Luận văn Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện

Sắp bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của nền khoa học kĩ thuật đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đất nước ta ngày càng hoà nhập hơn vào xu thế tiến bộ đó của thế giới, với những bước đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trang bị cho cơ sở vật chất của chúng ta ngày càng tiên tiến hơn hiện đại hơn .Nhờ có chính sách đổi mới đúng đắn ấy của nhà nước về công nghệ thông tin và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt nam mà hiện nay chúng ta đã có một số thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều vào các ngành như : Phát thanh truyền hình, Bưu chính viễn thông, các viện nghiên cứu, các bệnh viện lớn, các nhà máy xí nghiệp. Chúng ta đang thừa hưởng những công nghệ hiện đại vào cuộc sống và công việc hàng ngày thì cũng tồn tại song song với chính nó là các rủi ro có thể xảy ra đối với các công nghệ đó . Chẳng hạn nếu giả sử hệ thống bưu chính viễn thông sử dụng các thiết bị điện tử mà gặp sự cố như sét đánh hoặc điều khiển sai kĩ thuật thì thiệt hại rất là to lớn vì các thiết bị này có đặc điểm là phải nhập ngoại với giá trị rất cao so với thu nhập của chúng ta . Để khắc phục những rủi ro có thể xảy ra thì bảo hiểm thiết bị điện tử ra đời như một nhu cầu tất yêú giúp các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp. yên tâm, tin tưởng để sử dụng các thiết bị điện tử cho công việc của mình . Ở Việt nam, có thể coi bảo hiểm thiết bị điện tử là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất và đây là một nghiệp vụ khá phức tạp đòi hỏi kĩ thuật cao trong các công đoạn và trong cách tính phí. Do vậy nghiên cứu nghiệp vụ này là rất cần thiết đối với những người làm công tác bảo hiểm. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó, nên trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện em đã chọn đề tài: “Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện” Nội dung đề tài gồm một số phần chính như sau : Phần I: Những vấn đề lí luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử Phần II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện Phần III: Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiệp 2 vụ bảo hiểm thiết bị điện tử

pdf93 trang | Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..... KHOA .... Luận văn Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nhằm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện 1 LỜI NÓI ĐẦU Sắp bước sang thế kỉ 21, thế kỉ của nền khoa học kĩ thuật đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đất nước ta ngày càng hoà nhập hơn vào xu thế tiến bộ đó của thế giới, với những bước đi công nghiệp hoá, hiện đại hoá để trang bị cho cơ sở vật chất của chúng ta ngày càng tiên tiến hơn hiện đại hơn .Nhờ có chính sách đổi mới đúng đắn ấy của nhà nước về công nghệ thông tin và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt nam mà hiện nay chúng ta đã có một số thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều vào các ngành như : Phát thanh truyền hình, Bưu chính viễn thông, các viện nghiên cứu, các bệnh viện lớn, các nhà máy xí nghiệp... Chúng ta đang thừa hưởng những công nghệ hiện đại vào cuộc sống và công việc hàng ngày thì cũng tồn tại song song với chính nó là các rủi ro có thể xảy ra đối với các công nghệ đó . Chẳng hạn nếu giả sử hệ thống bưu chính viễn thông sử dụng các thiết bị điện tử mà gặp sự cố như sét đánh hoặc điều khiển sai kĩ thuật thì thiệt hại rất là to lớn vì các thiết bị này có đặc điểm là phải nhập ngoại với giá trị rất cao so với thu nhập của chúng ta . Để khắc phục những rủi ro có thể xảy ra thì bảo hiểm thiết bị điện tử ra đời như một nhu cầu