Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh đầu
tư. Ho ạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển. Hoạt động
đầu tư có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạch hoá đầu tư đã cụ thể hoá các kế hoạch
đầu tư là một hướng quan trọng. Dự án đầu tư là một hình thức cụ thể hoá các kế
hoạch đầu tư. Đầu tư theo dự án được xem như là một hình thức đầu tư có căn bản
nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, phòng ngừa được những rủi ro. Như vậy dự án
đầu tư có vai tròquy ết định việc thực hiện các hoạt động đầu tư. Thẩm định dự án
đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Sự thành bại của hoạt
động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư.
Việc ra quyết định đầu tưhoặc cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào công tác thẩm
định có chất lượng cao mà khâu quan trọng nhất xuy ên suốt dự án đầu tư là thẩm
định tài chính dự án. Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của công tác thẩm
định sẽ trực tiếp tác động lên các quy ết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tới hiệu
quả đầu tư.Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, thẩm định tài chính dự án đầu
tư trở thành một khâu không thể thiếu được trước khi ra quyết định đầu tư và cấp
giấy phép đầu tư.
101 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tài chính của Ngân hàng VPBANK Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn: Ngân hàng dầu khí và giải pháp
cho phòng tránh rủi ro do sai sót trong
thẩm định tài chính
Lời nói đầu
Nền kinh tế sẽ không thể phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh đầu
tư. Hoạt động đầu tư được coi như chìa khoá, tiền đề cho sự phát triển. Hoạt động
đầu tư có rất nhiều hướng, trong đó kế hoạch hoá đầu tư đã cụ thể hoá các kế hoạch
đầu tư là một hướng quan trọng. Dự án đầu tư là một hình thức cụ thể hoá các kế
hoạch đầu tư. Đầu tư theo dự án được xem như là một hình thức đầu tư có căn bản
nhất và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, phòng ngừa được những rủi ro. Như vậy dự án
đầu tư có vai trò quyết định việc thực hiện các hoạt động đầu tư. Thẩm định dự án
đầu tư là một khâu trọng yếu trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Sự thành bại của hoạt
động đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn của các quyết định đầu tư và giấy phép đầu tư.
Việc ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư phụ thuộc vào công tác thẩm
định có chất lượng cao mà khâu quan trọng nhất xuyên suốt dự án đầu tư là thẩm
định tài chính dự án. Như vậy chất lượng thẩm định tài chính của công tác thẩm
định sẽ trực tiếp tác động lên các quyết định đầu tư là cấp phép đầu tư và tới hiệu
quả đầu tư.Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, thẩm định tài chính dự án đầu
tư trở thành một khâu không thể thiếu được trước khi ra quyết định đầu tư và cấp
giấy phép đầu tư.
Hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam nói riêng là rất cần thiết và
quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các
ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị
hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt
động của mình.
Tuy nhiên, hoạt động trong ngành ngân hàng có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy cần có
những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các biện pháp đó
là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã quyết định chọn đề tài: "Thực
trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tài chính của Ngân
hàng VPBANK Hòan Kiếm". Chuyên đề được chia làm hai phần:
Chương 1: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương
nghiệp cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng.
Trong quá trình phân tích, do còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế về mặt nhận thức,
Chuyên đề thực tập của em chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em rất cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là cô Nguyễn
Thị ái Liên đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề.
