Luận văn Quản lý các nghiêp vụ tiền gửi tiết kiệm tín dụng cá nhân

Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn luôn phải đặt trong môi trường cạnh tranh, môi trường mà trong đó mỗi Ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh hoạt độngcủa mình, phải tìm cách phát triển để đạt được mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cao nhất có thể cho chính mình. Vì thế,mỗi Ngân hàng không ngừng thay đổi từ chính sách đến cơ chế hoạt động.Một trong những thay đổi thiết thực và cấp bách là công tác Tin học hoá các nghiệp vụ Ngân hàng.

pdf155 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý các nghiêp vụ tiền gửi tiết kiệm tín dụng cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 1/ 155 Lời cám ơn Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em đã gặp không ít khó khăn về kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng cũng như các khó khăn trong phân tích, thiết kế, và cả phần kỹ thuật. Ngày hôm nay, có thể hoàn thành tốt luận văn của mình, trước hết, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Cô Đồng Thị Bích Thủy và Thầy Đinh Hùng. Cô và Thầy đã tận tình chỉ dạy cho chúng em từ những bước đầu khi chúng em nhận đề tài, còn ngỡ ngàng khi phải tiếp nhận và thực hiện một đề tài thực tế. Kế đến, chúng em cũng chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng tin học của quý ngân hàng. Các anh chị đã giúp chúng em hiểu rõ các nghiệp vụ cũng như phân tích được hiện trạng thực tế của ngân hàng, để từ đó đưa ra định hướng để phát triển đề tài. Và để có thể cài đặt theo giải pháp đã chọn, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thanh Tùng, người đã hỗ trợ kỹ thuật cho chúng em trong quá trình cài đặt. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 2/ 155 – MỤC LỤC — CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU..............................................................................5 1.1. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài:............................................................... 5 1.2. Nội dung của luận văn:............................................................................ 5 CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG .................................................7 2.1. Giới thiệu về địa điểm khảo sát: ............................................................. 7 2.2. Hiện trạng về tổ chức tại Sở giao dịch khảo sát:.................................... 7 2.2.1. Phòng kế toán: ................................................................................... 7 2.2.2. Phòng tín dụng 1:............................................................................... 8 2.2.3. Phòng tín dụng 2:............................................................................... 8 2.2.4. Phòng thanh toán quốc tế:.................................................................. 8 2.2.5. Phòng kho quỹ: .................................................................................. 8 2.2.6. Phòng hành chính: ............................................................................. 9 2.3. Hiện trạng về nghiệp vụ: ......................................................................... 9 2.3.1. Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm cá nhân: ................................................. 9 2.3.2. Nghiệp vụ tín dụng cá nhân:............................................................. 17 2.4. Hiện trạng về mặt tin học:..................................................................... 22 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ XÁC ĐỊNH YÊU CẦU...........................23 3.1. Về mặt Nghiệp vụ: ................................................................................. 23 3.1.1. Một số nhược điểm của mô hình nghiệp vụ hiện tại:......................... 23 3.1.2. Giải pháp cho mô hình nghiệp vụ:.................................................... 23 3.2. Về mặt Tin học: ..................................................................................... 