Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển
khu đô thị mới có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Việc
phát triển các khu đô thị mới đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và
phát triển kinh tế đất nước.
Thực hiện chủ trương lấy phát triển để cải tạo, chuyển việc phát triển
đô thị bằng các dự án đơn lẻ sang phát triển đô thị bằng các dự án đầu tư
đồng bộ, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm
2020 đã được phê duyệt. Với mục tiêu xây dựng các khu đô thị mới với đầy
đủ cơ sở ạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ góp phần cải thiện một cách cơ
bản điều kiện sống của nhân dân thủ đô. Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và
đô thị- Bộ Xây Dựng hiện đang được giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu
tư phát triển nhà ở và đô thi, có trách nhiệm huy động mọi nguồn vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các dự án đồng thời thu hút các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình nhà ở và các công trình
chuyên dùng trong phạm vi dự án theo quy hoạch được duyệt.
Khi tiến hành một hoạt động đầu tư phát triển đô thị mới vấn đề đặt ra
là sử dụng vốn làm sao để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất việc đánh gía
hiệu quả của hoạt động đầu tư sẽ cho chúng ta biết được hoạt động đầu tư có
đem lại những giá trị gì, đạt được hiệu quả tài chính là bao nhiêu. ngoài ra
đánh giá hiệu quả đầu tư còn cho phép chúng ta rút ra được những bài học
kinh nghiệm cho những giai đoạn sau của công cuộc đầu tư khác và cho phép
tạo ra hiệu quả cao hơn cho toàn bộ nền kinh tế .
Thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả đầu tư, trong quá
trình thực tập tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị- Bộ Xây Dựng
tôi đã chọn đề tài “ thực trạng và hiệu quả đầu tư của công ty phát triển đô
thị mới tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Xây Dựng” làm
đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên
đề xem xét tình hình đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua và đánh giá
chi tiết hiệu quả một dự án của Tổng công ty đã thực hiện. Trên cơ sở đó và
vận dụng những kiến thức lý luận đã nắm bắt trong thời gian học tập ở trường
để đề ra một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư tại Tổng
công ty trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương I:Những vấn đề lý luận chung.
Chương II:Thực trạng và hiệu quả đầu tư phát triển đô thị mới tại
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị- Bộ Xây Dựng.
Chương III:Những định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao
hiệu quả đầu tư phát triển đô thị mới tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và
đô thị.
99 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1979 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và hiệu quả đầu tư của công ty phát triển đô thị mới tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Xây Dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Thực trạng và hiệu quả đầu
tư của công ty phát triển đô
thị mới tại Tổng công ty đầu
tư phát triển nhà và đô thị-
Bộ Xây Dựng
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển
khu đô thị mới có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Việc
phát triển các khu đô thị mới đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và
phát triển kinh tế đất nước.
Thực hiện chủ trương lấy phát triển để cải tạo, chuyển việc phát triển
đô thị bằng các dự án đơn lẻ sang phát triển đô thị bằng các dự án đầu tư
đồng bộ, từng bước hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội đến năm
2020 đã được phê duyệt. Với mục tiêu xây dựng các khu đô thị mới với đầy
đủ cơ sở ạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ góp phần cải thiện một cách cơ
bản điều kiện sống của nhân dân thủ đô. Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và
đô thị- Bộ Xây Dựng hiện đang được giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu
tư phát triển nhà ở và đô thi, có trách nhiệm huy động mọi nguồn vốn đầu tư
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của các dự án đồng thời thu hút các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình nhà ở và các công trình
chuyên dùng trong phạm vi dự án theo quy hoạch được duyệt.
