Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là đòi hỏi tất yếu của các quốc
gia đang phát triển trên thếgiới trong quá trình phát triển kinh tếxã hội hiện
nay nhưng phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh và ổn định là không thể
thiếu được. Nước Việt Nam chúng ta có truyền thống vềnông nghiệp thì để
tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá chỉthu được thành công khi chúng ta
đã đảm bảo an toàn vềlương thực thực phẩm- tức có ngành nông nghiệp phát
triển.
Nhưvậy đối với một tỉnh nông nghiệp nhưHà Tây, bên cạnh việc chú ý
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông nghiệp vẫn là ưu
tiên sốmột trong quá trình phát kinh tếxã hội của mình. Do vậy đầu tưsẽlà
nhân tốcực kì quan trọng tạo nên sựphát triển mạnh ngành nông nghiệp . Vì
thế,có thểnói trong thời gian vừa qua ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây nhờcó
sự đầu tưmạnh mẽcủa nhà nước ,của toàn tỉnh nên có sựphát triển vượt bậc.
Bởi vì đầu tưkhông những tạo ra cơsởhạtầng hiện đại cho nông nghiệp mà
còn giúp nông nghiệp có những giống mới ,những phương tiện sản xuất mới
tiên tiến và các phương thức sản xuât mới.
Nghiên cứu về đầu tưvà tìm ra những giải pháp đểthu hút vốn đầu tư,nâng
cao hiệu quả đầu tưlà một trong những vấn đềtrọng tâm của tỉnh Hà Tây và
luôn được quan tâm chú ý. Trên cơsởnghiên cứu vềtình hình đầu tưnông
nghiệp Hà Tây trong giai đoạn 1996 -2000,vềnhững phương hướng và giải
pháp cho đầu tưtrong thời gian tới, cũng nhưmuốn đóng góp một phần vào
công cuộc đầu tưngành nông nghiệp ; tôi quyết định chọn đềtài nghiên cứu:
"Đầu tưphát triển nông nghiệp Hà Tây”
92 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp, thẩm định- Xây dựng cơ bản tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Luận văn
Thực trạng và giải pháp
cho đầu tư phát triển nông
nghiệp, thẩm định- Xây
dựng cơ bản tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hà
Tây
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Lời nói đầu
Công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước là đòi hỏi tất yếu của các quốc
gia đang phát triển trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện
nay nhưng phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh và ổn định là không thể
thiếu được. Nước Việt Nam chúng ta có truyền thống về nông nghiệp thì để
tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá chỉ thu được thành công khi chúng ta
đã đảm bảo an toàn về lương thực thực phẩm- tức có ngành nông nghiệp phát
triển.
Như vậy đối với một tỉnh nông nghiệp như Hà Tây, bên cạnh việc chú ý
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ , phát triển nông nghiệp vẫn là ưu
tiên số một trong quá trình phát kinh tế xã hội của mình. Do vậy đầu tư sẽ là
nhân tố cực kì quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh ngành nông nghiệp . Vì
thế ,có thể nói trong thời gian vừa qua ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây nhờ có
sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước ,của toàn tỉnh nên có sự phát triển vượt bậc.
Bởi vì đầu tư không những tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại cho nông nghiệp mà
còn giúp nông nghiệp có những giống mới ,những phương tiện sản xuất mới
tiên tiến và các phương thức sản xuât mới.
Nghiên cứu về đầu tư và tìm ra những giải pháp để thu hút vốn đầu tư ,nâng
cao hiệu quả đầu tư là một trong những vấn đề trọng tâm của tỉnh Hà Tây và
luôn được quan tâm chú ý. Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình đầu tư nông
nghiệp Hà Tây trong giai đoạn 1996 -2000,về những phương hướng và giải
pháp cho đầu tư trong thời gian tới, cũng như muốn đóng góp một phần vào
công cuộc đầu tư ngành nông nghiệp ; tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
"Đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây”
Nội dung chính gồm các phần chủ yếu sau :
Chương I. Những vấn đề lí luận chung
Chương II. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây
ChươngIII. Phương hướng và giải pháp cho đầu tư phát triển nông
nghiệp Hà Tây
1
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Do trình độ còn hạn chế cũng như tài liệu thu thập còn chưa đầy đủ nên
trong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót hạn chế . Tôi
mong nhận được sự góp ý của thầy cô cũng như bạn đọc để giúp tôi hoàn thiện
hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo : Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện đề tài
Cháu cũng xin chân thành cảm ơn các bác ,các cô chú và các anh chị phòng
Thẩm định- Xây dựng cơ bản và phòng Tổng hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Hà Tây đã cung cấp tài liệu và tận tình hướng dẫn.
