Những thành tựu phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng trong những
năm qua, có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). FDI thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng cho phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề,
sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêm
việc làm, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển quan hệ kinh tế
đối ngoại của thành phố ven biển miền Trung. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đã và đang trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của thành phố,
đóng góp ngày càng tăng trong tổng sản phẩm của thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, hoạt động FDI những năm qua còn bộc lộ nhiều mặt yếu
kém. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra triển vọng và
thách thức lớn trên nhiều lĩnh vực trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX (nhiệm kỳ
2006-2010) đã đặt ra yêu cầu: Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ
chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục
nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường
thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) [2, tr.60].
Nâng cao sự tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH thành
phố sẽ góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 của
Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời k ỳ
CNH, HĐH đất nước, hoàn thành mục tiêu: đưa thành phố Đà Nẵng trở
thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội
lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch
và dịch vụ; . phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố
công nghiệp trước năm 2020”.
104 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế xã hội ở Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Xây dựng và phát triển thành
phố Đà Nẵng trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nước
Style Definition: ch11: Font: 13 pt, Centered,
Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.45 li
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thành tựu phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng trong những
năm qua, có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI). FDI thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng cho phát triển,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, mở ra nhiều ngành nghề,
sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêm
việc làm, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển quan hệ kinh tế
đối ngoại của thành phố ven biển miền Trung. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đã và đang trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của thành phố,
đóng góp ngày càng tăng trong tổng sản phẩm của thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, hoạt động FDI những năm qua còn bộc lộ nhiều mặt yếu
kém. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra triển vọng và
thách thức lớn trên nhiều lĩnh vực trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX (nhiệm kỳ
2006-2010) đã đặt ra yêu cầu: Thực hiện đầy đủ và vận dụng linh hoạt các cơ
chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ sản xuất kinh doanh đi đôi với tiếp tục
nghiên cứu ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm tạo môi trường
thông thoáng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) [2, tr.60].
Nâng cao sự tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH thành
phố sẽ góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 của
Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nước, hoàn thành mục tiêu: đưa thành phố Đà Nẵng trở
thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội
lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch
và dịch vụ;…. phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố
công nghiệp trước năm 2020”.
Nghiên cứu sự tác động FDI đối với phát triển KT-XH trong thời gian
qua ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
sự tác động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với KT-XH của Đà
Nẵng là rất cần thiết. Do vậy, vấn đề “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng” được chọn làm đề tài nghiên
cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung là vấn đề được nhiều học giả
quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã xuất bản nhiều sách, báo, công trình
nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam như:
- Những vấn đề giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Nguyễn Khắc Thân, Chu Văn Cấp
chủ biên – NXB Pháp lý H.1992);
- Luận văn tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Huy Thám “Kinh nghiệm thu hút
vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam”
(H.1999);
- Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý - hiện trạng - cơ hội -
triển vọng (NXB Thế giới H.1994);
- Luận án PTS của Mai Đức Lộc “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
việc phát triển kinh tế Việt Nam" (H.1994);
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trần
Xuân Tùng, Nxb Chính trị quốc gia H.2005).
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam (Nguyễn
Anh Tuấn, Nxb Tư pháp, H.2005).
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam (CIEM SIDA, Nxb Khoa học kỹ thuật, H.2006).
Các đề tài trên đã nghiên cứu bản chất và xu hướng vận động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài, đề ra một số giải pháp trong thu hút, quản lý FDI ở Việt Nam.
Đặc biệt, đã có một số công trình nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên địa bàn Đà Nẵng được công bố giúp chung ta có cái nhìn
tương đối rõ hơn tình hình, triển vọng của hoạt động đầu tư nước ngoài của
thành phố ven biển miền Trung này như:
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng (Luận án Thạc
sỹ kinh tế của Nguyễn Hữu Chiến H.1999);
Một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (đề tài khoa học cấp thành phố- Trung
tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng- ĐN. 2003).
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề: “Tác động đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng” dưới góc
độ khoa học kinh tế - chính trị. Do đó, đề tài luận văn này là cần thiết và
không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Tìm giải pháp nâng cao sự tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của FDI vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
3.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Thực trạng sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát
triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng;
- Tìm ra nguyên nhân những sự tác động tích cực cũng như tiêu cực của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng;
- Đề ra các giải pháp để nâng cao tác động tích cực của FDI đối với đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối tượng khảo sát: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng,
tình hình KT-XH có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phạm vi khảo sát: địa bàn thành phố Đà Nẵng, thời gian từ khi thành
phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, để trở thành đơn vị
hành chính trực thuộc trung ương (năm 1997-nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia,
phân tích, tổng hợp, so sánh…, đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả của một
số công trình nghiên cứu có liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với KT-XH ở
thành phố Đà Nẵng kể từ khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc
Trung ương đến nay;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao sự tác động tích cực của đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố trong thời gian tới.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan liên quan.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ FDI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ –XÃ HỘI
1.1. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm đầu tư (Investment)
Có nhiều cách hiểu đầu tư, nhưng thông thường đầu tư được coi là “bỏ
vốn (tiền của, sức lao động, thì giờ…) vào một công cuộc” [11, tr.257]; hoặc
là việc “nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình
thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”[11, tr.257], nhằm đạt được
những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm, khái niệm, định nghĩa về đầu tư,
trong đó có 2 khái niệm tiêu biểu về đầu tư như sau:
Đầu tư là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm
tạo ra năng lực vốn lớn hơn. Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di
chuyển vốn vào hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn.