Khi tiến hành một hoạt động đầu tư phát triển đô thị mới vấn đề đặt ra
là sử dụng vốn làm sao để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất việc đánh gía
hiệu quả của hoạt động đầu tư sẽ cho chúng ta biết được hoạt động đầu tư có
đem lại những giá trị gì, đạt được hiệu quả tài chính là bao nhiêu... ngoài ra
đánh giá hiệu quả đầu tư còn cho phép chúng ta rút ra được những bài học
kinh nghiệm cho những giai đoạn sau của công cuộc đầu tư khác và cho phép
tạo ra hiệu quả cao hơn cho toàn bộ nền kinh tế .
Thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả đầu tư, trong quá
trình thực tập tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị- Bộ Xây Dựng
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
2
tôi đã chọn đề tài “ thực trạng và hiệu quả đầu tư của công ty phát triển đô
thị mới tại Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Xây Dựng” làm
đối tượng nghiên cứu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Nội dung của chuyên
đề xem xét tình hình đầu tư của Tổng công ty trong thời gian qua và đánh giá
chi tiết hiệu quả một dự án của Tổng công ty đã thực hiện. Trên cơ sở đó và
vận dụng những kiến thức lý luận đã nắm bắt trong thời gian học tập ở trường
để đề ra một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư tại Tổng
công ty trong thời gian tới.
Kết cấu của chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung.
Chương II: Thực trạng và hiệu quả đầu tư phát triển đô thị mới tại
Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị- Bộ Xây Dựng.
Chương III: Những định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao
hiệu quả đầu tư phát triển đô thị mới tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và
đô thị.
Do được sự tận tình giúp đỡ của cô giáo Phạm Thị Thêu, giảng viên
chính Bộ môn Kinh tế Đầu tư trường ĐHKTQD và các cô chú cán bộ phòng
Nghiên cứu phát triển dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị,
cùng với sự nỗ lực nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế... em đã hoàn thành
chuyên đề này. Tuy nhiên do thời gian, trình độ và kinh nghiệm còn có hạn
nên không tránh khỏi những sai sót và bất cập. Em rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ Tổng công ty Đầu tư phát
triển nhà và đô thị và các bạn bè quan tâm đến vấn đề này.
Cuối cùng em xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể thầy cô
giáo trong Bộ môn Kinh tế Đầu tư và các cô chú cán bộ của Tổng công ty,
đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Thêu và chú Phạm Trung Kiên đã giành nhiều
thời gian giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kến bổ ích giúp em hoàn chỉnh chuyên đề
này.
Hà Nội 5 - 2001
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
3
Sinh viên: Vi Văn Hưng
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN.
1. Khái niệm đầu tư.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đầu tư song đều toát lên được
bản chất của nó, đó là sự hy sinh những giá trị ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nhằm thu về những giá trị lớn hơn trong tương lai.
Định nghĩa chung nhất về đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại
để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả
nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết
qủa đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và
trí tụê.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền
vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác...), tài sản
trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật...) và nguồn nhân lực
có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
2. Đầu tư phát triển, vai trò và đặc điểm của nó trong nền kinh tế quốc
dân.
2.1. Khái niệm đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra để tiến
hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng thêm
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
4
tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ
yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.
Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu
hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào
tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt
động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực đang hoạt động của các cơ sở
đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế – xã hội.
2.2. Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.
Để làm rõ sự khác biệt giữa hoạt động đầu tư phát triển với các loại
hình đầu tư khác, cần phải tìm hiểu những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn lớn và để nằm khê
đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của
đầu tư phát triển.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành
quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến
động sảy ra.
- Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm
tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của
các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế...
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu
dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh
viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ Ai Cập,
Nhà thờ La Mã ở Rôma, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăngcovát
của Campuchia...). Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư
phát triển.
- Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ
hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
5
hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như các hoạt
động sau này của các kết quả đầu tư.
Những đặc trưng trên đây cần được các nhà đầu tư, các nhà quản lý đầu
tư, các nhà lập dự án nghiên cứu nắm vững để đưa ra những phương án, nội
dung lập dự án, tiến hành và quản lý đầu tư nhằm đưa ra quyết định đúng đắn,
có căn cứ để đem lại hiệu quả cao nhất.
