Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTM )- Khu kinh tế mở đầu tiên của Việt
Nam, được Chính phủ thành lập tại Quyết định số 108/2003/QĐ -TTg ngày
5-6-2003 trên đ ịa b àn tỉnh Quảng Nam nhằm thử nghiệm các thể chế, chính
sách mới, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phù hợp với các thông lệ quốc tế
qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khai
thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí đ ịa lý và chính trị trong giao
thương, d ịch vụ quốc tế v à trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho
toàn khu vực miền Trung.
Hơn 3 năm xây dựng kể từ ngày thành lập, KKTM Chu Lai đã thu hút
được một lượng vốn đầu tư nhất định từ các nguồn vốn trong và ngoài nước.
Tuy nhiên so với yêu cầu thu hút đầu tư để phát triển KKTM Chu Lai thì kết
quả đạt được còn quá thấp, chưa đủ điều kiện để đẩy mạnh phát triển. Vốn
ngân sách nhà nước đầu tư trong hơn 3 năm qua khoảng 900 tỷ đồng, với tiến
độ này thì phải mất trên 20 năm mới có thể tạo ra một cơ sở vật chất ban đầu
cần thiết cho sự phát triển của KKTM.
Các nguồn vốn trong tnước và vốn đầu tư nước ngoài đăng ký khá
nhiều (1,4 tỷ USD) nhưng vốn thực tế triển khai thì còn rất thấp (160 triệu
USD) chiếm 10% vốn đăng ký- đặc biệt thấp hơn nhiều so với khu kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi - khu kinh tế cận kề với KKTM Chu Lai. Đây
chính là điểm yếu, nếu không được khắc phục kịp thời thì việc xây dựng
thành công khu kinh tế mở đầu tiên ở nước ta khó có thể thực hiện được. Làm
thế nào để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, nguồn vốn ấy ở đâu? bao
nhiêu? đang là nỗi trăn trở của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Nam và của
ban Quản lý KKTM Chu Lai.
88 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thu hút vốn đầu tư để phát
triển khu kinh tế mở Chu
Lai, tỉnh Quang Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTM )- Khu kinh tế mở đầu tiên của Việt
Nam, được Chính phủ thành lập tại Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày
5-6-2003 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhằm thử nghiệm các thể chế, chính
sách mới, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, phù hợp với các thông lệ quốc tế
qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, khai
thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và chính trị trong giao
thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho
toàn khu vực miền Trung.
Hơn 3 năm xây dựng kể từ ngày thành lập, KKTM Chu Lai đã thu hút
được một lượng vốn đầu tư nhất định từ các nguồn vốn trong và ngoài nước.
Tuy nhiên so với yêu cầu thu hút đầu tư để phát triển KKTM Chu Lai thì kết
quả đạt được còn quá thấp, chưa đủ điều kiện để đẩy mạnh phát triển. Vốn
ngân sách nhà nước đầu tư trong hơn 3 năm qua khoảng 900 tỷ đồng, với tiến
độ này thì phải mất trên 20 năm mới có thể tạo ra một cơ sở vật chất ban đầu
cần thiết cho sự phát triển của KKTM.
Các nguồn vốn trong tnước và vốn đầu tư nước ngoài đăng ký khá
nhiều (1,4 tỷ USD) nhưng vốn thực tế triển khai thì còn rất thấp (160 triệu
USD) chiếm 10% vốn đăng ký- đặc biệt thấp hơn nhiều so với khu kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi - khu kinh tế cận kề với KKTM Chu Lai. Đây
chính là điểm yếu, nếu không được khắc phục kịp thời thì việc xây dựng
thành công khu kinh tế mở đầu tiên ở nước ta khó có thể thực hiện được. Làm
thế nào để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, nguồn vốn ấy ở đâu? bao
nhiêu? đang là nỗi trăn trở của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Nam và của
ban Quản lý KKTM Chu Lai.
