Thời kỳtừnăm 1957-1980:
Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của ngân hàng Đầu
tưvà Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số177/TTg ngày 26/04/1957
của Thủtướng Chính Phủ- trực thuộc BộTài Chính với qui mô ban đầu nhỏbé gồm 8
chi nhánh và 200 cán bộ.
Nhiệm vụcủa Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn, kiến thiết
cơbản từnguồn vốn ngân sách cho tất cảcác lĩnh vực kinh tếxã hội.
Thời kỳtừ1981 – 1989:
Ngày 26/04/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tưvà Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhiệm vụchủyếu của Ngân hàng Đầu tưvà Xây dựng là cấp phát, cho vay và
quản lý vốn đầu tưxây dựng cơbản tất cảcác lĩnh vực của nền kinh tếkếhoạch nhà
nước.
Thời kỳ1990 – 1994:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tưvà Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳthực hiện đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từcơchếtập trung bao cấp sang cơchếthịtrường có
sựquản lý của Nhà nước.
Do vậy nhiệm vụcủa BIDV được thay đổi cơbản: Tiếp tục nhận vốn ngân hàng
đểcho vay các dựán thuộc chỉtiêu kếhoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung
dài hạn đểcho vay đầu tưphát triển; kinh doanh tiền tệtín dụng dịch vụngân hàng chủ
yếu trong lĩnh vực xây lắp đểphục vụ đầu tưphát triển.
48 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2791 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn
Đề tài: THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH
TỈNH NINH THUẬN.
15
CHƯƠNG 2
THÖÏC TRAÏNG HOAÏT ÑOÄNG DÒCH VUÏ NGAÂN HAØNG BAÙN LEÛ TAÏI
NGAÂN HAØNG ÑAÀU TÖ VAØ PHAÙT TRIEÅN CHI NHAÙNH TÆNH NINH
THUAÄN.
2.1- Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Thuận:
2.1.1-Giới thiệu chung:
2.1.1.1-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: (tên gọi tắt là BIDV)
Thời kỳ từ năm 1957-1980:
Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957
của Thủ tướng Chính Phủ - trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8
chi nhánh và 200 cán bộ.
Nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn, kiến thiết
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Thời kỳ từ 1981 – 1989:
Ngày 26/04/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng
Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế kế hoạch nhà
nước.
Thời kỳ 1990 – 1994:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước.
Do vậy nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân hàng
để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung
dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng dịch vụ ngân hàng chủ
yếu trong lĩnh vực xây lắp để phục vụ đầu tư phát triển.
16
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV; Được phép kinh doanh đa
năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của
đất nước.
Thời kỳ 1996 – nay:
Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị
nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “ cất cánh” của BIDV sau năm 2005. Khẳng định
vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước;
được Nhà nước trao tặng “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”
Sơ lược về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tên quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam.
Tên gọi tắt: BIDV
Địa chỉ: Tháp A, Toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Điện thoại: 04 2200422; 04 2200484
Fax: 04. 2200399
Website: www.bidv.com.vn
Email: bidv@hn.vnn.vn
Các sản phẩm, dịch vụ của BIDV cung cấp cho khách hàng:
BIDV cấp tín dụng cho các nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các khoản tín dụng
đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định dưới
các hình thức:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Tài trợ xuất nhập khẩu, bao gồm Thư tín dụng và Chiết khấu bộ chứng từ phục vụ
hoạt động kinh doanh cho các công ty.
- Cho vay đồng tài trợ: Thực hiện đối với những dự án, nhu cầu vốn lớn, thực hiện
chính sách đồng tài trợ của BIDV với các ngân hàng đồng tài trợ cùng tham gia. Trong
trường hợp này BIDV sẽ là đầu mối thực hiện thu xếp khoản vay hợp vốn, đồng tài trợ
bằng một hợp đồng duy nhất, trong đó có một số Tổ chức tín dụng cùng tham gia.
