Kỹ thuật vi xử lí với tốc độ phát triển nhanh đã và đang mang đến những thay đổi to lớn trong khoa học và công nghệ cũng như trong đời sống hàng ngày. Ngày nay, các thiết bị máy móc ngày càng trở nên thông minh hơn, các công việc được thực hiện với hiệu quả cao hơn, đó cũng là nhờ vi xử lý, vi điều khiển.
Kỹ thuật vi xử lý, vi điều khiển là kỹ thuật của tương lai, là chìa khóa đi vào công nghệ hiện đại. Đối với sinh viên chuyên ngành điện tử, đây là một lĩnh vực mới, hứa hẹn và mở ra nhiều triển vọng. Để góp phần tạo nền tảng ban đầu cho việc học tập, tìm hiểu kỹ thuật vi xử lý và cách truyền dữ liệu từ vi xử lý với các thiết bị bênh ngoài em xin đề nghị thực hiện đề tài: “GIAO TIẾP MÁY TÍNH VỚI KIT VI XỬ LÝ 8085”.
119 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GIAO TIẾP MÁY TÍNH VỚI KIT VI XỬ LÝ 8085, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ GIÁO DụC VÀ ĐÀO TạO
ĐạI HọC QUốC GIA TP. Hồ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA : ĐIỆN _ ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN : ĐIỆN TỬ
LUậN VĂN TốT NGHIệP
Đề tài:
GIAO TIẾP MÁY TÍNH VỚI KIT VI XỬ LY 8085
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRUNG DŨNG
Lớp : 95KĐĐ
Giáo Viên hướng dẫn : NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
TP. HỒ CHÍ MINH 03-2000
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nghành: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Khóa: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1- Đầu đề luận văn:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2- Cơ sở ban đầu:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3- Nội dung các phần thuyết minh:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- Các bản vẽ đồ thị:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- Cán bộ hướng dẫn:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
6- Ngày giao nhiệm vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Thông qua bộ môn
Ngày . . . . tháng . . . . năm 2000
Cán bộ hướng dẫn Chủ nhiệm bộ môn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA : ĐIỆN_ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN TRUNG DŨNG
Ngành : ĐIỆN TỬ
Khóa : 1995 – 2000
Lớp : 95KĐĐ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN ĐÌNH PHÚ
Nhận Xét Của Giáo Viên Hướng Dẫn :
Ngày tháng năm 2000
Giáo viên hướng dẫn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA : ĐIỆN_ ĐIỆN TỬ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : NGYỄN TRUNG DŨNG
NGÀNH : ĐIỆN TỬ
KHÓA : 1995 – 2000
LỚP : 95KĐĐ
GIÁO VIÊN DUYỆT LUẬN VĂN :
Nhận Xét của Giáo Viên duyệt :
Ngày tháng năm 2000
GIÁO VIÊN DUYỆT
Lời cảm tạ
Cuốn luận văn này được hoàn thành tốt đẹp theo đúng thời gian quy định của nhà trường cũng như của khoa.Việc đạt được kết quả như trên không chỉ là sự nỗ lực của em mà còn sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy hướng dẫn, của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cám ơn:
Sự dạy dỗ, chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô trong khoa, đặc biệt là các thầy cô ở các xưởng thực tập đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành luận văn.
Sự giúp đỡ và chỉ bảo tân tình của Thầy hướng dẫn Nguyễn Đình Phú trong quá trình làm luận văn.
Xin cám ơn các bạn sinh viên trong khoa đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều mặt: như phương tiện, sách vở, ý kiến …
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Dũng
Chương: Cơ sở lý luận
Thể thức nghiên cứu:
1. Thời gian nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu đề tài được xem là một qui trình công nghệ hẳn hoi vì đòi hỏi phải tiến hành theo các khâu kế tiếp nhau bao gồm việc chọn đề tài, biên soạn đề cương, thu thập dữ kiện, xử lý dữ kiện, viết công trình nghiên cứu.
Luận văn tốt nghiệp được tiến hành thực hiện trong khoảng thời gian là 6 tuần:
Tuần 1 : Chọn đề tài, chính xác hóa đề tài, soạn đề cương, thu thập kiện và tài liệu liên hệ.
Tuần 2 : Biên soạn nội dung phần lý thuyết.
Tuần 3 : Thiết kế mạch trên giấy và tiến hành thi công, thủ mạch.
Tuần 4 : Thiết kế bàn thực tập.
Tuần 5 : Soạn bài thực tập cho mô hình đã thiết kế.
Tuần 6 : Hoàn chỉnh mô hình,cân chỉnh phần lý thuyết để in ấn và nộp luận văn.