tất yêú giúp các tổ chức, cơ quan, xí nghiệp... yên tâm, tin tưởng để sử dụng các thiết bị điện tử cho công việc của mình . Ở Việt nam, có thể coi bảo hiểm thiết bị điện tử là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ mới nhất và đây là một nghiệp vụ khá phức tạp đòi hỏi kĩ thuật cao trong các công đoạn và trong cách tính phí... Do vậy nghiên cứu nghiệp vụ này là rất cần thiết đối với những người làm công tác bảo hiểm. Xuất phát từ cơ sở thực tiễn đó, nên trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện em đã chọn đề tài: “Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện” Nội dung đề tài gồm một số phần chính như sau : Phần I: Những vấn đề lí luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử Phần II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện Phần III: Một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiệp 2 vụ bảo hiểm thiết bị điện tử. Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ A> KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ 1-Sự cần thiết phải bảo hiểm thiết bị điện tử a-Khái niệm về thiết bị điện tử Thiết bị điện tử là các loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử, thông thường các thiết bị này không phải thực hiện phải thực hiện bất kỳ hoạt động cơ khí nào. Các hoạt động như truyền và lưu trữ thông tin đo lường và điều khiển, thử nghiệm, thẩm định và báo động đều do thiết bị điện tử thực hiện.Với ưu điểm là có tốc độ truyền cực nhanh và chính xác tuyệt đối, kích cỡ các linh kiện rất nhỏ, do đó chúng trở nên rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đơn giản lấy ví dụ như kĩ thuật điện tử được ứng dụng vào giải quyết vấn đề nghiêm trọng là nạn giao thông mật độ cao .Thông qua kĩ thuật máy tính, kĩ thuật điện tín và các kĩ thuật khác lắp trên ô tô và dọc đường để đạt được mục đích cải thiện tình hình an toàn giao thông và nâng cao khả năng giao thông trên đường. Hiện nay do mật độ xe cộ dày đặc mà mỗi năm Mỹ thiệt hại về kinh tế lên tới 100 tỷ đô la, số người chết do tai nạn giao thông mỗi năm tới 41.000 người và 5 triệu người bị thương. Các thiết bị điện tử cho phép tự động hoá trong các quả trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm ở các xí nghiệp dệt ,nhà máy chế tạo mô tơ, hoá chất trong hầm mỏ, nhà máy đóng tàu. Các thiết bị điện tử trực tiếp làm tăng năng xuất lao động ,nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc. Chẳng hạn, trong việc học ngoại ngữ chỉ cần dùng máy vi tính và hệ thống loa âm thanh ta có thể nghe chính xác như người nước ngoài nói mà không phải có giáo viên trực tiếp dạy . Ta có thể áp dụng những thành tựu của điện tử trong những thiết bị sử dụng hàng ngày như vô tuyến truyền hình, máy ghi âm máy thu thanh. Ngoài 3 ra do sử dụng cáp quang và hệ thống vệ tinh mà khả năng liên lạc toàn cầu sẽ được thực hiện một cách dễ dàng khả năng lựa chọn bất cứ chương trình vô tuyến và radio hoậc thậm chí thực hiện chương trình riêng từ băng ghi hoặc phím, khả năng thu tại nhà những bản in như; tin tức báo chí, những tư liệu khác nhau từ trung tâm tính toán . Để tìm hiểu một cách chi tiết về thiết bị điện tử phục vụ cho đề tài này, có thể phân loại thiết bị điện tử ra làm các loại như sau: - Các thiết bị EDP (Electronic Data processing) và các thiết bị điện tử dùng trong văn phòng (máy vi tính, máy tính trung tâm), các thiết bị ngoại vi như máy in, máy đếm, máy photocopy, máy chiếu... -Thiết bị viễn thông: thiết bị điện thoạI (ở các tổng đài điện tử), thiết bị truyền xa (hệ thống telex,selex .. .) - Thiết bị thu thanh truyền hình: các thiết bị rada, trạm vệ tinh mặt đất, các bộ kính thiên văn..., camêra truyền hình, thiết bị ghi hình, thiết bị tạo hình, phòng ghi và sao