Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ
đạo. Nhất là ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhậpcao cho nông dân, mặt
khác cây lúa cũng đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng
hàng thứ hai trên thế giới. Đặcbiệt là huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh phần lớn
đất đai của huyện là đất nông nghiệp,vàthunhập chính của nông dân huyệnlà
nghề trồng lúa.Cây lúa không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong
huyện, mà còn đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu,
đồng thời nâng cao thu nhập, góp phần khắc phục sự phân hóa gi àu nghèo ngày
càng diễn ra trong quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóađất nước. Như vậy,
cây lúa giữ vai trò then chốt và là cơ sở cho sự phát triểnđời sống, xã hội của
nhân dân huyện Tiểu Cầnnói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Thế
nhưngthế mạnh của cây lúa chưa được khai thácđúng mức, năng suất chưa cao,
chất lượng lúa còn thấp làm giảm giá bán của người nông dân, từ đó dẫn đến lợi
nhuận chưa cao, và số hộ nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa
nhiều, vì mô hình sản xuất lúa mới chưa được truyền bá rộng rãi đến nôngdân,
nên đa số hộ nông dân vẫn cònsản xuất lúa theo kiểu truyền thống.Đặc biệt
trong thời gian gần đây do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho năng suất lúa giảm
xuống đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, một
bộ phận nông dân do sản xuất lúa với năng suất thấp đã chuyển từ trồng lúa sang
trồng hoa màu làm cho sản lượng lúa ngày càng giảm. Ngày nay, do nhiều biến
động về kinh tế, giá cả vật tư nông nghiệp dùng để sản xuất lúa ngày càng cao
làm cho chí phí ngày càng tănglàm cho lợi nhuận ngày càng giảm.
70 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở
HUYỆN TIỂU CẦN – TỈNH TRÀ VINH
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRẦN ÁI KẾT
Tháng 05/2009
NGUYỄN THỊ THÚY
HẰNG
Mã số SV : 0454093
Lớp: KTNN 1 K31
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 1 SVTH: N.T.T.Hằng
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, tuy công nghiệp và dịch vụ đã phát triển và dần dần chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ
đạo. Nhất là ngành trồng lúa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân, mặt
khác cây lúa cũng đã làm cho Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng
hàng thứ hai trên thế giới. Đặc biệt là huyện Tiểu Cần - tỉnh Trà Vinh phần lớn
đất đai của huyện là đất nông nghiệp, và thu nhập chính của nông dân huyện là
nghề trồng lúa. Cây lúa không những đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trong
huyện, mà còn đem về cho đất nước nguồn ngoại tệ đáng kể từ việc xuất khẩu,
đồng thời nâng cao thu nhập, góp phần khắc phục sự phân hóa giàu nghèo ngày
càng diễn ra trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Như vậy,
cây lúa giữ vai trò then chốt và là cơ sở cho sự phát triển đời sống, xã hội của
nhân dân huyện Tiểu Cần nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Thế
nhưng thế mạnh của cây lúa chưa được khai thác đúng mức, năng suất chưa cao,
chất lượng lúa còn thấp làm giảm giá bán của người nông dân, từ đó dẫn đến lợi
nhuận chưa cao, và số hộ nông dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa
nhiều, vì mô hình sản xuất lúa mới chưa được truyền bá rộng rãi đến nông dân,
nên đa số hộ nông dân vẫn còn sản xuất lúa theo kiểu truyền thống. Đặc biệt
trong thời gian gần đây do thiên tai và dịch bệnh đã làm cho năng suất lúa giảm
xuống đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, một
bộ phận nông dân do sản xuất lúa với năng suất thấp đã chuyển từ trồng lúa sang
trồng hoa màu làm cho sản lượng lúa ngày càng giảm. Ngày nay, do nhiều biến
động về kinh tế, giá cả vật tư nông nghiệp dùng để sản xuất lúa ngày càng cao
làm cho chí phí ngày càng tăng làm cho lợi nhuận ngày càng giảm. Do đó, em
chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – tỉnh Trà
Vinh” nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và đưa ra
những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ huyện Tiểu Cần
nói riêng và cả nước nói chung, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 2 SVTH: N.T.T.Hằng
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông dân huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà
Vinh trong năm 2008, nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, và
lợi nhuận. Để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích hiệu quả sản xuất lúa trong năm 2008 của các nông hộ ở huyện
Tiểu Cần.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của quá trình sản xuất lúa .