- Bảo lãnh: Hình thức đảm bảo nghĩa vụ của một bên thứ ba trong các trường hợp
như: Đấu thầu, thực hiện hợp đồng, tạm ứng trước giá trị hợp đồng, phát hành theo sự uỷ
nhiệm của đối tác…Các hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
17
đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành chất lượng công trình, bảo
hành chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh đối ứng và
các loại bảo lãnh được phép khác.
- Thấu chi: Là hình thức tín dụng quay vòng, trong đó BIDV thoả thuận cho khách
hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng, phù hợp với các quy
định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trường hợp này khách hàng có thể rút tiền từ tài
khoản của mình và thanh toán khoản vay trên chính tài khoản ấy, với điều kiện là số dư
có trên tài khoản không vượt quá một hạn mức đã thoả thuận trước. Hình thức tín dụng
này được cung cấp trong vòng một năm, với sự rà soát thường xuyên nhằm đảm bảo tài
khoản được vận hành tốt.
- Thẻ tín dụng: BIDV phát hành thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Mastercard…) và thẻ tín
dụng nội địa cho các khách hàng có đủ uy tín, có khả năng sử dụng dịch vụ này một cách
đúng đắn trong phạm vi hạn mức tín dụng được cấp của thẻ. Khách hàng sử dụng sản
phẩm này có thể thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự
động (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt hay điểm thanh toán chấp nhận thẻ của BIDV.
-Cho vay tiêu dùng: BIDV cho các cá nhân phục vụ cho mục đích tiêu dùng, người lao
động đang làm việc trong các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp có nguồn thu
nhập ổn định.
2.1.1.2-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Thuận:
Là một trong những Chi nhánh của BIDV, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh
Thuận (gọi tắt là Chi nhánh Ninh Thuận) có quá trình hình thành và phát triển như sau:
Trong điều kiện thực tiễn của tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh được chia tách ra khỏi
tỉnh Thuận Hải kể từ ngày 01/04/1992, nhìn chung tổng thể về các mặt phát triển kinh tế
xã hội, cơ sở vật chất hạ tầng chưa phát triển, vốn ngân sách hàng năm ít ỏi, cơ sở hạ tầng
còn hạn chế; phần lớn các doanh nghiệp quốc doanh còn nhỏ bé, vốn ít, hoạt động sản
xuất kinh doanh kém hiệu quả; các doanh nghiệp tư nhân cá thể mới hình thành nên năng
lực tài chính không đủ sức cạnh tranh, kèm theo đó các mặt phát triển khác trên địa bàn
cũng ở mức khởi điểm thấp.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tỉnh Ninh Thuận cần thiết phải nghiên cứu sắp
xếp lại trật tự ưu tiên trong xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các dự án phát triển kinh tế
nhằm vào các lĩnh vực mũi nhọn có thể phát huy hiệu quả kinh tế như: tập trung đầu tư
18
cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản xuất khẩu, phát triển sản xuất muối công nghiệp,
cải tiến mở rộng nhà máy đường, xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư khai
thác tiềm năng du lịch vùng Ninh Chữ, Cà Ná và các vùng khác.
Những dự án đầu tư phát triển kinh tế khá quy mô, cần nguồn vốn lớn, mặt khác
cùng một lúc tập trung đầu tư. Trong thời gian ngắn chắc chắn vốn ngân sách địa phương
không thể trang trải đáp ứng kịp thời đầy đủ. Hơn nữa khi nền kinh tế chuyển sang kinh
tế thị trường, sự bao cấp không còn nữa, mọi hoạt động lấy hiệu quả kinh tế làm trọng
tâm. Với lý do đó cần thiết phải có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận với các nhiệm vụ cụ thể là huy động vốn ngắn, trung hạn và dài hạn tại địa phương
để đầu tư cho địa phương, đồng thời tham mưu cho các cấp địa phương trong lĩnh vực
góp vốn đầu tư và phát triển từ các nơi khác. Trên cơ sở đó Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển tỉnh Ninh Thuận ra đời.