Vì vậy, đề tài " Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu
Lai, tỉnh Quang Nam " được chọn có ý nghĩa về mặt lý luận, đặc biệt là đối
với việc phát triển KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội nói chung và
để phát triển các ngành, các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng được
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Song Khu kinh tế mở - mô hình kinh tế
đầu tiên của Việt Nam được triển khai trên địa bàn Chu Lai thuộc tỉnh Quảng
Nam, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu với tư cách là một luận
văn hoặc luận án. Do vậy đề tài luận văn này không trùng lặp với bất kỳ một
công trình nào khác
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ các luận cứ khoa học về vốn đầu tư, nhu cầu, khả năng đáp ứng và
các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư vào khu kinh tế mở.
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh
tế mở của Trung Quốc.
- Đánh giá, phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư taị khu KTM Chu Lai
Tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện
của khu KTM Chu Lai nhằm thu hút với tốc độ cao hơn vốn đầu tư vào khu
KTM Chu Lai trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn vốn trong và ngoài nước có
thể thu hút được để đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vốn tồn tại dưới nhiều dạng, đề tài nghiên cứu giới hạn ở phạm vi vốn
tiền tệ.
- Nguồn vốn trong nước được giới hạn ở nguồn vốn ngân sách và có
tính chất ngân sách, vốn của các tổ chức tín dụng và vốn doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế.
- Nguồn vốn nước ngoài tập trung ở nguồn vốn FDI.
- Thời gian từ khi thành lập KKTM Chu Lai (2003) đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền
tảng cơ sở phương pháp luận.
- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê và các phương pháp khác của khoa học kinh tế.
6. Những đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu về vốn, nhu cầu, khả năng và
các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đề ra các giải pháp thu hút vốn để
phát triển khu kinh tế mở Chu Lai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ MỞ CHU LAI TỈNH QUẢNG NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI
Khu kinh tế mở (KKTM) Chu Lai là khu vực có ranh giới địa lý xác
định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia nhưng có không gian kinh tế
riêng biệt, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy
định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật-hạ tầng xã hội và cơ chế chính
sách quản lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị
trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu [21, tr.2]. So
với khu công nghiệp và khu chế xuất KKTM có điểm giống nhau là được
áp dụng những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, các thủ tục hải quan
thuế khoá được nới lỏng và giảm nhẹ, cơ chế quản lý thông thoáng,quyền
tự quyết của các doanh nghiệp được tôn trọng và phát huy ở mức độ cao.
Những quy định này có khác biệt với quy định chung và được Nhà nước
cho phép áp dụng riêng.
Điểm khác nhau ở chỗ, KKTM có nội dung hoạt động kinh tế rộng, đa
dạng hơn, hay còn gọi là mô hình khu trong khu, gồm khu thương mại tự do,
khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị có cả dân cư sinh
sống… Một mô hình kinh tế-xã hội tổng hợp.
+ KKTM là nơi áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi
trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các
loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có
thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Áp dụng các mô hình, động lực mới cho sự phát triển kinh tế, khắc
phục những vướng mắc trong cơ chế và chính sách hiện hành trong khi chưa
có điều kiện thực hiện trong phạm vi cả nước.
- Phát triển sản xuất,tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng
cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trường thế giới.
- Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực.
- Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và
chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội cho toàn bộ khu vực miền Trung thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước.
+ Tổ chức hoạt động KKTM Chu Lai:
KKTM Chu Lai gồm hai khu: Khu phi thuế quan và khu thuế quan.
- Khu phi thuế quan thuộc KKTM Chu Lai là khu vực được xác định
trong quy hoạch chi tiết gắn với một phần cảng tự do. Khu phi thuế quan có
hàng rào cứng ngăn cách với các khu vực xung quanh. Trong khu phi thuế
quan không có khu dân cư.
- Khu thuế quan là khu vực còn lại của KKTM Chu Lai ngoài khu phi
thuế quan.Trong khu thuế quan có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô
thị, khu du lịch, khu dân cư và khu hành chính.
- Hoạt động của khu phi thuế quan gắn với khu cảng tự do thuộc cảng
Kỳ Hà,bao gồm các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại
chỗ bao gồm cả gia công và tái chế, thương mại hàng hoá bao gồm cả xuất
khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu,tạm nhập tái xuất, phân phối siêu thị bán lẻ,
thương mại dịch vụ bao gồm phân loại đóng gói,vận chuyển giao nhận hàng
hoá quá cảnh, bảo quản, kho tàng, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân
hàng... xúc tiến thương mại, bao gồm giới thiệu sản phẩm, hội chợ triển lãm,
đặt chi nhánh văn phòng đại diện các công ty trong và ngoài nước và các hoạt
động thương mại khác.