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, và lợi nhuận.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
của nông hộ nhằm để giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở huyện.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tập trung ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
1.3.3. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 29/ 12/ 2008 đến 30/ 04/
2009, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và so sánh các dữ liệu trong thời
gian 1 năm gần nhất (năm 2008).
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 3 SVTH: N.T.T.Hằng
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực ( resources) hoặc là các
yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products)
hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được.
2.1.2. Lý thuyết sản xuất nông nghiệp.
Lý thuyết sản xuất nông nghiệp hay còn gọi lý thuyết về hành vi của
người sản xuất là một lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế vào sản xuất nông
nghiệp. Lý thuyết sản xuất cung cấp những nguyên lý để hướng dẫn các đơn vị
sản xuất nông nghiệp (nông trại, nông hộ) trong việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Một cách cơ bản, lý thuyết sản xuất nông
nghiệp nghiên cứu bản chất mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố đầu vào và kết
quả về sản phẩm thu được. Mối liên hệ này thường được diễn tả thông qua hàm
sản xuất.
2.1.3. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất mô tả một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực
đầu vào để sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f(x1, x2, ..., xm)
Trong đó:
Y: mức sản lượng (outputs)
x1, x2, ..., xm: các nguồn lực đầu vào (inputs) trong quá trình sản xuất.
2.1.4. Kinh tế sản xuất
Kinh tế sản xuất đề cập vấn đề liên quan đến các nguồn lực của nhà sản
xuất hàng hóa trong nền kinh tế, hoạt động trong các ngành nghề khác nhau như
nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghệp, ngư nghiệp, …
2.1.5. Mục tiêu sản xuất
Đối với các doanh nghiệp: mục tiêu sản xuất của họ là tối đa hóa lợi
nhuận.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 4 SVTH: N.T.T.Hằng
Đối với nhà quản lý một ngành nghề nào đó: Họ quan tâm đến tổng giá trị
sản phẩm của ngành đó.
Đối với nhà nông: Mục tiêu sản xuất của họ là sản xuất một cách có hiệu
quả và mang lại lợi nhuận cao.
Đối với nhà khoa học: Họ mong muốn mô hình sản xuất được áp dụng
khoa học kỹ thuật.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất lúa, các hộ
này thường sống không tập trung theo từng xã. Có nhiều phương pháp chọn mẫu:
chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn mẫu cụm,
chọn mẫu hai giai đoạn…. Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, em chọn
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong huyện, em chọn 3 xã, mỗi xã em sẽ
chọn 3 ấp và mỗi ấp sẽ chọn từ 5 đến 10 mẫu. Tổng số mẫu điều tra là 60 mẫu.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Được thu thập chủ yếu trên internet, sách, báo và các tài
liệu có liên quan.
Số liệu sơ cấp: Được phỏng vấn trực tiếp người nông dân qua bảng câu
hỏi được thiết lập sẵn.
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích
Phương pháp xử lý số liệu như sau: Số liệu sau khi được thu thập xong sẽ
được mã hóa và nhập trên phần mềm Excel, được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Kết quả sau khi xử lý sẽ kết luận được những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất, lợi nhuận lúa của các nông hộ ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Bên
cạnh đó kết hợp phương pháp so sánh để phân tích số liệu thứ cấp sẽ đánh giá
hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Các phương pháp cụ thể cho từng mục tiêu
như sau:
+ Mục tiêu (1): Thống kê mô tả.
