Đất nước ta đang trong thời k ỳbiến đổi mạnh mẽcủa nền kinh tế, thời
kỳ đẩy mạnh CNH -HĐH đất nước, đưa đất nước thoát khỏi t ình trạng kém
phát triển vànâng cao chất lượng cuộc sống. Đảng vàNhànước ta đãchủ
trương “phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai tròquyết
định, nguồn vốn nước ngoài giữvai tròquan trọng”. Đồng thời, quátrình hội
nhập kinh tếkhu vực vàquốc tế đang diễn ra hết sức sôi động. Điều đó đồng
nghĩa với s ựcạnh tranh đã, đang vàsẽdiễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn
bộnền kinh tếnói chung vàngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc
khai thông nguồn vốn đối hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung
được đặt ra rất bức thiết. Các Ngân hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có
hiệu quảcao, vấn đềhuy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?”mà
phải được tính đến “nhưthếnào?”, “bằng cách gì” đểcóhiệu quảcao nhất,
đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàngnhưng lại đòi hỏi chi phíthấp nhất.
Nhận thức rõtầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt
động của Ngân hàng. Với những kiến thức đãhọc vàqua thực tếtại Sởgiao
dich ngân hàng Công thươngViệt Nam, em xin mạnh dạn chọn đềtài "Công
tác huy động vốn tại Sởgiao dị ch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.Thực
trạng vàgiải pháp ".
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
được trình bày theo 3 chương.
Chương I :Những vấn đềcơbản vềcông tác huy động vốn trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương II :Thực trạng công tác huy động vốn của SGD I NHCT VN
Chương III: Những giải pháp vàkiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
huy động vốn tại SGD I NHCT VN
. Do thời gian nghiên cứu cũn
80 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng công tác huy động vốn và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và định hướng phát triển nguồn vốn trong công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------
Luận văn
Thực trạng công tác huy
động vốn và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện và định
hướng phát triển nguồn vốn
trong công tác huy động vốn
tại SGD I NHCT VN
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
MỤC LỤC
Danh mục những cụm từ viết tắt.
Danh mục bảng biểu.
Lời mở đầu
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng thương mại
1.1.Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại.
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại.
1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại.
1.2. Vốn huy động và công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh cảu
ngân hàng thương mại.
1.2.1. Khái niệm về vốn.
1.2.2. Vai trò của vốn huy động.
1.2.3. Các hình thức huy động vốn.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn.
1.3.1. Nhân tố khách quan.
1.3.2. Nhân tố chủ quan.
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng
Công thương Việt Nam.
2.1. Khái quát về Sở giao dịch I NHCTVN
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức SGD I NHCT VN.
2.1.3. Kết quả một số hoạt động của SGD I trong vài năm gần đây.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại SGD I NHCT VN.
2.2.1. Tiền gửi doanh nghiệp.
2.2.2. Tiền gửi dân cư.
2.2.3. Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại SGD I NHCT VN
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
2.3.1. Kết qủa đạt được.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại.
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác huy động
vốn tại SGD I NHCT VN.
3.1. Định hướng phát triển của SGD I NHCT VN.
3.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2005.
3.1.2. Biện pháp thực hiện.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại SGD I
3.2.1. Có định hướng phát triển nguồn vốn phù hợp.
3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
3.2.3. Đơn giản hóa các thủ tục gửi tiền và cho vay.
3.2.4. Ap dụng chính sách lãi suất linh hoạt.
3.2.5. Tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả.
3.2.6. Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược Marketing.
3.2.7. Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu qủ trong kinh doanh.
3.2.8. Đổi mới công nghệ ngân hàng.
3.2.9. Phát huy tối đa yếu tố con người.
3.2.10.Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Công thương Việt Nam.
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3.3.3. Kiến nghị với Nhà nước.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo.