24 3.2.1. Một số hạn chế của mô hình Tin học hiện tại: .................................. 24 3.2.2. Giải pháp cho mô hình tin học: ........................................................ 25 3.3. Xác định yêu cầu: .................................................................................. 27 3.3.1. Yêu cầu chức năng: .......................................................................... 27 3.3.2. Yêu cầu phi chức năng: .................................................................... 29 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH.......................................................................30 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 3/ 155 4.1. Phân tích yêu cầu: ................................................................................. 30 4.1.1. Xác định tác nhân (Actor): ............................................................... 30 4.1.2. Xác định các tình huống sử dụng (Use case): ................................... 32 4.1.3. Sơ đồ tình huống sử dụng (Use case diagram): ................................ 34 4.2. Các lớp đối tượng trong hệ thống:........................................................ 46 4.2.1. Sơ đồ lớp đối tượng:......................................................................... 46 4.2.2. Danh sách các lớp đối tượng:........................................................... 54 4.2.3. Danh sách các quan hệ trên sơ đồ:................................................... 60 4.3. Sơ đồ trình tự thực hiện và sơ đồ cộng tác:.......................................... 64 4.3.1. Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ tiết kiệm:.............................. 66 4.3.2. Sơ đồ trình tự thực hiện của nghiệp vụ tín dụng: .............................. 74 CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ ..........................................................................84 5.1. Thiết kế hệ thống:.................................................................................. 84 5.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu: ........................................................................... 85 5.2.1. Thiết kế bảng dữ liệu:....................................................................... 85 5.2.2. Lý do đưa thêm các bảng dữ liệu:..................................................... 89 5.2.3. Thiết kế các store procedure và các view: ........................................ 89 5.3. Thiết kế lớp xử lý:.................................................................................. 94 5.4. Thiết kế giao diện: ............................................................................... 100 CHƯƠNG 6 : CÀI ĐẶT..........................................................................106 6.1. Cách tiếp cận: ...................................................................................... 106 6.2. Cài đặt .................................................................................................. 107 6.2.1. Trang Đăng Nhập: (Index.aspx) ..................................................... 107 6.2.2. Trang chủ: (TrangChu.aspx) .......................................................... 108 6.2.3. Trang giao dịch mở sổ gửi vốn: (frmMoSoGuiVon.aspx)................ 109 6.2.4. Trang giao dịch gửi vốn không kỳ hạn: (frmGuiVonThem.aspx)..... 110 6.2.5. Trang thực hiện giao dịch rút tiền tiết kiệm: (frmRutVonlai.aspx) .. 111 6.2.6. Trang thực hiện nghiệp vụ giải ngân: (GiaiNgan.aspx) .................. 112 6.2.7. Trang thực hiện nghiệp vụ thu nợ: (ThuNo.aspx)........................... 113 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 4/ 155 CHƯƠNG 7 : Đánh giá ...........................................................................114 7.1. Đối với ngân hàng:............................................................................... 114 7.2. Đối với bản thân: ................................................................................. 114 7.3. Kết quả đạt được: ................................................................................ 