+ Mục tiêu (2): Hàm hồi quy.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 5 SVTH: N.T.T.Hằng
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập sẵn.
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực
trạng hoạt động sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh.
2.3.2. Mô hình phân tích hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ
huyện Tiểu Cần
Mô hình nghiên cứu: giải thích cách xây dựng mô hình và các biến
Mô hình phân tích: sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến.
Y = α + α1X1 + α2X2 + α3 X3 + α4X4 + α5X5 + α6X6 + α7X7 + ...+ αnXn +
lnπ = β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + β3lnX3 + ... + βnlnXn +
Biến phụ thuộc là Y :
Năng suất lúa mà nông hộ đạt được.
π : lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa.
Biến độc lập là Xi (bao gồm các biến chi phí và một số biến ngoại vi)
Các hệ số α1, α2, …, αn ; β1, β2, ..., βn được ước lượng từ kết quả của mô
hình.
α0, β0 : Hằng số
: Sai số
Mô hình:
Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa các biến dự báo dưới đây vào mô hình
năng suất như sau:
Năng suất = α0 + α1(dien tich) + α2 (san luong) + α3(tong chi phi) +
α4(lao dong) + α5(ap dung KHKT) + α6(kinh nghiem) + .
X1: Diện tích (công)
X2: Sản lượng (kg)
X3: Tổng chi phí (1000 đồng)
X4: Lao động (ngày công)
X5: Áp dụng KHKT
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 6 SVTH: N.T.T.Hằng
X6: Kinh nghiệm (năm)
Dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa các biến dự báo vào mô hình lợi nhuận
được thể hiện dưới đây:
lnLợi nhuận = β0 + β1(lncpgiong) + β2(lncpphan) + β3(lnsolaodongsx) +
β4 (lngiaban) + β5 (lnnangsuat) + β6 (lncpcayxoigieosa) + β7 (lncpthuoc) + .
X1: Cp giống (1000 đồng)
X2: Cp phân (1000 đồng)
X3: Số ngày công lao động sản xuất (ngày công)
X4: Giá bán (1000 đồng)
X5: Năng suất (kg/công)
X6: Chi phí cày xới, gieo sạ (1000 đồng)
X7: Cp thuốc trừ sâu,diệt cỏ (1000 đồng)
Ý nghĩa của các tham số:
- Hệ số xác định R2 (R – Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải
thích bởi các biến Xi.
- Độ tự do F có Sig. mô hình hồi quy là phù hợp và có ý nghĩa.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 7 SVTH: N.T.T.Hằng
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU
CẦN TỈNH TRÀ VINH
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
3.1.1.1. Vị trí địa lý.
Diện tích: Tổng diện tích đất tự nhiên là 22.178,23 ha. Trong đó:
+ Đất trồng lúa hàng năm là 13.600 ha.
+ Đất khu dân cư khoảng 445ha.
+ Phần còn lại trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng màu, đất
giồng cát và kênh rạch.
Tứ cận: Huyện Tiểu Cần nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả
ngạn sông Hậu, cách thị xã Trà Vinh 24 km theo quốc lộ 60.
Tiểu Cần là 01 trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện – thị của Trà Vinh.
Tiểu Cần có 11 đơn vị hành chính gồm : 02 thị trấn (thị trấn Tiểu Cần, thị trấn
Cầu Quan) và 9 xã: Phú cần, Long Thới, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hòa, Tập
Ngãi, Tân Hùng, Hùng Hòa, Ngãi Hùng.
+ Phía Đông giáp huyện Châu Thành
+ Phía Tây giáp huyện Cầu Kè
+ Phía Nam giáp huyện Trà Cú và sông Hậu
+ Phía Bắc giáp huyện Càng Long.
Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu
phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Mặt khác,
địa hình tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch, khí hậu
chia làm 02 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau,
mùa mưa là những tháng còn lại. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, nước từ sông MêKông đổ về mang theo phù sa bồi đắp ruộng đồng.
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nước mặt trực tiếp cung cấp cho Tiểu Cần là Sông Hậu, với lượng
nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản và các ngành nghề
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 8 SVTH: N.T.T.Hằng
khác.
Chủ yếu chia làm 02 nhóm gồm đất giồng cát có 387,7 ha, chiếm 1,85 %
diện tích đất tự nhiên; đất phù sa có 17.799,30 ha, chiếm 83,85 % diện tích đất tự
nhiên; đất phù sa chưa phát triển 286,5 ha, chiếm 1,45 % diện tích đất tự nhiên.
3.1.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần – Trà Vinh.
Kết quả sản xuất lúa của huyện năm 2008 như sau:
Tổng diện tích kế hoạch lúa cả năm: 37.600 ha.
Tổng diện tích thực hiện được: 38.233 ha, đạt 101,68 % so với kế hoạch
và đạt 99,46 % so với cùng kỳ năm trước cụ thể chia từng vụ như sau:
Vụ Đông Xuân 2007-2008:
Diện tích kế hoạch: 12.300 ha.
Kết quả thực hiện: 12.657 ha, đạt 102,9 % so với kế hoạch, và đạt 101,27
% so cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch: 12.657 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất bình
quân 5,7 tấn/ha, tổng sản lượng thu hoạch 72.144,9 tấn. So với năm trước năng
suất tăng 1,4 tấn/ha.
Vụ Hè Thu 2008:
Diện tích kế hoạch: 12.500 ha.
Kết quả thực hiện: 12.757 ha, đạt 102,056 % so với kế hoạch, và đạt 97,6
% so với cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch: Diện tích thu hoạch 12.757 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng,
năng suất bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản lượng 66336,4 tấn.
Vụ Thu Đông:
Diện tích kế hoạch: 12.800 ha.
Diện tích gieo trồng: 12.819 ha, đạt 100,14 % so với kế hoạch và đạt 99,6
so với cùng kỳ năm trước.
Thu hoạch: tổng số 12.819 ha, đạt 100 % diện tích gieo trồng, năng suất
bình quân khoảng 4,5 tấn/ha, sản lượng đạt 57.685,5 tấn.
Diện tích đất sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tương đối lớn, trong năm qua
diện tích sản xuất lúa của huyện luôn vượt hơn so với kế hoạch. Năm 2008,
KHKT mới đã được các hộ nông dân sản xuất lúa ở huyện áp dụng khá rộng rãi
vào sản xuất, và chất lượng gạo cũng được nâng cao hơn so với những năm qua.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 9 SVTH: N.T.T.Hằng
3.2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TIỂU CẦN – TRÀ VINH.
3.2.1. Tổng quan về mẫu điều tra.
3.2.1.1. Thông tin khái quát về các hộ sản xuất lúa.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần chủ yếu là dân tộc khmer, đặc
biệt nông hộ ở ấp Cầu Tre - khu quy hoạch vùng lúa chất lượng cao chiếm 98%
là dân tộc khmer. Trong tổng 60 hộ gia đình được phỏng vấn thì có 28 hộ là dân
tộc khmer, còn lại 32 hộ là dân tộc kinh, nông dân được phỏng vấn được chọn
ngẫu nhiên ở 3 xã, mỗi xã gồm 20 hộ, mỗi xã được chia làm 3 ấp.
Bảng 1: Tình hình về nông hộ điều tra phân bố ở mỗi xã, ấp.
