Ngân hàng -môt ngành kinh tế tổng hợp , có vai trò đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân , đuợc coi là “ mạch
máu lưu thông của cơ thể “.
Hoạt động của ngân hàng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với
sự phát triển kinh tế của đât nước -“ thiếu máu cơ thể sẽ không
khoẻ mạnh ” và trong môt nền kinh tế cũng thế. Là sản phẩm
của nền kinh tế thị trường , ngân hàng thực hiện những nghiệp
vụ tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ , cũng như các dịch vụ
có liên quan đến tài chinh -tiền tệ khác trong nền kinh tế .
Ngày nay không một quôc gia nào có thể thực hiện được
mục đích tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới chính sách
mở của và giao lưu kinh tế với nước ngoài . chính vì vậy , pham
vi hoạt đông của ngân hàng rộng lớn , vượt ra khỏi biên giới ,
hoạt động ở khắp nơi trên thế giới . Chính sách sách mở cửa
kinh tế với hoạt động tài chính đối ngoại của ngân hàng vơí mục
đích quan trọng nhát là huy động vốn từ ngoài nước phục vụ cho
nhu cầu phát triển trong nước, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của Việt Nam
47 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
…………..o0o…………..
Đề tài : “Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu
quả kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương
mại Việt Nam”
2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY 4
1.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA
CÁC THỜI KỲ 4
1.1.1. Thời kỳ trước 1989 4
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1999 6
1.1.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay 10
1.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI DOÁI CỦA VIỆT
NAM 19
1.2.1 Thời kỳ trước năm 1989 19
1.2.2 Thời kỳ từ 1989 đến nay 20
Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI DOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 24
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) 26
2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương 26
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương 32
2.2.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân
hàng TMCP Đại Dương 39
2.2.3.1 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng 39
Chương 3 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NHTM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ
HIỆN NAY 47
3.1 GIẢI PHÁP TỔNG THỂ 48
3
3.1.1. Giải pháp về tổ chức và nhân sự 48
3.1.1.1 Điều chỉnh lại chức năng của từng bộ phận của Phòng kinh doanh tiền tệ
một cách hợp lý. 48
4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng -môt ngành kinh tế tổng hợp , có vai trò đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân , đuợc coi là “ mạch
máu lưu thông của cơ thể “.
Hoạt động của ngân hàng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với
sự phát triển kinh tế của đât nước - “ thiếu máu cơ thể sẽ không
khoẻ mạnh ” và trong môt nền kinh tế cũng thế. Là sản phẩm
của nền kinh tế thị trường , ngân hàng thực hiện những nghiệp
vụ tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ , cũng như các dịch vụ
có liên quan đến tài chinh - tiền tệ khác trong nền kinh tế .
Ngày nay không một quôc gia nào có thể thực hiện được
mục đích tăng trưởng kinh tế mà không chú trọng tới chính sách
mở của và giao lưu kinh tế với nước ngoài . chính vì vậy , pham
vi hoạt đông của ngân hàng rộng lớn , vượt ra khỏi biên giới ,
hoạt động ở khắp nơi trên thế giới . Chính sách sách mở cửa
kinh tế với hoạt động tài chính đối ngoại của ngân hàng vơí mục
đích quan trọng nhát là huy động vốn từ ngoài nước phục vụ cho
nhu cầu phát triển trong nước, sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của Việt Nam
5
Xuất phát từ đó nên vấn đề “Thực trạng và giải pháp để
nâng cao hiệu quả kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam” là nội dung nghiên cứu của bài viết này.
Bố cục bài viết được chia thành 3 phần:
Chương I: Lý luận chung vê hoạt động kinh doanh đối ngoại
của
ngân hàng thương mại
I. Các hoạt động cơ bản của NHTM
II. Hoạt động kinh doanh đối ngoại của NHTM
Chương II: Thực trạng kinh doanh đối ngoại của các NHTM
Việt Nam
I. Thực trạng tình hình hoạt động
II. Nguyên nhân của tình trạng trên
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh đối ngoại của các NHTM
Việt Nam
6
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐỐI NGOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHTM
1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng
thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng. Thị trường hoạt động của nó không phải là thị trường
hàng hoá thông thường mà là thị trường tiền tệ với mục tiêu là
tối đa hoá lợi nhuận.
