Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Để quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán được các doanh nghiệp và các ngân hàng sử dụng nhưng phương thức thanh toán bằng L/C được nhiều doanh nghiệp biết đến. Phương thức thanh toán này hiện đang chiếm khối lượng lơn tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam.
Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993. Năm 2005, BIDV đã thành lập thêm chi nhánh tại 53 Quang Trung cũng nhằm mục đích mở rộng hơn nữa hoạt động thanh toán của mình. Mặc dù BIDV đã thành lập được thời gian dài nhưng trong những năm gần đây nghiệp vụ thanh toán bằng L/C mới được coi là một nghiệp vụ quan trọng và đóng góp nhiều vào sự phát triển của Ngân hàng. Hiện nay BIDV đã đang và sẽ không ngừng đổi mới và nâng cao quy trình cũng như nghiệp vụ thanh toán phục vụ tốt khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó hình thức thanh toán bằng L/C ngày càng được phát triển hơn nữa.
Thu hoạch thực tập sau đây là thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tại chi nhánh Quang Trung.
Để hoàn thành Thu hoạch thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các anh chị phòng Thanh Toán Quốc Tế Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh 53 Quang Trung. Mặc dù dã có nhiều cố gắng và nỗ lực học hỏi trong thời gian 2 tháng thực tập tại Ngân hàng, song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên Thu hoạch thực tập không tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
48 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 4071 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng thanh toán bằng L/C tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Để quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kinh tế quốc tế mở rộng, dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế như một tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán được các doanh nghiệp và các ngân hàng sử dụng nhưng phương thức thanh toán bằng L/C được nhiều doanh nghiệp biết đến. Phương thức thanh toán này hiện đang chiếm khối lượng lơn tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam.
Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993. Năm 2005, BIDV đã thành lập thêm chi nhánh tại 53 Quang Trung cũng nhằm mục đích mở rộng hơn nữa hoạt động thanh toán của mình. Mặc dù BIDV đã thành lập được thời gian dài nhưng trong những năm gần đây nghiệp vụ thanh toán bằng L/C mới được coi là một nghiệp vụ quan trọng và đóng góp nhiều vào sự phát triển của Ngân hàng. Hiện nay BIDV đã đang và sẽ không ngừng đổi mới và nâng cao quy trình cũng như nghiệp vụ thanh toán phục vụ tốt khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó hình thức thanh toán bằng L/C ngày càng được phát triển hơn nữa.
Thu hoạch thực tập sau đây là thực trạng thanh toán bằng L/C tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tại chi nhánh Quang Trung.
Để hoàn thành Thu hoạch thực tập này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Sỹ Tuấn, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các anh chị phòng Thanh Toán Quốc Tế Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh 53 Quang Trung. Mặc dù dã có nhiều cố gắng và nỗ lực học hỏi trong thời gian 2 tháng thực tập tại Ngân hàng, song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên Thu hoạch thực tập không tránh khỏi thiếu xót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
BẰNG L/C
I. Khái quát chung
1. Định nghĩa về tín dụng chứng từ (L/C)
Phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán. Lý do là nó đảm bảo quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua và người bán.
Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C.
2. Đặc điểm của thư tín dụng chứng từ (L/C)
- Ngân hàng và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hoá hoặc dịch vụ.
- L/C phải chỉ rõ là huỷ ngang hay không hủy ngang, nếu không chỉ ra như vậy nó sẽ được coi là không huỷ ngang.
- Chứng từ được coi là như không phù hợp với điềukhoản quy định trong L/C nếu: Chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau.
- Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lý không quá 7 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp, nếu quá thời hạn ngân hàng phát hành không có quyền thông báo sai sót.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C.
- Nếu ngân hàng quyết định từ chối chứng từ nó phải thông bảo bằng phương tiện truyền thống trước lúc đóng của của ngày làm việc thứ 7.
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin.
3. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C)
* Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
+ Số hiệu
Số hiệu dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. Tất cả các thư tín dụng đều phảI có số hiệu riêng. Số hiệu của thư tín dụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan như hối phiếu, các chứng từ cần thiết khác.
