Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập các ngân hàng
thương mại đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn tín
dụng tiết giảm chi phí lưu thông xã hội tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Với hàng loạt chính
sách mở cửa của nhiều quốc gia thì hoạt động thương mại quốc tế ngày càng
mở rộng. Sự giao lưu hàng hóa diễn ra ở nhiều cấp độ kinh tế khác nhau. Vì
vậy các hoạt động thanh toán quốc tế luôn phải nhanh nhạy nắm bắt được sự
phát triển không ngừng của thương mại quốc tế.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp
“Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Hải Dương”
Mục lục
Luận văn tốt nghiệp ..................................................................................... 1
Thực trạng hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương ................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 7
Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển .................................. 7
nông thôn Hải Dương ................................................................................... 7
1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương .......................... 7
1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải
Dương ........................................................................................................ 7
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: ................................................ 7
1.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................. 9
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh .................................................... 12
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn ............................................................... 12
1.3.2. Hoạt động tín dụng .................................................................... 13
1.3.3.Nhận xét chung .......................................................................... 15
CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 17
Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương .............................................. 17
2.1. Hoạt động TTQT tại NHNo& PTNT Hải Dương .......................... 17
2.1.1.Quy trình nghiệp vụ TTQT của NHNo&PTNT Hải Dương ...... 17
2.1.2. Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Hải Dương .... 18
2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Hải Dương ............ 19
2.2.1. Hiệu quả hoạt động TTQT qua các chỉ tiêu trực tiếp: .............. 19
2.2.2..Hiệu quả hoạt động TTQT qua các chỉ tiêu gián tiếp ............... 24
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại Chi nhánh NHNo& PTNT
Hải Dương ............................................................................................... 27
2.3.1. Thành tựu .................................................................................. 27
2.3.2. Hạn chế ...................................................................................... 28
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế ......................................................... 29
CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 31
Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hải
Dương.......................................................................................................... 31
3.1. Định hướng hoạt động trong năm tới của NHNo&PTNT Hải
Dương ...................................................................................................... 31
3.1.1. Định hướng chung trong hoạt động của NHNo&PTNT Hải
Dương .................................................................................................. 31
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Hải
Dương .................................................................................................. 32
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT
Hải Dương ............................................................................................... 33
3.2.1. Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp xuất khẩu.............................. 33
3.2.2. Mở rộng mạng lưới kinh doanh ngoại tệ .................................. 36
3.2.3 Tăng cường hoạt động thanh toán biên mậu với Trung Quốc .. 37
3.2.4. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ ngân hàng ............................... 40
3.2.5. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công nghệ ................................ 43
3.2.6. Hoàn thiện chiến lược Marketing ngân hàng .......................... 44
+ Giải pháp khác .................................................................................. 47
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của
NHNo&PTNT Hải Dương ..................................................................... 47
3.3.1. . Kiến nghị với NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương ........................ 47
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ......................................... 48
3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các ban ngành liên quan .............. 49
KẾT LUẬN ................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 51
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, Việt Nam
đang phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập các ngân hàng
thương mại đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn tín
dụng tiết giảm chi phí lưu thông xã hội tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Với hàng loạt chính
sách mở cửa của nhiều quốc gia thì hoạt động thương mại quốc tế ngày càng
mở rộng. Sự giao lưu hàng hóa diễn ra ở nhiều cấp độ kinh tế khác nhau. Vì
vậy các hoạt động thanh toán quốc tế luôn phải nhanh nhạy nắm bắt được sự
phát triển không ngừng của thương mại quốc tế.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương bắt đầu
triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1998. Đây là nghiệp vụ hứa
hẹn nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ.
Với địa phương mà thị trường chủ yếu là nông thôn, đời sống còn nhiều khó
khăn hoạt động thanh toán quốc tế còn mới mẻ với ngân hàng. Thêm vào đó
sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bề
dày kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thời gian hoạt động
nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng tuy chưa dài nhưng cũng đã đạt
được những kết quả khả quan, nâng cao được vị thế, khả năng cạnh tranh giúp
các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại vượt ra khỏi
phạm vi của một quốc gia một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn có nhiều bất cập và gặp
không ít khó khăn trong tiến trình hội nhập. Xuất phát từ tình hình thực tiễn
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương, là sinh viên
ngành Kinh tế quốc tế cùng với sự giúp đỡ của TS. Mai Thế Cường và các cô
chú, anh chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương
đã giúp em tìm hiểu kỹ hơn về các nghiệp vụ của ngân hàng đặc biệt là nghiệp
vụ thanh toán quốc tế. Em đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế tại phòng Kinh doanh ngoại hối - Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Hải Dương” để làm đề tài cho chuyên để thực tập của
mình. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Mai Thế
Cường, các cô chú, anh chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hải Dương đã giúp đỡ để em hoàn thành tốt chuyên để thực tập này.