2. Hoạt động của NHTM
Lịch sử của ngân hàng NHTM là lịch sử kinh donah tiền gửi
với phương thức là nhận gửi để giữ hộ và thu phí, sau phát triển
thành nhận gửi có trả lãi cho người gửi và sử dụng số tiền đó trong
khoảng thời gian “nhàn rỗi” để cho vay nhằm thu được lãi cao hơn.
các nhà kinh doanh tiền gửi này được hưởng một khoản chênh lệch
giữa lãi suất cho vay với lãi suáat trả cho người gửi tiền và một số
chi phí khác. Ngày nay, hoạt động của NHTM ngày càng đa dạng
phong phú và có phạm vi rộng lớn, có tác động mạnh đến sự phát
7
triển kinh tế của đất nước. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh
doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với mục đích thường xuyên là
nhận gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch
vụ thanh toán.
2.1. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng huy động vốn dưới nhiều hình thức như nhận
gửi, đi vay; vay dân bằng cách phát hành kỳ phiếu ,trái phiếu ;
vay các tổ chức tín dụng ,các ngân hàng khác; hoặc có thể vay
nước ngoài trên thị trường vốn quốc tế.
Hoạt động này của ngân hàng có hiệu quả ,tập hợp được
những khoản tiền nhỏ bé phân tán, tạm thời chưa sử dụng với
những thời hạn hết sức khác nhau nhằm tài trợ lại cho nền kinh
tế, cho những cá nhân có nhu cấu sử dụng tiền khi chưa có thu
nhập. Nó cũng tiết kiệm cho nền kinh tế bằng các khoản giảm
chi phí in tiền, chi phí lưu thông.. . và là cơ sở cho các hoạt động
khác của ngân hàng.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Một ngân hàng để tồn tại và phát triển được, trước tiên phải
đảm bảo khả năng thanh toán. Nếu ngân hàng không thanh toán
được cho khách hàng sẽ dẫn đến sự ồ ạt rút tiền trong dân
chúng và sự sụp đổ là điều khó có thể tránh. Để tránh rủi ro này,
8
ngân hàng luôn có hoạt động về ngân quỹ nhằm đảm bảo khả
năng thanh toán của ngân hàng.
Xét trên góc độ kinh doanh, thì hoạt động cho vay là nghiệp
vụ quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Nếu
không cho vay được, sẽ không có thu nhập thì ngân hàng sẽ bị
phá sản. Hoạt động cho vay là hoạt độngđem lại lợi nhuận cao
nhất nhưng lại có độ rủi ro cao. Ngân hàng có thể cho chính phủ
vay bằng cách mua tín phiếu kho bạc, cho các cá nhân doanh
nghiệp vay trong kinh doanh, tiêu dùng... nhằm thúc đẩy nền sản
xuất phát triển.
Ngân hàng cũng có những hoạt động để đầu tư vốn của
mình như liên doanh hoặc mua chứng khoán. cung cấp các dịch
vụ để thu phí.
Tất cả các hoạt động trên là nhằm mang lại thu nhập cho
ngân hàng.