Sinh viên thực hiện
Trương Bá Hiển
2
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Chương I. Những vấn đề về lí luận chung
I. Bản chất và vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế
1. Các khái niệm.
*Khái niệm chung về đầu tư
+Xét trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại
để thu được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai
+Xét trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để
chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời.
Khái niệm trình bày ở trên về đầu tư được xem xét ở hai khía cạnh khác
nhau, do vậy rất khó cho việc nghiên cứu và hiểu chính xác về nó . Chính vì
vậy, các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm trung nhất về đầu tư.
Đầu tư : là sự bỏ vốn ra cùng với các nguồn lực khác( như tiền của, sức lao
động, trí tuệ...) trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó hoặc tạo ra
hay khai thác sử dụng một tài sản nào đó ngằm thu về các kết quả có lợi trong
tương lai.
*Khái niệm đầu tư phát triển:
Trong đầu tư thì người ta lại chia thành các loại đầu tư cụ thể như sau:
+ Đầu tư thương mại
+Đầu tư tài chính
+Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ vốn ra để tiến
hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế làm tăng tiềm lực
sản xuấ kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo
việc làm và nâng cao đời sống của người dân trong xã hội.
*Khái niệm vốn đầu tư.
3
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Trong đầu tư người ta cũng hay đề cập đến một thuật ngữ là vốn đầu tư, đây
chính là yếu tố quyết định tính chất qui mô của dự án.
+ Dưới hình thái tiền tệ : Vốn đầu tư là khoản tiền tích luỹ của xã hội ,của
các cơ sở sản xuất kinh doanh , dịch vụ; là tiền tiết kiệm của dân và huy động
từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội
nhằm duy trì các tiềm lực sẵn có vào tạo ra những tiềm lực mới cho nền kinh
tế.
+ Dưới hình thái vật chất : Vốn đầu tư bao gồm các loại máy móc thiết bị,
nhà xưởng ,các công trình hạ tầng cơ sở, các loại nguyên liệu ,vật liệu,các sản
phẩm trung gian khác...
Vốn đầu tư là yếu tố không thể thiếu được của các công cuộc đầu tư.Trong
nền kinh tế phát triển , vai trò của vốn đầu tư là tối quan trọng, nó góp phần tạo
sự phát triển mạnh cho nền kinh tế
*Khái niệm hoạt động đầu tư :là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực
sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, đó là quá trình chuyển hoá vốn thành
các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất.
2.Phân loại hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau, phụ
thuộc vào mục đích của người nghiên cứu và các nhà quản lí đầu tư. Sau đây là
một số cách phân loại chính:
• Theo đối tượng đầu tư :
+ Đầu tư vật chất ( đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng
,máy móc thiết bị...)
+ Đầu tư tài chính :
• Theo cơ cấu sản xuất :
+ Đầu tư chiều rộng: nhằm mở rộng sản xuất ,đòi hỏi lượng vốn lớn có
tính chất kĩ thuât phức tạp trong thời gian dài
+ Đầu tư chiều sâu : nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, lượng
vốn không lớn và tính chất kĩ thuật không phức tạp, và thời gian không
dài...
4
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
• Theo phân cấp quản lí
+ Dự án nhómA do thủ tướng quản lí
+Dự án nhóm B,C do bộ ,cơ quan ngang bộ hoặc UBND các tỉnh, thành
phố quản lí
• Theo nguồn vốn huy động
+ Vốn huy động trong nước
+Vốn huy động từ nước ngoài.
• Theo thời gian :
+ Đầu tư ngắn hạn
+ Đầu tư trung hạn
+ Đầu tư dài hạn
• Theo vùng lãnh thổ: phản ánh tình hình đầu tư của từng vùng kinh tế, từng
tỉnh
Ngoài các hình thức phân loại trên , còn có các hình thức phân loại khác mà
không được nêu trong bài này. Do vậy tuỳ theo mục đích mà người ta có thể
lựa chọn sử dụng từng cách phân loại cho phù hợp
3.Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế
Từ trước tới nay khi nói về đầu tư, không một nhà kinh tế học nào và
không một lí thuyết kinh tế nào lại không nói đến vai trò to lớn của đầu tư đối
với nền kinh tế . Có thể nói rằng đầu tư là cốt lõi là động lực cho sự tăng
truởng và phát triển nền kinh tế
3.1 Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
Đầu tư tác động mạnh tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Mức độ
tác động cũng như thời gian ảnh hưởng là khác nhau.
Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cực kì quan trọng cấu thành tổng
cầu. Bởi vì , đầu tư một mặt tạo ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế mặt
khác nó lại tiêu thụ và sử dụng một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ trong
quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, xét về mặt ngắn hạn đầu tư tác động trực
5
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
tiếp tới tổng cầu theo một tỉ lệ thuận- Mỗi sự thay đổi của đầu tư đều ảnh
hưởng tới ổn định của tổng cầu nền kinh tế.
Đối với tổng cung: Ta biết rằng,tiến hành một công cuộc đầu tư đòi hỏi
một nguồn lực, một khối lượng vốn lớn , thành quả (hay các sản phẩm và dịch
vụ mới của nền kinh tế) của các công cuộc đầu tư đòi hỏi một thời gian khá
dài mới có thể phát huy tác dụng . Do vậy, khi các thành quả này phát huy tác
dụng làm cho sản lượng của nền kinh tế tăng lên. Như vậy , đầu tư có tính
chất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn của nền kinh tế tăng lên
.
Qua sự phân tích trên ta thầy rằng , đầu tư ảnh hưởng mạnh tới cả tổng
cung và tổng cầu. Bởi vì, xét về mặt cầu thì đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớn
hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế nhưng đứng về mặt cung thì nó làm cho
sản xuất gia tăng, giả cả giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập từ đó
kích thích tiêu dùng. Mà sản xuất phát triển chính là nguồn gốc của phát triển
kinh tế xã hội, là điều kiện để cải thiện đời sống con người.Như vậy đầu tư là
nhân tố cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế.
3.2 Ảnh hưởng hai mặt tới sự ổn định nền kinh tế.
Khi nghiên cứu về đầu tư ai cũng hiểu rằng đầu tư luôn có một độ trễ nhất
định, tức là "đầu tư hôm nay , thành quả mai sau”. Ngoài ra do đầu tư có ảnh
hưởng tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian do
vậy nó có thể phá vỡ sự ổn định của một nền kinh tế.Nếu đầu tư tốt nó có thể
giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển . Ví dụ như các nước NICs, do
có đầu tư hiệu quả nên từ những nước còn nghèo đã trở thành những nước
công nghiệp với nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển.
Giả sử bây giờ ta tăng đầu tư trong nước, khi đó làm cho nhu cầu tiêu thụ
hàng hoá và dịch vụ liên quan đến công cuộc đầu tư như máy móc , thiết bị sức
lao động, nguyên vật liệu... tăng theo . Điều đó làm cho tổng cầu của nền kinh
tế của những loại hàng hoá này tăng lên, theo qui luật cung cầu của kinh tế dẫn
đến giả cả của những hàng hoá này cũng tăng lên một cách mạnh mẽ, và đến
một mức độ nào đó có thì dẫn tới lạm phát ,với tỷ lệ có thể là rất cao. Khi lạm
phát xảy ra, giá cả tăng vọt, dẫn đến các chi phí đầu vào cho sản xuất tăng lên
6
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
dấn đến sản xuất bị đình trệ, và người lao động thất nghiệp , nền kinh tế bị
giảm thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư bị gảm sút. Tất cả những
điều đó làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ và làm giảm tốc độ
phát triển. Tuy nhiên nếu các quốc gia điều tiết đầu tư thì không những khắc
phục được những ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm cho nó trở thành động lực
cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế .
Ta thấy rõ rằng đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu và tác
động đến sự ổn định của nền kinh tế . Như vậy, sự tăng trưởng và phát triển
của nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của đầu tư .
Để xem xét cụ thể ta có thể sử dụng hàm Harrod- Domar để minh hoạ mối
quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và vốn đầu tư .
i
k = -----------
g
Trong đó: + k: hệ số gia tăng vốn trên sản lượng hay hệ số ICOR
+ i: Vốn đầu tư
+ g: Mức tăng GDP
i
Từ đó suy ra : g = -------------
k
Như vậy, nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ
thuộc vào vốn đầu tư hay nói cách khác đầu tư quyết định sự tăng truởng của
nền kinh tế.
Đối với mỗi quốc gia khác nhau ICOR cũng khác nhau ,nó tuỳ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của nhà nước .Đối
với các nước đang phát triển có ICOR thấp còn các nước phát triển ngược lại .
Đồng thời chỉ số ICOR của nhiều ngành kinh tế là khác nhau , trong đó ICOR
trong nông nghiệp thường là rất thấp tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp cũng
không cao.
7
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động,chất lượng sản phẩm
,năng lực sản xuất do vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế . Vì vậy đối với mỗi
quốc gia cần có một chính sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư có hiệu
quả nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế nước mình .