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian
tương đối dài (từ 2 năm trở lên) nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích KT-XH.
Theo những định nghĩa trên, thì hoạt động đầu tư phải có các đặc trưng
sau: đầu tư là một hoạt động tài chính (bỏ vốn thu lợi nhuận), vốn đầu tư có
thể là tiền hoặc tài nguyên nói chung; đầu tư là hoạt động trong khoảng thời
gian tương đối dài; đầu tư hoạt động bỏ vốn hiện tại, nhằm thu lợi trong tương
lai, vì thế đầu tư có tính rủi ro cao.
Tóm lại, đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu được lợi nhuận (hoặc các lợi ích KT-XH). Vốn đó từ nhiều nguồn
khác nhau như quỹ tích luỹ của tái sản xuất xã hội hoặc thu hút từ nước ngoài
dưới nhiều hình thức.
Người bỏ vốn đầu tư được gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư, chủ đầu tư
có thể là cá nhân, tổ chức hay nhà nước. Nếu phân loại đầu tư theo quan hệ
quản lý của chủ đầu tư, thì có thể chia làm hai loại đầu tư:
“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (điều 3, Luật Đầu tư).
“Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông
qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư”(điều 3, Luật Đầu tư).
1.1.2. Đầu tư nước ngoài
1.1.2.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khác
nhằm mục đích kiếm lời. Đầu tư nước ngoài có một số đặc điểm khác với đầu
tư nội địa đó là:
Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài, điều này sẽ có liên quan đến các
quy định về xuất nhập cảnh, về phong tục tập quán, ngôn ngữ...;
Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới, đặc điểm này liên
quan đến các chính sách, pháp luật về hải quan và cước phí vận chuyển;
Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa, tư liệu sản xuất, tài nguyên
thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ, đặc điểm này liên quan đến chính
sách tài chính và tỷ giá hối đoái của các nước tham gia đầu tư.
Quan niệm đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước theo Luật Đầu tư
năm 2005 của nước ta là: “Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước
bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư
tại Việt Nam”. “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động
đầu tư” (điều 3, Luật Đầu tư).
1.1.2.2. Hình thức biểu hiện của đầu tư nước ngoài
- Vốn ODA, đây là nguồn viện trợ song phương hay đa phương dưới dạng
viện trợ không hoàn lại hay lãi suất và thường đi kèm theo điều kiện về chính trị.
- Vốn tín dụng thương mại, chủ yếu là nhằm hỗ trợ cho hoạt động
thương mại, xuất nhập khẩu giữa các nước.
- Vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu... cho người nước ngoài
(Foreign Portfolio Investment). Thực chất là người nước ngoài tham gia đầu
tư vào các công ty đã phát hành ra cổ phiếu, trái phiếu.
- Vốn FDI, là nguồn vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngoài
(có thể là tư nhân, tổ chức, hay nhà nước hoặc là sự phối hợp) đầu tư vào một
quốc gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu, thông qua hoạt
động sản xuất kinh doanh ngay tại nước nhận đầu tư.
Các hình thức đầu tư trên đều được các nhà đầu tư nước ngoài vận dụng
linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả cao. Trên thực tế, nguồn vốn ODA và FDI
phổ biến hơn, hai nguồn này đều có vị trí quan trọng theo quan điểm của từng
nước, ở từng thời điểm.
1.1.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF): FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước
khác (nước nhận đầu tư) không phải nước mà doanh nghiệp đang hoạt động
(nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.
Theo Uỷ ban Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCTAD)
thì: FDI là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp
nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối
với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI, hoặc chi
nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).
