ra nước ngoài như: vú sữa Lò Rèn, thanh long, bưởi Năm Roi Hoàng Gia... Bên cạnh những mặt hàng trên, theo khảo sát của những chuyên gia Mỹ, sau trái thanh long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thì trái nhãn và chôm chôm rất có tiềm năng. Nắm bắt được cơ hội này, nước ta đang quy hoạch phát triển hai loại trái cây ngon này. Cụ thể, tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon như xoài cát Hoà Lộc, quýt Cái Bè, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm Tân Phước, Vú sữa Lò Rèn, lúa sạch Mỹ Thành đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển lĩnh vực này. Mỗi một loại trái ngon gắn liền với một địa danh của tỉnh như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, Quýt Cái Bè, xoài cát Hoà Lộc…Và thời Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 3 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An gian gần đây huyện Cai Lậy được nhắc đến kèm theo tên sản phẩm lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trên đà phát triển đó, huyện đang chủ trương phát triển nhiều mặt hàng tiềm năng khác trong đó có cây nhãn và chôm chôm. Sau khi trao đổi với tiến sĩ Lê Hữu Hải - Trưởng phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, ông cho biết: Nhãn và chôm chôm là hai mặt hàng có tiềm năng có thể xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật… đây là những thị trường khó tính, chính vì thế để xuất sản phẩm vào các nước này, sản phẩm phải được sản xuất và kiểm tra theo một quy trình nghiêm ngặt. Chính vì thế, huyện đã chủ trương xây dựng vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi để phát triển các loại cây ăn trái. Với đất phù sa màu mỡ được bồi đắp từ những nhánh của sông Cửu Long và hệ thống sông ngòi chằng chịt, Tiền Giang có khả năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Với điều kiện thuận lợi ở nước ta, không chỉ riêng Tiền Giang trồng được cây chôm chôm, cây này cũng sum xuê, trĩu quả ở những vùng đất khác như Long Khánh, Bến Tre… Tuy nhiên, dường như thiên nhiên đặc biệt ưu ái nơi đây; cũng đồng thời trồng một giống chôm chôm nhưng chôm chôm trồng ở đây chất lượng hơn những nơi khác. Cụ thể, chôm chôm khi bóc ra vỏ giòn hơn, ăn dễ tróc cùi hơn, vị ngọt hơn nơi khác. Sau khi khảo sát thực tế địa bàn huyện Cai Lậy thì trong 28 địa bàn hành chính của huyện chỉ có mỗi xã Tân Phong là có diện tích trồng chôm chôm nhiều, chất lượng ngon. Từ đó, huyện đã chủ trương thành lập hợp tác xã sản xuất chôm chôm GlobalGAP tại nơi đây, đưa cây chôm chôm vào quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn. Từ đó, tạo “giấy thông hành” mang loại trái cây ngon, bổ dưỡng này đến tay người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật.... Và để hiểu rõ hơn về cây chôm chôm, tình hình sản xuất của người dân cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho người dân như thế nào? Tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Qua đây tôi có thể hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên, đồng thời từ những nghiên cứu của mình tôi hi vọng giúp cho huyện nhà có những chủ trương sát thực, phù hợp với thực tế sản xuất và đáp ứng được mong mỏi của người nông dân suốt ngày “bán mặt cho đất, bán Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 4 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An lưng cho trời”; giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ dân sản xuất chôm chôm. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây chôm chôm. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng sản xuất chôm chôm của xã. (2) Phân tích hiệu quả sản xuất cây chôm chôm. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất chôm chôm. (4) Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ chôm chôm. (5) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây chôm chôm. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng sản xuất chôm chôm trên địa bàn nghiên cứu ra sao? (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ ra sao? (3) Giải pháp nào để hoàn thiện hiệu quả sản xuất sản phẩm chôm chôm phù hợp với thực tiễn? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất chôm chôm tại Xã Tân Phong. Theo kế hoạch của huyện sẽ tập trung trồng chôm chôm chuyên canh tại Xã này và định hướng bà con nơi đây tham gia hợp tác xã nông nghiệp, nhằm tìm đầu ra ổn định cho cây chôm chôm nơi đây. 1.4.2. Phạm vi về thời gian - Thông tin thu thập trong đề tài để làm luận văn từ 2007- 2008. - Thời gian thực hiện đề tài từ 2/2/2009 đến 25/4/2009. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 5 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 1.4.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Vì thời gian thực tập không nhiều và kiến thức tích luỹ được chỉ dừng lại ở mức lý luận từ ghế nhà trường, mà kiến thức thực tế thì vô cùng vô tận, chính vì thế trong đề tài tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Phân tích tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông hộ - Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng chôm chôm. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lợi ích kinh tế của người dân thu được từ việc sản xuất chôm chôm. Hộ trồng chôm chôm tại địa bàn xã. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cây chôm chôm là một loại cây trồng đã xuất hiện từ lâu đời và khá phổ biến tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây được xem là loại cây có rất tiềm năng phát triển tại nhiều vùng ở khu vực ĐBSCL vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất lượng trái ngon và hình
Tài liệu liên quan