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải Ký hiệu
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CNH - HĐH
Có kỳ hạn CKH
Giấy tờ có giá GTCG
Không kỳ hạn KKH
Sở giao dịch I ngân hàng Công thương Việt Nam SGDI NHCT VN
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng thương mại NHTM
Ngân hàng trung ương NHTƯ
Ngoại tệ quy Việt nam đồng NTQVND
Tiền gửi TG
Tổ chức kinh tế TCKT
Ngân hàng Công thương Việt Nam INCOMBANK
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ SGD I NHCT VN
Bảng 2: Báo cáo hoạt động kinh doanh
Bảng 3: Biến động của nguồn vốn huy động
Bảng 4: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp
Bảng 5: Tình hình huy động vốn từ dân cư
Bảng 6: Kết cấu tiền gửi dân cư
Bảng 7: Tình hình phát hành giấy tờ có giá năm 2004
Bảng 8: Tình hình phát hành giấy tờ có giá tháng 6/2005
Biểu số 1: Tình hình tăng trưởng vốn huy động
Biểu số 2: Tình hình huy động vốn từ Doanh nghiệp
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời
kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém
phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta đã chủ
trương “phát huy nội lực bên trong, nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết
định, nguồn vốn nước ngoài giữ vai trò quan trọng”. Đồng thời, quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động. Điều đó đồng
nghĩa với sự cạnh tranh đã, đang và sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt trong toàn
bộ nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, việc
khai thông nguồn vốn đối hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung
được đặt ra rất bức thiết. Các Ngân hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có
hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà
phải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì” để có hiệu quả cao nhất,
đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng nhưng lại đòi hỏi chi phí thấp nhất.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt
động của Ngân hàng. Với những kiến thức đã học và qua thực tế tại Sở giao
dich ngân hàng Công thươngViệt Nam, em xin mạnh dạn chọn đề tài "Công
tác huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.Thực
trạng và giải pháp ".
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
được trình bày theo 3 chương.
Chương I : Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Chương II : Thực trạng công tác huy động vốn của SGD I NHCT VN
Chương III : Những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
huy động vốn tại SGD I NHCT VN
. Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài
chuyên đề của em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn có những thiếu sót
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thày, cô giáo cùng các bạn
để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ hướng dẫn
khóa luận cùng toàn thể các anh chị trong Sở giao dịch I Ngân hàng Công
thương Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập và
nghiên cứu viết chuyên đề. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn T.S Lê Văn
Luyện đã có hướng dẫn và giúp đỡ em viết chuyên đề này.
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. KháI niệm về ngân hàng thương mại
Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta
thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài
chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Với
mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM.
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết
yếu bao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề
thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực
hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm...”
Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay
cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác
hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ
chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam:“Ngân hàng là TCTD thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là
nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán”.
“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai
thác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều
có chung một tính chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác
của chính ngân hàng
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại
Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một
nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo
chiều hướng CNH- HĐH rất cần đến NHTM với vai trò to lớn của nó. Nhất
là khi quá trình CNH - HĐH của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có
vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và lâu bền, thực hiện
thành công các mục tiêu phát triển kinh tế năm thì vai trò của các NHTM
càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng.
a. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh
nghiệp và các tổ chức trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng
thu nhập quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý. Tăng thu nhập quốc dân
đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự
phát triển của các ngành trong nền kinh tế. Điều đó muốn làm được lại cần có
vốn. Vốn được coi như nguồn “thức ăn” chính thức cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Khi “thức ăn” bị thiếu, doanh nghiệp sẽ
mất đi cơ hội đầu tư mới hoặc không tiến hành kịp thời quá trình tái sản xuất.
NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi ở
mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế... Thông qua hình thức cấp tín
dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản
xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ, nâng cao năng
suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh nghiệp lên
những nấc thang cạnh tranh cao hơn. Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế càng
phát triển. Như vậy với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một
trong những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
b. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các
nhà kinh doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp.
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động
kinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào
nhằm thực hiện thành công chiến lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả),
Promotion (giao tiếp, khuyếch trương), Place (địa điểm) và People (con
người). Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận.
Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị được đầy đủ vốn cần
thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính.
Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ. Nguồn vốn tín dụng
của NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo cho
doanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọi
phương diện: giá cả, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm... NHTM sẽ
là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và
thời gian.
c. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay thì vai trò này
ngày càng thể hiện rõ rệt hơn. áp lực cạnh tranh buộc nền kinh tế mỗi quốc
gia khi mở cửa hội nhập phải có tiềm lực lớn mạnh về mọi mặt, đặc biệt là
tiềm lực về tài chính. Nhưng làm thế nào để có thể hoà nhập nền tài chính của
một quốc gia với phần còn lại của thế giới? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờ
vào hệ thống các NHTM vì hệ thống này có khả năng cung cấp nhiều loại
hình dịch vụ khác nhau hỗ trợ cho việc đầu tư từ nước ngoài vào trong nước
theo các hình thức: thanh toán quốc tế, nghiệp vụ hối đoái, cho vay uỷ thác
đầu tư... giúp cho luồng vốn ra, vào một cách hợp lý, đưa nền tài chính nước
nhà bắt kịp với nền tài chính quốc tế. Đây là một trong những điều kiện tiên
quyết cho tiến trình hội nhập kinh tế ở các quốc gia trên thế giới.
d. Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền
kinh tế vì hoạt động Ngân hàng góp phần chống lạm phát.
Một trong những con đường dẫn đến lạm phát của nền kinh tế là lạm
phát qua con đường tín dụng. Khi xảy ra lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
tăng tỉ lệ vào dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu hoặc tham gia vào thị
trường mở để thông qua các ngân hàng thương mại thay đổi lại lượng tiền
trong lưu thông. Các Ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát lạm phát thông qua
các hoạt động tín dụng, bảo lãnh. Từ đó ngân hàng xác định được hướng đầu
tư vốn và đề ra các biện pháp xử lý những tác động xấu ảnh hưởng đến nền
kinh tế, làm cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều hoà lưu
thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát.
1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM
a- Nghiệp vụ tài sản nợ và vốn tự có của NHTM
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình tạo vốn của NHTM mà cụ thể là
hình thành nên nguồn vốn của NHTM. Nguồn vốn của NHTM bao gồm:
*Vốn tự có:
Vốn tự có là vốn riêng có của NHTM. Vốn này tuy chiếm tỉ trọng nhỏ
trong tổng vốn của NHTM song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành
lập một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như
là tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh
toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để
tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Trong thực tế, vốn tự có không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt
động kinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại. Bộ phận vốn này đóng
góp một phần đáng kể vào vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM, đồng
thời góp phần vào nâng cao vị thế của NHTM trên thương trường.
Như vậy, vốn tự có là nguồn vốn ổn định, ngân hàng sử dụng một cách
chủ động. Do đó vấn đề đặt ra là ngân hàng phải bảo toàn và không ngừng
tăng vốn tự có của mình theo yêu cầu của sự phát triển hoạt động kinh doanh
theo đúng chính sách, chế độ. Đồng thời phải sử dụng vào các mục đích đã
định.
* Nghiệp vụ huy động vốn:
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ
các TCKT và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp
vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của
các NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Mặc dù bị giới hạn về mức huy động vốn, song nếu các NHTM sử
dụng tốt nguốn vốn này thì không những nguồn lợi của ngân hàng được tăng
lên mà còn tạo cho ngân hàng uy tín ngày càng cao. Qua đó ngân hàng có thể
mở rộng được vốn và mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi doanh nghiệp,
tiền gửi dân cư,phát hành giấy tờ có giá
* Nghiệp vụ vốn đi vay:
Đối với nghiệp vụ này các NHTM tiến hành tạo vốn cho mình bằng
cách vay của các TCTD trên thị trường tiền tệ và NHTƯ dưới hình thức tái
chiết khấu hay vay có bảo đảm, nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của
bản thân NHTM khi mà họ không tự cân đối được trên cơ sở khai thác tại
chỗ. Thực tế cho thấy, chi phí của vốn đi vay thường cao hơn chi phí của vốn
huy động tại chỗ. Tuy nhiên, tính chủ động của vốn đi vay lại cao hơn vốn
huy động tại chỗ.