2.3. Hoạt động trung gian thanh toán.
Ngân hàng thực hiện mọi yêu cầu của khách hàng qua sự uỷ
thác của khách hàng như chuyển tiền, thu- chi hộ các khoản tiền
căn cứ vào chứng từ mà khách hàng giao cho. Ngân hàng thực
hiện việc thanh toán hộ, thanh toán không dùng tiền mặt... với
9
hình thức tập trung sẽ giảm được chi phí, thời gian cho khách
hàng qua đó ngân hàng cũng được có lợi với một khoản phí.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang trở thành một nền kinh
tế toàn cầu, vì thế vai trò của ngân hàng trong lĩnh vực thương
mại quốc tế là không thể thiếu trong việc kinh doanh ngoại hối
nhằm phụ trợ cho việc tạo nguồn để cho vay, hỗ trợ cho hoạt
động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng đóng vai trò trung gian
thanh toán giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách
hàng được tiến hành an toàn, nhanh chóng tiện lợi và giảm bớt
chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Ngân hàng bảo vệ của
khách hàng trong giao dịch thanh toán đồng thời tư vấn cho
khách hàng, hướng dãn về kỹ thuật nhằm giảm rủi ro, tạo sự an
tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán
với nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán
quốc tế, khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài
trợ của ngân hàng nhằm vay để thanh toán hàng xuất nhập khẩu,
ngân hàng bảo lãnh mở L/C, chiét khấu chứng từ xuất khẩu...
đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Phương tiện thường được sử dụng là hối phiếu và séc.
Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại của
ngân hàng trong nước thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng,
10
thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, thực hiện thanh toán quốc
tế, sẽ có được những quan hệ đại lý với ngân hàng đối tác nước
ngoài.
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA NHTM
1. Đặc điểm
Kinh doanh đối ngoại của NHTM là một loại hình kinh
doanh vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đaị. Vì là
kinh doanh trên thị trường nên nó cũng có cạnh tranh và theo
đuổi lợi nhuận.
Nói đến truyền thống, bởi vì kinh doanh tiền tệ bản thân
không có biên giới“cứng” , đồng vốn là dòng chảy không biên
giới đã có từ xa xưa gắn với giao lưu quốc tế, với lưu thông tiền
vàng , kim loại quý, với uy tín quốc gia, thương nhân, ngân
hàng. Chính nhờ kinh doanh đối ngoại mới đặt nền móng hình
thành các trung tâm tài chính quóc tế như trung tâm tài chính tại
Hồng Kông, Singapore, Tôkyô, London..
Nối đến hiện đại là nói đến hình thức, phương thức ngày
càng khác trước, đa dạng hơn, tinh vi hơn, đồ sộ hơn trên tất cả
các hoạt động:kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, thanh toán
quốc tế, tín dụng hợp vốn, đồng tài trợ, đại lý, uỷ thác... thông
qua các nghiệp vụ rất đa dạng.
11
Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá trở thành phổ biến thì
bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi
giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt
khốc liệt. Cạnh tranh là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Nó
tồn tại một cách khách quan với tất cả các thành viên tham gia
thị trường. Năng lực cạnh tranh của hoạt động kinh doanh đối
ngoại của ngân hàng biểu hiện khả năng chiếm thị phần hoạt
động và chi phối một số thị trường quốc tế quan trọng, tỷ lệ vốn
đầu tư ngày càng tăng trong tổng số vốn nước ngoài đầu tư, ở
chi phí dịch vụ thấp hay cao, uy tín của ngân hàng.
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và cũng là yếu tố cuối cùng
để kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh.. ở các nước phát
triển, hoạt động ngân hàng tìm kiếm thị trường bên ngoài lãnh
thổ quốc gia là nhằm chuyển vốn dư thừa tại chính quốc gia
sang các nước kém phát triển hơn với mục tiêu cuối cùng là tối
đa hoá lợi nhuận . Còn mục tiêu của các nước đang phát triển thì
là tìm kiếm các nguồn vốn từ các trung tâm tài chính để chuyển
về trong nước nhằm sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế. Như vậy,tìm kiếm lơi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu,
quan trọng nhất trong chiến lược mở rộng thị trường ra bên
ngoài của các NHTM
12
Tuy nhiên,kinh doanh đối ngoại phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như năng lực tài chính, trình độ quản lý kinh doanh, uy tín, kỹ
thuật công nghệ, sự quản lý giám sát của NHNN và một số cấp
có liên quan,an ninh,chủ quyền kinh tế quốc gia. Đây là lý do
giải thích tại sao hệ thống NHTM của Việt Nam còn tương đối
“đóng”. Khái niệm biên giới “ mềm” trong lĩnh vực này còn
tương đối xa lạ .