- Việc quan hệ trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa khu phi thuế quan với
nước ngoài và giữa và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau được
xem như việc quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài. Các tổ chức
kinh tế hoạt động trong khu phi thuế quan được xuất khẩu ra nước ngoài và
nhập khẩu từ nước ngoài tất cả hàng hoá dịch vụ mà pháp luật Việt Nam
không cấm. Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc
hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không phải nộp thuế
xuất nhập khẩu.
Không hạn chế thời gian lưu trữ hàng hoá trong khu phi thuế quan.
Đối với khu cảng tự do thuộc cảng Kỳ hà, cho phép tàu nước ngoài
được trực tiếp vào làm hàng, không phải làm thủ tục xuất nhập cảnh đối với
người, chỉ làm thủ tục đối với tàu tại phao số 0.
Hàng hoá ra vào khu thuế quan thuộc KKTM Chu Lai phải tuân theo
các quy định của pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp
dụng các thủ tục hải quan thuận lợi nhất. Hàng hoá được tự do lưu thông giữa
khu thuế quan và nội địa.
Quan hệ trao đổi hàng hoá giữa khu phi thuế quan và khu thuế quan
trong KKTM Chu Lai và nội địa được coi như trao đổi giữa nước ngoài với
Việt Nam, phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý
hàng hoá xuất nhập khẩu.
Các cá nhân và tổ chức kinh tế trong khu thuế quan và nội địa chỉ được
nhập và xuất từ khu thuế quan và vào khu thuế quan những hàng hóa, dịch vụ
mà pháp luật Việt Nam không cấm
Hàng hoá nhập từ khu phi thuế quan vào khu thuế quan và nội địa hoặc
hàng hoá xuất từ nội địa và khu thuế quan vào khu phi thuế quan phải chịu
thuế xuất nhập khẩu và chịu sự giám sát của hải quan cửa khẩu.
Nguyên liệu, vật tư hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan
nhập từ thị trường nước ngoài nhưng không sử dụng hết và các thứ phẩm còn
lại có giá trị thương mại được phép bán tại thị trường nội địa sau khi hoàn tất
thủ tục hải quan [21, tr.7-8].
Các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu và vận chuyển hàng quá cảnh
thực hiện theo các quy định chung.
+ Cơ chế chính sách đối với khu KTM Chu Lai
Cơ chế chính sách có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư phát
triển khu kinh tế mở Chu Lai, cơ chế thông thoáng với các ưu đãi vượt trội
cho phép các nhà đầu tư tìm thấy các lợi ích kinh tế nhiều hơn so với đầu tư
vào các khu kinh tế khác. Vì vậy, cơ chế ưu đãi đầu tư vào Chu Lai được ưu
đãi trên các mức độ và lĩnh vực sau:
- Về chính sách thuế:
* Tất cả các dự án đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai được hưởng các
ưu đãi tối đa áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn theo quy định của luật đầu tư và các ưu đãi khác theo điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trường hợp về cùng một vấn đề mà các
văn bản quy phạm pháp luật quy định các mức ưu đãi khác nhau thì áp dụng
mức ưu đãi cao nhất.
* Hàng hoá, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan và hàng
hoá dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan không chịu thuế
giá trị gia tăng.
* Hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được sản
xuất, tiêu thụ trong khu phi thuế quan hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài vào
khu phi thuế quan không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
* Hàng hoá dịch vụ từ nội địa và khu thuế quan đưa vào khu phi thuế
quan được áp dụng thuế suất giá trị gia tăng là 0%. Hàng hoá dịch vụ từ khu
phi thuế quan đưa vào khu thuế quan và nội địa chịu thuế giá tri gia tăng theo
quy định của pháp luật hiện hành.
* Hàng hoá có xuất xứ từ khu thuế quan và nội địa và hàng hoá nhập
khẩu vào khu phi thuế quan được miễn thuế nhập khẩu.
* Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có
sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào
nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh
kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm hàng hoá đó.