Chương I: Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương
mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
I. Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy phép hoạt động số
0042/ NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8
năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4
tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535 / QĐ-UBB ngày 4 tháng 9
Là một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao qua các năm,
nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NHQD hoặc NHNN.Cơ cấu nguồn vốn từ tiết
kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ nên phù hợp với các khoản
vay cỡ vừa.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của vpbank bao gồm: huy động vốn ngắn
hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung
và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân
hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán quốc tế; Chiết khấu thương phiếu,
trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong
nước và quốc tế; Cung cấp các dịch vụ giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân
hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam
* Về vốn điều lệ
Ban đầu khi thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VNĐ. Sau đó, do
nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ theo quyết
định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ VNĐ năm
1996. Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho VP
Bank được nâng vốn điệu lệ lên 198,4 tỷ đồng. Trong quý 1 năm 2005, VP Bank đã
được phép nâng vốn điều lệ lên 243,7 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ này, VPBank đã
trở thành một trong những ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất cả nước
* Về mạng lưới chi nhánh
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý đến việc
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành phố lớn. Cuối năm
1993, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho VP bank mở chi nhánh tại TP Hồ Chí
Minh. Năm 1994, VP bank mở thêm chi nhánh tại Hải Phòng và chi nhánh Đà
Nẵng. Đến cuối năm 2004, chi nhánh Hà Nội, Huế, Sài Gòn được thành lập. Đầu
năm 2005,VP bank tiếp tục mở bốn chi nhánh cấp 1 khác là chi nhánh Cần Thơ, chi
nhánh Quảng Ninh, chi nhánh Vĩnh Phúc và chi nhánh Bắc Giang
Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VP bank có tổng cộng 30 điểm giao
dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh, thành phố
của đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ, Đà Nẵng,
Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và 4 phòng giao dịch.
Trong năm 2006, VP bank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại
các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước.
* Mạng lưới ngân hàng đại lý
Hiện nay, có trên 200 ngân hàng thuộc nhiều nước trên thế giới và sẽ tiếp
tục tăng trong những năm tới.
* Về đội ngũ cán bộ
Số lượng cán bộ, nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến nay là
gần 700 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ Đại học và
trên Đại học (chiếm 87%). Với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, năng động và
có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VP bank luôn được đánh giá cao và
là một trong những tiền đề cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.
Những năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank.Trong
giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tỷ suất lợi nhuận/vốn
cổ phần đạt 36%/năm (95-96) chất lượng tín dụng đảm bảo, các hoạt động dịch vụ
phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên do một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế Châu á, một phần do những sai lầm về mặt chủ quan, thời kì tiếp theo NH đã
phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nặng nề. Từ năm 1997 tới nay được sự giúp
đỡ của các cơ quan chức năng và NHNN tình hình đã có nhiều chuyển biến thuận
lợi, NH đã dần bước vào giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn
mới.
Với phương châm xây dựng VPBank trở thành Ngân Hàng bán lẻ hàng đầu
khu vực phía Bắc và cả nước” khách hàng tiềm năng của VPBank là các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ và tầng lớp dân cư trung lưu ở đô thị.
NH đang phấn đấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời phấn đấu hết để
phục vụ khách hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2. Sơ đồ tổ chức, cơ cấu chức năng các phòng ban
- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường trực gồm
Chủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm tổng giám đốc.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề
lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của ngân hàng; bổ nhiệm, cách chức tổng
giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ;
quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định giá chào bán cổ
phần...
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên chyên
trách.Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quảm lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính; thẩm
định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng...
- Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn lập ra các
Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và ban tín dụng đều
có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các
giới hạn tín dụng khác nhau.
- Phòng kiểm tra- kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được phân bổ cho
mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên. Bộ phận này có chức năng kiểm tra,
giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước,
trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng
- Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính: Quỹ nghiệp vụ và kho tiền
+ Quỹ nghiệp vụ :
Bộ phận thu tiền
Bộ phận chi tiền
Bộ phận kiểm ngân
Bộ phận giao dịch
+ Kho tiền:
Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho
Thực hiện việc xuất nhập kho
- Các phòng giao dịch có chức năng :
+Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân
+Thu hút tiền gửi trong dân cư
+ Cho vay
+Thực hiện 1 số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ
kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Visa và séc du lịch
- Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Bộ phận kế toán giao dịch được bố trí
theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài khoản của cùng một khách
hàng để có thể nắm vững toàn bộ quan hệ của khách hàng với ngân hàng và quản lý
các tài khoản của khách hàng chặt chẽ hơn. Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp
cùng các phòng nghiệp vụ khác để hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát
sinh, đồng thời cung cấp các số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác nghiệp cụ
thể của các phòng nghiệp vụ liên quan
- Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: tổ chức công tác hành chính, văn
thư, tổ chức công tác quản trị và tham gia công tác xã hội, tổ chức hội thảo, hội
nghị, quản lý văn thư đi- đến, quản lý con dấu...
