Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải
hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa Việt Nam
từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
Để thục hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất
quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu
phát triển và cạnh tranh các doanh nghiệp việt nam cũng đòi hỏi phải được
mở rộng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây truyền công nghệ,
nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hoá,
dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu
vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng. Một địa chỉ quen thuộc và tiện ích
nhất mà người cần vốn nghĩ đến đó là các Ngân hàng thương mại.
Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy
nhiên trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang trong giai đoạn bước
đầu hình thành và phát triển thì huy động vốn qua kênh ngân hàng vẫn là phổ
biến và hiệu quả nhất. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt
chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế - kinh doanh, vừa với vai
trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, Ngân hàng thương
mại tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân
phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác
của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các nguyên
tắc tín dụng.
Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương
với việc huy động vốn của các Ngân hàng thương mại phải được tăng cường,
mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường huy động và sử dụng vốn
hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn,
hiệu quả hơn.
96 trang |
Chia sẻ: longpd | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng và một số giải
pháp nhằm tăng cường huy
động vốn tại Ngân Hàng
Công Thương Hoàn Kiếm
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
LỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải
hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa Việt Nam
từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến.
Để thục hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất
quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu
phát triển và cạnh tranh các doanh nghiệp việt nam cũng đòi hỏi phải được
mở rộng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây truyền công nghệ,
nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hoá,
dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu
vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng. Một địa chỉ quen thuộc và tiện ích
nhất mà người cần vốn nghĩ đến đó là các Ngân hàng thương mại.
Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy
nhiên trong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang trong giai đoạn bước
đầu hình thành và phát triển thì huy động vốn qua kênh ngân hàng vẫn là phổ
biến và hiệu quả nhất. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt
chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế - kinh doanh, vừa với vai
trò trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, Ngân hàng thương
mại tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân
phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác
của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các nguyên
tắc tín dụng.
Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương
với việc huy động vốn của các Ngân hàng thương mại phải được tăng cường,
mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường huy động và sử dụng vốn
hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn,
hiệu quả hơn.
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng
tăng và đòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng kịp thời. Do vậy, trong thời
gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển
của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy
động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu
đối với các ngân hàng thương mại và NHCT Hoàn Kiếm cũng không là ngoại
lệ. Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác huy động vốn là rất
thiết thực và cấp bách.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở
trường, cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm
hiểu tình hình thực tế tại NHCT Hoàn Kiếm vừa qua, em đã mạnh dạn chọn
đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Công Thương Hoàn Kiếm ”. Làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Luận văn được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương I : Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
Chương II : Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương Hoàn
Kiếm.
Chương III : Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân
Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
CHƯƠNG I
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM.
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước
phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch
với một Ngân hàng thương mại nhất định nào đó. NHTM được coi như là
một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế
càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng
những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Mọi công dân đều
chịu tác động từ các hoạt động của Ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi
tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh
nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịnh vụ Ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng
hoá trong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong
nền kinh tế. Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng
hầu như là giống nhau song quan niệm về ngân hàng lại không đồng nhất
giữa các nước trên thế giới.
1.1.1. NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1.1.1.1. Khái niệm.
Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM,
người ta thường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị
trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tuợng hoạt
động. Ví dụ: Theo Luật Ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa: “Ngân
hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng
cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.
Hay theo như Luật Ngân hàng của Ấn Độ năm 1959 đã nêu: “ Ngân hàng là
cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”...
Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa
NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng
lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa
đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một
tính chất đó là việc nhận tiền ký thác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để
sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh
khác của chính Ngân hàng.
Trên thế giới các ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng,
nghiệp vụ khá giống nhau, đó là việc: nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không
kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các
nghiệp vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng. Để phân loại các Ngân hàng
thương mại ta có thể dựa trên các tiêu chi sau:
* Căn cứ vào hình thức sở hữu: Các Ngân hàng thương mại được phân thành:
- Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một
cá nhân. Đây là các ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một
địa phương với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương.
- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng được hình thành từ nguồn
vốn thông qua tập trung phát hành cổ phiếu. Những người nắm giữ cổ phiếu
này chính là những người chủ của ngân hàng. Họ có quyền tham gia vào các
hoạt động của ngân hàng và được chia lãi cổ tức. Do huy động từ nhiều người
nên các ngân hàng này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh
đa dạng.
- Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu
thuộc về Nhà nước. Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
ít khi bị phá sản. Tuy nhiên, các ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện
những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
* Căn cứ theo tính chất hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên
doanh, thường chỉ cung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định.
Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng. Đây
là xu hướng chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.
Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ
yếu thực hiện đối với các khách hàng lớn. Số lượng các giao dịch của ngân
hàng bán buôn nhỏ song về giá trị một dịch vụ lại lớn.
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó
thực hiện đối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng
cá nhân. Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một
giao dịch thường nhỏ.
* Căn cứ theo cơ cấu tổ chức
Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty. Sự
phân chia này là do pháp luật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng trực
tiếp tham gia vào một số hoạt động kinh doanh như: buôn bán chứng khoán,
bất động sản... nên các ngân hàng tổ chức ra các công ty riêng, có tư cách
pháp nhân để kinh doanh.
Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện
nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Nhà
nước ta quan niệm: (Theo điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam
ban hành 02/ 1997/QH 10) “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để
hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền
gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
*Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ
đạo trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng này được nhà nước
cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài việc tiến hành
kinh doanh bình thường: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân
hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khi nhà nước giao cho. Hiện nay có
các ngân hàng thương mại quốc doanh sau: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công
Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng
chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và
hoạt động theo luật công ty cổ phần. Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ
cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng
liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân
hàng nước ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp
luật Việt Nam.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nước
ngoài (ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của
pháp luật Việt Nam.
- Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung và
dài hạn, cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp
thông qua các giấy tờ có giá.
- Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là
những ngân hàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung,
dài hạn vì sự phát triển. Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu
tư trực tiếp qua các dự án.
- Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước( gồm sở hữu Nhà nước
và sở hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ những
chính sách của Nhà nước. Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu
lợi nhuận.
-Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín
dụng hợp tác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành
viên tự nguyện lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu
tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng.
1.1.1.2. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
a. Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản
xuất hàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội
xuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi, ngượi thì cần vốn để tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách nào? NH thương
mại ra đời là chìa khoá giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốn
tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối
được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát
triển. Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh
nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái
sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn. có lợi nhuận
cao hơn. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng,
không một tổ chức nào có thể đáp ứng được. Chỉ có ngân hàng - một tổ chức
trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất
cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.
b. Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sản
xuất bất cứ cái gì mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản
xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
thị trường. Thị trường yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản
phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng. Để được như vậy các doanh nghiệp phải được đầu tư bằng
dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được
nâng cao... Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng
vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng. Ngân hàng sẽ
giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các
sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
c. NHTM là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tièn tệ
của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành
phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự
giao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần
kinh tế khác. Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các
nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hành
điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong
hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng
trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay
vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia
vốn của thị trường, điều kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp
đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai
trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế.
d. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế.
Ngày nay, trong su hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc
hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên
thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính
của một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng
thương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu tư ra
nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận.
Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so
sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thương
mại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh...
và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện,
thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển.
1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy
động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác. Ba
nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát
triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ
này đan xem lẫn nhau trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một
chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn.
Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh
doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:
* Nghiệp vụ tiền gửi:
Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền
gửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài
sản mà từ đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy
động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào
ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi.
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
* Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn
có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư,
khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền
kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và
tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.
* Nghiệp vụ đi vay:
Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục
đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị
trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu
hay vay có đảm bảo... Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủ
yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó
không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ.
* Nghiệp vụ huy động vốn khác:
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể
tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn
cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động
không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi
hỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối
tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.
* Vốn chủ sở hữu của NHTM :
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Lượng vốn này chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý
bắt buộc khi bắt đầu thành lập ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ổn định,
ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở
vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân
ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Trong
Luận văn tốt nghiệp Trần Ngọc Anh - TCDN 41D
thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh
doanh của bản thân Ngân hàng mang lại.
1.1.2.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn.
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các
mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi
nhuận. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:
* Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với
mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như
khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt
buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
* Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. NH
thương mại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề
mà mọi NH thương mại đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường lợi
nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của
ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: theo
thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thức
đảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đích
có cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nông
nghiệp, cho vay thuê mua...
* Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động
được từ dân cư, từ các tổ chứ