Có thểnói chưa bao giờnền kinh tếViệt Nam được đặt trong bối cảnh hội nhập
rộng rãi nhưngày hôm nay. Nhìn lại 10 sựkiện kinh tếlớn của Việt Nam trong năm
vừa qua ta thấy nổi bậc những vấn đềnóng bỏng. Từsựkiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ150 của tổchức thương mại ThếGiới (WTO), tổchức thành công
Hội nghịDiễn đàn hợp tác phát triển kinh tếChâu Á Thái Bình Dương (Hội nghị
APEC 14) cho đến việc thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) vượt mốc 101 tỉ
USD nền kinh tếViệt Nam được đánh giá là một trong những con hổ đang ẩn mình.
Không phải đến hôm nay Việt Nam mới nhận thức được quy luật của việc hội
nhập đểphát triển nhưng có thểnói đây là mốc quan trọng nhất đánh dấu bước tiến
vượt bậc của nền kinh tếViệt Nam - một cuộc bức phá ngoạn mục đểbước chân vào
sân chơi toàn cầu một cách tựtin và xứng đáng.
Với diện tích gần 138.960 ha, từxưa, Cần Thơ đã từng được xem là Thủphủcủa
miền Tây Nam Bộ, là thành phốtrọng điểm của vùng ĐBSCL với những thếmạnh về
vịtrí địa lí, kinh tếvà con người. Ngày nay, cùng với sựphát triển của cảnước, Cần
Thơcàng có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm trang bịcho mình những thếmạnh vềkinh
tế, văn hóa, xã hội góp phần đẩy mạnh sựnghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
đất nước.
Trong bối cảnh phát triển chung đó, hệthống ngân hàng ngày càng phong phú và
không ngừng lớn mạnh. Đó thật sựlà nhịp cầu nối trong nền kinh tếgiữa nơi thừa và
nơi thiếu vốn, điều tiết và cung cấp vốn một cách có hiệu quảtạo nên dòng chảy xuyên
suốt trong nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển nhà cũng nằm trong quy luật đó. Tuy thời gian hoạt động so
với những Ngân hàng khác trên địa bàn còn khiêm tốn, song không thểphủnhận vai
trò tích cực của Ngân hàng trong sựphát triển chung của tỉnh Cần Thơ. Huy động vốn
và cho vay đểhỗtrợviệc xây dựng mới nhà cửa, công trình hoặc sửa chữa nâng cấp
nhà ở. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cho vay phục vụnhu cầu tiêu dùng của cá nhân và
một sốtrường hợp khác. Song với phương châm là không ngừng nâng cao kỹthuật,
trình độ đểmởrộng hoạt động, mởrộng địa bàn thì Ngân hàng phải đảm bảo hoạt động
có hiệu quả.
91 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN THANH NGUYỆT NGUYỄN THỊ ÚT
Mã số SV: 4031099
Lớp: Kế toán khóa 29
Cần Thơ, 6 - 2007
LỜI CẢM TẠ
Bốn năm học dưới một mái trường tuy không phải là khoảng thời gian quá dài,
nhưng đó thật sự là khoảng thời gian cần thiết để một sinh viên có thể tự mình thích
nghi được với một môi trường học tập và nghiên cứu hoàn toàn xa lạ với cách học ở
bậc phổ thông. Trong khoảng thời gian đó, chúng em đã nhận được rất nhiều sự truyền
đạt về kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu của Quý Thầy Cô. Riêng bản thân em,
em nhận thây đây thật sự là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất trong quá trình học tập và
rèn luyện của mình.
Cuối khóa học, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long” để làm đề tài tốt nghiệp. Có
được kết quả như ngày hôm nay không phải chỉ do bản thân, mà trước hết chính là sự
quan tâm dạy dỗ, truyền đạt kiến thức của Quý Thầy Cô nhằm trang bị cho chúng em
tất cả sự cần thiết sau khi tốt nghiệp ra trường. Em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy
Cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô
Nguyễn Thanh Nguyệt, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu
này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các Cô Chú, các anh chị đặc biệt là các
anh chị phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh đã nhiệt tình giúp đỡ em và hướng dẫn trong
thời gian em thực tập tại ngân hàng để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Chân
thành cảm ơn các bạn trong tập thể lớp Kế Toán 01-K29 và các bạn cùng thực tập đã
đóng góp ý kiến về đề tài này.
Cuối lời em xin kính gửi đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, các Cô Chú và các anh chị tại Ngân
hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long lời chúc sức khỏe, công tác tốt. Thân
chúc các bạn thành đạt trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Út
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học
nào.