Kết cầu đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Hải Dương.
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc
tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải
Dương.
CHƯƠNG 1
Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Hải Dương
1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
Hải Dương là tỉnh nông nghiệp, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh, diện tích tự nhiên 1.648 km2, dân số khoảng 1,83
triệu người, có 238 xã, 11 phường, 14 thị trấn. Có hệ thống đường sắt, đường
bộ, đường sông phân bố đều, thuận lợi cho phát triển sản xuất và giao lưu
kinh tế trong vùng và cả nước.
Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã bước vào một thời kỳ cải
cách, chuyển đổi nền kinh tế, từng bước xoá bỏ mô hình kinh tế tập trung kế
hoạch hoá, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN, đã đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ
tăng trưởng cao. Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Hải
Dương đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hoá, công tác tài
chính tiền tệ tín dụng được chấn chỉnh và đổi mới.
1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hải Dương
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Giai đoạn 1:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là bước ngoặt lịch sử
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - Nghị quyết đổi mới
toàn diện và sâu sắc. Về kinh tế, Nghị quyết đề ra: Xoá bỏ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị định 53/ HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính Phủ) là dấu son lịch sử của ngành Ngân hàng, tách rõ 2 chức năng về
quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, về kinh doanh
đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng.
Do có tính chất quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế, ngành Ngân
hàng đã sớm tích cực tiến hành đổi mới. Với các Nghị định, Pháp lệnh, Bộ
Luật và các chính sách của Nhà nước về hoạt động Ngân hàng, đã tạo cho
ngành Ngân hàng nước nhà trong đó có hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (theo quyết định 280/QĐ-NHNN ngày
15/11/96) không ngừng phát triển lớn mạnh, đã góp phần quan trọng vào công
cuộc đổi mới của Đảng.
Từ đó hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam cũng
được hình thành. Cùng ra đời với toàn hệ thống, chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp Hải Hưng được thành lập theo quyết định số 57/NH- QĐ
ngày 1 tháng 7 năm 1988 của Thống đốc NHNN và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 01/8/1988.
Giai đoạn 2:
Sau 29 năm hợp nhất, cuối năm 1996 tại kì họp thứ 10 Quốc hội khoá
IX có Nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và Hưng
Yên. Hai Ngân hàng Nông nghiệp của hai tỉnh đã được chính thức thành lập .
Lúc này Chi nhánh Hải Dương được thành lập với tên gọi là Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương theo quyết
định số 595/QĐ-NHNo-02 ngày 16/12/1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho đến nay.
Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn
tỉnh có tổ chức màng lưới rộng khắp các huyện thành phố trong toàn tỉnh. Với
chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn
và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, NHNo&PTNT Hải Dương đã và
đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tín dụng ở nông
thôn.
Từ một chi nhánh Ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập như:
thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, dư nợ quá hạn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật
lạc hậu, người đông, trình độ nghiệp vụ non kém, tổn thất rủi ro cao, kinh
doanh thua lỗ... Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới,
NHNo&PTNT Hải Dương không những đã khẳng định được mình, mà còn
vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường, thật sự là một chi nhánh của một
Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng
mở rộng tới tất cả các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại.