2.3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển
Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với
nguồn lực đã bỏ ra. Đối với nền kinh tế, đầu tư quyết định sự tăng trưởng và
phát triển của nền sản xuất xã hội. Nó tạo ra, duy trì và phát triển các cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các đơn vị, cá nhân kinh doanh đầu
tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đầu tư có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình
phát triển của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
2.3.1. Đầu tư vừa tác dụng tới tổng cung vừa tác động đến tổng cầu
hàng hoá của nền kinh tế.
Khi cần tiến hành một hoạt động đầu tư, có một lượng tiền lớn được
huy động để đưa vào lưu thông trong nền kinh tế để mua sắm các nguyên liệu,
vật liệu, máy móc thiết bị, trả tiền dịch vụ, thuê nhân công... làm cho tổng
cầu tăng vọt. Nhưng sự tăng vọt này chỉ trong thời gian ngắn hạn, bởi lẽ do
các kết quả của đầu tư chưa phát huy tác dụng. Nên tổng cung của nền kinh tế
chưa có sự thay đổi. Sự tăng lên của cầu hàng hoá trên thị trường kéo theo sản
lượng cân bằng tăng lên và giá cả các đầu vào tăng lên. Đây chính là tác động
ngắn hạn của đầu tư đối với tổng cầu.
Đến khi các thành quả của đầu tư phát huy tác dụng các năng lực mới
đi vào hoạt động thì tăng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo
sản lượng tiềm năng tăng lên và giá cả hàng hoá giảm đi. Đây chính là tác
dụng trong dài hạn của đầu tư.
2.3.2. Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
6
Do tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với sự
tăng cung và tăng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù
là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu
tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Khi tăng đầu tư sẽ tạo thêm nhiều việc làm, làm giảm thất nghiệp, nâng
cao mức sống của dân cư và giảm các tệ nạn xã hội. Nhưng đồng thời việc
tăng đầu tư dẫn tới sự tăng cầu các yếu tố đầu vào, làm tăng giá cả của các
hàng hoá có liên quan (giá chi phí vốn, giá công nghệ, giá lao động, vật tư...)
đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình lạm phát
làm sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do
tiền lương thực tế ngày càng thấp hơn, thâm hụt Ngân sách, kinh tế phát
triển chậm lại.
Ngược lại, khi giảm đầu tư làm cho giá cả ổn định hơn, giảm lạm phát,
mức sống của dân cư được đảm bảo hơn, Nhưng đồng thời giảm đầu tư khi số
lao động vẫn gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tăng các tệ nạn xã hội.
Vì vậy, khi đã nắm bắt được tác động hai mặt của đầu tư đến sự ổn
định nền kinh tế, thì vai trò điều tiết của Nhà nước là rất quan trọng đối với
mọi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự tăng
giảm thích hợp đầu tư trong từng thời kỳ sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đến tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam ta đang thực hiện mục tiêu
chiến lược tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế bền vững thì càng phải cần
có một cơ cấu đầu tư thích hợp trong từng thời kỳ thực hiện chiến lược.
2.3.3. Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy tốc độ tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ phụ thuộc vào hệ số ICOR
của một quốc gia đó. ( là hiệu quả vốn đầu tư ).
Vốn đầu tư
ICOR =
Mức tăng GDP
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
7
Vốn đầu tư => Mức tăng GDP
= ICOR
Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn
đầu tư. Sự gia tăng vốn đầu tư sẽ làm tăng GDP nhiều hơn. Vì vậy, đầu tư tác
động mạnh mẽ đến mức tăng trưởng kinh tế.
Ở mỗi nước có hệ số ICOR khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế, trình độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư, trình độ công nghệ, lao động
và các chính sách trong nước.