* Các dự án đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai được áp dụng mức thuế
ưu đãi cao nhất và thời gian miễn giãm dài nhất trong quyđịnh hiện hành của
luật thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể như sau: Thuế suất 10% trong 15 năm
từ khi có thu nhập chịu thuế. Được miễn 100% trong 4 năm đầu và giảm 50%
cho 9 năm tiếp theo.
* Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết
bị,phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật
tư xây dựng mà trong nước chưa sản xuất được, được nhập khẩu để tạo tài sản
cố định, được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư linh kiện phục
vụ sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất
- Về sử dụng đất và cho thuê mặt bằng:
Toàn bộ diên tích mặt đất, mặt nước đã được quy hoạch dành cho đầu
tư phát triển của khu KTM Chu Lai được giao một lần cho BQLKKTM Chu
Lai. BQLKKTM Chu Lai tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy định chung
để giao đất, cho thuê đất đã được đền bù giải toả cho nhà đầu trư.Việc giao và
cho thuê đối với từng dự án cụ thể do BQLKKTM Chu Lai quyết định căn cứ
vào nhu cầu của dự án không phân biệt quy mô diện tích. BQLKKTM Chu
Lai chịu trách nhiệm việc sử dụng có hiệu quả quỹ đất, đã được giao.
Các cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước được giao đất hoặc thuê đất,
các tổ chức và cá nhân nước ngoài được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
Gía cho thuê đất do BQLKKTM Chu Lai quyết định theo từng dự án và
từng giai đoạn phù hợp với thực tế và bảo đảm khuyến khích đầu tư trên cơ sở
khung giá quy định của Nhà nước.
Thí điểm đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong đó có quyền
sử dụng đất trong việc giao đất cho thuê đất trong khu KTM Chu Lai đối với
các nhà đầu tư.
Ban quản lý KKTM Chu Lai là cơ quan thực hiện việc giao đất, cho
thuê đất, xác định giá giao, cho thuê đất,miễn giảm tiền thuê đất, giao đất trên
cơ sở khung giá và chế độ miễn giảm đươc UBND tỉnh Quảng Nam quy định.
- Về thủ tục đầu tư.
Thủ tục đầu tư tại KKTM thực hiện theo mô hình “một cửa tại chỗ”
thuận lợi cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư đầu tư vào Chu Lai chỉ đến một cửa
duy nhất là BQLKKTM tại đây nhà đầu tư được hướng dẫn mọi thủ tục và
giải quyết trong thời gian nhanh nhất. Đối với các thủ tục thành lập doanh
nghiệp, cấp phép đầu tư, ưu đãi đầu tư thuộc thẩm quyền của ban thì có thể
giải quyết trong ngày, trường hợp không thuộc thẩm quyền thì được hướng
dẫn chu đáo và trợ giúp chi tiết như các thủ tục về đăng ký mã số thuế, cấp
quyền sử dụng đất,...
Cách làm này đã giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục cho nhà đầu tư,
tránh phiền hà nhũng nhiễu và tiêu cực trong bộ máy công quyền làm cho nhà
đầu tư yên tâm khi đến với Chu Lai.
Để làm được điều đó các bộ ngành Trung ương đã uỷ quyền và phân
cấp mạnh cho BQL thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn như sau: Bộ Kế hoạch
và Đầu tư uỷ quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong nước và cấp giấy
phép đầu tư nước ngoài. Bộ Thương mại uỷ quyền quản lý hoạt động thương
mại và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấp
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá formD. Bộ Xây dựng uỷ quyền phê duyệt
quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu KTM Chu Lai. UBND Tỉnh
Quảng Nam uỷ quyền thực hiện một số quyền hạn và nhiệm vụ cuả mình cho
BQLKKTM Chu Lai về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, trên địa bàn kinh tế
mở. Bộ Tài chính đã ban hành thông tư hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng
cho KKTM Chu Lai.
KKTM Chu Lai được phát triển bằng các nguồn vốn sau đây:
+ Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cấc công trình kết cấu hạ
tầng quan trọng cấp thiết cho sự vận hành của KKTM Chu Lai.