video. - Thiết bị chiếu sáng và thiết bị hàng hải: thiết bị đèn chiếu, đèn pha, đèn huỳnh quang, các hệ thống tín hiệu, các hệ thống vô tuyến điện thoại và thiết bị hàng hải bằng điện tử . - Thiết bị y tế: thiết bị tia X quang dùng cho chẩn đoán, thiết bị bức xạ đẳng hướng dùng để trị liệu, thiết bị phân tích dùng trong y học ... - Các bộ truyền dẫn và phát tín hiệu: các hệ thống báo động ,hệ thống đồng hồ đo, máy dò tìm và các hệ thống liên lạc bên trong. Vì phạm vi bài viết có hạn, nên em chỉ đi sâu vào các thiết bị mà thực tế công ty Bảo hiểm Bưu điện (gọi tắt là PTI) đã triển khai về nghiệp vụ. Đó là thiết bị EDP, thiết bị viễn thông, thiết bị thu phát thanh, truyền hình. b, Sự cần thiết phải bảo hiểm thiết bị điện tử : Bước vào thế kỉ 21, sự phát triển của khoa học kĩ thuật sẽ là vấn đề then chốt cho sự đI lên của thế giới văn minh. Các máy móc thiết bị đa số liên 4 quan đến điện tử, từ các máy tính cá nhân cho đến những vệ tinh đang bay quanh trái đất của chúng ta. Do đó đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm tiến triển liên tục nhanh chóng và có hiệu quả . Các rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm thiết bị điện tử cũng rất đa dạng, từ các rủi ro thiên tai: mưa, bão, lụt ... cho tới các rủi ro do con người gây ra như: sai lầm trong thiết kế, sai lầm của người điều khiển, hành động phá hoại ... chỉ cần một sai sót nhỏ, có thể rất nhỏ xảy ra cũng có thể dẫn đến nhứng hậu quả to lớn không thể lường trước được . Nó gây tác hại không chỉ cho một ngành hay một khu vực kinh tế quốc đân mà còn cho nhiều ngành nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Nó cũng có thể làm chậm hẳn lại sự tiến triển của một ngành khoa học. Đặc biệt ngày nay nhiều công trình, máy móc, thiết bị với các chức năng tự động hoá, chuyên môn hoá cao, có giá trị rất lớn. Nếu tai nạn xảy ra có thể dẫn tới thiệt hại to lớn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cũng giống như loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm thiết bị điện tử nhằm ổn định hoạt động của các tổ chức kinh tế trong trường hợp chẳng may gặp các rủi ro nói trên. Với việc thu phí bảo hiểm của nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân có liên quan trong xã hội để lập qũi bảo hiểm và quan hệ tái bảo hiểm có đủ khả năng bồi thường ngay tổn thất cho người được bảo hiểm, cho dù tổn thất có lớn tới mức nào đi chăng nữa, giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả tổn thất, khôi phục sản xuất kinh doanh và đời sống. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi tổ chức, đơn vị, xí nghiệp đều phảI tự chủ về mặt tài chính và chủ động trong kinh doanh. Với cơ sở vật chất sẵn có của mình, họ phải lo liệu làm sao sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất. Cơ chế mới đó vừa thúc đẩy sự phát triển sản xuất của các xí nghiệp, mặt khác đòi hỏi các xí nghiệp phải tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh vì với việc xoá bỏ cơ chế bao cấp, các xí nghiệp sẽ không được Nhà nước trợ cấp trong các trường hợp làm ăn không có hiệu quả hoặc không may gặp phải rủi ro làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Điều đó, buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề bảo hiểm. Nếu tham gia bảo hiểm, trong trường hợp gặp phải các rủi ro gây ra thiệt hại tới tài sản, tiền vốn của họ thì bảo 5 hiểm sẽ bồi thường kịp thời các tổn thất đó, giúp người được bảo hiểm giải quyết ngay khó khăn về mặt tài chính, không cần xin ngân sách nhà nước trợ cấp. Căn cứ vào điều kiện tài chính của mình, chỉ với một khoản phí bảo hiểm rất nhỏ trả cho người bảo hiểm, khi gặp tổn thất người được bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bồi thường của người bảo