Ngày 16 tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Út
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU:........................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu:....................................................................................... 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:.............................................................................. 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................... 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:..................................................................................... 3
1.3.1. Không gian:.......................................................................................................... 3
1.3.2. Thời gian: ............................................................................................................. 3
1.3.3. Các đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.......... 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: ....................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm, nguyên tắc, chức năng, ý nghĩa và vai trò tín dụng:.......................... 4
2.1.2. Phân loại tín dụng: ............................................................................................... 7
2.1.3. Một số vấn đề chung về tín dụng: ........................................................................ 9
2.1.4. Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng:........................ 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................................ 14
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .......................................................................... 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: ................................. 15
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG:........................................................................................ 15
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ:15
3.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN
THƠ:............................................................................................................................. 17
3.3.1. Về huy động vốn: ............................................................................................... 17
3.3.2. Về hoạt động tín dụng:....................................................................................... 17
3.4. CƠ CẤU TỔ CHỨC: ............................................................................................ 18
3.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: ......................................................................................... 18
3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:...................................................... 19
3.5. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, CHI NHÁNH CẦN THƠ: ......... 22
3.5.1. Nguyên tắc cho vay:........................................................................................... 22
3.5.2 Điều kiện cho vay: .............................................................................................. 23
3.5.3 Đối tượng cho vay:.............................................................................................. 23
3.5.4. Mức cho vay và thời hạn cho vay: ..................................................................... 24
3.5.5. Thủ tục và quy trình cho vay: ............................................................................ 24
3.5.6. Kiểm tra giám sát và xử lý vốn vay: .................................................................. 25
3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM:............................................................................................................... 26
3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG NĂM 2007:...................................................................................................... 26
3.7.1. Những thuận lợi: ................................................................................................ 26
3.7.2. Những khó khăn:................................................................................................ 27
3.7.3. Những mục tiêu cần đạt trong năm 2007:.......................................................... 27
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ: .......... 29
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN: .................................. 29
4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động: .......................................................... 31
4.1.2. Vốn điều chuyển từ Hội Sở................................................................................ 34
4.1.3. Tài sản nợ khác: ................................................................................................. 34
4.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:............... 35
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 37
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 40
4.2.3. Tổng dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng: ........................................................ 41
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ: ........ 44
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 45
4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 49
4.3.3. Phân tích dư nợ: ................................................................................................. 52
4.3.4. Phân tích nợ quá hạn: ......................................................................................... 54
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ: ....... 56
4.4.1. Phân tích doanh số cho vay:............................................................................... 57
4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ: ................................................................................. 60
4.4.3. Phân tích dư nợ tín dụng: ................................................................................... 62
4.4.4. Phân tích nợ quá hạn: ......................................................................................... 65
4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:................................... 66
4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG:........ 69
4.6.1. Quy mô tín dụng: ............................................................................................... 69
4.6.2. Hệ số thu nợ: ...................................................................................................... 69
4.6.3. Vòng quay vốn tín dụng:.................................................................................... 70
4.6.4. Tỷ lệ tổng dư nợ/Vốn huy động:........................................................................ 70
4.6.5. Tỷ lệ nợ quá hạn:................................................................................................ 70
CHƯƠNG 5: NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,
CHI NHÁNH TP CẦN THƠ: ...................................................................................... 71
5.1. NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KNIH DOANH: .................. 71
5.1.1. Biện pháp về mở rộng hoạt động tín dụng:........................................................ 71
5.1.2. Biện pháp về hỗ trợ và trang bị thêm thiết bị công nghệ thông tin:................... 72
5.1.3. Biện pháp về mở rộng quan hệ với khách hàng:................................................ 72
5.1.4. Biện pháp về đa dạng hoá các sản phẩm của ngân hàng: .................................. 72
5.2. NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO:........................................... 73
5.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân viên: ................ 73
5.2.2. Có kế hoạch hạn chế và xử lý nợ quá hạn: ........................................................ 73
5.3. THÀNH LẬP TỔ THẨM ĐỊNH, TỔ TƯ VẤN: ................................................. 74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .............................................................. 75
6.1. KẾT LUẬN:.......................................................................................................... 75
6.2. KIẾN NGHỊ: ......................................................................................................... 76
6.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước:........................................................................... 76
6.2.2. Đối với Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL:....................................................... 76
6.2.3. Đối với các ngành hữu quan: ............................................................................. 77
DANH MỤC BIỂU BẢNG:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm:.............................................. 26
Bảng 2: Khái quát tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm: ......... 29
Bảng 3: Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm:........................ 31
Bảng 4: Phân tích tình hình huy động vốn của các tổ chức kinh tế dân cư: ................ 32
Bảng 5: Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm: ................. 36
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:.................................................... 45
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: ...................................................... 50
Bảng 8: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:.............................. 53
Bảng 9: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:...................... 54
Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế:................................................. 57
Bảng 11: Doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế: ................................................... 60
Bảng 12: Dư nợ theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm: ........................... 62
Bảng 13: Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế tại ngân hàng qua 3 năm:................... 65
Bảng 14: Kết quả hoạt động kinh doanh:..................................................................... 67
Bảng 15: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng: .................................. 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức: ................................................................................................. 18
Hình 2: Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm: ................................ 37
Hình 3: Doanh số cho vay qua 3 năm của ngân hàng:................................................. 39
Hình 4: Doanh số thu nợ qua 3 năm của ngân hàng: ................................................... 40
Hình 5: Tình hình dư nợ tại ngân hàng qua 3 năm: ..................................................... 41
Hình 6: Tình hình về nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm: ........................................ 43
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNCB Công nghiệp chế biến
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
GTCG Giấy tờ có giá
KTCT Kinh tế cá thể
KTNN Kinh tế Nhà nước
KTTN Kinh tế Tư nhân
KTTT Kinh tế tập thể
NHPTN ĐBSCL Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
NQH Nợ quá hạn
NQH/DN Nợ quá hạn/dư nợ
TG Tiền gửi
TGTCKT DC Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư
TGTCTD Tiền gửi tổ chức tín dụng
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TS Tài sản
VĐC từ HS Vốn điều chuyển từ Hội Sở
VHĐ Vốn huy động
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu.