Chi nhánh Ninh Thuận có trụ sở chính ở địa điểm số 138, đường 21/08, thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, được thành lập theo Quyết định số 16/QĐ-
NH, ngày 29/01/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chức năng - Nhiệm vụ - Quyền hạn:
- Chức năng: Chi nhánh Ninh Thuận là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi
nhánh của BIDV. Vì vậy chi nhánh Ninh Thuận cũng có chức năng như một ngân
hàng thương mại.
- Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh đều có nhiệm vụ kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng theo hướng
đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và BIDV.
- Quyền hạn:
+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận được quyền ban hành mọi quy
định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh, các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết
trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái với pháp luật và quy định
của BIDV.
+ Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù hợp với
quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của BIDV.
+ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
19
+ Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh
doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, tín
dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và BIDV.
+ Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố
về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy
định của BIDV.
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn, thu hồi gốc và
lãi vay, bảo đảm sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Yêu cầu khách hàng khi vay vốn phải cung cấp tài liệu, hồ sơ và thông tin về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính theo thể lệ tín dụng để quyết định cho
vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng vốn vay,
đình chỉ thu hồi trước hạn đối với các trường hợp khi chi nhánh kiểm tra phát hiện thấy
việc sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm các quy định của nhà nước, hợp đồng
tín dụng, thể lệ tín dụng và cam kết của khách hàng đối với ngân hàng.
+ Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không trả được nợ đến hạn.
+ Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự về các cam kết giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh
Bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ninh Thuận do Tổng Giám đốc BIDV ký quyết
định hoặc do Giám đốc chi nhánh sắp xếp bố trí trình Tổng Giám đốc phê duyệt.
Căn cứ quyết định của Tổng Giám đốc BIDV về việc điều hành “Quy chế tổ chức,
hoạt động của chi nhánh BIDV trực thuộc. Chi nhánh Ninh Thuận có tổng số cán bộ công
nhân viên là 87 người gồm 2 phòng giao dịch trực thuộc và 9 phòng ban và các tổ nghiệp
vụ, cụ thể là:
20
Các sản phẩm tại Chi nhánh Ninh Thuận:
• Dịch vụ thẻ: Thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế…
• Dịch vụ chuyển tiền kiều hối.
• Bảo lãnh
• Cho vay: Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay tiêu
dùng…
• Dịch vụ thanh toán.
• Thanh toán xuất nhập khẩu.
• Thanh toán trong nước
• Tiết kiệm, tiền gửi tổ chức kinh tế
• Bảo hiểm: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt,
bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới…với phạm vi hoạt động lớn và chi phí
hợp lý.
• Kinh doanh ngoại tệ.
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH-
NGUỒN
VỐN
PHÒNG
TÍN
DỤNG I
và II
PHÒNG
DỊCH
VỤ
KHÁCH
HÀNG
PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI
CHÍNH
CÁC
PHÒNG
GIAO
DỊCH
21
2.1.2- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV và Chi nhánh Ninh
Thuận trong giai đoạn hiện nay:
2.1.2.1-Mạng lưới hoạt động:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt
giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, được thành lập sớm nhất tại Việt
Nam; đã có hơn 50 năm hoạt động và trưởng thành.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam làm tròn nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao cho, BIDV luôn tuân thủ
pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn.
Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn đóng vai trò là kênh
quan trọng và quyết định trong việc cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển nền kinh
tế, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, phát huy truyền thống 50 năm hoạt động cộng
đồng, vì sự phát triển đất nước, BIDV luôn có những đóng góp tích cực cho các công tác
từ thiện xã hội.
BIDV là một trong số các doanh nghiệp được đánh giá có nhiều đóng góp lớn,
tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Phát huy truyền thống tương thân tương ái,
uống nước nhớ nguồn phục vụ cộng đồng, BIDV là một trong những doanh nghiệp đi đầu
trong các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, vì sự phát triển bền vững. Hàng năm, BIDV luôn
dành những khoản ngân sách lớn để hỗ trợ các đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội như trẻ
em nghèo, người già cô đơn, nạn nhân chất độc màu da cam cùng nhiều phong trào đền
ơn đáp nghĩa…
Các hoạt động tài trợ, từ thiện xã hội của BIDV đều hướng đến mục tiêu chung là
chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng, góp phần thực hiện chính sách, chỉ đạo của Đảng, của
Chính Phủ thực hiện các chương trình xã hội. Đồng thời qua các chương trình đó góp
phần quảng bá thương hiệu, hình ảnh BIDV đến công chúng.
