Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát bộ nguồn P46 và P52 Thiết kế máy biến áp bộ nguồn

Trong quá trình học tập tại nhà trường, thực tập đo lường là môn học quan trọng. Nó giúp cho sinh viên hiểu sâu và nhớ kỹ lý thuyết đã được học, đồng thời củng cố kiến thức cho một số môn học khác. Môn thực tập đo lường điện cần rất nhiều bộ nguồn AC/DC. Tuy nhiên, các bộ nguồn này đã được trang bị từ trước năm 1975 và được sử dụng liên tục cho đến nay. Vì vậy, việc hư hỏng ở các bộ nguồn này rất thường xảy ra

doc67 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát bộ nguồn P46 và P52 Thiết kế máy biến áp bộ nguồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: KHẢO SÁT BỘ NGUỒN P46 VÀ P52 THIẾT KẾ MÁY BIẾN ÁP GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: VŨ BẢO TUYÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN VĂN LÂM LỚP : 95KĐĐ TP.HỒ CHÍ MINH 2-2000 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH ĐỘC LẬP -TỰ DO- HẠNH PHÚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT KHOA ĐIỆN BỘ MÔN ĐIỆN –ĐIỆN TỬ NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN LÂM Lớp : 95KĐĐ Ngành : ĐIỆN –ĐIỆN TỬ Tên đề tài: Khảo sát bộ nguồn P46 và P52 Thiết kế máy biến áp bộ nguồn Các số liệu ban đầu: Nội dung các phần thuyết minh : Các bản vẽ: 5. Giáo viên hướng dẫn: VŨ BẢO TUYÊN 6. Ngày giao nhiệm vụ: 13 -12-1999 7. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28-2-2000 Giáo viên hướng dẫn Thông qua bộ môn Ngày… Tháng … Năm2000 Chủ nhiệm bộ môn BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN LÂM Lớp : 95KĐĐ Ngành : ĐIỆN –ĐIỆN TỬ Tên đề tài: Khảo sát bộ nguồn P46 và P52 Thiết kế máy biến áp bộ nguồn Nội dung luận văn tốt nghiệp: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên) VŨ BẢO TUYÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên sinh viên : NGUYỄN VĂN LÂM Lớp : 95KĐĐ Ngành : ĐIỆN –ĐIỆN TỬ Tên đề tài: Khảo sát bộ nguồn P46 và P52 Thiết kế máy biến áp bộ nguồn Nội dung luận văn tốt nghiệp: Nhận xét của giáo viên phản biện: Giáo viên phản biện (ký và ghi rõ họ tên) Lời Nói Đầu Trong quá trình học tập tại nhà trường, thực tập đo lường là môn học quan trọng. Nó giúp cho sinh viên hiểu sâu và nhớ kỹ lý thuyết đã được học, đồng thời củng cố kiến thức cho một số môn học khác. Môn thực tập đo lường điện cần rất nhiều bộ nguồn AC/DC. Tuy nhiên, các bộ nguồn này đã được trang bị từ trước năm 1975 và được sử dụng liên tục cho đến nay. Vì vậy, việc hư hỏng ở các bộ nguồn này rất thường xảy ra. Trước kia, hệ thống điện cung cấp cho bộ nguồn phù hợp với điện áp sử dụng chung cho cả trường là 110V. Nhưng hiện nay, hệ thống điện sử dụng cho trường có cấp điện áp là 220V, phòng thí nghiệm đo lường lại chưa đủ trang thiết bị để bố trí từng môn học và bảo quản các bộ nguồn. Thực tế, có rất nhiều bộ nguồn bị sai cấp điện áp so với các giá trị chuẩn ban đầu. Với đề tài: “KHẢO SÁT BỘ NGUỒN P46 VÀ P52 - THIẾT KẾ MÁY BIẾN ÁP BỘ NGUỒN”, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế hai bộ nguồn P46 và P52 để từ đó có thể tính toán thiết kế lại một số phần trong hai bộ nguồn. Qua 6 tuần làm việc khẩn trương, tôi đã cố gắng hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, dù cố gắng thế