Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc
phòng. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác
động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất
tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự
quản lý Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử
dụng đất.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đã được Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: "Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả" (Điều 18, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992).
Đất đai được tạo thành trong tự nhiên. Đất đai là một phần của vỏ Trái
Đất. Song về sở hữu quốc gia thì đất đai được gắn liền với chủ quyền lãnh
thổ.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ
có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất
đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì
đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.
Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả
cao nhất. Đất đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội
như Adam Smith đã nói: “Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do
đó, đất đai vừa là yếu tố của lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố của quan hệ
sản xuất.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
2
Mặt khác, đất đai là cơ sở không gian để phân bổ các khu dân cư, các
công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi, xây dựng các ngành kinh tế
quốc dân khác trên toàn bộ lãnh thổ, xây dựng và củng cố an ninh quốc
phòng.
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh mới được tách từ tỉnh Hải Hưng với tổng
diện tích đất tự nhiên là 164.837,33 ha trong đó tổng diện tích đất nông
nghiệp là 105.690,53 ha chiếm 64% tổng diện tích.
Xã Thanh Giang thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một xã
nông nghiệp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng,
cơ cấu ngành chưa hợp lý, việc áp dụng các công thức luân canh tiên tiến
chưa được tốt do đó chưa phát huy được tiềm năng của lao động, của đất đai
nên vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu.
Nhận thức được vai trò của công tác quy hoạch sử dụng đất đai, em đã
chọn đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh
Miện - tỉnh Hải Dương” theo chủ trương triển khai quy hoạch sử dụng đất
đai ở các xã làm cơ sở cho công tác quy hoạch đất đai toàn huyện trong
những năm tới của UBND tỉnh Hải Dương, Sở Địa Chính tỉnh Hải Dương,
UBND huyện Thanh Miện.
52 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 6280 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Quy hoạch sử dụng đất đai Xã
Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải
Dương”
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn 6
I. Khái niệm, ý nghĩa, đặc điểm 6
II. Sự cần thiết phải quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn 9
III. Căn cứ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn 10
IV. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn 10
Chương II: Hiện trạng bố trí sử dụng đất đai
tại xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương 14
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Thanh Giang có ảnh hưởng
đến quy hoạch sử dụng đất đai 14
II. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2000 18
III. Tình hình quản lý đất đai 25
IV. Nhận xét về hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của xã Thanh Giang 26
Chương III: Phương án quy hoạch đất đai xã Thanh Giang 28
I. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch 29
II. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai xã Thanh Giang 29
III. Xây dựng phương án quy hoạch 35
IV. Kế hoạch sử dụng đất 43
Kết luận 44
Tài liệu tham khảo 45
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc
phòng. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác
động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất
tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự
quản lý Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử
dụng đất.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đã được Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: "Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả" (Điều 18, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992).
Đất đai được tạo thành trong tự nhiên. Đất đai là một phần của vỏ Trái
Đất. Song về sở hữu quốc gia thì đất đai được gắn liền với chủ quyền lãnh
thổ.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ
có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất
đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì
đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.
Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả
cao nhất. Đất đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội
như Adam Smith đã nói: “Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải”. Do
đó, đất đai vừa là yếu tố của lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố của quan hệ
sản xuất.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
2
Mặt khác, đất đai là cơ sở không gian để phân bổ các khu dân cư, các
công trình phục vụ sản xuất, văn hoá phúc lợi, xây dựng các ngành kinh tế
quốc dân khác trên toàn bộ lãnh thổ, xây dựng và củng cố an ninh quốc
phòng.
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh mới được tách từ tỉnh Hải Hưng với tổng
diện tích đất tự nhiên là 164.837,33 ha trong đó tổng diện tích đất nông
nghiệp là 105.690,53 ha chiếm 64% tổng diện tích.
Xã Thanh Giang thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là một xã
nông nghiệp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, địa hình tương đối bằng phẳng,
cơ cấu ngành chưa hợp lý, việc áp dụng các công thức luân canh tiên tiến
chưa được tốt do đó chưa phát huy được tiềm năng của lao động, của đất đai
nên vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu.
Nhận thức được vai trò của công tác quy hoạch sử dụng đất đai, em đã
chọn đề tài: “ Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh
Miện - tỉnh Hải Dương ” theo chủ trương triển khai quy hoạch sử dụng đất
đai ở các xã làm cơ sở cho công tác quy hoạch đất đai toàn huyện trong
những năm tới của UBND tỉnh Hải Dương, Sở Địa Chính tỉnh Hải Dương,
UBND huyện Thanh Miện.
Mục đích của đề tài là:
Nắm chắc quỹ đất hiện tại của xã, phân tích những điểm hợp lý, chưa
hợp lý trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Từ đó dự tính phân bổ quỹ đất
cho những năm trước mắt, lâu dài nhằm phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội của xã.