2. Các nghiêp vụ (dịch vụ) kinh doanh đối ngoại.
Nếu căn cứ vào luât pháp hiện hành về ngân hàng và quản lý
ngoại hối của nước ta thì “kinh doanh đối ngoại” của NHTM
Viêt Nam mà chúng ta đề cập được hiểu là “hoạt động kinh
doanh ngoại hối”. Các NHTM hay ngân hàng nào khác được
tiến hành kinh doanh thì luật pháp có chế định gọi là các” ngân
hàng được phép” .Hiên nay nước ta có 28 ngân hàng được phép
:NHNTVN, NHCTVN,NHĐT&PTVN,NHNNVN, và một số
NHTM cổ phần NH nước ngoài đang hoạt đông trên lãnh thổ
Viêt Nam .
Chúng ta đều biết, kinh doanh đối ngoại của ngân hàng có
phạm vi rộng lớn trên cả thị trường nội địa và cả thị trường quốc
tế.Trong nước ,các hoạt động này mặt nào đó gắn với nhiệm vụ
chính trị của ngành ngân hàng phục vụ các yêu cầu phát triển,
giao lưu kinh tế-xã hội trong điều kiện mở cửa hiện nay như
13
nghiệp vụ hối đoái, mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ thanh toán chi
trả kiều hối cho người nhận trong nước, nghiệp vụ tài khoản
ngoại tệ phục vụ các tổ chức và các cá nhân “ người cư trú “ và
“ người không cư trú” tại Việt Nam, nghiệp vụ thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế đối với các cơ sở tại thương trường Việt Nam và
cả nghiệp vụ huy động vốn cho vay, bảo lãnh bằng ngoại tệ theo
cơ chế hiện hành trong nước. Tất cả những hoạt động kinh
doanh ngoại hối trên do các “ngân hàng được phép “thực hiện.
Kinh doanh đối ngoaị của các NHTM được phép trên thị
trường tiền tệ quốc tế thì lại khác, có những yêu cầu và điều kiện
khá khắt khe đặt ra cụ thể trong giao dịch và những nội dung
hoạt động diễn ra trên thị trường quốc tế là: thực hiện các dịch
vụ thanh toán liên ngân hàng quốc tế, phát sinh liên quan đến
việc trao đổi thương mại, dịch vụ, đầu tư quốc tế và các quan hệ
giao lưu khác hết sức đa dạng giữa các nước với nhau. Thanh
toán quốc tế thường là những hoạt động dịch vụ đối ngoại đầu
tiên mà NHTM khi bước ra thương trường quốc tế đều phải tiến
hành với những đòi hỏi rất khắt khe, trong đó yêu cầu chuẩn xác
và nhanh chóng được đặt lên hàng đầu. Có 3 phương thức thanh
toán quốc tế được sử dụng phổ biến là : phương pháp chuyển
tiền, phương pháp nhờ thu, phương pháp tín dụng chứng từ L/C.
14
Thị trường quốc tế là thị trường chu chuyển vốn tiền tệ
nhưng không phải tiền tệ của mọi quốc gia mà bằng ngoại tệ tự
do chuyển đổi. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại hối của các
NHTM trên thị trường tiền tệ quốc tế là tất yếu và thuộc loại các
giao dịch kinh doanh vốn ngắn hạn. Lưu lượng vốn chu chuyển
trên thị trường tiền tệ quốc tế chủ yếu được hình thành từ các
nguồn thuộc dự trữ lưu động do các NHTM được phép nắm
giữ và điều hành kinh doanh tác nghiệp.
Thực tế kinh doanh ngoại hối thì có hai hoạt động chính là :
- Kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ: là loại kinh doanh diễn ra
hàng ngày tại một NHTM đối ngoại. Người ta còn gọi việc
chuyển đổi này là mua, bán ngoại tệ. Thị trường hối đoái trong
nước, mua bán ngoại tệ giữa NHTM và khách hàng đều tiến
hành thông qua đồng bản tệ. Còn mua, bán ngoại tệ trên thị
trường hối đoái quốc tế thực chất là sự chuyển đổi giữa các
ngoại tệ với nhau.