+Địa điểm mở L/C
Là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn pháp luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp néu có xung đột pháp luật về L/C đó.
+Ngày mở L/C
Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng.
* Tên, địa chỉ những người có liên quan
Các thương nhân: bao gồm những người nhập khẩu, người yêu cầu mở L/C, người xuất khẩu, người hưởng lợi L/C…
Các ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ: bao gồm ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận, và các ngân hàng khác (nếu có).
* Số tiền của thư tín dụng:
Số tiền trên thư tín dụng vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ, và thống nhất với nhau, tên của đơn vị tiền tệ phảI ghi rõ ràng. Trên thư tín dụng không nên ghi số tiền tuyệt đối vì người xuắt khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C quy định, khi đó khó có thể thanh toán vì ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng. Nên ghi số tiền theo một só giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạt được hoặc là một giới hạn chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền.
* Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng
+ Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng
Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C. Thời hạn này được tính từ ngày mở L/C đến hết ngày hiệu lực của L/C. Ngày giao hàng phảI nằm trong thời hạn này và không trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C. Ngày mở L/C phảI trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không trùng với ngày giao hàng, nhằm đảm bảo thời gian thông báo hợp lý, không trùng ngày giao hàng, nhằm đảm bảo thông báo L/C, lưu L/C tại ngân hàng, chuẩn bị giao hàng….
+ Thời hạn trả tiền của L/C
Là thời hạn trả tiền ngày hay trả tiền tuỳ thuộc vào quy định trong hợp đồng. Nếu thực hiện đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định ở yêu cầu ký hối phiếu.
+ Thời hạn giao hàng
Được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định. Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C.
*Những nội dung về hàng hoá: bao gồm tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy định phẩm chất, bao bì, m• ký hiệu…
*Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá: bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, CFR), nơI gửi, nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,…
*Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình: Đây là nội dung then chốt trong thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đ• hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định trong thư tín dụng. Nếu bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong thư tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu.
*Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Nội dung này ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của minh đối với khách hàng. Cam kết này là một cam kết có điều kiện, tức là ngân hàng chỉ thực hiện cam kết với điều kiện người xuất khẩu phảI trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C.
*Những điều khoản đặc biệt khác: Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể yêu cầu thêm những nội dung khác như: ví dụ quy định có thể hoàn trả bằng điện T/T…
* Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên tham gia phảI thoả thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C.
II. Thanh toán bằng L/C tại ngân hàng
1. Các loại L/C
*L/C trả ngay
Là loại L/C không thể hủy ngang và phảI thanh toán ngay khi hói phiếu được xuất trình. Rủi ro trong loại thư tín dụng này là thường phảI thanh toán trước khi nhận hàng, vì hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng nhập cảng.
* L/C trả chậm
Là loại L/C trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo được xuất trình hoặc sau ngày giao hàng.
Loại thư tín dụng này có hai dạng:
- L/C có kỳ hạn: là loại L/C không huỷ ngang trong đó ngân hàng phát hành sẽ chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo. Những hối phiếu này nhà xuất khẩu có thể giữ cho đến thời hạn thanh toán và lúc ấy trình nộp ngân hàng để nhận tiền hoặc bán/ chuyển nhượng trên thị trường. Các ngân hàng phát hành có thể mua hối phiếu chấp nhận thanh toán cho chính mình.
- L/C trả dần: Là loại L/C không thể huỷ ngang trong đó quy định người hưởng sẽ được thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C theo những thời hạn đ• quy định rõ trong L/C đó. Khác với loại thư tín dụng có kỳ hạn, loại L/C ngày không đòi hỏi hối phiếu do người bán ký phát. Do đó người bán không có quyền lợi pháp lý dối với hối phiếu và quyền truy đòi gần giống với quy trình nghiệp vụ L/C không thể huỷ ngang, chỉ khác ở chỗ việc thanh toán được thực hiện theo từng kỳ hạn nhất định.