Tiêu thức phân biệt FDI với hoạt động đầu tư nội địa thường tập trung
vào các đặc trưng sau:
- Về vốn góp, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối
thiểu theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để có quyền trực tiếp tham gia
điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh;
- Về quyền điều hành quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ
thuộc vào mức vốn góp, nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền hành
hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý;
- Về phần chia lợi nhuận, dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ,
đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các
khoản đóng góp.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế
dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn
vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành,
tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm
quản lý... nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.1.3.2. Các hình thức cơ bản của FDI
Có nhiều tiêu thức để xác định hình thức FDI, về cơ bản là:
Thứ nhất, xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm hai hoặc đầu tư
theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang: là việc một công ty tiến
hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi
thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm
lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước
ngoài. Hình thức này thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, Nhật Bản
đang dẫn đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc: Với mục đích khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai
của các nước nhận đầu tư. Các nhà đầu tư thường khai thác các lợi thế cạnh
tranh đó để hoàn thiện qua lắp ráp ở nước chủ nhà. Sau đó các sản phẩm được
bán trên thị trường quốc tế. Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển.
Thứ hai, xét về hình thức sở hữu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có
các hình thức sau:
+ Doanh nghiệp liên doanh: đây là hình thức FDI, qua đó pháp nhân mới
được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới này do hai
hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Hình thức này có các đặc trưng: pháp nhân mới được thành lập theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật
của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một
pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập
với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên
doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi
bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh
trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộc
quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn
bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý,
điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp: đây là hình thức đầu tư
trực tiếp, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên
(gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động
kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập xí nghiệp
liên doanh hoặc pháp nhân mới. Hình thức này không làm hình thành một
công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân
độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước.
Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công
trình xây dựng còn có hình thức:
+ BOT: là một phương thức đầu tư trực tiếp, thực hiện trên cơ sở văn
bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước
ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, để xây dựng kinh doanh công
trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn kinh doanh,
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước chủ nhà công trình đó mà không
nhận bồi hoàn bất kỳ khoản nào.
Hợp đồng BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài,
cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần góp vốn của chính
phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước chủ nhà.
+ BTO: là phương thức đầu tư dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng,
kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư
nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể sẽ
dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất
định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
+ BT: là một phương thức đầu tư nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước
ngoài, để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà
đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ
nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Các hình thức BOT, BTO, BT có ưu điểm là thu hút vốn đầu tư vào
những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn
trong thời gian khá dài. Như vậy sẽ làm giảm áp lực cho ngân sách, đồng thời
lại có được các công trình hoàn chỉnh để phát huy các nguồn lực khác nhằm phát
triển KT-XH. Tuy nhiên, với các phương thức này, nước chủ nhà khó tiếp nhận
kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến và khó kiểm soát công trình.
Ngày nay, cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI, thì ngày càng xuất
hiện nhiều hình thức đầu tư mới, đa dạng nhằm đưa lại hiệu quả cao cho nhà
đầu tư và nước nhận đầu tư.
1.1.3.3. Xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay
FDI phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại thế
giới. Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng thúc đẩy sự phát triển các luồng vốn
FDI, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua di chuyển sản xuất,
kinh doanh đến địa điểm có lợi nhất về chi phí và tiêu thụ. Vai trò của các
công ty xuyên quốc gia ngày càng tăng lên trong quá trình phân bổ và di
chuyển các dòng vốn FDI trên thế giới. Ngày nay, sự vận động của FDI biểu
hiện trên một số xu hướng sau:
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng,
vốn đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh và trở thành một hình thức quan
trọng trong hoạt động đầu tư của các quốc gia trên thế giới.
Theo báo cáo của UNCTAD về đầu tư thế giới, tổng vốn lưu chuyển
quốc tế trong mấy thập kỷ vừa qua tăng mạnh với mức tăng bình quân khoảng
20 - 30%/năm. Những năm 1970, vốn FDI toàn thế giới mới ở mức khoảng 25
tỷ USD, đến thời kỳ năm 1980 - 1985 đã tăng gấp đôi, đến năm 1995 đã đạt
mức 235 tỷ USD. Năm 2000, cùng với đà phục hồi của kinh tế thế giới sau
một thời gian ngừng trệ do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính -
tiền tệ Châu Á (1997 - 1999) vốn FDI đạt đến mức kỷ lục, vượt ngưỡng 1.000
tỷ USD, trong đó có phần tăng mạnh do xu hướng sáp nhập và mua lại các
công ty, hình thành các công ty, tập đoàn khổng lồ chưa từng có trước đây.
Năm 2001, FDI giảm xuống mức 760 tỷ USD và năm 2002 giảm tiếp, chỉ còn
543 tỷ USD do trào lưu mua lại, sáp nhập công ty đã giảm xuống và ảnh
hưởng của tình trạng trì trệ, suy thoái của kinh tế thế giới, sự phục hồi chậm
chạp của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU).
Nhìn chung, luồng vốn FDI đã có khối lượng lớn, chiếm tỷ trọng đáng
kể và trở thành bộ phận quan trọng trong tổng vốn đầu tư và tài chính, sự tiến
bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ thôn