Nắm được tình hình phát triển của các ngành, các nhu cầu sử dụng đất
trong giai đoạn quy hoạch đồng thời định hướng bố trí cải tạo đất đai cho
phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
3
Nắm được thực trạng cơ sở hạ tầng và đánh giá hiệu quả sử dụng của
người sử dụng trong giai đoạn quy hoạch.
Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý đất khu
nông thôn, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc
sử dụng đất và kết hợp hiệu quả sử dụng đất với hiệu quả môi trường.
Yêu cầu của đề tài:
- Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất bao trùm và đi trước một
bước vì vậy yêu cầu phải phản ánh đúng thực tiễn, thể hiện tính khoa học,
khách quan, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện và có tính xã hội cao.
- Chấp hành nghiêm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.
- Tài liệu, số liệu phải tiến hành điều tra, khảo sát, bổ sung và làm
mới.
- Thể hiện tính khách quan khoa học chính xác đồng thời phải phù hợp
với phương hướng chung của huyện, tỉnh và phù hợp với các chính sách của
Nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn xã Thanh Giang - huyện Thanh
Miện - tỉnh Hải Dương phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch có liên
quan dưới đây:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của xã.
+ Chiến lược sử dụng đất đai của xã.
+ Quy hoạch các ngành trên địa bàn xã.
+ Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
4
+ Tiết kiệm và bố trí hợp lý đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp.
+ Đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.
+ Kết hợp cải tạo cũ và xây dựng mới, sử dụng triệt để những cơ sở đã
có.
+ Mục tiêu trong quy hoạch phải cụ thể, rõ ràng, dự án có tính khả thi.
Góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của toàn huyện, toàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu của báo cáo:
1. Phương pháp điều tra dã ngoại
Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện
trạng phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội và hiện trạng sử dụng đất
đai xã. Điều tra khả năng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.
2. Phương pháp cân đối
Mục đích của phương pháp này là xác định các phương án cân đối và
lựa chọn phương án cân đối cho việc sử dụng các loại đất, lập các chỉ tiêu
khống chế các loại đất phi nông nghiệp, hướng dẫn phương án phân phối và
điều chỉnh sử dụng đất cấp dưới.
3. Phương pháp toán kinh tế
Do đặc điểm của đất đai rất đa dạng với nhiều chức năng sử dụng, nên
việc áp dụng phương pháp này để dự báo quy hoạch sử dụng đất đai trở
thành hệ thống lượng phức tạp mang tính chất xác suất. Phương pháp này
nhằm dự báo các nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các mục đích sử
dụng.
4. Phương pháp bản đồ
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
5
Sử dụng bản đồ để thể hiện nội dung và các yếu tố trên bản đồ hiện
trạng tỉ lệ 1: 5.000 ( trong báo cáo là tỉ lệ 1: 15.000) cũng như bản đồ quy
hoạch sử dụng đất của xã Thanh Giang giai đoạn 2000-2010 trên cơ sở khoa
học, sát thực tế.
Đề tài được chia thành 3 chương:
- Lời nói đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai Nông thôn.
- Chương 2: Hiện trạng bố trí sử dụng đất đai tại xã Thanh Giang - Thanh
Miện - Hải Dương.
- Chương 3: Phương án quy hoạch đất đai xã Thanh Giang - Thanh Miện -
Hải Dương.
- Kết luận.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
NÔNG THÔN
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN
1. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất
đai nông thôn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả
cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các
mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh
thái.
Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều
được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai
tức là các thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp
với yêu cầu và mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng
những thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất; hiệu quả
sử dụng đất đai được thể hiện ở hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên
phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước. Tính
kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật thể hiện ở
các công tác chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ,
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
7
khoanh định, xử lý số liệu,... Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý
đất đai phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước.
Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn là cơ sở quan trọng để
hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông
thôn vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất. Nó
thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và
tổ chức sử dụng đất đai.
2. Ý nghĩa
+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn đảm bảo sự thống
nhất trong việc quản lý Nhà nước về các loại đất đai ở nông thôn, phát huy
tính tự chủ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của những tổ chức, cá nhân
được giao quyền sử dụng đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn tạo ra sự ổn định về mặt pháp
lý cho việc quản lý Nhà nước đối với đất đai, làm cơ sở cho việc giao quyền
sử dụng đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thực
hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch sử dụng
đất đai nông thôn tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động
việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, phát triển công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước
nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có
hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các
hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh
chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
8
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn không những có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trước mắt mà cả trong lâu dài.