2. Phương pháp thu thập dữ kiện:
Đây là giai đoạn quan trọng, sử dụng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu để thu thập các dữ kiện về đề tài đã xác định. Dữ kiện đã thu thập được sẽ là chất liệu để hình thành công trình thực hiện đề tài. Vấn đề là làm sao thu thập được dữ kiện đầy đủ, chính xác, và phù hợp với nội dung nghiên cứu.
Trong phạm vi luận văn này người nghiên cứu sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu để thu thập dữ kiện giải quyết đề tài. Việc tham khảo tài liệu giúp người thực hiện bổ sung thêm kiến thức, lý luận cũng như phương pháp mà những công trình nghiên cứu trước đó đã xây dựng. Nhờ đó người nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề còn tồn tại. Tuy nhiên việc nghiên cứu tham khảo tài liệu luôn bảo đảm tính kế thừa và phát triễn có chọn lọc.
3. Xử lý dữ kiện:
Các dữ kiện sau khi được thu thập chưa thể sử dụng được ngay mà phải qua quá trình sàng lọc, sửa chữa, phân tích khái quát thành lý luận . Tài liệu được sử dụng là những tài liệu có chất lượng cao chủ yếu là tài liệu gốc nên bảo đảm chính xác về nội dung đề cập.
4. Trình bày đồ án:
Đề tài tốt nghiệp được trình bày theo cấu trúc một tập đồ án tốt nghiệp để phù hợp với nội dung và thời gian nghiên cứu đồng thời đáp ứng đúng yêu cầu về chương trình đào tạo của trường.
Trình bày thành văn công trình nghiên cứu khoa học là giai đoạn hoàn thành nghiên cứu, do đó không được xem đó là quá trình kỹ thuật mà là một quá trình sáng tạo sâu sắc. Chính việc nắm vững bút pháp trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những kết quả đạt được, phát triễn chúng và có thêm những kiến thức mới.
II. Cơ sở lý luận:
Đồ án tốt nghiệp thực chất là một quá trình nghiên cứu khoa học - quá trình nhận thức và hành động. Quá trình này đòi hỏi phải có thời gian nhất định tương xứng với nội dung của đối tượng nghiên cứu và tính chất phức tạp của vấn đề nghiên cứu.
Việc nghiên cứu khoa học giúp ta tìm ra cái mới. Cái mới ở đây không những mang tính chủ quan của người nghiên cứu mà còn mang tính khách quan đối với xã hội. Nghiên cứu khoa học phải nhằm mục đích phục vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Hoạt động ngiên cứu khoa học muốn đạt kết quả tốt phải hội đủ các yếu tố:
Phương tiện, phương pháp, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, hình thức tổ chức. Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ và phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
CÁC CƠ SỞ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Kiến thức và năng lực người nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài người nghiên cứu cần phải cân nhắc kỹ độ khó và độ phức tạp của đề tài sao cho phù hợp với khả năng, kiến thức và năng lực của người nghiên cứu.
Độ phức tạp của đề tài thể hiện ở các mặt: lĩnh vực nghiên cứu rộng hay hẹp, ở một ngành hay liên ngành, đối tượng nghiên cứu là đồng nhất hay không đồng nhất. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá trị của đề tài không phụ thuộc vào độ phức tạp của nó. Đề tài hẹp chưa hẳn là đề tài kém giá trị. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học có một phạm vi nhất định, phạm vi này càng hẹp thì sự nghiên cứu càng sâu. Độ khó của đề tài nói lên tính vừa sức đối với người nghiên cứu. Do đó độ phức tạp của đề tài thường có mối liên hệ tương hổ với độ khó của nó.
Kiến thức của người nghiên cứu (đây là điều kiện chủ quan ở người nghiên cứu). Trước hết đó là vốn liếng, kinh nghiệm của người nghiên cứu.
Giáo sư Hà Văn Tấn đã nhận xét: “Trình độ học sinh, sinh viên hiện nay không cho phép họ ngay từ đầu chọn được đề tài nghiên cứu. Vì vậy phải có sự gợi ý của thầy cô giáo…”. Mỗi đề tài nghiên cứu khoa học có những yêu cầu nhất định của nó. Người nghiên cứu cần nắm vững nội dung, phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài, nói khác đi đề tài nghiên cứu phải mang tính vừa sức.
Người nghiên cứu phải thể hiện năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm việc nắm vững lý thuyết cơ bản của khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, nắm được mức độ nhất định về sự phát triễn và tiến bộ thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Có như thế mới chọn được đề tài có giá trị. Trong tình hình tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay trên thế giới, khối lượng thông tin khoa học gia tăng với qui mô lớn và nhịp độ nhanh đòi hỏi người nghiên cứu phải tham khảo tài liệu nước ngoài. Để thực hiện được vấn đề này người nghiên cứu người nghiên cứu khoa học cần có số vốn ngoại ngữ nhất định.