114 KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 5/ 155 CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1. Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài: Hơn bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn luôn phải đặt trong môi trường cạnh tranh, môi trường mà trong đó mỗi Ngân hàng phải thường xuyên điều chỉnh hoạt động của mình, phải tìm cách phát triển để đạt được mục tiêu tạo vốn cho xã hội và lợi nhuận cao nhất có thể cho chính mình. Vì thế, mỗi Ngân hàng không ngừng thay đổi từ chính sách đến cơ chế hoạt động. Một trong những thay đổi thiết thực và cấp bách là công tác Tin học hoá các nghiệp vụ Ngân hàng. Trong hơn 10 năm qua (từ đầu những năm 1989-1990), hệ thống các Ngân hàng Việt Nam đã tiến hành ứng dụng Công nghệ thông tin vào hầu hết các nghiệp vụ Ngân hàng, hỗ trợ hầu hết trong việc xử lý tự động các nghiệp vụ Ngân hàng và hỗ trợ phần nào công tác quản lý. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin ở nước ta còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Điều này dẫn đến các vấn đề khó khăn trong công tác hội nhập và trong việc mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: máy rút tiền tự động (ATM), thanh toán bằng thẻ tín dụng, giao dịch qua điện thoại (phone banking), ngân hàng điện tử (e-banking),… Đứng trước nhu cầu hội nhập và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại nêu trên, đề tài “Xây dựng chương trình quản lý nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân” ra đời. Đề tài nhằm tìm hiểu và xây dựng thử nghiệm chương trình quản lý nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm và cho vay cá nhân trên nền công nghệ mới làm tiền đề cho quá trình hội nhập và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng hiện đại. 1.2. Nội dung của luận văn: Luận văn gồm 7 chương: Chương 1: Mở đầu Giới thiệu tổng quan đề tài Chương 2: Khảo sát hiện trạng KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 6/ 155 Tìm hiểu hiện trạng nghiệp vụ và hiện trạng tin học tại một Ngân hàng cụ thể: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chương 3: Giải pháp và xác định yêu cầu Dựa vào hiện trạng của Ngân hàng đã khảo sát đưa ra giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại và xác định yêu cầu của phía Ngân hàng đối với chương trình ứng dụng. Chương 4: Phân tích Ứng dụng phương pháp phân tích hướng đối tượng bằng UML để phân tích bài toán Ngân hàng gửi tiền tiết kiệm và tín dụng cá nhân theo giải pháp đã đề ra. Chương 5: Thiết kế Dựa vào các phân tích ở chương 4 đưa ra các mô hình thiết kế cho hệ thống mới. Chương 6: Cài đặt Chương này trình bày về ứng dụng đã cài đặt dựa vào các kết quả phân tích thiết kế trên. Chương 7: Đánh giá Phần này đánh giá các kết quả đạt được và những hạn chế trong suốt quá trình thực hiện đề tài. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 7/ 155 CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 2.1. Giới thiệu về địa điểm khảo sát: Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long là ngân hàng thương mại quốc doanh, mạng lưới trải dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau với hơn 20 sở giao dịch. Trong đề tài này, các qui trình nghiệp vụ, số liệu, qui định đều được khảo sát và tham khảo tại Sở giao dịch chính (số 2-4-6 Đồng Khởi thành phố Hồ Chí Minh). Sở giao dịch được thành lập ngày 24 tháng 12 năm 1999 theo quyết định số 70/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, chính thức khai trương hoạt động từ ngày 1/1/2000. Từ khi đi vào hoạt động đến nay đã phát triển hệ thống mạng lưới gồm: 4 phòng giao dịch (Chợ Lớn, Tân Bình, Quận 7, Bình Thạnh), 1 bàn tiết kiệm (số 17 Bến Chương Dương) và trong năm 2004 phấn đấu thành lập 5 phòng giao dịch, trong đó: 3 phòng giao dịch tại các quận nội thành, 2 phòng giao dịch ở các huyện ngoại thành. Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long đã và đang thực hiện dự án hiện đại hoá ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. 