3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có những đặc điểm sau:
Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà
nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt
các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu
thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong
quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai
phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước
liên quan đến đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng kiến
thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên,
khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai
là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất, bao gồm
sáu loại đất chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời
hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc lâu
hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế- xã
hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình
phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động, ... , xác định quy hoạch trung
hạn và dài hạn về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh
được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
9
lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của
từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất đai; phân
định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các biện pháp,
chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm khả biến. Do quy hoạch sử
dụng đất đai trong khoảng một thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của
nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban
đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy việc bổ sung, điều chỉnh và
hoàn thiện quy hoạch là việc làm hết sức cần thiết.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG
THÔN
Trong điều kiện đất đai có hạn mà sự gia tăng dân số ngày cang nhiều,
nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần, sinh hoạt ngày càng cao, do đó để
quản lý sử dụng triệt để và có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đất đai cần
phải được quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng theo pháp luật. Đây là
một trong 7 nội dung quan trọng đã nêu ở Điều 13-Luật Đất đai 14/07/1993
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo cho mỗi tấc đất được
sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao nhằm không ngừng nâng cao đời
sống của nhân dân.
Chính vì vậy, trong các Điều 16, 17 và 18 của Luật Đất đai, trong
Nghị định 30 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày
23/03/1989, trong Chỉ thị 17 HĐBT ngày 09/03/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng, trong Thông tư 106 QHKHRĐ ngày 15/04/1991 của Tổng cục quản
lý ruộng đất (nay là Tổng cục Địa Chính) đã khẳng định sự cần thiết phải
tiến hành quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch đất đai nông thôn nói
riêng từ cấp TW đến địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
10
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
11
III. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG
THÔN
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Đất đai 1993 và bổ xung.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng quy hoạch.
- Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng quy hoạch có liên quan.
- Hiện trạng quản lý, bố trí sử dụng đất của vùng.
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng.
- Quỹ đất đai của vùng và khả năng mở rộng quỹ đất.
- Khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Lực lượng lao động của vùng.
- Nhu cầu về các loại sản phẩm đầu ra.
- Dân số, phát triển đô thị và các điều kiện về kết cấu hạ tầng.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn bao gồm: quy
hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ; quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành
và quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp.
1. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm các loại sau đây:
Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
12
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm toàn bộ diện tích tự
nhiên của lãnh thổ, trong đó có cả đất nông thôn và đất đô thị. Nội dung cụ
thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh
thổ hành chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là cơ sở cho quy
hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Việc
xây dựng quy hoạch căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch
dài hạn phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về
điều kiện tự nhiên đất đai. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai trên
phạm vi cả nước là xác định phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng
đất đai của cả nước và các vùng kinh tế, nhằm điều hoà mối quan hệ sử dụng
đất đai giữa các ngành, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng
thời đề xuất các chính sách, biện pháp, bước đi để thực hiện quy hoạch nhằm
khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất đai, điều chỉnh cơ
cấu sử dụng đất đai.
Xây dựng phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất của tỉnh.
Xác định nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành và điều hoà nhu cầu
đất. Xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
Xác định định hướng, các chỉ tiêu, cơ cấu phân bố đất đai của tỉnh và
kiến nghị các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ huyện được xây dựng căn cứ vào
quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, những đặc điểm nguồn tài nguyên đất,
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
13
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện và các quan hệ trong sử dụng
đất: đất đô thị, đất xây dựng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ... Nội dung cơ
bản của quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bao gồm:
Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp sử dụng
đất đai trên địa bàn huyện.
Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai cho các ngành và
cho các loại đất trên địa bàn huyện như đất dùng cho nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ lợi, giao thông đô thị, các công trình hạ tầng, đất cho các xí
nghiệp (công nghiệp, du lịch,...), khu dân cư nông thôn...
Quy hoạch sử dụng đất đai lãnh thổ xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch
sử dụng đất đai lãnh thổ. Quy hoạch sử dụng cấp xã được tiến hành dựa trên
cơ sở khung định hướng là quy hoạch sử dụng đất đai của huyện và những
điều kiện cụ thể của xã như nguồn đất đai, khả năng của nguồn đất đai, nhu
cầu phát triển kinh tế- xã hội của xã. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử
dụng đất đai cấp xã gồm:
Xác định mục tiêu cụ thể theo mục đích sử dụng các loại đất và các dự án.
Xác định nhu cầu sử dụng đất đai và cân đối quỹ đất đai cho các mục đích
sử dụng.
Phân bố quy mô, cơ cấu diện tích đất nói chung, và hệ thống kết cấu hạ
tầng, các dự án và các công trình chuyên dùng khác.
2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành
Quy hoạch sử dụng theo ngành bao gồm các loại:
Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
Quy ho¹ch sö dông ®Êt x· Thanh Giang - Thanh MiÖn - H¶i D¬ng
14
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn.
Quy hoạch sử dụng đất đô thị.
Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất đai
theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai
theo lãnh thổ là cơ sở, định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo
ngành. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ phải đi trước một
bước. Quy hoạch sử dụng đất đai từng ngành phải phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành với nhau.
3. Quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp
Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp trong nông thôn như các doanh
nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp nông thôn, thương mại- dịch vụ
mà có nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, nh