3.4 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Một quốc gia được coi là phát triển khi cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp -dịch vụ -nông nghiệp trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ lệ
cao trong GDP của nước đó . Bởi vì nông nghiệp do nhiều hạn chế về điều kiện
tự nhiên và khả năng sinh học của cây trồng vật nuôi nên chỉ có tốc độ tăng
trưởng tối đa từ 5-6% .Do vậy khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao , nó
có khả năng đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước đó lên cao 9-10% năm .
Muốn vậy chúng ta phải chính sách đầu tư thoả đáng .Mỗi nước cần tăng
cường tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ và có nhiều chính sách phát huy
hiệu quả của đầu tư có vậy thì mới có công nghiệp và dịch vụ phát triển .
Trong nông nghiệp ta cũng nên đầu tư nhiều hơn cho chăn nuôi bởi chăn
nuôi thường có tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn trồng trọt .
Còn đối với cơ cấu vùng lãnh thổ một quốc gia phát triển thường có cơ cấu
kinh tế lãnh thổ cân đối và đồng đều giữa các vùng trong cả nước .Do vậy bên
cạnh việc đầu tư trọng điểm để phát triển thành thị và các vùng đồng bằng
chúng ta cũng cần có chính sách để đầu tư phát triển kinh tế các vùng núi và
nông thôn để vừa phát triển kinh tế xã hội vừa tạo sự cân bằng ổn định trong
nước.
3.5. Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ :
Ta biết rằng khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội
hiện đại. Một đất nước, một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học công
nghệ tiên tiến và hiện đại. Ở các nước phát triển, họ có mức đầu tư lớn, có quá
trình phát triển lâu dài nên trình độ khoa học công nghệ của họ hơn hẳn các
nước khác trên thế giới. Khi họ áp dụng các thành tựu này làm cho nền kinh tế
có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ, đời sống nhân dân nâng cao. Còn đối với các
nước đang phát triển, do công nghệ nghèo làn, lạc hậu lại không có điều kiện
để nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật nền kinh tế phát triển rất thấp, sản
8
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
xuất kém phát triển và bị phụ thuộc vào các nước công nghiệp . Muốn thoát
khỏi tình trạng này thì các nước phải tăng cường đầu tư và tìm cách thu hút đầu
tư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế. Đầu tư ở đây được hiểu là các nước này
thu hút công nghệ hiện đại bên ngoài phù hợp đồng thời tổ chức nghiên cứu để
phát minh ra các công nghệ mới hiện đại hơn. Quá trình công nghiệp hoá hiện
đại của các nước này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc
đầu tư phát triển khoa học công nghệ.Có thể khẳng định rằng đầu tư khoa học
công nghệ là một chính sách cực kì quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội.
• Ngoài các vai trò chính yếu trên,đầu tư còn có một vài vai trò khác như
làm tăng ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mở
rộng ảnh hưởng của quốc gia...
Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư là chìa khoá
cho sự phát triển của mỗi quốc gia và cho toàn thế giới.
4.Quản lí đầu tư.
Đây là hoạt động có ảnh hưởng rất mạnh tới kết quả và hiệu quả đầu tư của
một đất nước nói chung, của một ngành kinh tế nói riêng
4.1 Khái niệm
Quản lí đầu tư chính là sự tác động liên tục , có tổ chức, có định hướng
quá trình đầu tư ( bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận
hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lí tài sản do đầu tư tạo ra ) bằng một hệ
thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và tổ chức kĩ thuật cùng các biện
pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiên cụ
thể và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui luật kinh tế.
4.2 Mục tiêu của quản lí đầu tư : được xem xét dưới hai góc độ
• Vĩ mô:
+ Đáp úng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển
ngành trong từng thời kì nhất định
+ Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong và ngoài
nước
9
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
+ Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình theo đúng
qui hoạch, kiến trúc định ra
• Vi mô
Đó là việc đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất với chi phí bỏ ra thấp
nhất trong một giai đoạn nhất định. Mục tiêu này được cụ thể trong từng giai
đoạn của quá trình đầu tư . Mục tiêu này ở các cơ sở, nếu thực hiện tốt sẽ làm
cho các công cuộc đầu tư của nó đạt kết quả cao và thúc đẩy cơ sở đó đi lên
4.3 Các nguyên tắc
• Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế; kết hợp hài hoà giữa hai mặt
kinh tế và xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi ngành kinh tế vừa phải phát triển
nhưng mặt khác nó phải theo định hướng chung của Đảng và nhà nước và
tạo công ăn việc làm , tăng thu nhập cho người lao động
• Tập trung dân chủ:Đòi hỏi mỗi ngành kinh tế phải được đạt dưới một sự
lãnh đạo thống nhất của nhà nước nhưng những ddịnh hướng , chiến lược
chúng phải nhận được sự đóng góp của cấp dưới. Bên cạnh hướng phát
triển chung thì mỗi ngành kinh tế ở mỗi địa phương có thể tuỳ theo đặc
điểm của mình mà có những chính sách phát triển phù hợp
• Quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo địa phương , vùng lãnh thổ.