2.2. Hiện trạng về tổ chức tại Sở giao dịch khảo sát: 2.2.1. Phòng kế toán: Hạch toán kế toán và thanh toán toàn bộ hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, tài sản và vốn quỹ, điều hành, hạch toán các nghiệp vụ kế toán, thanh toán, quyết toán một cách kịp thời nhanh chóng chính xác và trung thực. Lập kế hoạch tài chính và tham mưu cho Ban Giám Đốc kế họach tài chính, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối vốn, thu/ chi tài chính của Ngân hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 8/ 155 2.2.2. Phòng tín dụng 1: Thực hiện cho vay đối với các thành phần kinh tế hoạt đông sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Việt Nam hiện hành. Bao gồm: - Doanh Nghiệp Nhà Nước - Công ty trách nhiệm hữu hạn - Công ty Cổ phần - Doanh nghiệp tư nhân - Các công ty, Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài - Hợp tác xã - Cá thể và hộ sản xuất 2.2.3. Phòng tín dụng 2: Cho vay tiêu dùng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng mới sửa chữa nhà ở nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình. Các đối tượng cho vay bao gồm: Giá trị 1 căn nhà hoàn chỉnh (bao gồm đất ở), khung nhà lắp ghép hoặc vật tư, vật liệu xây dựng, chi phí sửa chữa, xây dựng nhà ở và các chi phí khác có liên quan. 2.2.4. Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng trong lĩnh vực Thanh toán Quốc tế, đảm bảo về khâu kỹ thuật trong Thanh toán Quốc tế, thực hiện các dịch vụ Ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng. 2.2.5. Phòng kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của Chi Nhánh: tiền mặt VNĐ, ngân hàng phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, séc du lịch, thẻ tín dụng, vàng bạc đá quí, chứng từ có giá, hồ sơ giá trị tài sản thế chấp. Thanh toán phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phục vụ dich vụ của Chi nhánh đối với khách hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 9/ 155 2.2.6. Phòng hành chính: Quản lý toàn bộ tài sản, bất động sản, trang thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác thuộc sở hữu của Chi nhánh. Điều hành công việc hành chính phục vụ cho mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động, sửa chữa, thanh lý tài sản hết hạn sử dụng. 2.3. Hiện trạng về nghiệp vụ: Ngân hàng sử dụng cơ chế nhiều cửa nghĩa là các nghiệp vụ khác nhau được giao dịch tại các quầy khác nhau, và mỗi giao dịch viên có một nhiệm vụ riêng biệt như: đăng ký khách hàng, thực hiện giao dịch, thu tiền,… Khách hàng đến giao dịch phải thực hiện theo đúng qui trình định sẵn tùy theo loại giao dịch được trình bày dưới đây. 2.3.1. Nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm cá nhân: 2.3.1.1. Qui trình gửi tiết kiệm: Qui trình nghiệp vụ gửi tiền KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 10/ 155 - Khách hàng xuất trình Chứng minh nhân dân (CMND) (hoặc hộ chiếu) và thông báo số tiền gửi cho kế toán Ngân hàng. - Khách hàng điền đầy đủ các thông tin trên Giấy gửi tiết kiệm: thông tin người gửi (họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ), thông tin gửi tiết kiệm (số tiền gửi, loại tiền gửi, loại tiết kiệm). - Kế toán căn cứ vào CMND và yêu cầu của khách hàng , nhập các thông tin ( họ tên, điạ chỉ, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, số tiền gửi, kỳ hạn gửi…) vào máy, in ra Giấy gửi tiền và Sổ Lưu (còn gọi là Phiếu lưu) (trường hợp gửi lần đầu) chuyển cho khách hàng. - Khách hàng : o Kiểm tra các yếu tố trên Giấy gửi tiền, nếu đúng ký tên (ghi rõ họ tên), đăng ký chữ ký mẫu lên Sổ lưu (trường hợp gửi lần đầu) và chuyển trả lại cho Kế toán Ngân hàng. o Đồng thời lập bảng kê các loại tiền nộp (ký tên) và nộp tiền tại bộ phận ngân quỹ. - Kế toán Ngân hàng in các yếu tố vào Sổ Tiết Kiệm, Sổ lưu và ký tên lên toàn bộ chứng từ (giấy gửi tiền, sổ tiết kiệm, sổ lưu) chuyển sang cho thủ quỹ Ngân hàng. - Thủ quỹ đối chiếu các yếu tố trên Sổ tiết kiệm, Sổ lưu với số tiền nộp ghi trên Bảng kê các loại tiền nộp, nếu đúng thủ quỹ ký tên lên tất cả các chứng từ và chuyển lại sổ tiết kiệm, sổ lưu cho Trưởng