*Nghiệp vụ tạo vốn khác:
Trong quá trình là trung gian thanh toán, các NHTM cũng tạo được
một khoản gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng,
tài khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong toả do
ngân hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại... Các khoản tiền tạm thời
được trích khỏi tài khoản này nhập vào tài khoản khác chờ sử dụng, nên tạm
thời coi là tiền nhàn rỗi.
Thông qua nghiệp vụ đại lý, ngân hàng thu hút được một lượng vốn
đáng kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
khác, nhận và chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư... Do đó
ngân hàng có thể sử dụng tạm thời những tài khoản đó vào kinh doanh.
Để mở rộng nghiệp vụ này các NHTM cần chú trọng đến phát triển các
dịch vụ và không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương trường.
b. Nghiệp vụ tài sản có:
Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm
đảm bảo an toàn cũng như tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM. Nội dung
nguồn vốn này gồm:
*Nghiệp vụ ngân quĩ
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng nhằm đảm
bảo an toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do
NHTƯ đề ra. Vì một trong những chức năng của NHTM là nhận tiền gửi của
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả. Khoản dự trữ này do NHNN qui định
theo một tỷ lệ nhất định trên tổng tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi
theo từng thời kỳ nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc
gia.
Những khoản này gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi tại NHNN (dự trữ bắt
buộc và tiền gửi đảm bảo khả năng thanh toán), các chứng khoán có tính
thanh khoản cao.
*Nghiệp vụ cho vay
Là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao cho
ngân hàng. Trong tổng tài sản có thì nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay
ngắn hạn, trung và dài hạn:
- Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụt
vốn tạm thời trong kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu
đầu tư vào tài sản lưu động. Ở Việt Nam hiện nay thường cho vay ngắn hạn
theo hai phương thức:
+ Cho vay theo hạn mức: áp dụng cho những khách hàng vay trả
thường xuyên có vòng quay vốn nhanh.
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
+ Cho vay từng lần: áp dụng cho những khách hàng vay trả thường
xuyên và có vòng quay vốn chậm.
- Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay được cấu
tạo vào tài sản cố định. Đây là loại cho vay có thể nhận trức tiếp bằng tiền
hoặc cho vay thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhưng
đồng thời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét kỹ
lưỡng tới từng món vay và từng đối tượng khách hàng vay để chỉ đảm bảo an
toàn cho các khoản vay.
*Nghiệp vụ đầu tư tài chính
Các NHTM thực hiện quá trình đầu tư bằng vốn của mình thông qua
các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường...
với mục đích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hoá các hoạt động
kinh doanh.
*Nghiệp vụ tài sản có khác
Bằng các hoạt động khác trên thị trường như: uỷ thác, đại lý, kinh
doanh và dịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tư vấn, ngân quĩ... và các
dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như dịch vụ bảo quản hiện
vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo qui
định của NHNN Việt Nam giúp cho Ngân hàng thu được những khoản lợi
đáng kể.
c. Nghiệp vụ khác
*Nghiệp vụ trung gian
Là nghiệp vụ của ngân hàng thực hiện các dịch vụ cho khách hàng
thông qua đó nhận được các khoản thu dưới hình thức hoa hồng. Nền kinh tế
càng phát triển thì dịch vụ này càng mở rộng. Gồm có:
- Ngân hàng tiến hành chuyển tiền cho khách hàng, thanh toán hộ
khách hàng về các khoản tiền mua bán dịch vụ thông qua việc thu hộ, chi hộ
khách hàng bằng hình thức séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng...
- Ngân hàng đóng vai trò làm trung gian trong việc mua bán hộ cho
khách hàng.
Học Viện Ngân Hàng
Sinh viên thực hiện: Ngô Thu Hương
- Ngân hàng làm đại lý phát hành và bán chứng khoán cho công ty.
*Nghiệp vụ ngoại bảng
Là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở ngân
hàng nhưng không thuộc quyền sở hữ