Thể hiện lòng ham mê khoa học và quyết tâm nghiên cứu tìm tòi chân lý.
2-Vấn đề thực tiễn:
Người nghiên cứu phải coi thực tiễn làm cơ sở, là động lực của nhận thức. Ang - ghen viết: “Khi xã hội có những yêu cầu kỹ thuật thì xã hội thúc đẩy khoa học hơn mười trường đại học”. Mặt khác thực tiễn cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức .
Thực tế là những sự việc có thật, những tình hình cụ thể, những vấn đề đã hoặc chưa được giải quyết trong cuộc sống. Người nghiên cứu với kinh nghiệm bản thân trong công tác hàng ngày thường thấy được các mặt của vấn đề, các mối quan hệ phức tạp, các diễn biến, phương hướng phát triển của sự vật từ đó có định hướng thích hợp giải quyết đề tài.
Chính thực tiễn giúp người nghiên cứu tìm thấy vấn đề một cách cụ thể. Người nghiên cứu phải xem thực tiễn cao hơn nhận thức (lý luận) vì nó có ưu điểm không những có tính phổ biến mà còn có tính hiện thực trực tiếp. Hồ Chủ Tịch cũng đã dạy: “Học tập thì theo nguyên tắc: kinh nghiệm và thực tiễn phải đi cùng nhau”.
Đề tài thực hiện mang tính thực tiễn, nội dung của đề tài là có thật, phát triển từ thực tế khách quan.
Có thể nói hầu như mọi công trình nghiên cứu điều có giá trị thực tế của nó, chỉ khác nhau ở mức độ ít nhiều, phục vụ trước mắt hay lâu dài, gián tiếp hay trực tiếp.
3. Tác động của điều kiện khách quan đến việc thực hiện đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài người nghiên cứu là yếu tố chủ quan góp phần quan trọng đến kết quả còn đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu kể cả phương tiện ngiên cứu, thời gian nghiên cứu cùng những người cộng tác nghiên cứu và người hướng dẫn nghiên cứu là những điều kiện khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Người nghiên cứu càng nắm chắc các yếu tố khách quan đó bao nhiêu thì kết quả nghiên cứu càng được khẳng định bấy nhiêu.
Chương I: CẤU TRÚC VI XỬ LÝ 8085
CẤU TẠO BÊN TRONG VI XỬ LÝ 8085
1. Cấu trúc của một vi xử lý cơ bản :
Một vi xử lý về cơ bản gồm có 3 khối chức năng: đơn vị thực thi (Execution), bộ điều khiển tuần tự (Sequencer) và bus giao tiếp.
- Đơn vị thực thi : Xử lý các lệnh số học và logic. Các toán hạng liên quan có mặt ở các thanh ghi dữ liệu hoặc địa chỉ hoặc từ bus nội.
- Bộ điều khiển tuần tự : Bao gồm bộ giải mã lệnh (Intrustruction Decoder) và bộ đếm chương trình (Program Counter).
+ Bộ đếm chương trình gọi các lệnh chương trình tuần tự.
+ Bộ giải mã lệnh thì khởi động các bước cần thiết để thực hiện lệnh.
Bộ điều khiển tuần tự tạo thành một hệ thống logic tuần tự mà cách thức hoạt động của nó được chứa trong ROM. Nội dung chứa trong ROM được gọi là vi chương trình. Các lệnh bên ngoài trong trường hợp này xác định các địa chỉ vào vi chương trình.
Khi chương trình bắt đầu thực hiện thì bộ đếm chương trình PC được đặt ở địa chỉ bắt đầu, thường là địa chỉ 0000H (với xi xử lý 8 bit). Địa chỉ này được chuyển đến bộ nhớ thông qua bus địa chỉ (Address Bus). Khi tín hiệu Read được đưa vào ở bus địa chỉ nội dung của bộ nhớ liên quan xuất hiện trên bus dữ liệu (data bus) và sẽ được chứa ở bộ giải mã lệnh (Instruction Decoder). Sau khi khởi động một số bước cần thiết để thực thi lệnh nhờ một số chu kỳ máy và khi lệnh đã thực thi, thì bộ giải mã lệnh làm cho bộ đếm chương trình chỉ đến ô địa chỉ của lệnh kế.
Trong đề tài này, sử dụng vi xử lý 8085 là một vi xử lý 8 bit nên dưới đây xin trình bày cấu trúc của vi xử lý 8085.