Đòi hỏi tại mỗi địa phương , từng ngành phải phát triển trong tổng thể chung
của địa phương đó, dảm bảo sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế ở địa
phương.
• Kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích : nó đòi hỏi mỗi công cuộc đầu tư
không chỉ đáp ứng đơn thuần là lợi ích tài chính mà còn phải đáp ứng cả
lợi ích xã hôi, lợi ích cộng đồng.
• Tiết kiệm và hiệu quả: đòi hỏi một ngành với vốn đầu tư nhất định, ít các
chi phí mà thu được hiệu quả cac nhất
• Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng
Quản lí hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự thanh công của
các công cuộc đầu tư ở mỗi ngành, mỗi địa phương và trên cả đất nước.
10
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
5. Kế hoạch hoá đầu tư :
Nó vừa là nội dung, vừa là một công cụ để quản lí hoạt động đầu tư. Công tác
kế hoạch hoá đầu tư có tính chất hướng dẫn ,địn hướng cho việc thực hiện đầu
tư sau đó
5.1 Các nguyên tắc
+ Kế hoạch đầu tư của ngành phải xuất phát từ yêu cầu chung của đường lối
phát triển ngành đó, của cả nền kinh tế và nhu cầu của thị trường trong và
ngoài nước.
+ Phải đảm bảo qui luật khách quan, khoa học và tính hiện thực của các
phương án.
+ Kết hợp tốt về các mặt trong ngành kinh tế đó: tạo điều kiện khai thác hết
các tiềm năng của ngành, để nó phát triển toàn diện hơn
+Kế hoạch hoá ở cấp cao sẽ mang tính định hướng, kế hoạch ở các địa phương
sẽ cụ thể hoá , thực hiện đường lối đó: Điều này sẽ bảo đảm kế hoạch được
thực hiện thống nhất từ trên xuống và không bị chồng chéo
+ Phải có độ tin cậy cao va tối ưu
5.2 .Trình tự lập kế hoạch đầu tư:
Kế hoạch đầu tư ở đây được lập chủ yếu cho ngân sách nhà nước đầu tư vào
ngành kinh tế; theo trình tự sau
-Xác định nhu cầu về chủng loại và khối lượng sản phẩm . dịch vụ cho sản
xuất và tiêu dùng của kỳ kế hoạch mà ngành kinh tế phải đảm nhiệm
- Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu của với các điều kiện hiện có ở đầu kì
kế
hoạch để xem khả năng của ngành đó ra sao
- Xác định các năng lực và dịch vụ mới cần tăng thêm trong kì
- Tiến hành lập kế họch đầu tư để đáp ứng năng lực mới tăng thêm cho kì kế
hoạch thông qua các dự án đầu tư. Việc lập kế hoạch đầu tư theo dự án lại được
tiến hành theo các bước sau đây:
+ Kế hoạch cho điều tra, khảo sát
+ Kế hoạch chuẩn bị đầu tư
11
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
+ Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư
+ Kế hoạch thực hiện dự án.
5.3 Các điều kiện được ghi dự án vào kế hoạch đầu tư:
+ Phải nằm trong qui hoạch ngành
+ phải có quyết định đầu tư ( mới được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện
dự án)
+ Phải có thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán hay thiết kế kĩ thuât và dự toán cho
các giai đoạn đầu tư đối với các công trình lớn.
II. Đầu tư- nhân tố quyết định đối với sự phát triển nông nghiệp
1. Giới thiệu về nông nghiệp
1.1 Khái niệm.
Con người sinh ra trên đời không thể không ăn mà vẫn có thể tồn tại và
phát triển được,cho nên nhu cầu về lương thực thực phẩm là nhu cầu cấp thiết
của loài người. Muốn có lương thực và thực phẩm phải hình thành và phát triển
ngành nông nghiệp.Do vậy mà nông nghiệp xuất hiện từ rất sớm trong đời sống
loài người. Trong suốt một thời gian dài lịch sử nhân loại, ở phương Đông
cũng như phươngTây,nông nghiệp là m