nào cũng không tránh khỏi thiếu sót. Mong quí thầy cô và bạn bè đóng góp để tập luận án này được hoàn chỉnh hơn. Tháng 2 năm 2000 Sinh viên thực hiện Tập luận văn đã hoàn thành đúng thời gian qui định của nhà trường. Kết quả này đạt được là nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô trong nhà trường suốt năm năm qua, cùng với sự nổ lực của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Bảo Tuyên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này đúng thời hạn. Em xin cám ơn thầy Lê Viết Phú đã giúp đỡ em khi thực hiện đề tài. Cảm ơn các bạn sinh viên đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tập luận văn tốt nghiệp này. MỤC LỤC Nhiệm vụ luận án Lời mở đầu Lời cảm tạ Mục lục PHẦN A: KHẢO SÁT BỘ NGUỒN TẠI PHÒNG THỰC TẬP ĐO LƯỜNG Chương 1: Giới thiệu bộ nguồn P46 và P52 1 I. Giới thiệu 1 II. Cấu tạo chung của hai bộ nguồn 1 Chương 2 : Sơ đồ mạch thực tế của bộ nguồn P46 và P52 7 I. Bộ nguồn P46 7 1. Sơ đồ nguyên lý của bộ nguồn P46 7 2. Nguyên lý hoạt động 8 II. Bộ nguồn P52 9 1. Sơ đồ nguyên lý 9 2. Nguyên lý hoạt động 10 3. Các giá trị khảo sát 10 PHẦN B: THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN Chương 1: Lý thuyết tính toán máy biến áp 13 I. Nguyên lý làm việc máy biến áp 13 II. Các công thức cơ bản về máy biến áp 13 III. Phân loại máy biến áp 14 IV. Các bước tính toán máy biến áp công suất nhỏ 15 1. Lõi thép 15 2. Dây quấn 17 Chương 2: Thiết kế bộ nguồn P46 26 I. Tính máy biến áp 26 II. Khảo sát cuộn cảm L 32 Chương 3: Thiết kế bộ nguồn P52 36 I. Máy biến áp 1 36 II. Máy biến áp 2 39 III. Phương án sử dụng mạch điều chỉnh điện áp 42 1. Mạch nguồn đôi 12V 42 2. Mạch điều chỉnh điện áp 0÷ 30V; 1,3A 42 Chương 4: Thiết kế máy biến áp tự ngẫu 46 I. Giới thiệu 46 II. Hình dạng Variac 46 III . Nguyên tắc hoạt động 47 Chương 5: Phương án thiết kế mạch chỉnh lưu 49 I. Mạch chỉnh lưu toàn sóng 49 II. Tính chọn nguồn chỉnh lưu DC 49 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ PHẦN D: PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN A KHẢO SÁT BỘ NGUỒN TẠI PHÒNG THỰC TẬP ĐO LƯỜNG ĐIỆN CHƯƠNG I GIỚI THIỆU BỘ NGUỒN P46 VÀ P52 Giới thiệu: Để thực hành thí nghiệm đo lường đạt hiệu quả cao, yêu cầu cần phải có một bộ nguồn với nhiều cấp điện áp khác nhau. Các cấp điện áp này có thể điều chỉnh được cũng như một số cấp cố định khác.Vì vậy, yêu cầu trị số dòng điện và điện áp hay nói cách khác là công suất phải đảm bảo ổn định và chính xác. Vơí yêu cầu này, người thiết kế phải tính theo công suất qui định. Hiện nay, các bộ nguồn AC/DC trong phòng thí nghiệm đo lường được hoạt động ở cấp điện áp 110V, trong khi nguồn điện cung cấp tại các xưởng hiện nay là 220V. Điều này, thực sự gây khó khăn cho việc bảo trì và vận hành. Do đó, cần phải tính toán lại sao cho phù hợp với các cấp điện áp ngõ vào vàngõ ra cho phù hợp. Phòng thí nghiệm hiện tại đựơc trang bị bộ nguồn P52 và P46. Các bộ nguồn được trang bị từ trước năm 1975, được sử dụng liên tục cho đến nay.Vì vậy, các bộ nguồn đều có hư hỏng. Ngõ ra của các bộ nguồn như sau: 1. Bộ nguồn P46: 2 ngõ ra 120V-10AMP Max 2 ngõ ra 0÷120VAC-3.5AMP Max (Điều chỉnh được). 