Hình 1.1 : Sơ đồ khối của một vi xử lý 8 bit.
Hình 1.2 : Sơ đồ cấu trúc của một vi xử lý.
Qua sơ đồ trên, ta thấy vi xử lý bao gồm các khối chính sau: khối đơn vị số học/logic ALU (Arithmatic Logic Unit), các thanh ghi và khối Control Logic. Các khối này liên hệ với nhau qua các đường dây truyền tín hiệu.
2. Chức năng và nhiệm vụ của các khối trong vi xử lý:
a. Khối ALU (Arithmatic Logic Unit).
Khối đơn vị số học/ logic là khối quan trọng nhất bên trong vi xử lý, khối ALU chứa các mạch điện logic có chức năng chính là thực hiện các phép toán, các phép thay đổi số liệu. Cơ sở chính của khối ALU là mạch cộng, nên nó có khả năng thực hiện các phép xử lý số nhị phân.
Khối ALU có hai ngõ vào và một ngõ ra, các ngõ vào có chức năng chuyển tín hiệu ngõ vào vào khối ALU để tính toán, sau đó dữ liệu được chuyển đến ngõ ra để chuyển ra ngoài.
Dữ liệu trước khi vào khối ALU được chứa ở thanh ghi TEMP 1 và TEMP 2 là các thanh ghi đệm. Trong vi xử lý có một thanh ghi đặc biệt có tên là thanh ghi A, hầu hết mọi hoạt động của ALU đều thông qua thanh ghi này. Thông thường khối ALU nhận dữ liệu từ thanh ghi A rồi xử lý dữ liệu, sau khi xử lý xong thì lại gởi dữ liệu ra thanh ghi A.
b. Các thanh ghi bên trong vi xử lý.
Các thanh ghi bên trong của vi xử lý có chức năng lưu trữ tạm thời các dữ liệu khi xử lý. Trong số đó có một vài thanh ghi đặc biệt khi thực hiện lệnh, còn các thanh ghi còn lại là các thanh ghi thông dụng. Các thanh ghi này giúp cho người lập trình thực hiện chương trình dễ dàng hơn, số lượng thanh ghi phụ thuộc vào từng loại vi xử lý.
Các thanh ghi trong một vi xử lý gồm có: thanh ghi tích lũy (Accumulator Register), thanh ghi PC (Program Counter Register), thanh ghi con trỏ ngăn xếp (Stack Pointer Register), thanh ghi trạng thái (Status Register), các thanh ghi thông dụng, thanh ghi địa chỉ và thanh ghi lệnh (Instruction Register).
* Thanh ghi tích lũy (thanh ghi A – Accumulator Register) :
Thanh ghi A là một thanh ghi quan trọng của vi xử lý có chức năng lưu trữ dữ liệu khi tính toán. Hầu hết các phép toán số học và phép toán logic đều xảy ra giữa ALU và thanh ghi A, nhưng cần lưu ý rằng hầt hết sau khi thực hiện phép tính, ALU thường gởi dữ liệu vào thanh ghi A làm dữ liệu trong thanh ghi A trước đó bị mất.
Thanh ghi A thường làm trung gian để trao dữ liệu của vi xử lý với các thiết bị ngoại vi.
Với vi xử lý 8085A, thanh ghi A có độ dài 8 bit.
* Thanh ghi PC (Program Counter Register) :
Thanh ghi PC là thanh ghi quan trọng nhất của vi xử lý. Khi thực hiện một chương trình, các lệnh của chương trình sẽ được quản lý bằng thanh ghi PC.
Thanh ghi PC sẽ chứa địa chỉ của các lệnh đang thực hiện của một chương trình. Chính vì vậy, trước khi vi xử lý thực hiện một chương trình thì thanh ghi PC phải được nạp một dữ liệu, đó chính là địa chỉ đầu tiên của chương trình. Trong quá trình thực hiện chương trình, vi xử lý tự động tăng nội dung thanh ghi PC để chuẩn bị đón các lệnh tiếp theo, tuy nhiên trong chương trình có lệnh có khả năng làm thay đổi nội dung thanh ghi PC.
Với vi xử lý 8085, thanh ghi PC có độ dài 16 bit và khi vi xử lý được reset lại, thanh ghi PC sẽ tự động nạp cho mình giá trị 0000H.
* Thanh ghi trạng thái (Status Register):
Thanh ghi trạng thái còn gọi là thanh ghi cờ (Flag Register – thanh ghi F) dùng để lưu trữ kết quả của một số lệnh kiểm tra. Việc lưu trữ kết quả của các lệnh kiểm tra giúp cho người lập trình có khả năng điều khiển chương trình theo các nhánh khác nhau.