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
+ Vốn của doanh nghiệp và dân cư trong nước: thông qua các dự án
đầu tư trực tiếp và các hình thức phát hành trái phiếu công trình hoặc các đối
tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng ứng trước một phần vốn. Mở rộng hình
thức tín dụng đồng tài trợ.
+ Vốn nước ngoài: khuyến khích ở mức cao nhất việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài bao gồm các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO… vốn của
các tổ chức tín dụng, vốn của các tổ chức cá nhân nước ngoài. Các công trình
kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của khu KTM Chu Lai được đưa vào danh
mục ưu tiên gọi vốn ODA.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho KKTM Chu Lai theo
mục tiêu kế hoạch hằng năm.
Cho phép BQLKKTM Chu Lai được dùng quỹ đất để tạo vốn xây dựng
cơ sở hạ tầng. Ban Quản lý khu KTM Chu Lai được phép phát hành trái phiếu
công trình trong nước để huy động vốn đầu tư. Ban Quản ký KKTM được
phép thu phí hoặc lệ phí các công trình hạ tầng tiện ích công cộng trong khu
KTM Chu Lai [21, tr.8-9].
+ Quản lý nhà nước đối với khu KTM Chu Lai
BQLKKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
nhằm thực hiện việc quản lý tập trung thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực
đầu tư, phát triển kinh tế tại khu kinh tế mở Chu Lai
Ban quản lý là cơ quan quản lý nhà nước có tư cách pháp nhân, có con
dấu mang hình quốc huy, có biên chế, có kinh phí hoạt động do ngân sách nhà
nước cấp, là đầu mối kế hoạch được cân đối vốn vây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước.
Trưởng Ban Quản lý KKTM Chu Lai do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm. Các phó trưởng ban do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm.
Các bộ ngành có liên quan ở TW có trách nhiệm phối hợp với UBND
tỉnh Quảng Nam uỷ quyền và hướng dẫn để ban quản lý khu KTM Chu Lai
thực hiện cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” có hiệu quả.
Ban Quản lý KKTM Chu Lai có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng quy hoạch tổng thể và điều lệ hoạt động của KKTM Chu
Lai trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; lập các quy hoạch chi tiết và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và điều lệ hoạt động. Xây dựng
danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy
chứng nhận ưu đãi đầu tư, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá tại KKTM Chu Lai và
các chứng chỉ khác theo uỷ quyền cuả cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giao hoặc cho các nhà đầu tư thuê đất, mặt nước để thực hiện dự án
đầu tư.
- Xây dựng khung giá và lệ phí trình cơ quan thẩm quyền xem xét ban
hành để triển khai thực hiện tại khu kinh tế mở Chu Lai.
- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình
thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư tại khu KTM Chu Lai.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong
việc đảm bảo mọi hoạt động trong KKTM phù hợp với quy chế này và điều lệ
hoạt động của KKTM Chu Lai.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và sử dụng các nguồn thu ngân sách được
đầu tư trở lại trên địa bàn KKTM Chu Lai theo đúng quy định, quản lý các dự án
xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tại khu KTM Chu Lai.
- Tổ chức, triển khai, gíơi thiệu, đàm phán,xúc tiến đầu tư trong và
ngoài nước.
Vai trò khu KTM Chu Lai đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Nam:
- Một số định hướng lớn và mục tiêu phát triển tỉnh Quảng Nam đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015:
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ 19 xác định một
số mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2006-2010 như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14%/năm. Đến năm 2010,
GDP bình quân đầu người đạt 900USD.
+ Gía trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 28%, các
ngành dịch vụ tăng bình quân hằng năm 18%, đến năm 2010 tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ chiếm trên 82% GDP.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.150 triệu USD, tăng bình
quân trên 27%/năm.
+ Tăng tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm khoảng 20% đến năm
2010 đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh.
+ Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn toàn
tỉnh còn dưới 18% theo tiêu chí mới, hoàn thành chương trình xoá nhà tạm
trên toàn tỉnh.
+ Giải quyết việc làm mới khoảng 180.000 lao động; chuyển dịch cơ
cấu lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm trên 45%...
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm
2015 xác định Quảng Nam phải đạt các tiêu chí cơ bản để đến cuối năm 2015
trở thành tỉnh Công nghiệp