1 ngõ ra 22.5V-10AMP Max và 45VAC-5AMP Max 1 ngõ ra 18VDC-10 AMP Max và 36VDC -5AMP Max 2. Bộ nguồn P52: 1 ngõ ra 120VAC –10AMP Max 1 ngõ ra 0÷350VDC-150mAMP Max (Điều chỉnh được). ngõ ra 0÷25VDC và 0÷100mA (Điều chỉnh được). ngõ ra 6VAC, 12VAC-2.5AMP cố định. Cấu tạo chung của 2 bộ nguồn: Bao gồm các phần chính sau: Biến áp cách ly. Biến áp tự ngẫu. Mạch chỉnh lưu. Bảo vệ quá tải và ngắn mạch. 1. Biến áp cách ly: Nhiệm vụ: Thay đổi điện áp nguồn theo yêu cầu thiết kế. - Ở bộ nguồn P46 có một biến áp cách ly biến đổi điện áp 22.5V-10A và 45V-5A, một cuộn cảm sau bộ lọc. - Ở bộ nguồn P52 có 2 biến áp: một biến áp biến đổi điện áp đưa qua bộ điều chỉnh để có điện áp 0÷25VDC và dòng 0÷100mA và một biến áp có ngõ ra điều chỉnh 0÷350VDC với dòng 150mA. Hoạt động chung của biến áp cách ly là: Khi có điện áp xoay chiều vào phần sơ cấp, dòng điện cảm ứng cho điện áp ngõ ra thứ cấp. Hình 1. Cấu tạo máy biến áp cách ly Thường ta sử dụng lõi thép E_I,U_I để quấn dây.Tỉ số biến áp:  2. Biến áp tự ngẫu: Biến áp tự ngẫu là một dạng biến áp đặc biệt, ngõ ra có thể thay đổi điện áp theo nhiều cấp, tùy theo yêu cầu thiết kế. Trong phòng thí nghiệm đo lường, biến áp tự ngẫu được dùng là lõi thép hình trụ, cuộn dây đồng được quấn theo lõi thép hình trụ. Khi ta thay đổi số vòng dây trên bề mặt cuộn dây thì ta thay đổi điện áp từ 0÷120V. 3. Chỉnh lưu: Khi có yêu cầu điện áp ngõ ra là DC mà ngõ vào là AC thì bắt buộc ta phải dùng bộ chỉnh lưu điện áp, đồng thời lọc nguồn để có một điện áp DC ổn định ít gợn sóng. 4. Bảo vệ quá tải: Trong bộ nguồn thực tập hiện nay, thiết bị bảo vệ được dùng là bộ Aptomat. Aptomat là khí cụ điện dùng để tự động đóng ngắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp. Aptomat còn gọi là cầu dao tự động, thường được gọi là Aptomat không khí vì hồ quang được dập tắt trong không khí. Aptomat có yêu cầu sau: 1. Chế độ làm việc ở định mức cuả Aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là chỉ số dòng điện định mức chạy qua Aptomat lâu bao nhiêu cũng được. Mặt khác, mạch dòng điện của Aptomat phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng. 2. Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể vài chục kA. Sau khi ngắn được dòng điện ngắn mạch, Aptomat phải đảm bảo làm việc tốt ở chỉ số dòng điện định mức. 3. Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, Aptomat phải có thới gian cắt bé. Muốn vậy, thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong Aptomat. Để thực hiện yêu cầu thao tác bảo vệ có chọn lọc, Aptomat cần phải có khả năng chỉnh trị số dòng điện tác động và thời gian tác động. Để có thể hiểu rõ về Aptomat ta thử khảo sát nguyên lí và cấu tạo cuả Aptomat như sau: a. Nguyên lí làm việc: Sơ đồ nguyên lí điện của Aptomat dòng điện cực đại và Aptomat điện áp thấp được trình bày như sau: Hình 2. Sơ đồ nguyên lí Aptomat dòng điện cực đại Ở trạng thái bình thường, sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc răng 1 khớp với 5 cùng một cụm với tiếp điểm động. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, nam châm điện 2 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm nhả móc 1, cần 5 được tự do, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở rộng dưới tác dụng của lò xo 6, mạch điện bị ngắt. Hình 3. Sơ đồ Aptomat điện áp thấp Trên hình 3, khi sụt áp quá mức, nam châm điện 1 sẽ nhả phần ứng 8 làm nhả móc 2, do đó các tiếp điểm của Aptomat cũng được mở ra dưới tác động cuả lực lò xo 4, mạch điện bị cắt. Cụm nam châm 2 (ở hình 3) gọi là móc bảo vệ quá tải hay ngắn mạch. Cụm nam châm 1(hình 3) được gọi là móc bảo vệ sụt áp hay mất điện áp. b. Phân loại và cấu tạo: * Phân loại: Theo kết cấu, người ta chia Aptomat ra ba loại:1 cực, 2 cực, 3cực. Theo thời gian thao tác, người ta chia Aptomat ra loại tác động không tức thời và tác động tức thời. Tùy theo công dụng bảo vệ, người ta chia Aptomat ra loại Aptomat cực đại theo dòng điện, cực tiểu theo điện áp, dòng điện ngược… * Cấu tạo: 1. Tiếp điểm: Aptomat thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (chính và hồ quang) hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy, hồ quang chỉ cháy trên trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính. Tiếp điểm của áptomat thường được làm bằng hợp kim gốm chịu được hồ quang như Ag-W,Cu-W,Ni. 2. Hợp dập hồ quang: Để Aptomat dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của aptomat và có lổ thoát khí. Kiểu này có giới hạn cắt không quá 50kA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn hơn 1000V. Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập hồ quang. 3. Cơ cấu truyền động cắt Aptomat: Truyền động cắt Aptomat thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ và động cơ điện). Điều khiển bằng tay được thực hiện với các Aptomat có dòng điện định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các Aptomat có dòng điện lớn hơn (đến 1000A). Bộ nguồn tại phòng thí nghiệm P46 và P52 được sử dụng dạng Aptomat bằng tay (có dòng nhỏ hơn 50A). Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta còn dùng một tay dài phụ theo nguyên lí đòn bẩy. Ngoài ra, còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén. 4. Móc bảo vệ: Aptomat tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ, gọi là móc bảo vệ. Móc bảo vệ quá tải (quá dòng) để bảo vệ thiết bị điện khỏi bị quá tải, đường thời gian-dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính cuả đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện từ và rơle nhiệt làm móc bảo vệ đặt bên trong Aptomat. Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch điện chính. Khi dòng điện vượt quá trị số cho phép thì phần ứng bị hút và móc sẽ đập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của Aptomat mở ra. Điều chỉnh vit để thay đổi lực kháng của lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tác động. Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có phần tử phát nóng đấu nôí tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của Aptomat khi có quá tải. Móc bảo vệ sụt áp (bảo vệ điện áp) cũng thường dùng kiểu điện từ, cuộn dây mắc song song với mạch điện chính. c. Cách lựa chọn Aptomat: Việc lựa chọn Aptomat chủ yếu dựa vào: Dòng điện tính toán đi trong mạch Dòng điện quá tải. Tính thao tác có chọn lọc. Ngoài ra lựa chọn Aptomat cần phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải, là Aptomat không được phép ngắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ. Yêu cầu chung là dòng điện định mức của móc bảo vệ Aptomat không được bé hơn dòng điện tính toán Itt