Thông tin liên hệ:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hải
Dương
Số 4 Lê Thanh Nghị - Thành phố Hải Dương
Điện thoại: (84.320).3.891.975- (84.320)3.891.380
Fax: (84.320)3.891.136 - Email: VBARDHD@yahoo.com
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
a. Mạng lưới và đội ngũ cán bộ
Hiện nay, NHNo&PTNT Hải Dương có 34 điểm giao dịch trong đó có
12 chi nhánh loại 3 trực thuộc và Hội sở tỉnh và 21 phòng giao dịch trực thuộc
chi nhánh loại 3 với 496 cán bộ viên chức. Đây là chi nhánh Ngân hàng duy
nhất trên địa bàn tỉnh có tổ chức rộng lớn tới khắp các vùng nông thôn của
tỉnh.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành
* Tại Hội sở NHNo tỉnh (Chi nhánh loại 1) bao gồm:
- Giám đốc
- Các phó giám đốc
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: có 8 phòng
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán và Ngân quĩ
Phòng Điện toán
Phòng Hành chính và Nhân sự
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng Dịch vụ và Marketing
Phòng Kinh doanh ngoại hối
* Tại Chi nhánh loại 3, bao gồm:
- Giám đốc
- Các phó giám đốc
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
Phòng Kế hoạch và Kinh doanh
Phòng Kế toán và Ngân quĩ
Phòng Giao dịch trực thuộc
c. Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Hải Dương
( Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Biểu 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo&PTNT Hải Dương
Ban Giám đốc
Phòng Kế hoạch
tổng hợp
Phòng Tín dụng
Phòng Kinh
doanh ngoại hối
Phòng Điện toán
Phòng Kiểm tra,
Kiểm soát NB
Phòng Hành
chính & Nhân sự
Phòng Dịch vụ &
Marketing
Chi nhánh loại 3
(12 chi nhánh)
Ban Giám đốc
Phòng Kế hoạch
& Kinh doanh
Phòng Kế toán &
Ngân quỹ
Phòng giao dịch
trực thuộc
Phòng Kế toán
và Ngân quỹ
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Qua 14 năm thành lập, NHNo&PTNT Hải Dương không ngừng lớn
mạnh cả về quy mô tổ chức và hoạt động kinh doanh. Năm 2008 là năm xảy
ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch bệnh liên miên gây ảnh hưởng
không nhỏ tới nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt động của ngành ngân
hàng nói riêng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng năm 2009 của chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo) tỉnh Hải
Dương được triển khai thực hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính
và suy thoái kinh tế thế giới tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống,
kinh tế, xã hội trong nước, trong tỉnh từ quí III năm 2008, đặc biệt trong 6
tháng đầu năm 2009.
Trước tình hình đó, lãnh đạo các cấp NHNo tỉnh Hải Dương đã khẩn
trương, nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp điều hành
của Chính phủ, Ngân hàng cấp trên, linh hoạt trong điều hành hoạt động kinh
doanh góp phần chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn
Bảng 1.1 Hoạt động nguồn vốn
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Năm 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn 4.117 4.164,3 4.728,7
Nguồn vốn huy động 3.342,9 3.579 3.368,9
Nguồn vốn ủy thác đầu
tư
284 278,2 236
Vốn NHNo Việt Nam 490 307 1.123,8
( Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp)
Trong những năm gần đây hoạt động vốn của NHNo&PTNT Hải
Dương liên tục tăng.
Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2008: 4.164,3 tỉ, tăng 47,2 tỉ
(+1,1%) so với năm 2007, năm 2009 đạt 4.728,7 tỉ đồng, so với năm 2008
tăng 1.066,4 tỉ đồng (+29,1%)
Nguồn vốn huy động: 3.579 tỉ, chiếm 86% tổng nguồn vốn kinh
doanh, tăng 236 tỉ (+7,1%), đạt 103,3% chỉ tiêu kế hoạch năm được giao;
chiếm 28,7% thị phần và là đơn vị có nguồn vốn huy động cao nhất so với các
NHTM trên địa bàn.Năm 2009 3.368,9 tỉ, chiếm 71,2% tổng nguồn vốn kinh
doanh, đạt 93,6% chỉ tiêu KH được giao, so với 31/12/2008 tăng 351,6 tỉ
(+11,7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 631,6 tỉ, tốc độ tăng trưởng
bình quân 22,8%; nguồn vốn huy động chiếm 29% thị phần TCTDNN, VCB
và Viettinbank trên địa bàn; bình quân nguồn vốn huy động 6,8 tỉ/CB, so với
năm 2008 tăng 500 triệu/CB.
Nguồn vốn uỷ thác đầu tư: 278,2 tỉ, chiếm 6,7% tổng nguồn vốn kinh
doanh, giảm 5,9 tỉ (-2,1%), năm 2009 đạt 236 tỉ, chiếm 5% tổng nguồn vốn
kinh doanh, so với năm 2008 giảm 6,5 tỉ (-2,7%) do TW thu hồi vốn đến hạn.
Sử dụng vốn NHNo Việt Nam: 307 tỉ, chiếm 7,3% tổng nguồn vốn
kinh doanh, giảm 183,2 tỉ (-37,4%) năm 2009 : 1.123,8 tỉ, chiếm 23,8% tổng
nguồn vốn kinh doanh, vượt 16 tỉ, đạt 103% chỉ tiêu KH giao, so với năm
2008 tăng 721,3 tỉ (+179%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 560 tỉ, tốc độ
tăng trưởng bình quân 139%.