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một số năm gần đây
* Về hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm. Kết quả đến hết
năm 2005, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 5.228 tỷ đồng, tăng 35% so với thực
hiện năm 2004, trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt gần 1.621 tỷ đồng, tăng 5.2% so
với thực hiện năm 2004. Huy động trên thị trường liên ngân hàng và các tổ chức tín
dụng được trên 3.364 tỷ đồng, tăng 63.4% so với thực hiện năm 2004. Nhìn chung
các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Tổng nguồn vốn huy động
Huyđộng trên thị trường
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi thanh toán
Huyđộng trên thị trườngII và tiền gửi khác
(Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm)
Bảng số liệu cho thấy tỷ trọng các nguồn vốn huy động từ 2 thị trường I và
II trong tổng nguồn vốn đã thay đổi qua các năm. Cụ thể tỷ trọng nguồn vốn huy
động qua thị trường I có xu hướng giảm từ 77% năm 2002 xuống còn 36% năm
2005, trong khi đó vốn huy động ở thị trường II lại tăng từ 23% năm 2002 lên 64%
năm 2005. Nhìn chung đây là xu hướng tích cực bởi vì nguồn vốn huy động qua thị
trường II có chi phí thấp hơn làm giảm chi phí vốn bình quân.
Mặt khác cũng từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của
ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Xét về mặt tuyệt đối, tổng nguồn vốn huy
động tăng từ 1.221,5 tỷ năm 2002 lên ở mức 5.228,2 tỷ vào năm 2005, tức là tăng
4.006,7 tỷ trong vòng 4 năm. Tuy nhiên nếu xét về giá trị tương đối, mặc dù nguồn
vốn huy động có tăng nhưng tốc độ tăng năm sau lại có xu hướng giảm so với năm
trước, cụ thể là tốc độ gia tăng vốn đã giảm từ 82,6% năm 2003 xuống còn 34,5 %
vào năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian qua, ngân hàng phải đương
đầu với nhiều khó khăn gây ra do sự cạnh tranh găy gắt giữa các ngân hàng thương
mại trong việc thu hút các nguồn tiền gửi dân cư. Tuy nhiên, để đạt được những kết
quả như trên, ngân hàng đã không ngừng chú trọng các biện pháp tăng cường huy
động vốn nhằm tăng tăng tài sản có, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao uy
tín với khách hàng, liên tục mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh trong toàn quốc,
duy trì tốt quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, nghiên cứu phát triển các sản
phẩm, dịch vụ bán lẻ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng… Đặc
biệt ngân hàng đã tích cực đưa ra những hình thức huy động mới như tiết kiệm có
bốc thăm trúng thưởng hay tiết kiệm VND được bù trượt giá USD, sản phẩm này đã
đáp ứng được tâm lý của khách hàng e ngại sự mất giá của VND so với USD nhưng
lại muốn hưởng lãi cao. Nhờ những nỗ lực trên mà công tác huy động vốn đã đạt
được nhiều kết quả đáng khích lệ, tổng nguồn vốn huy động liên tục qua các năm
tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong những năm tới.
* Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động mang lại chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng.
Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2005 đạt 2.761 tỷ đồng, tăng 28,1% so với
thực hiện năm 2004, dư nợ cho vay đạt 2.358 tỷ đồng tăng 26,4% so với năm 2004.
Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 108,2 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2004. Nhờ kết
hợp sử dụng nhiều biện pháp tăng cường hoạt động tín dụng, công tác cho vay của
ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả như sau:
Kết quả hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay Tỷ đồng
Doanh số thu nợ
Tổng dư nợ các loại
+ Ngắn hạn
+ Trung- dài hạn
Chất lượng tín dụng
Nợ trong hạn
Nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ
(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng qua các năm)
Cơ cấu cho vay trong tổng dư nợ cũng có những thay đổi đáng kể, dư nợ ngắn
hạn có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng giảm (từ 66% năm 2002 xuống còn
47,3% năm 2005), trong khi dư nợ trung- dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng tăng
trong tổng dư nợ (từ 34% năm 2002 lên 51%năm 2005). Đây là một xu hướng tích
cực trong hoạt động của mỗi ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
II. Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng
2.1. Quy trình thẩm định dự án
* Sơ đồ thẩm định
VP Bank đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng trong toàn hệ
thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm định. Cụ thể các bước
của quy trình thẩm định một dự án như sau:
* Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:
Cán bộ nhân viên VPBank tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn
để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân viên hướng dẫn
khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần thiết có liên quan. Chủ
đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VP Bank.
* Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ
Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, hồ sơ thẩm định (đề
nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi được coi là hợp lý khi được
chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư số 06/1999/TT- BKH- ĐT ngày 24/11/1999
hướng dẫn về nội dung, tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu
tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư
số 06
* Bước 3: Thẩm định dự án:
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện: tài
chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án,
tình hình pháp lý của chủ đầu tư,… (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài liệu lập
thành tờ trình thẩm định. Tờ trình là kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng về khách
hàng vay vốn trong đó có ghi rõ ý kiến của cán bộ thẩm định về tính khả thi của dự
án, về món vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng. Toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định
sau đó được chuyển lên trưởng phòng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng xem xét,
kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa, bổ sung.
Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng của doanh nghiệp,
xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm thông tin về tình
hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ... của chủ đầu tư.
Phòng tài sản có nhiệm vụ thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản
thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài sản cầm cố thế chấp, thẩm
định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay.
* Bước 4: Quyết định của người có thẩm quyền:
Cán bộ tín dụng hoàn chỉnh nội dung tờ trình, trình trưởng phòng ký thông
qua, sau đó có nhiệm vụ trực tiếp trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng.
Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng (tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ xem xét lại hồ
sơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự án vay vốn hay không.
Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án và sẽ thực hiện giải ngân theo sự thoả thuận
của 2 bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn vay của chủ đầu tư, giám sát quá
trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanh toán của dự án.
Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản thế chấp,
bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm thẩm định và
quyết định cho vay vốn.
Đối với những dự án lớn phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì cần phải lập hội
đồng thẩm định xem xét, thẩm định dự án.
2.2. Nội dung thẩm định dự án tại ngân hàng
2.2.1.Thẩm định hồ sơ vay vốn :
Hồ sơ vay vốn cần đảm bảo tính đầy đủ và hợp lệ, theo quy định của ngân hàng các
loại hồ sơ cần thiết phải bao gồm
* Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của bên vay :
- Đối với khách hàng là doanh nghiệp trong nước : Hồ sơ cần có bao gồm
+Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập
+Các tổng công ty 91 phải có quyết định thành lập do thủ tướng chính phủ
kí
+Các tổng công ty 90 phải có quyết định thành lập do Bộ trưởng Bộ quản
lý ngành ký
+Các doanh nghiệp thuộc tỉnh thành phố trực thuộc trung ương do UBND
tỉnh thành phố trực thuộc TW kí quyết định thành lập
Hợp tác xã : Phải có biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã
+Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh còn trong thời hạn hiệu lực: do Sở
Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với hợp tác xã thì
đăng kí kinh doanh do uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp, trừ trường hợp kinh doanh
trong các ngành nghề theo quy định riêng của chính phủ thì do UBND tỉnh- thành
phố trực thuộc TW cấp
+Điều lệ: Điều lệ của doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền quyết
định thành lập xác nhận. Điều lệ của HTX phải được UBND quận huyện xác nhận
+Quyết định bổ nhiệm giám đốc (tổng giám đốc) và kế toán trưởng
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: hồ sơ pháp lý bao gồm
+Hợp đồng liên doanh
+Điều lệ doanh nghiệp: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép
đầu tư phê duyệt
+Giấy phép đầu tư
+Danh sách hội đồng quản trị và tổng giám đốc có xác nhận của Bộ hoặc
sở Kế hoạch đầu tư
* Hồ sơ về việc sử dụng vốn vay:
+Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng
+Dự án đầu tư hay luận chứng kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc sử
dụng vốn vay.
+Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng
hoá máy móc thiết bị…, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hoặc các hợp đồng
khác nhằm thực hiện dự án đầu tư đó.
+Các tài liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật của dự án.
+ Đối với việc vay vốn thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà
nước cần có các quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+Đối với khách hàng là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty liên doanh cần có văn bản của hội đồng quản trị hoặc những sáng lập viên
về việc chấp thuận vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư
* Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính :
+Báo cáo