- Kinh doanh tiền gửi ngoại tệ: là quan hệ giữa tiền gửi giữa
các NHTM , quan hệ kinh doanh vay mượn với ngân hàng
thương maị và chủ thể cho vay, nguồn vốn ngoại tệ để cho vay
thông qua nghiệp vụ tiền gửi thường được tạo ra từ hai nguồn
kinh doanh hối đoái trong nước và huy động trong thị trương
tiền tệ quốc tế qua nghiệp vụ tài khoản tiền gửi.
15
- Tổ chức bộ máy kinh doanh dưới hình thức lập chi nhánh
hoạt động ở hải ngoại hay liên doanh thành lập NHTM hay các
định chế tài chính ở nước ngoài, cũng là loại hình kinh doanh
đối ngoại của các NHTM .
3. Vai trò của hoạt động kinh doanh đối ngoại đối với NHTM
và đối với nền kinh tế
Xu hướng toàn cầu hoá đang chi phối khuynh hướng và cấu
trúc vận động của hệ thống tài chính- ngân hàng của từng quốc
gia từ khi đổi mới nền kinh tế hệ thống NHTM Việt Nam đã
sớm bắt nhịp quá trình hội nhập cộng đồng tài chính tiền tệ khu
vực và thế giới. Do đó đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối
ngoại đối với NHTM không chỉ là tất yếu khách quan mà còn là
lẽ sống của chính ngân hàng.
Trong kinh doanh đối ngoại hay còn được gọi là hoạt động
kinh doanh ngoại hối thì NHTM giữ vị trí trung tâm. Các ngân
hàng này đảm nhiệm hầu hết các hoạt động chuyển hoá ttrên thị
trường ngoại hối với tư cách người bán hoặc người mua, Vai trò
chủ đạo này xuất phát từ vị trí trung tâm của NHTM trong việc
thực hiện thanh toán quốc tế. Qua đó, ngân hàng là người cuối
cùng hình thành nền tảng doanh thu của thị trường hối đoái.
16
Khi cần thực hiện các hợp đồng thanh toán bằng ngoại tệ thì
trước sau ngân hàng cũng phải thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối. Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ của NHTM nhằm đáp
ứng nhu cầu chi trả bằng ngoại tệ khác của khách hàng bản xứ
mà NHTM chưa có sẵn. Cũng vì yêu cầu bảo toàn giá trị tiền tệ
trong kinh doanh khi một loại ngoại tệ có sẵn đang có xu hướng
mất giá so với ngoại tệ khác. Các NHTM thường thanh toán hộ
theo yêu cầu khách hàng nên trong nghiệp vụ kinh doanh hầu
hết các ngân hàng còn thực hiện các hoạt động ngoại hối theo
hình thức liên ngân hàng, có nghĩa là các NHTM trực tiếp mua
bán với nhau không liên quan tới nghiệp vụ khách hàng. Mục
đích của hoạt động này đối với các NHTM là lợi nhuận thu được
trên cơ sở chênh lệch tỷ giá của các giao dịch ngay trên thị
trường hối đoái hoặc từ việc tích trữ đầu cơ ngoại hối hoặc từ
việc thu phí.
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng là
mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lưọc mở rộng thị trường ra
bên ngoài của các NHTM Việt Nam, bởi vì nó đóng vai trò
trung gian chuyển vốn từ các trung tâm tài chính quốc tế về
trong nước nhằm góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
Mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại có những lợi ích:
17
Một là, tranh thủ được các nguồn vốn trên thị trường quốc tế
thông qua ngân hàng nước ngoài hoặc các chi nhánh của họ,
ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việc Nam để đầu tư
phát triển kinh tế đất nước.