Xã
Ấp Phú Cần Long Thới Hiếu Trung
1 Cầu Tre 1 Cầu Tre Tân Trung Giồng A
2 Đại Mong Phú Tân Phú Thọ 1
3 Ô Ét Trinh Phụ Phú Thọ 2
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 10 SVTH: N.T.T.Hằng
Bieu do (%) cac nong ho san xuat
lua o cac ap trong huyen
21%
15%
10%7%7%7%
8%
20%
5%
Cau Tre 1
Cau Tre
Phu Tan
Trinh Phu
Dai Mong
O Et
Tan Trung Giong A
Phu Tho 1
Phu Tho 2
Biểu đồ 1: Biểu đồ các hộ gia đình được phỏng vấn ở các ấp của
huyện
Ấp Cầu Tre 1 chiếm 21% trong tổng số nông hộ được phỏng vấn, đa số
nông hộ ở ấp này đều nằm trong khu kênh bêtông nên hầu hết nông dân được sự
hướng dẫn của kỹ sư về kỹ thuật, và hệ thống tưới tiêu cũng được đầu tư tốt hơn.
Vì thế, nông dân sản xuất lúa ở ấp này đều làm lúa rất hiệu quả, đạt năng suất cao
đồng thời chi phí lại thấp.
Ấp Cầu Tre chiếm 15%, nông dân ở đây cũng vẫn áp dụng theo hình thức
sạ hàng giống như nông dân trong khu vực kênh bê tông, nhưng năng suất không
cao bằng các nông hộ ở ấp Cầu Tre 1 vì không có kỹ sư cùng ra đồng với bà con,
nên tình hình dịch bệnh còn nhiều, lợi nhuận mang lại thấp hơn.
Nông dân sản xuất lúa ở ấp Phú Tân chiếm 10%, bà con ở đây phần lớn
vẫn còn sạ lan, vì đất đai không bằng phẳng và thiếu nước nên vẫn chưa áp dụng
sạ hàng, năng suất đạt chưa cao.
Ấp Trinh Phụ, Đại Mong, và Ô Ét đều chiếm 7% trong tổng số nông hộ
được phỏng vấn, đa số nông dân đều áp dụng giống mới và kỹ thuật sạ hàng.
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 11 SVTH: N.T.T.Hằng
Ấp Tân Trung Giồng A chiếm 8%, nông dân sản xuất lúa với qui mô nhỏ,
nên số bà con áp dụng sạ hàng không nhiều, nhưng trong tương lai bà con ở ấp
này sẽ áp dụng kỹ thuật sạ hàng vào sản xuất.
Ấp Phú Thọ 1 chiếm 20%, có một số hộ nông dân sản xuất lúa hai vụ:
Đông Xuân và Hè Thu, vụ Thu Đông thường bà con sản xuất với năng suất thấp,
nên nông dân chuyển sang trồng dưa, vừa mang lại thu nhập cao cho nông dân
vừa cải tạo lại đất thêm màu mỡ để chuẩn bị cho vụ sau.
Ấp Phú Thọ 2 chiếm 5% số người được phỏng vấn, nông dân ở đây vẫn
chưa áp dụng KHKT nhiều vào sản xuất.
Nông dân sản xuất lúa ở huyện đều được xã hoặc phòng nông nghiệp mời
tham gia tập huấn để nông dân hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, và các loại
sâu bệnh để phòng chống dịch bệnh kịp thời. Đa số nông dân ở huyện đều sản
xuất lúa 3 vụ/năm, áp dụng sạ hàng và đều áp dụng giống mới do mua từ người
quen, những nông hộ nào còn sạ lan thì trong tương lai sẽ áp dụng sạ hàng, vì
giảm được nhiều chi phí, bà con ở đây rất có tinh thần học hỏi kinh nghiệm từ
nông dân sản xuất giỏi, và kỹ sư nông nghiệp. Vì vậy năng suất lúa của nông dân
sản xuất lúa ở huyện ngày càng được nâng cao.