hiểm và sẽ chủ động nhanh chóng khôI phục ,đưa sản xuất kinh doanh trở lại bình thường . Ngoài ra, khi tiến hành bảo hiểm thiết bị điện tử Người bảo hiểm cùng với các ngành, các cơ quan hữu quan khác phối hợp tiến hành công tác đè phòng, hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đối với tài sản, con người. Đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm thiết bị điện tử, các biện pháp đề phòng, chữa cháy, kiểm tra, giám định các thiết bị máy móc, đóng vai trò quan trọng. Theo thông lệ, trước khi tiến hành bảo hiểm, người bảo hiểm phải theo rõi, kiểm tra và đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng được yêu cầu bảo hiểm, trên cơ sở đó sẽ đóng góp kịp thời cho người được bảo hiểm các biện pháp cần thiết để hạn chế kha năng xảy ra các rủi ro gây nguy hại cho tài sản được bảo hiểm. c,Vai trò và tác dụng của bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm thiết bị điện tử (Electronic Equipment Insurance-EEI) có một số ưu điểm so với các loại hình bảo hiểm khác như : Một là, EEI đưa ra khái niệm bảo hiểm rộng rãi nhất trong ngành bảo hiểm. Dựa trên đơn bảo hiểm mọi rủi ro với rất ít các điều kiện loại trừ ,nó bảo đảm việc bồi thường sau khi tổn thất hay hư hỏng, thậm chí cả trong các trường hợp không đáng quan tâm hay không quan trọng đối với tài sản khác ví dụ như việc vận hành không có chuyên môn, dao động điện áp, ám khói ,ẩm ướt và nổ đèn chân không .Tuy nhiên ,các hiểm hoạ ấy đã gây ra một rủi ro rất nghiêm trọng cho thiết bị điện tử có độ nhạy cảm về tần số và tính khốc liệt. Cũng như vậy, một nguyên nhân tương đối nhỏ nhưng cũng có thể ảnh hưởng lớn về tài chính đối với tính liên tục của hoạt động kinh doanh bởi vì các hoạt động này có thể hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của “trái tim" thiết bị điện tử . 6 Hai là, điều khoản tiêu chuẩn trong bảo hiểm thiết bị điện tử có đưa ra điều kiện hoàn trả tiền trên cơ sở giá trị thay thế mới. Điều này đã đặt người được bảo hiểm vào một vị trí sẵn có nguồn tiền đầy đủ để thay thế ngay lập tức và không có sự khấu trừ thông thường theo điều kiện “mới thay cũ" . Ba là, Bảo hiểm thiết bị điện tử mở rộng cả với thiệt hại mọi lĩnh vực phần mềm và sự ứng dụng của nó. Ngày nay ,dữ liệu gốc và dữ liệu giao dịch được lưu trữ vào máy tính là nguồn thông tin phổ biến của mỗi công ty do đó cả phần mềm và dữ liệu là những tài sản rất có giá trị đối với mọi doanh nghiệp. Sự tồn tại và tính chính xác của chúng bị đe doạ bởi rất nhiều rủi và hiểm hoạ đa dạng khi so sánh với chính thiết bị đó . Các hoạt động có thể bị gián đoạn cho tới khi việc phục hồi đầy đủ thông tin được tiến hành. Bốn là, để chiều theo ý khách hàng, bảo hiểm thiết bị điện tử có thể thay đổi phù hợp với từng nhu cầu thông qua các bản sửa đổi bổ xung và cơ cấu định giá rủi ro. 2. Lịch sử phát triển bảo hiểm thiết bị điện tử a) Khái quát về lịch sử bảo hiểm kĩ thuật So với các loại hình bảo hiểm khác như: Bảo hiểm hàng hải ,bảo hiểm cháy... thì bảo hiểm kĩ thuật ra đời chậm hơn. Có thể nói rằng: Bảo hiểm kĩ thuật ra đời cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và chính sự phát triển của khoa học kĩ thuật là động lực thúc đẩy sự lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực bảo hiểm này. Ta có thể đưa ra một vàI số liệu để so sánh như sau: - Bảo hiểm cháy ra đời từ năm 1667 - Bảo hiểm hàng hải ra đời vào năm1687 - Đơn bảo hiểm kĩ thuật đầu tiên xuất hiện vào năm 1859 Đó là đơn bảo hiểm về máy móc và năm 1859 xuất hiện đơn bảo hiểm đầu tiên cho nồi hơi. 7 Tuy sinh sau đẻ muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm khác, nhưng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong thế kỷ 20 này, bảo hiểm kĩ thuật cũng đã