Có thể nói chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam được đặt trong bối cảnh hội nhập
rộng rãi như ngày hôm nay. Nhìn lại 10 sự kiện kinh tế lớn của Việt Nam trong năm
vừa qua ta thấy nổi bậc những vấn đề nóng bỏng. Từ sự kiện Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), tổ chức thành công
Hội nghị Diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (Hội nghị
APEC 14) cho đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vượt mốc 101 tỉ
USD… nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những con hổ đang ẩn mình.
Không phải đến hôm nay Việt Nam mới nhận thức được quy luật của việc hội
nhập để phát triển nhưng có thể nói đây là mốc quan trọng nhất đánh dấu bước tiến
vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam - một cuộc bức phá ngoạn mục để bước chân vào
sân chơi toàn cầu một cách tự tin và xứng đáng.
Với diện tích gần 138.960 ha, từ xưa, Cần Thơ đã từng được xem là Thủ phủ của
miền Tây Nam Bộ, là thành phố trọng điểm của vùng ĐBSCL với những thế mạnh về
vị trí địa lí, kinh tế và con người. Ngày nay, cùng với sự phát triển của cả nước, Cần
Thơ càng có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm trang bị cho mình những thế mạnh về kinh
tế, văn hóa, xã hội… góp phần đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
đất nước.
Trong bối cảnh phát triển chung đó, hệ thống ngân hàng ngày càng phong phú và
không ngừng lớn mạnh. Đó thật sự là nhịp cầu nối trong nền kinh tế giữa nơi thừa và
nơi thiếu vốn, điều tiết và cung cấp vốn một cách có hiệu quả tạo nên dòng chảy xuyên
suốt trong nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển nhà cũng nằm trong quy luật đó. Tuy thời gian hoạt động so
với những Ngân hàng khác trên địa bàn còn khiêm tốn, song không thể phủ nhận vai
trò tích cực của Ngân hàng trong sự phát triển chung của tỉnh Cần Thơ. Huy động vốn
và cho vay để hỗ trợ việc xây dựng mới nhà cửa, công trình hoặc sửa chữa nâng cấp
nhà ở. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và
một số trường hợp khác. Song với phương châm là không ngừng nâng cao kỹ thuật,
trình độ để mở rộng hoạt động, mở rộng địa bàn thì Ngân hàng phải đảm bảo hoạt động
có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng, nhận thấy đây là một vấn đề
cần thiết và thiết thực nên em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL, chi nhánh tại TP Cần Thơ” làm luận
văn tốt nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
Ngày nay, hệ thống ngân hàng phát triển ngày càng rộng khắp. Đó thật sự là hệ
quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân hàng với nhiều chức
năng khác nhau đã thật sự là chiếc cầu nối nhằm điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
một cách tích cực và hiệu quả. Và khi nền kinh tế Việt Nam từng bước mở cửa để hội
nhập thì hoạt động của ngân hàng ngày càng năng động hơn với sự tham gia trực tiếp
hay gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó buộc các ngân hàng Thương Mại
Việt Nam phải thật sự quan tâm đầu tư vào lĩnh vực hoạt động của mình – hoạt động
với phương châm phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển kinh tế nói chung. Để được như vậy, chính bản thân của mỗi ngân hàng sẽ
phải nhận ra đâu là những ưu điểm, đâu là những khuyết điểm để có những biện pháp
và phương hướng phù hợp. Đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long” cũng chính nhằm mục đích nắm bắt
được những thực trạng đang diễn ra trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển
nhà đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đề xuất những biện pháp với mong muốn
góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tìm hiểu tổng quan về hoạt
động tín dụng nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích tình hình cho vay tại ngân hàng qua 3 năm.
- Phân tích tình hình thu nợ tại ngân hàng qua 3 năm.
- Phân tích tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng qua 3 năm.
- Phân tích các tỉ số hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Không gian.
Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang phát triển ngày càng rộng khắp. Số lượng các
Ngân hàng và chi nhánh tăng lên đáng kể ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành phố. Trong
phạm vi đề tài này, địa bàn để thực hiện đề tài chủ yếu là tại Thành phố Cần Thơ, cụ
thể hơn là tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, số 05 Phan Đình
Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian.
Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập qua 3 năm là 2004, 2005, 2006.
1