Các danh hiệu và phần thưởng cao quý mà BIDV đã đạt được : Huân chương độc
lập hạng I, Huân chương lao động hạng II, và đặc biệt là Anh hùng lao động thời kỳ đổi
mới – là sự ghi nhận của Đảng, nhà nước về thành tích trong suốt 50 năm qua của BIDV.
Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng chỉ có 8 chi nhánh với trên
800 CBCNV. Đến nay, tổng số CBCNV của toàn hệ thống đạt trên 9.300 người vừa có
22
kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại. Mô hình Tổng công ty đã được
hình thành theo 5 khối:
- Ngân hàng thương mại nhà nước với 81 chi nhánh cấp 1, sở giao dịch tại tất cả các
tỉnh, thành phố trên cả nước;
- Khối công ty gồm 4 công ty độc lập (Công ty Chứng khoán, Công ty cho thuê tài
chính 1, Công ty cho thuê tài chính 2 và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản)
- Khối liên doanh (gồm Ngân hàng liên doanh VID-Public, Ngân hàng liên doanh
Lào - Việt);
- Khối đơn vị sự nghiệp (gồm Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo)
- Khối đầu tư.
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ninh Thuận là một chi nhánh hoạt động
của BIDV hoạt động tại tỉnh Ninh Thuận, đây là một doanh nghiệp nhà nước và có chức
năng hoạt động như một ngân hàng thương mại. Sau hơn 13 năm hoạt động, đến nay Chi
nhánh Ninh Thuận đã có 3 phòng giao dịch tại khu vực phường Phước Mỹ, phường
Thanh Sơn và phường Đạo Long. So với mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương
mại trong tỉnh, Chi nhánh Ninh Thuận có lợi thế về mạng lưới hoạt động sau ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận vì đây là một ngân hàng có mạng
lưới hoạt động rộng khắp và quy mô hoạt động tương đối lớn.
2.1.2.2-Hoạt động huy động vốn:
Sau 50 năm hoạt động, BIDV đã trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại,
hoạt động đa năng, đa lĩnh vực, có nền tảng công nghệ tiên tiến, hệ thống mạng lưới phủ
rộng toàn quốc, BIDV vươn lên trở thành ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô
đứng thứ 2 về mạng lưới phân phối truyền thống và phi truyền thống trong hệ thống ngân
hàng Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao và cạnh tranh giữa
các ngân hàng gay gắt, BIDV đã hoàn thành toàn diện, đồng bộ và vượt trội kế hoạch
kinh doanh năm 2007.
Năm 2007 là năm thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và khả năng
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trở nên quyết liệt hơn, BIDV đã nghiêm túc
chấp hành các chính sách vĩ mô của ngân hàng Nhà nước, luôn bám sát diễn biến thị
trường tài chính trong nước và quốc tế để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm
bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các ngân hàng thương mại khác.
23
Cụ thể là BIDV đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển
khai sản phẩm Tiết kiệm Ổ trứng vàng, sản phẩm tiết kiệm rút dần, Smart@ccount, tiết
kiệm bậc thang...BIDV cũng đã hoàn thành việc ký thoả thuận hợp tác toàn diện với một
số tập đoàn, tổng công lớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ; đa
dạng hoá đối tượng khách hàng, tăng cường quảng bá thương hiệu, khẳng định uy tín của
BIDV trên thị trường tiền tệ.