2. Các bên tham gia và quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia
a. Các bên tham gia
Từ bản chất, nội dung của tín dụng chứng từ có thể they các bên tham gia trong việc thực hiện phương thức này bao gồm:
+Người yêu cầu mở L/C
Là người mua, người nhập khẩu hàng hoá hoặc ngưòi do người mua uỷ thác
Khi hợp đồng mua bán áp dụng phương thức tín dụng chứng từ thì việc mở L/C của người là điều kiện đầu tiệ để cho người bán thực hiện hợp đồng. Người mua căn cứ vào hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu ngân hàng mở L/C. Người mua phảI trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở L/C và thường phảI ký quỹ giá trị kim ngạch của L/C tại ngân hàng mở L/C. Người mua có quyền từ chối hay không hoàn trả toàn bộ hay một phần số tiền L/C nếu thấy bộ chứng từ không phù hợp với điều kiện đ• nêu ra trong L/C.
+ Ngân hàng phát hành L/C
Là ngân hàng đại diện và cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng nhận đơn của nhà nhập khẩu và căn cứ vào yêu cầu trong đơn để mở L/c, sau đó chịu trách nhiệm thông báo cho nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ được gửi nếu thấy phù hợp thì phảI thanh toán và chấp nhận thanh toán. Nếu ngân hàng làm sai sót thì phảI chịu trách nhiệm. Sauk hi đ• trả tiền cho người bán ngân hàng trao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và đòi lại khoản tiền thủ tục phí. Ngân hàng mở L/C thường là ngân hàng ở nước ngoài, cũng có trường hợp ở nước thứ ba nào đó.
+ Ngân hàng thông báo
Là ngân hàng báo tín dụng chứng từ cho người hưởng lợi một cách trực tiếp hoặc thông báo cho một ngân hàng khác. Người hưởng lợi không nhất thiết phải là khách hàng của ngân hàng thông báo. Ngân hàng này thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C tại nước người xuất khẩu.
+Người hưởng lợi
Là người bán hàng nhà xuất khẩu và là bên được hưởng lợi tín dụng chứng từ. Nhà xuất khẩu chỉ giao hàng khi nào biết được người mở L/C đúng với nội dung của hợp đồng mua bán. Nếu có sai sót hợp đồng mua bán hoặc có điều gì bất lợi cho mình thì người hưởng lợi có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung L/C. Nội dung sửa đổi hay bổ sung L/C phảI được ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán.
+ Các thành viên khác
- Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho người mở L/C theo yêu cầu của người mở L/C thường ngân hàng là ngân hàng có uy tín lớn trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. Muốn xác nhận ngân hàng mở L/C phải mở thủ tục phí rất cao và đôI khi phải đặt cọc trước.
- Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C.
- Ngân hàng hoàn trả: là ngân hàng mà tại đó ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận tiền vì tại giữa nân hàng mở và chúng không có quan hệ tài khoản trực tiếp.
b. Quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia
* Giữa ngân hàng phát hành và người yêu cầu mở L/C
Bằng cách gửi thẳng yêu cầu mở L/C đển ngân hàng phục vụ mình người yêu cầu đã chính thức đề nghị ngân hàng mở thư tín dụng để thực hiện việc thanh toán cho hợp đồng kinh doanh.
+ Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hưởng lợi
Việc mở L/C cho người hưởng lợi, ngân hàng phát hành đã cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là ngân hàng phát hành sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện hay khi người mở không trả hay không muốn trả theo L/C.
+Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi
Khi ngân hàng thông báo chỉ thực hiện việc thông báo tín dụng chứng từ mà không có một cam kết nào về thanh toán với L/C thì mọi quan hệ đối với người hưởng lợi của ngân hàng thông báo chỉ là vai trò người đưa thư.
+ Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi
Ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi. Đồng thời ngân hàng xác nhận đã đồng ý chịu trách nhiệm với ngân hàng phát hành về nghĩa vụ trả tiền L/C.
+ Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận
Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận đồng ý chịu mọi trách nhiệm vềcác khoản nợ. Một khi ngân hàng xác nhận không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đã cam kết, người hưởng lợi có quyền đòi tiền ngân hàng phát hành. Khi xácnhận đòi tiền ngân hàng mở ký quỹ một khoản tiền nhất định thì quan hệ này trở thành quan hệ tín dụng.
+ Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo
Với yêu cầu thông báo, L/C phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp, và ngân hàng thông báo không bị bất cứ một ràng buộc pháp lý nào.
+ Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hoàn trả
Với số tiền ký quỹ tại ngân hàng để thanh toán L/C cho ngân hang fthông báo hay ngân hàng xác nhận đ• xuất hiện mối quan hệ đồng thực hiện nghiệp vụ mà không cần có sự đảm bảo từ phía ngân hàng hoàn trả. Chính vì thế, ngân hàng hoàn trả sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng phát hành không đủ tiền thanh toán.
3. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại các ngân hàng
a. Vai trò là ngân hàng phát hành L/C
Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò quan trọng nhất, là chủ thể đưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác) thực hiện cam kết đó, thể hiện trong nội dung của L/C. Về bản chất, hợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, còn L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là do nhà nhập khẩu đưa ra trong đơn đề nghị phát hành L/C. Những yêu cầu của nhà nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu trong hợp đồng đã được cụ thể hoá thành yêu cầu của ngân hàng phát hành đối với nhà xuất khẩu và nó ràng buộc trách nhiệm trả tiền của ngân hàng phát hành. Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải chuyển tải chính xác các yêu cầu của đơn đề nghị mở L/C vào nội dung L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C thì cũng đồng thời phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu. Có như vậy ngân hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà nhập khẩu. Một ví dụ đơn giản là đơn đề nghị mở L/C quy định giấy chứng nhận chất lượng do nhà nhập khẩu phát hành tại cảng đến nhưng khi chuyển tải vào nội dung của L/C, cán bộ ngân hàng lại ghi nhầm là do nhà xuất khẩu phát hành. Sai sót này làm ảnh hưởng đến bản chất của giấy chứng nhận chất lượng và gây bất lợi cho nhà nhập khẩu. Cho dù ngân hàng kịp thời phát hiện ra và sửa đổi L/C thì vẫn phải chờ sự chấp thuận, chờ thiện chí của nhà xuất khẩu vì L/C là không huỷ ngang. Nếu nhà xuất khẩu không chấp nhận sửa đổi thì ngân hàng phát hành phải chịu mọi rủi ro nếu nhà nhập khẩu từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho ngân hàng.
Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng. Vì vậy ngân hàng phát hành phải đánh giá thật chính xác tình trạng bộ chứng từ. Nếu xác định sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng phát hành.
b. Vai trò là ngân hàng thông báo L/C
Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng không chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không chậm trễ. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng của ngân hàng thông báo. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành.
c. Vai trò là ngân hàng chiết khấu/thương lượng
Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trong L/C hoặc do chính người thụ hưởng lựa chọn. Thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, ngân hàng đã trả một khoản tiền cho người thụ hưởng với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở trị giá của bộ chứng từ. Đổi lại, ngân hàng được hưởng quyền đòi tiền bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành. Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi. Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành thì có quyền đòi hoàn lại số tiền đã chiết khấu từ người thụ hưởng. Ngược lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống, ngân hàng chiết khấu không được phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu miễn truy đòi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C.
d. Vai trò là ngân hàng xác nhận
Có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác nhận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy đối với mình xác nhận L/C nói trên. Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ thanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán. Trên thực tế, khi yêu cầu một ngân hàng xác nhận L/C, người thụ hưởng muốn ngân hàng xác nhận đó thanh toán ngay khi họ xuất trình chứng từ phù hợp tại ngân hàng xác nhận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
BẰNG L/C TẠI NGÂN HÀNG ĐT-PTVN
CHI NHÁNH QUANG TRUNG
I. Một vài nét về quá trình thành lập, phát triển và hoạt động của ngân hàng ĐT-PTVN và chi nhánh Quan