tiến được những bước dài quan trọng và trở thành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng nhất hiện nay. Trong năm 1972, tổng số phí BHKT tại CHLB Đức chỉ đạt 567 triệu DM, nhưng năm 1981 đã tăng lên tới 1294 triệu DM BHKT hiện nay đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, khoa học trên toàn thế giới, từ việc bảo hiểm các máy móc trong các xí nghiệp sản xuất ,các dụng cụ tinh vi trong y tế, trong các phòng thí nghiệp cho tới việc bảo hiểm cho công trình xây lắp khổng lồ, các công tá lắp ráp máy bay, tàu biển cỡ lớn và cho cả con tàu vũ trụ... công ty Munich Re, một công ty tái bảo hiểm đứng đầu thế giới,là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi loại hình bảo hiểm này cùng với các công ty khác trên thị trường bảo hiểm Lon don -trung tâm bảo hiểm thế giới. b) Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm thiết bị điện tử là một nghiệp vụ bảo hiểm tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm khác nhưng đã phát triển rất nhanh và chiếm một tỷ lệ lớn trong doanh thu phí bảo hiểm kĩ thuật. Gọi là ra đời muộn nhưng nhìn lại lịch sử phát triển của loại hình bảo hiểm này, chúng ta thấy nó cũng đã có trên 70 năm phát triển. Từ những năm 20 của thế kỉ này đã xuất hiện những hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện tử như là những phần bổ xung cho các hợp đồng thuê mướn và bảo dưỡng thiết bị .Vào năm 1921 công ty chuyên về bảo hiểm thiết bị điện tử đầu tiên trên thế giới đã được thành lập . Với nguồn gốc của nó trong những năm 1920 ở Đức, bảo hiểm điện áp thấp, như tên gọi của nó sau đó được bắt đầu như một loại hình bảo hiểm chuyên biệt cho thiết bị điện thoại, chủ yếu là để bảo vệ các công ty thuê bao điện thoại chống lại ảnh hưởng về mặt tài chính có tính chất hậu quả của tổn thất hay hư hỏng thiết bị. 8 Trong những năm 30, phạm vi vủa những thiết bị được bảo hiểm được mở rộng bao gồm các hệ thống loa chuyên dùng, hệ thống tín hiệu ánh sáng và hệ thống báo cháy cũng như các thiết bị viễn thông khác, tiếp đến là xuất hiện của thế hệ máy tính điện tử . Công nghệ máy tính hiện đại đã phát triển và được hoàn chỉnh bởi KONZADZNSE tai Đức vào năm 1941. Trong cùng thời gian đó ở Mỹ ,hình thành chuỗi máy tính điều khiển tự động, bước tiếp theo là sử dụng các ống điện tử cho việc tính toán. Máy tính lớn nhất ENIAC là một hệ thống khổng lồ với hơn 18000 ống điện tử, 1500 thiết bị ngoại vi khác và có mức tiêu thụ trên 150KW. Sau đó là một chương trình ghi nhớ được phát hiện bởi nhà toán học John Newman trong năm 1948. Cho đến năm 1950, có sự thay thế các ống điện tử bằng transito và diot. Từ trước đến năm 1960 vi mạch điện tử mở đường cho “cách mạng công nghiệp lần thứ 3" Tiếp đến năm 1970: những yếu tố rủi ro mới xuất hiện đòi hỏi phải có những điều kiện bảo hiểm mới dẫn đến sự ra đời đơn bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI). Năm 1980 EEI trở thành hợp đồng bảo hiểm được yêu cầu nhiều nhất trong lĩnh vực bảo hiểm kĩ thuật. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử trong thế kỉ 20 cùng với sự xâm nhập có nhiều đổi mới của loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử đã tạo ra loại hình bảo hiểm chuyên dụng này có tầm quan trọng hiện nay của thế giới bảo hiểm. Ngày nay nhiều doanh nghiệp không thể cạnh tranh khi thiếu vô số các loại công nghệ mà nghành điện tử cung cấp và trong trường hợp tổn thất hay hư hỏng thiết bị điện tử của mình nhiều công ty có thể không có khả năng tồn tại lâu dài. Tình hình này đã có lợi cho sự phát triển của loại hình bảo hiểm thiết bị điện tử trong quá khứ và sẽ phát triển liên tục trong nhiều năm tới . Hiện nay theo ước tính thì tại thị trường bảo hiểm đức, một thị trường được coi là