Song song với những thay đổi về lượng, hoạt động của BIDV cũng đã đạt được
những thay đổi căn bản về chất theo hướng lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài
chính. Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung Ương tới các đơn vị thành viên, BIDV giảm tỷ
lệ nợ xấu theo quyết định 493/CP của Chính Phủ. Các chỉ số phản ánh tiềm lực tài chính
và chất lượng hoạt động đã được cải thiện và nâng lên một bước đáng kể, thể hiện tầm
vóc và phong độ của một ngân hàng trên đà phát triển.
Tính đến ngày 31/12/2007, theo số liệu báo cáo tổng kết của BIDV ước tính tổng
tài sản 201.382 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2006, huy động vốn cuối kỳ đạt 135.977
tỷ đồng, tăng 27%. Nếu so với năm 2004 thì BIDV đã đạt mức tăng trưởng bình quân gấp
2 lần về tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ tín dụng.
Hầu hết các sản phẩm dịch vụ truyền thống của BIDV như huy động vốn, thanh
toán, tài trợ thương mại…đều có bước phát triển vượt bậc. BIDV đã gắn kết được giữa
tăng trưởng và chất lượng, giữa hiệu quả và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền
vững. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như: tăng trưởng huy động vốn không những
tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng. Cơ cấu huy động vốn và khu vực dân cư
được cải thiện đáng kể theo chiều hướng ổn định và có lợi theo đúng mục tiêu kinh doanh
của BIDV, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế trên nguồn vốn huy động đạt 57%, tỷ lệ
huy động vốn trung dài hạn đạt 43%.
Với đặc thù kinh tế của tỉnh Ninh Thuận là Ngân sách tỉnh luôn luôn bội chi, hàng
năm hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương. Hơn nữa trên địa bàn
số lượng các chi nhánh ngân hàng mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ngày càng tăng thêm
làm cho công tác huy động vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên với
nhiều hình thức huy động mới đã được triển khai thống nhất từ BIDV đã khơi tăng thêm
lượng khách hàng nên lượng huy động vốn tại Chi nhánh Ninh Thuận đều hoàn thành kế
hoạch và tăng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn của địa phương
24
Bảng số 2.1: TÌNH HÌNH SỐ DƯ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NINH
THUẬN QUA CÁC NĂM 2005-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
6 tháng đầu
năm 2008
Số dư huy động
Số dư
huy
động
%
tăng
so với
năm
trước
Số dư
huy
động
%
tăng
so với
năm
trước
Số dư
huy
động
%
tăng
so với
năm
trước
Số dư nguồn vốn huy động
256,734
298,045 16%
350,865 18%
410,000 17%
Trong đó: - Nguồn vốn HĐ ngắn hạn 141,204
152,004 8%
186,136 22%
290,000 56%
- Nguồn vốn HĐ trung, dài hạn 30,808
41,726 35%
59,470 43%
29,000 -51%
- Nguồn vốn HĐ không kỳ hạn 84,722
104,315 23%
105,259 1%
91,000 -14%
1. Nguồn vốn huy động từ dân cư 143,771
160,944 12%
203,502 26%
230,000 13%
Tỷ trọng huy động vốn từ dân cư 56% 54% 58% 56%
2. Nguồn huy động từ các DN vừa và nhỏ 59,049
62,589 6%
84,208 35%
78,400 -7%
Tỷ trong huy động từ các DN vừa và nhỏ 23% 21% 24% 19%
Nguồn : Báo cáo tổng kết Ngân hàng ĐT-PT Ninh Thuận hàng năm
Năm 2007, kế hoạch BIDV đã giao cho Chi nhánh Ninh Thuận về huy động vốn là
340 tỷ đồng, Chi nhánh Ninh Thuận thực hiện 350,8 tỷ đồng; đạt 103% so với kế hoạch,
vượt 18% so với năm 2006, trong đó huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu
khoảng 58% trong tổng nguồn vốn huy động
Số dư nguồn vốn huy động tăng cao vào cuối năm 2007 do nhu cầu thanh toán của
khách hàng, điều này dự báo nguồn vốn huy động vào tháng 1/2008 sẽ giảm đáng kể. Về
cơ cấu nguồn vốn huy động, Chi nhánh Ninh Thuận luôn chú t