của mạch Iáptô > Itt Tùy theo đặc tính làm việc và điều kiện cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ bằng 125%, 150% so với dòng điện tính toán. CHƯƠNG 2 SƠ ĐỒ MẠCH THỰC TẾ CỦA BỘ NGUỒN P46 VÀ P52. I. Bộ nguồn P46: 1. Sơ đồ nguyên lý của bộ nguồn P46: 2. Nguyên lý hoạt động: - Aptomat làm nhiệm vụ đóng ngắt nguồn đồng thời bảo vệ quá tải trong mạch điện. Trong mạch này, loại Aptomat được sử dụng đóng ngắt cả lúc hai bộ dây. - Khi bật công tắt nguồn, tiếp điểm A sẽ được nối B, C sẽ được nối D và Line sẽ được nối với Load. Điện áp sẽ đi từ A sang B đi vào biến áp tự ngẫu (Variac). Biến áp tự ngẫu này được điều chỉnh bằng tay để lấy ra điện áp theo dãy điều chỉnh từ 0÷120V.Ngõ ra của Variac được đưa vào điểm C và D. Tại đây, điện áp được đưa qua biến áp 1. Biến áp 1 có nhiệm vụ hạ áp nguồn xuống còn 22,5VAC-10A hoặc 45VAC-5A. Ngõ ra của biến áp 1 được đưa đến CT1 nhằm chuyển đổi từ 22,5V-10A sang 45VAC-5A. Khi bật công tắc CT1 ở vị trí 1, hai cuộn thứ cấp n21 và n22 được nối tiếp với nhau nên áp ra 45VAC-5A. Khi bật công tắc CT1 sang vị trí 3, hai cuộn thứ cấp n21 và n22 được mắc song song nhau làm cho số vòng quấn giảm nhưng tiết diện dây quấn tăng gấp đôi, nên dòng tăng gấp đôi (10A) và áp giảm còn 22,5V. Ngõ ra thứ cấp của biến áp 1 được đưa ra hai đầu bên ngoài bộ nguồn, đồng thời được chỉnh lưu qua bộ lọc để được điện áp 18VDC-10A;36VDC-5A. Cuộn dây L được mắc nối tiếp với ngõ ra DC có nhiệm vụ lọc và san bằng điện áp gợn sóng. I. Bộ nguồn P52: Sơ đồ nguyên lý của bộ nguồn P52: Hình 6. Mạch điều chỉnh điện áp 0-25VDC Nguyên lí hoạt động của bộ nguồn P52: Khi bật công tắc nguồn, tiếp điểm của Aptomat đóng lại, bộ nguồn hoạt động. Biến áp 1 có ngõ ra thứ cấp là 0 – 6VAC-12VAC và ngõ ra thứ 2 được đưa đến mạch điều chỉnh điện áp 0÷25VDC, đồng thời dòng điều chỉnh 0÷100mA. Ngõ ra của biến áp tự ngẫu (Variac) được đưa đến máy biến áp 2. Ngõ ra của máy biến áp 2 sẽ được chỉnh lưu và có giá trị thay đổi từ 0÷350VDC –150mA. Mạch điều chỉnh hoạt động như sau: Khi thay đổi giá trị RV, ta có điện áp đưa đến chân E của 2N1305 thay đổi, dẫn đến 2N1011 cũng sẽ dẩn mạnh hay yếu làm cho ngõ ra của mạch nguồn thay đổi. Khi thay đổi RA tại chân E của 2N1011, dòng ra IC của 2N1011 sẽ thay đổi theo làm cho ngõ ra có dòng thay đổi. 2N1305 có tác dụng chỉnh sai, 2N1011 là transistor công suất. Diode M4E5 có tác dụng ghim áp. Các diode có tác dụng dẫn dòng và bảo vệ. Các giá trị khảo sát: Khảo sát nguồn áp: Khi Ira= 0mA ; Ura= 0V 2N1011 có điện áp phân cực: VEB = 0V VEC= 45.1V VCB = -45.2V 2N1305 có điện áp phân cực: VEB = 0.2V VEC= 0.1V VCB = 0V Khi Ira= 0mA ; Ura= 10V. 2N1011 có điện áp phân cực: VEB = 0V VEC= 34.1V VCB = -34.2V 2N1305 có điện áp phân cực: VEB = 0.1V VEC= 0.3V VCB = -0.1V Khi Ira= 0mA ; Ura= 26.7V. 2N1011 có điện áp phân cực: VEB = 0V VEC= 17.3V VCB = -17.3V 2N1305 có điện áp phân cực: VEB = 0.1V VEC= 0.4V VCB = -0.3V Khảo sát nguồn dòng: Khi Ira= 9.1mA ; Ura= 5.34V. 2N1011 có điện áp phân cực: VEB = 0V VEC= 38.9V VCB = -38.9V 2N1305 có điện áp phân cực: VEB = 0.1V VEC= 0.2V VCB = 0V Khi Ira=50 mA ; Ura= 5.34V. 2N1011 có điện áp phân cực: VEB = 0V VEC= 39V VCB = -39V 2N1305 có điện áp phân cực: VEB = 0.1V VEC= 0.2V VCB = 0V Khi Ira= 155mA ; Ura= 5.34V. 2N1011 có điện áp phân cực: VEB = 0V VEC= 39V VCB = -39V 2N1305 có điện áp phân cực: VEB = 0.1V VEC= 0.1V VCB = 0V Các giá trị đo được dựa trên bộ nguồn tại phòng thực tập đo lường . PHẦN B THIẾT KẾ & TÍNH TOÁN CHƯƠNG I LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN MÁY BIẾN ÁP I. Nguyên lý làm việc của máy biến áp: Máy biến áp làm nhiệm vụ biến đổi điệp áp. Có hai loại máy biến áp: Máy biến áp tăng áp và máy biến áp hạ áp. Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa trên cơ sở hiện tượng cảm ứng điện từ. Khảo sát một máy biến áp đơn giản gồm hai cuộn dây được quấn trên lõi sắt mạch từ cột. Cuọn dây N1 mắc nối tiếp với nguồn điện vào và được gọi là cuộn sơ cấp, cuộn N2, lấy điện áp ra gọi là cuộn thứ cấp. Hình 7. Nguyên tắc làm việc máy biến áp. Khi cuộn dây thứ cấp N2 để hở, dòng điện sơ cấp N1, tạo ra sức điện động F0 gây từ thông lưu thông trong mạch từ qua hai cuộn dây N1 và N2, làm phát sinh các sức điện động E1và E2 trong 2 cuộn sơ cấp và thứ cấp. Khi nối cuộn thứ cấp N2 với phụ tải thì dòng điện thứ cấp I2 xuất hiện. Phụ tải càng tăng, dòng I2 càng tăng làm dòng I1 tăng theo tương ứng để giữ ổn định từ thông không đổi. Đó là nguyên lý làm việc của máy biến áp. Nếu U2>U1: máy biến áp tăng áp U2<U1: máy biến áp hạ áp. II. Các công thức cơ bản về máy biến áp: - Khi máy biến áp không tải, N2 chưa có tải, I0 = 0 U1 = E1+R1I1 +X1I1= E1+R1I0+X1I0 = E1 Do I0(=0,04÷0,1Iđm nên U1=E1. -Khi máy biến áp có tải I2>0: U1 = E1+R1I1 +X1I1 với U1>E2 U2 = E2-R2I2 -X2I2 với U2<E2 Các sức ứng điện động E1,E2 sinh ra trong các cuộn sơ cấp và thứ cấp được xác định như sau: e= -N* e1= Vậy ta có:  trong đó, *Tỷ số biến áp:Tỷ số giữa điện áp U1 và điện áp U2, ta có:  Muốn xác định tỷ số biến áp Ku nên đo khi máy biến áp vận hành không tải. *Tỷ số biến dòng:  III. Phân loại máy biến áp: Có nhiều cơ sở để phân loại máy biến áp, nếu căn cứ vào nguồn cấp điện cho máy biến áp để có thể phân loại máy biến áp một pha với máy biến áp 3 pha. Ở đây, ta chỉ căn cứ vào dây quấn sơ cấp N1 và thứ cấp N2 mà phân chia thành hai dạng máy biến áp: Máy biến áp cách ly, có cuộn sơ cấp và thứ cấp biệt lập. Máy biến áp tự ngẫu, có các cuộn sơ cấp và thứ cấp cùng quấn chung một cuộn, do đó chúng có cùng một mạch. Hình 8a. Biến áp cách ly Hình 8b. Biến áp tự ngẫu Ưu điểm của máy biến áp tự ngẫu so với máy biến áp cách ly: Khối lượng dây đồng và mạch từ giảm nhiều. Ở các đoạn chịu tải chung 2 dòng I1 và I2 chỉ cần có tiết diện chịu tải hiệu hai dòng điện I1 vàI2. Hiệu suất cao hơn so với máy biến áp cách ly. Không lưu ý lớp cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp. Khuyết điểm: Không an toàn, chỉ dùng biến áp tự ngẫu khi tỷ số ku = 0,5 ÷2 Đối với ngành điện tử, máy biến áp tự ngẫu ít được sử dụng vì nguy hiểm cho người sử dụng và gây tiếng ù, nhiễu. VI. Các bước tính toán biến áp một pha công suất nhỏ: Trong tập luận án này, ta chỉ lưu ý đến máy máy biến áp cách ly, vì ở đây, bộ nguồn sử dụng nhiều máy biến áp cách ly hơn với với máy biến áp tự ngẫu (chỉ sử dụng hai bộ Variac). Khi tính toán máy biến áp một pha, công suất nhỏ (dưới 5KVA), ta có thể tạm chia thành các dạng bài toán sau: - Dạng bài toán dựa vào sơ đồ biến áp để xác