bàn. - Trưởng bàn kiểm soát lại các yếu tố ghi trên Sổ tiết kiệm, sổ lưu và đối chiếu số liệu trên máy, nếu đúng ký tên lên tất cả các chứng từ, duyệt trên máy và chuyển sổ tiết kiệm cho thủ quỹ để trả cho khách hàng. - Chỉ hình thức tiết kiệm không kỳ hạn mới có thể gửi vốn vào tài khoản, số dư hiện tại sẽ được cập nhật: Số dư hiện tại = Số dư hiện tại + Số tiền gửi trong phiên giao dịch KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 11/ 155 2.3.1.2. Qui trình rút tiền: Trưởng bàn Kế toán tiết kiệm Khách hàng $$ Thủ quỹ (2) Giấy rút tiền (6) Tiền rút (1) CM ND , Sổ tiết kiệ m (3) Giầ y rú t tiề n đã ký tên (5) C hứ ng từ sa u k hi Tr ưở ng bà n k ý (4) Giấy rút tiền, phiếu lưu Qui trình nghiệp vụ rút tiền - Khách hàng đến rút tiền phải mang theo sổ tiết kiệm, CMND, hộ chiếu đã đăng ký lúc gửi tiền và thông báo số tiền cần chuyển cho kế toán. - Kế toán viên Tiết kiệm nhập vào số sổ để xem các thông tin khách hàng, loại tiết kiệm, ngày gửi, ngày đến hạn, lãi suất, tiền lãi, tiền lãi nhập vốn, tiền vốn và in ra Giấy rút tiền cho khách hàng. - Khách hàng kiểm tra Giấy rút tiền, nếu đúng ký tên( ghi rõ họ tên). - Kế toán Ngân hàng đối chiếu chữ ký của khách hàng trên giấy rút tiền với mẫu trên Sổ lưu, nếu đúng in số tiền rút vào sổ tiết kiệm, Sổ lưu và ký tên lên toàn bộ chứng từ, chuyển cho Trưởng bàn. - Trưởng bàn kiểm soát Giấy rút tiền, Sổ tiết kiệm, Sổ lưu đối chiếu với số liệu trên máy, nếu đúng ký tên, duyệt trên máy rồi chuyển cho thủ quỹ để chi tiền cho khách hàng. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 12/ 155 - Thủ quỹ: o Chi tiền cho khách hàng, yêu cầu khách hàng ký tên lên bảng kê các loại tiền rút, sau đó thủ quỹ ký tên lên tất cả các chứng từ và chuyển trả Sổ tiết kiệm cho khách hàng.(trường hợp sổ còn số dư). o Chuyển Giấy rút tiền, Sổ lưu cho kế toán theo qui định. 2.3.1.3. Các thông tin liên quan: - Các hình thức tiết kiệm: bao gồm gửi tiền không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. - Đối tượng giao dịch: o Cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. o Đối với người Việt Nam: phải có CMND. o Đối với người nước ngoài: phải có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh còn thời hạn hiệu lực, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (nếu có). - Loại tiền giao dịch: Đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ mạnh. - Mức gửi tiền tiết kiệm: o Mức gửi tiền tiết kiệm tối thiểu 100.000 đồng đối với đồng Việt Nam và 50 USD hoặc ngoại tệ khác quy đổi tương đương. o Không hạn chế mức gửi tối đa. - Lãi suất khách hàng được hưởng:Các mức lãi suất gửi tiền của các chi nhánh có thể khác nhau. Về cơ bản cách áp dụng cho loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn như sau: o Tiền gửi không kỳ hạn áp dụng lãi suất thả nổi, tiền gửi thay đổi theo mức lãi suất do Ngân hàng công bố trong từng thời kỳ. o Tiền gửi có kỳ hạn áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian từ ngày gửi cho đến ngày đáo hạn. KH OA C NT T – Đ H KH TN Quản lý giao dịch các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm và tín dụng cá nhân 30/07/2004 Trang 13/ 155 USD Không kỳ hạn STT Kỳ trả lãi Lãi suất 1 Trả lãi sau 1,60%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 1 tháng 1 Trả lãi sau 1,60%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 2 tháng 1 Trả lãi sau 1,65%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 3 tháng 1 Trả lãi sau 1,80%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 6 tháng 1 Trả lãi sau 1,90%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 9 tháng 1 Trả lãi sau 2,00%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 12 tháng 1 Trả lãi sau 2,20%/năm STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 24 tháng 1 Trả lãi sau 2,50%/năm VND Không kỳ hạn STT Kỳ trả lãi Lãi suất 1 Trả lãi sau 0,20%/tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 1 tháng 1 Trả lãi sau 0,44%/tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất Kỳ hạn 2 tháng 1 Trả lãi sau 0,54%/ tháng STT Kỳ trả lãi Lãi suất