phát triển nhất vê bảo hiểm kĩ thuật nói chung và bảo hiểm thiết bị điện tử nói riêng. Năm 1992 ở đức ,bảo hiểm thiết bị điện tử đã tạo ra doanh 9 thu phí bảo hiểm vượt hơn 450.000.000 U S D chiếm gần 33% tổng doanh thu phí bảo hiểm kĩ thuật . Ở Việt nam, bảo hiểm thiết bị điện tử đến thời điểm này có thể coi là một trong những sản phẩm mới nhất được tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Baoviet) nghiên cứu triển khai bắt đầu vào tháng 10 năm 1996 3. Một số điều kiện thuận lợi của Việt nam trong việc hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử Để hình thành và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử không thể đơn thuần áp dụng một cách máy móc, một sự tiếp thu thiếu chọn lọc từ nhiều nước trên thế giới mà ngoài tính lí thuyết đầy thuyết phục thì xuất phát điểm thứ hai đó là tình hình thực tế, nó có phù hợp có khả thi hay không. Cũng một nghiệp vụ bảo hiểm nhưng chỉ có thể thành công ở nước này nhưng lại hoàn toàn không triển khai được ở nước khác, điều này cũng chính là do điều kiện nội tại của bản thân mỗi nước, có đặc điểm và ưu thế riêng .Các điều kiện đó chính là: điều kiện về kinh tế, điều kiện về dân số và điều kiện về môi trường pháp lí. Ở Việt nam các điều kiện đó như sau : a,Điều kiện về kinh tế Kinh tế là một trong những biểu thức quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nghiệp vụ này. Khi một nền kinh tế nghèo nàn thì điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất sẽ không được trang bị hiện đại do đó sẽ không có bảo hiểm thiết bị điện tử. Nhưng thực tế là ở Việt nam kinh tế chưa phải là phát triển song những gì mà nền kinh tế đã đạt được như hiện nay quả là một điều kiện hết sức thuận lợi cho nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử phát triển. Sau khi có chính sách đổi mới về kinh tế, mở cửa ra thị trường thế giới thì thị trường việt nam về công nghệ thông tin đã được khởi sắc từ đầu những năm 90. Bước khẳng định cho sự phát triển thị trường này là tác động vĩ mô của nhà nước về chính sách công nghệ thông tin. Ngày 7 tháng 4 năm 1993 chính phủ ban hành Nghị định 49/CP xác định chính sách, quan điểm và mục tiêu của việc phát triển công nghệ thông tin đến năm 2000 . Các công ty máy tính tầm cỡ thế giới bắt đầu bước vào thị trường Việt Nam như Compaq, IBM, ACER ... 10 Một yếu tố hết sức thuận lợi nữa là khi nền kinh tế Việt nam có mức độ tăng trưởng cao và ổn định thì đi đôi với nó là yêu cầu phục vụ về thông tin, phục vụ về sức khoẻ cho người dân, phục vụ sinh hoạt giải trí hết sức được quan tâm. Đó là các nghành như: truyền hình,thiết bị phục vụ y tế, các trung tâm điện tử, viện nghiên cứu... bắt buộc phải có các thiết bị điện tử có giá trị lớn nhập từ nước ngoài về. Do đó muốn bảo đảm cho chúng trong điều kiện hết sức phức tạp ở Việt nam, các cơ quan như truyền hình bệnh viện, bưu điện, phải tham gia nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử. Bảng 1:Minh hoạ về tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam trong thời gian 1994-1998 Năm 1994 1995 1996 1997 1998 Tốc độ tăng trưởng(%) 8,8 9,5 9,3 9,0 6,1 Môi trường kinh tế nói chung đang tạo điều kiện thuận lợi cho những nước kém phát triển như Việt nam những cơ hội thuận lợi để mau chóng hội nhập vào mạng lưới thông tin quốc tế . Tính toàn cầu hoá của mạng lưới thông tin quốc tế biến bất cứ một quốc gia nào không phải là chiều đi hay chiều đến thì cũng trở thành nơi quá cảnh của các luồng thông tin và do đó việc nâng cao tính đồng bộ của hệ thống thông tin toàn cầu trở thành yêu cầu khách quan . Với một đất nước hơn 70 triệu dân, mặt bằng thông tin còn nhiều trống vắng nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, rõ
Tài liệu liên quan