Hai là, có điều kiện và học hỏi công nghệ ngân hàng tiên
tiến, nhất là ở các khâu thanh toán kinh doanh ngoại hối, thẩm
định dự án ngừa phòng rủi ro kiểm soát nọi bộ và giám sất tài
chính. Hợp tác kinh doanh tạo cơ hội cho ta có điều kiện tìm
kiếm bạn hàng, khách hàng, đào tạo cán bộ qua các ngân hàng
liên doanh như INDOVINABANK, FIRSTVINABANK, VID
PUBLIC... các NHTM Việt Nam sẽ th được nhiều kinh nghiệm,
bài học khá tốt về cách quản lý ngân hàng góp phần làm phong
phú thêm và sôi động hơn thị trường chính Việt Nam, tạo nên
môi trường cạnh tranh lành mạnh từ đó, góp phần quốc tế hoá
hoạt động của NHTM Việt Nam.
Ba là, góp phần quan trọng khuyến khích mở rộng xuất
khẩu, kiểm soát tốt nhập khẩu. Tài trợ xuất nhập khẩu là một
mảng dịch vụ thuộc hệ thống tất cả các dịch vụ chuyên biệt của
ngân hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tronh hoạt động xuất
nhập khẩu.Thực hiện hoạt động này ngân hàng cung ứng vốn
bằng tiền hoặc bảo lãnh giúp doanh nghiệp gia tăng hệu quả
18
kinh doanh thực hiện thương vụ thành công khi có sự thiếu hụt
vốn trong doanh nghiệp.
Bốn là, tạo điều kiện cơ hội mở rộng thị trường tìm kiếm
bạn hàng trên những lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thực hiện
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước nâng cao vị thế
chính trị, kinh tế, ngoại giao, giao lưu văn hoá dân tộc với thế
giới
Trên thực tế đã cho chúng ta thây hội nhậo quốc tế về hoạt
động ngân hàng đang là một xu thế của thời đại. Nó đem đến
cho mỗi quốc gia nhiều lơi ích để phát triển, khơi thông các
kênh luân chuyển vốn từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam-
nơi đang càn nhiều vốn đầu tư và nó cũng tạo điieù kiện cho các
NHTM Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đầu
cho nước ngoài
19
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐỐI NGOẠI
CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Một số thành tựu đã đạt được
Qua hơn 10 năm đổi mới cùng với sự phát triển chung của
nền kinh tế,trong đó có kinh tế đối ngoại của các NHTM Viêt
Nam dần có những khởi sắc. Cũng như nhưng hoạt động kinh
doanh tiền tệ ngân hàng trong nước,chuyển từ cơ chế độc quyền
của NHNN sang cơ chế thi trường, đa dạng hoá các loại hình
kinh doanh tiền tệ -tín dụng-ngoại hối’trong đó vai trò chủ đạo
và chủ lực vẫn thuộc các tổ chức tín dụng nhà nước. Hoạt động
kinh doanh đối ngoại của NHTM Viêt Nam từng bước được xác
lập vị thế trên thương trường.
20
Hiện nay, lĩnh vực này không còn độc quyền Nhà nước do
Vietcombank đảm trách như thời tập trung bao cấp nữa,và bản
thân Vietcombank trong cơ chế mới cũng đã trở thành một
NHTM thực thụ của Nhà nước.Nếu không tự đổi mới và phấn
đấu giữ vững nâng cao chất lượng “chữ tín“ chắc chắn
Vietcombanh đã không thể tồn tại và phát triển đến nay, không
thể thực hiện vai trò là NHTM quốc doanh chủ đạo và chủ lực
trong lĩnh vực ngoại hối.
Cùng với Vietcombank bắt đầu vào cuộc còn có các NHTM
quốc doanh khác,mà mới trước đó với danh nghĩa các ”ngân
hàng chuyên doanh”,chỉ hoạt đông trên thương trường nội
địa.Vơí phương châm phát triển thận trọng ,tiến chắc không thể
phủ nhận sự tiến bộ của NHCTVN, NHĐT&PTVN, NHNNVN
trong lĩnh vực này. Đồng thời , một số NHTM cổ phần ra
đòi sớm đã từng bước khẳng định được vị thế . Nễu xét trên
giác độ hạch toán kinh doanh trên thị trương