Ở các nước phát triển ICOR thường lớn hơn từ 5 7 lần do thừa vốn
thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều qua việc sử dụng nhiều công nghệ
hiện đại có giá cao. Còn ở những nước chậm phát triển ICOR thường thấp từ
23 lần do thiếu vốn thừa lao động, nên phải sử dụng nhiều công nghệ kém
hiện đại với giá rẻ.
Do đó, với bất cứ quốc gia nào muốn tăng trưởng nền kinh tế điều kiện
cần thiết phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Khi đã có tăng trưởng rồi, việc tạo
ra các tiền đề về văn hoá xã hội dễ dàng hơn, chính là điều kiện đủ để phát
triển nền kinh tế xã hội của đất nước .
2.3.4. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kinh ngiệm các nước cho thấy, động lực để có thể tăng trưởng nhanh
với tốc độ mong muốn (từ 910%) của nền kinh tế là tăng cường đầu tư nhằm
tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ vì những
ngành này có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ sử dụng những tiềm năng vô
hạn về trí tuệ con người. Khu vực nông - lâm - ngư nghiệp cho những hạn chế
về đất đai, về khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 6% ở
ngành này là rất khó khăn.
Vì vậy, chính sách đầu tư của một quốc gia tập trung chủ đạo cho
ngành kinh tế nào đã quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
8
ngành nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng cao của ngành đó, là động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu vùng lãnh thổ: Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân
đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về mặt tài
nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của vùng có khả năng phát triển nhanh hơn,
làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển.
Ở nước ta, vai trò của đầu tư được thể hiện rất rõ. Để thực hiện Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, trong định hướng phát triển ngành và
lãnh thổ đã chỉ rõ: Là tập trung phát triển những ngành then chốt, những địa
bàn trọng điểm.
Tập trung đầu tư những ngành công nghiệp then chốt, hướng mạnh
xuất khẩu, thay thế nhập khẩu có hiệu quả. Công nghiệp chế biến và chế tạo,
nhất là chế tạo máy và công nghiệp điện tử có vị trí cơ bản ngày càng cao.
Công nghiệp năng lượng nhiên liệu được ưu tiên đầu tư, đồng thời coi trọng
ngành công nghiệp tạo nhiên liệu cơ bản cho quá trình Công nghiệp hoá -
Hiện đại hoá đất nước như xi măng, sắt thép, hoá chất... Các công trình kết
cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc là nền tảng cho
sự phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế được ưu tiên
đầu tư. Luôn coi trọng sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn
trong suốt quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Phát huy tối đa lợi thế so
sánh trong việc lựa chọn các địa bàn trọng điểm đầu tư, nhằm tạo động lực
thúc đẩy sự phát triển của các vùng khác nhau trong cả nước. Đồng thời hỗ
trợ phát triển các vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện sống trong vùng cực kỳ khó
khăn. Ba vùng trọng điểm: Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ và năm tuyến hành
lang gắn với nó tốc độ tăng trưởng vượt trước gấp 1,5 1,7 lần tốc độ bình
quân cả nước, thu hút thêm một nửa số vốn đầu tư cả thời kỳ, đóng góp
khoảng 70% mức gia tăng tổng sản phẩm quốc nội.
Điểm tựa của bộ khung cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại là hệ thống đô thị
các cấp theo từng cấp bậc trung tâm của các lãnh thổ có quy mô khác nhau.
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
9
Hệ thống đô thị các cấp theo từng cấp bậc trung tâm của các lãnh thổ có quy
mô khác nhau. Hệ thống đô thị vừa mang chức năng trung tâm tạo vùng vừa
là các hạt nhân ''ngòi nổ” có sức đột phá lớn.
2.3.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng công nghệ và khoa học kỹ
thuật của đất nước.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên
quyết của sự phát triển và tăng cường công nghệ. Bởi vì để tiến hành công
nghiệp hoá đất nước thì không thể thiếu công nghệ đó là các máy móc thiết bị,
các bí quyết công nghệ nhằm nâng cao năng suất- năng lực sản xuất kinh
doanh của mọi ngành.