1.3.2. Hoạt động tín dụng
a/ Cơ cấu dư nợ cho vay
- Dư nợ cho vay theo thời hạn
Bảng 1.2 Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
(Đơn vị: Ngàn USD, triệu Đồng)
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
* Dư nợ nội tệ 3.219,5 96,6% 3.399,7 95,3% 3.868,0 95,2%
+ Ngắn hạn 1.710,3 51,3% 1.817,2 53,5% 2.262,6 58,5%
+ Trung hạn 1.481,4 44,4% 1.550,7 45,6% 1.558,5 40,3%
+ Dài hạn 27,8 0,8% 31,7 0,9% 46,838 1,2%
*Dư nợ ngoại tệ 110,2 3,3% 164,4 4,6% 192,3 4.8%
*Đầu tư trái phiếu 4,0 0,1% 3,0 0,08% 3,0 0,07%
TỔNG DƯ NỢ 3.333,6 100% 3.567,1 100% 4.060,3 100%
( Nguồn: Phòng Tín dụng)
Trong năm 2009 dư nợ nội tệ: 3.868 tỉ, chiếm 95,2% tổng dư nợ, so với
năm 2008 tăng 839,3 tỉ (+27,7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 845 tỉ,
tốc độ tăng trưởng bình quân 27,9%; trong đó dư nợ nội địa 3.632 tỉ, đạt
99,2% chỉ tiêu kế hoạch được giao, so với với năm 2008 tăng 972 tỉ
(+36,5%).
Dư nợ ngoại tệ qui VND: 192,3 tỉ chiếm 4,8% tổng dư nợ, so với năm
2008 tăng 27,9 tỉ (+17%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 4 tỉ, tốc độ tăng
trưởng bình quân 2%; trong đó: Dư nợ ngoại tệ USD 1,745 ngàn, đạt 99,2%
chỉ tiêu kế hoạch được giao; so với năm 2008 tăng 15 ngàn USD (+0,9%).
-Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 1.3. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1. DNNN 56,9 1,7% 140,5 3,9% 171,5 4,3%
2. DN ngoài QD 525,5 15,76% 499,4 14,0% 801,1 19,7%
3. Hợp tác xã 34,9 1,05% 34,7 0,97% 35,5 0,9%
4. Kinh tế hộ 2.450,9 73,52% 2.892,5 81,1% 3.052,1 75,1%
5. Khác 265,4 7,96% 0 0% 0 0%
Tổng dư nợ 3.333,6 100% 3.567,1 100% 4.060,3 100%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoat động kinh doanh 2007, 2008, 2009)
Qua bảng ta thấy năm 2009 dư nợ DNNN (kể cả 3 tỉ đầu tư trái phiếu
Kho bạc): 174,6 tỉ, chiếm 4,3% tổng dư nợ, so với năm 2008 tăng 31 tỉ
(+22,1%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 16,5 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình
quân 12%;
DN DN ngoài NN: 801,1 tỉ, chiếm 19,7% tổng DN, so 2008 tăng 332 tỉ
(+70,8%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 279,3 tỉ, tốc độ tăng trưởng
bình quân 60%;
Dư nợ HTX: 35,5 tỉ, chiếm 0,9% tổng DN, so với 2008 tăng 1,9 tỉ
(+5,6%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 14,3 tỉ, tốc độ tăng trưởng bình
quân 43%;
DN kinh tế hộ: 3.052,1 tỉ, chiếm 75,1% tổng DN, so 2008 tăng 502,3 tỉ
(+19,7%); bình quân 12 tháng năm 2009 tăng 720,9 tỉ, tốc độ tăng trưởng
bình quân 28%;
1.3.3.Nhận xét chung
Trong những năm vừa qua nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
năm 2008, kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó dự
báo, đặc biệt sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng lớn của Mĩ kéo theo sự bất ổn
của kinh tế toàn cầu Trong nước thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, chỉ số giá
tiêu dùng và lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt; thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản biến động phức
tạp, tiền mặt khan hiếm đe doạ thanh khoản của các ngân hàng. Trong bối
cảnh rất khó khăn do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới và trong nước
song hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tiếp tục phát triển ổn định, duy trì
được sự tăng trưởng cả về nguồn vốn và dư nợ, đúng định hướng, giảm dư nợ
vượt kế hoạch được giao; nâng cao tính tự lực trong công tác cân đối vốn tại
Chi nhánh; thực hiện tốt vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính ở
nông thôn và đáp ứng đủ vốn cho các chương trình kinh tế trọng điểm của
tỉnh.
Dịch vụ thanh toán quốc tế, phát hành thẻ và Mobilebanking có bước
phát triển vượt bậc về số khách hàng và doanh số hoạt động, vượt xa doanh số
cả năm 2008.
- Hoàn thành từng bước công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng,
trên cơ sở đó phát triển thêm nhiề