3.2.1.2. Về lao động tham gia sản xuất lúa.
Lao động của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện chủ yếu là lao động gia
đình, vì sản xuất lúa dịch bệnh gây hại nhiều nên năng suất chưa cao, đồng thời
giá lúa không ổn định vẫn còn rất thấp, nên bà con lấy công làm lời, ít mướn
thêm lao động thuê ngoài, chỉ thuê lao động khi giáp vụ đến lúc thu hoạch. Trong
thời kì hội nhập nên ngành công nghiệp phát triển mạnh, phần lớn lao động trẻ ở
nông thôn đều lên Thành Phố làm việc. Vì vậy, nông dân ở huyện hiện đang gặp
khó khăn về tình trạng thiếu nhân công lao động. Vì thế nông dân rất cần nhà
nước hỗ trợ về máy móc cho bà con để sớm tiến hành cơ giới hóa vào đồng
ruộng, nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
3.2.1.3. Về thời gian sống và số năm trong nghề của người sản xuất.
Thời gian sống của các nông hộ sản xuất lúa được phỏng vấn ở huyện
bình quân là 37 năm, một thời gian khá lâu để thích nghi với điều kiện tự nhiên ở
đây, đa số các hộ đều sống gắn bó với huyện từ nhỏ. Kinh nghiệm sản xuất lúa
của nông dân huyện bình quân là 24 năm, cùng với kinh nghiệm sản xuất của
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 12 SVTH: N.T.T.Hằng
mình và sự hỗ trợ về kỹ thuật từ phòng Nông Nghiệp huyện – công ty BVTV An
Giang với tính cần cù chịu khó, nông dân huyện Tiểu Cần ngày càng sản xuất có
hiệu quả, gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhiều hơn.
3.2.1.4. Trình độ học vấn của người sản xuất.
Đa số nông dân ở huyện Tiểu Cần đều có trình độ học vấn rất thấp, nên
thu nhập chính của họ là từ nghề lúa, và bà con sản xuất lúa từ đời này sang đời
khác. Vì vậy, tuy trình độ học vấn của nông hộ rất thấp nhưng nông dân ở huyện
rất có kinh nghiệm trong sản xuất và rất cần cù sáng tạo. Tình hình về trình độ
học vấn của các nông hộ được phỏng vấn ở huyện như sau:
Bảng 2: Tình hình về trình độ học vấn của các nông hộ.
Cấp/Bậc Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Bậc đại học
Số lượng 24 24 11 1
Tuy trình độ học vấn của nông dân không cao nhưng tất cả các nông hộ
đều không bị mù chữ, vì thế nên trình độ hiểu biết được về KHKT sản xuất lúa
trên báo, ti vi cũng tương đối tốt, và áp dụng vào sản xuất cũng rất hiệu quả.
Bieu do (%) ve trinh do hoc van cua cac
nong ho
40%
40%
18% 2% Cap 1
Cap 2
Cap 3
Dai hoc
Biểu đồ 2: Biểu đồ về trình độ học vấn của các nông hộ ở huyện.
Vì nông dân ở huyện rất nghèo nên không có điều kiện để đi học, nên
nông hộ sản xuất lúa chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 đều chiếm 40% trong tổng số
nông hộ được phỏng vấn, một tỷ lệ khá cao, phần lớn dân tộc khmer đều học đến
Hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Ths.Trần Ái Kết Trang 13 SVTH: N.T.T.Hằng
cấp 1 thì nghỉ học để sản xuất lúa. Trình độ học vấn của nông hộ đạt đến cấp 3
chỉ chiếm 18%, và trình độ đại học chiếm 2%, một tỉ lệ rất thấp. Trình độ học
vấn của nông dân sẽ quyết định khả năng tiếp thu KHKT của bà con, trình độ học
vấn của nông hộ cao thì khả năng tiếp thu KHKT và áp dụng KHKT vào sản xuất
sẽ nhanh hơn các nông hộ có trình độ học vấn thấp hơn.
3.2.1.5. Về diện tích trồng lúa của nông hộ.
Diện tích trung bình của các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Tiểu Cần là 14
công/hộ, vớ