Với vi xử lý 8085 cấu trúc của thanh ghi trạng thái như sau:
7
6
5
4
3
2
1
0
S
Z
x
AC
x
P
x
CY
Trong đó:
S (signal): bit dấu : S = 1 khi kết quả âm, S = 0 khi kết quả dương.
Z (Zero): bit Zero: Z = 1 khi kết quả bằng 0, Z = 0 khi kết quả khác 0.
AC (Auxiliary carry): bit tràn: AC = 1 : phép tính bị tràn trên bit 4.
AC = 0 : phép tính không bị tràn trên bit 4.
P (Parity): bit chẵn, lẻ: P = 1 khi kết quả là số chẵn.
P = 0 khi kết quả là số lẻ.
CY (Carry): bit nhớ: CY = 1 khi kết quả có số nhớ.
CY = 0 khi kết quả không có số nhớ.
Các bit x là các bit không được sử dụng thông dụng nên không giới thiệu trong đề tài này.
* Thanh ghi con trỏ ngăn xếp (Stack Pointer Register – thanh ghi SP):
Thanh ghi con trỏ ngăn xếp là thanh ghi quan trọng của vi xử lý, độ dài dữ liệu của thanh ghi SP bằng với độ dài dữ liệu của thanh ghi PC. Chức năng của thanh ghi SP là dùng để quản lý bộ nhớ ngăn xếp khi muốn lưu trữ tạm thời dữ liệu vào ngăn xếp, cũng giống như thanh ghi PC, thanh ghi SP cũng tự động chỉ tới ô nhớ kế.
Trong các vi xử lý, vị trí con trỏ ngăn xếp luôn tự động giảm để chỉ tới ô nhớ kế tiếp, vì vậy khi thiết lập giá trị cho thanh ghi con trỏ ngăn xếp phải là địa chỉ cuối cùng của chương trình và nó phải nằm trong vùng nhớ RAM. Nếu không khởi tạo địa chỉ con trỏ ngăn xếp, nó sẽ chỉ đến một địa chỉ ngẫu nhiên, do đó dữ liệu cất vào ngăn xếp có thể ghi chồng lên phần chương trình làm chương trình chạy sai hoặc SP không nằm trong vùng nhớ RAM làm nó không thực hiện đúng chức năng của mình.
* Thanh ghi địa chỉ bộ nhớ:
Thanh ghi địa chỉ ô nhớ có chức năng tạo đúng địa chỉ ô nhớ mà vi xử lý muốn truy xuất dữ liệu. Thanh ghi địa chỉ luôn bằng với thanh ghi PC.
* Thanh ghi lệnh :
Thanh ghi này có chức năng chứa lệnh mà vi xử lý đang thực hiện. Đầu tiên, lệnh được đón từ bộ nhớ đến chứa trong thanh ghi lệnh, tiếp theo lệnh sẽ được thực hiện, trong khi thực hiện lệnh, bộ giải mã lệnh sẽ đọc dữ liệu trong thanh ghi lệnh để xử lý và báo chính xác cho vi xử lý biết yêu cầu của lệnh. Trong suốt quá trình này thanh ghi lệnh không đổi, nó chỉ thay đổi khi thực hiện lệnh kế tiếp.
Với vi xử lý 8085 thanh ghi lệnh có độ dài dữ liệu là 8 bit.
Người lập trình không có khả năng tác động vào thanh ghi này.
* Thanh ghi chứa dữ liệu tạm thời (Temporary Data Register):
Thanh ghi chứa dữ liệu tạm thời dùng để trợ giúp khối ALU trong quá trình thực hiện các phép toán. Trong mỗi loại vi xử lý, số lượng các thanh ghi tạm thời khác nhau.
c. Khối điều khiển logic (Logic Control):
Khối điều khiển logic thực chất là các mạch điều khiển logic, có chức năng nhận lệnh hay tín hiệu điều khiển từ bộ giải mã lệnh và thực hiện việc điều khiển theo đúng yêu cầu của lệnh. Khối điều khiển logic được xem như là bộ xử lý của vi xử lý.
Các tín hiệu điều khiển của khối điều khiển logic là các tín hiệu điều khiển các thiết bị bên ngoài giao tiếp với vi xử lý và các đường điều khiển vi xử lý từ các thiết bị bên ngoài.
Ngõ vào tín hiệu quan trọng nhất trong khối điều khiển logic là ngõ vào xung clock, phải có tín hiệu này thì khối điều khiển mới hoạt động được. Đồng thời giúp hệ thống hoạt động được đồng bộ.