Muốn có được công nghệ thì phải tiến hành nghiên cứu hoặc ứng dụng
các thành tựu khoa học trên thế giới qua con đường chuyển giao công nghệ
(mua công nghệ). Dù tự nghiên cứu hay nhận chuyển giao thì đều cần phải có
tiền, đồng thời với việc “bỏ ra” tiền, của, trí tuệ - đó là phải đầu tư.
Như vậy đầu tư sẽ góp phần tăng cường khả năng khoa học và công
nghệ cho quốc gia.
2.3.6. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thì đầu tư quyết
định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
Để tạo dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho sự ra đời của
bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm
máy móc thiết bị, lắp đặt nó trên nền bệ và thực hiện các chi phí khác gắn
với sự hoạt động trong một chu kỳ sản xuất của các cơ sở vật chất kỹ thuật
vừa tạo ra.
Để duy trì hoạt động bình thường cần phải định kỳ sửa chữa hoặc sửa
chữa lớn, thay đổi máy móc thiết bị. Tất cả các hoạt động đó đều phải có tiền
đề để thực hiện. Do vậy, nói rằng đầu tư quyết định sự ra đời và phát triển của
mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
10
3. Vốn và nguồn vốn đầu tư.
Từ khái niệm đầu tư tới vai trò của đầu tư phát triển ta biết rằng muốn
tiến hành hoạt động đầu tư đều phải có vốn. Vậy vốn đầu tư là gì? Theo
nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng vốn đầu tư được hiểu như sau:
- Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh là tiền tiết kiệm của dân và được huy động từ các nguồn khác được đưa
vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có
và tạo ra tiềm lực mới lớn hơn cho nền sản xuất xã hội.
Vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn: Nguồn trong nước và nguồn
nước ngoài.
3.1. Nguồn vốn trong nước bao gồm:
* Vốn tích luỹ từ Ngân sách Nhà nước. Đó là tiền cấp phát từ tiền tiết
kiệm của Ngân sách Nhà nước.
Tuỳ thuộc vào từng quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau
mà có tỷ lệ tích luỹ Ngân sách Nhà nước cao hay thấp. Đối với một quốc gia
nguồn vốn có vai trò rất quan trọng bởi nó quyết định sự ra đời, tồn tại của
các công trình phúc lợi xã hội, tăng trình độ văn hoá, trình độ quản lý...
Nguồn vốn này còn tạo điều kiện hình thành và phát triển của các doanh
nghiệp quốc doanh.
Với vai trò quan trọng của vốn Ngân sách Nhà nước như vậy. Nước ta
do nhiều năm luôn thâm hụt Ngân sách, vay nợ nước ngoài cùng với chính
sách tự cấp tự túc nhiều năm. Ngân sách Nhà nước gánh chịu tất cả, do vậy
việc đầu tư dàn trải cho mọi lĩnh vực đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư
không cao. Kể từ khi các chính sách mới được áp dụng, nhất là các doanh
nghiệp Nhà nước được phép cổ phần hoá. Vốn Ngân sách Nhà nước được
tập trung đầu tư hơn vào các lĩnh vực mà ngoài Nhà nước ra không ai có
thể giám đầu tư như các công trình phúc lợi đã nói trên.
* Nguồn vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp trong nước (bao gồm doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Nguồn gốc của vốn này là từ lợi
Bé m«n Kinh tÕ §Çu t Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
Sinh viªn: Vi V¨n Hng Líp: Kinh tÕ §Çu t 39A
11
nhuận để lại không chia của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Nguồn
vốn này có vai trò rất lớn đối với hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của
mọi doanh nghiệp, nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thêm các
hoạt động đầu tư mới khác tạo cho các doanh nghiệp vị thế vững chắc bằng
chính khả năng của mình. Ở các nước phát triển, sự lớn mạnh của nhiều Công
ty, Tổng công ty, tập đoàn đã chứng tỏ khả năng tạo chỗ đứng vững chắc trên
trường quốc tế chính bằ