Luật bảo hiểm hàng hải

Trong đệ nhị bán thế kỷ 19, các điều khoản đã trở thành một tiêu chuẩn cho các đơn bảo hiểm thân tàu (hull policies) và được tập hợp thành một bộ điều khoản (a set of clauses) để dùng cho các đơn bảo hiểm thân và máy tàu trong một thời gian và đã được Institue Of London Underwriters (Hiệp hội các nhà bảo hiểm London) ấn hành gọi là Institue Time Clauses – Hull – (Điều khoản bảo hiểm thời gian của Hiệp hội – Thân tàu). LUẬT VÀ TẬP QUÁN ANH Đơn bảo hiểm MAR sử dụng tại thị trường London được chi phối bởi quyền tài phán Anh. Điều này không thể áp dụng cho các đơn bảo hiểm được cấp ra tại thị trường khác, song ITC vẫn được chi phối bởi luật và tập quán Anh, bất kể là đơn bảo hiểm được cấp tại thị trường nào. Qui định này đã nêu ở đầu Cl 280 và là cần thiết vì các điều khoản này được dụng ý tương quan với luật bảo hiểm Hàng hải Anh và với tập quán thị trường Anh. Cần nói rõ là câu “Bảo hiểm này được chi phối bởi luật và tập quán Anh” không có dụng ý thay thế các điều khoản về quyền tài phán có thể có trên đơn bảo hiểm và không thể bỏ câu này đi được.

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật bảo hiểm hàng hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái niệm: Điều kiện bảo hiểm (Insurance Conditions) là những quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với các rủi ro tổn thất của đối tượng được bảo hiểm (Subject – Matter Insured). Có ba loại điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm loại A Điều kiện bảo hiểm loại B Điều kiện bảo hiểm loại C 2.1 Luật bảo hiểm Hàng Hải 1906 (The Marine Insurance Act-MIA-1906): Trong đệ nhị bán thế kỷ 19, các điều khoản đã trở thành một tiêu chuẩn cho các đơn bảo hiểm thân tàu (hull policies) và được tập hợp thành một bộ điều khoản (a set of clauses) để dùng cho các đơn bảo hiểm thân và máy tàu trong một thời gian và đã được Institue Of London Underwriters (Hiệp hội các nhà bảo hiểm London) ấn hành gọi là Institue Time Clauses – Hull – (Điều khoản bảo hiểm thời gian của Hiệp hội – Thân tàu). LUẬT VÀ TẬP QUÁN ANH Đơn bảo hiểm MAR sử dụng tại thị trường London được chi phối bởi quyền tài phán Anh. Điều này không thể áp dụng cho các đơn bảo hiểm được cấp ra tại thị trường khác, song ITC vẫn được chi phối bởi luật và tập quán Anh, bất kể là đơn bảo hiểm được cấp tại thị trường nào. Qui định này đã nêu ở đầu Cl 280 và là cần thiết vì các điều khoản này được dụng ý tương quan với luật bảo hiểm Hàng hải Anh và với tập quán thị trường Anh. Cần nói rõ là câu “Bảo hiểm này được chi phối bởi luật và tập quán Anh” không có dụng ý thay thế các điều khoản về quyền tài phán có thể có trên đơn bảo hiểm và không thể bỏ câu này đi được. HIỆU LỰC VÀ KẾT THÚC BẢO HIỂM 1. THỜI HẠN BẢO HIỂM ITC không có ý ấn định giới hạn thời gian cho đơn bảo hiểm, do đó có thể dùng cho đơn bảo hiểm với bất cứ quãng thời gian nào. Qui định trong luật bảo hiểm Hàng hải 1906 giới hạn thời gian 12 tháng cho các đơn bảo hiểm đã được hủy bỏ vào năm 1959. Tuy nhiên, theo tập quán các đơn bảo hiểm thân tàu thời gian được lập cho 12 tháng và các giải thích này căn cứ vào trường hợp ấy. 2. TIẾP TỤC BẢO HIỂM Nếu khi hết hạn bảo hiểm này mà tàu đang ở ngoài biển hoặc đang bị nguy hiểm hay đang ở cảng lánh nạn hoặc cảng ghé, với điều kiện đã khai báo trước cho người bảo hiểm, tàu được nhận bảo hiểm cho tới cảng đến với phí bảo hiểm theo tỷ lệ tháng. 3. ĐƯƠNG NHIÊN KẾT THÚC BẢO HIỂM Khi nhận bảo hiểm và ấn định phí bảo hiểm, người bảo hiểm dựa vào các trạng huống lúc được yêu cầu bảo hiểm. Một số dữ kiện trong các trạng huống này ảnh hưởng quan trọng tới rủi ro nguy hại cho người bảo hiểm. Do đó, điều khoản quan trọng sau đây trong ITC sẽ chấm dứt đương nhiên bảo hiểm khi có những thay đổi, nếu người bảo hiểm không thỏa thuận tiếp tục bằng văn bản. 4. KẾT THÚC BẢO HIỂM Trừ khi người bảo hiểm thỏa thuận khác bằng văn bản, bảo hiểm này đương nhiên kết thúc vào lúc: 1.2.2 Thay đổi công ty Đăng kiểm của tàu, hoặc thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu, qui định là nếu tàu đang ở ngoài biển việc kết thúc đương nhiên ấy được dời lại cho tới khi tàu tới cảng kế. 2.2.2 Có sự thay đổi, tự ý hay thế nào khác, về chủ quyền hay quốc kỳ, chuyển quản lý mới, hay cho thuê trên cơ sở tàu trống, hoặc trưng thu hay trưng dụng, qui định rằng nếu tàu có chở hàng hóa và đã tách bến bốc hàng hoặc nếu đang chạy không hàng ngoài biển, việc kết thúc đương nhiên ấy, nếu có yêu cầu, được dời lại trong quá trình tàu tiếp tục hành trình dự kiến, cho đến khi đến cảng dỡ hàng cuối cùng, nếu tàu có hàng hoặc tới cảng đến nếu tàu chạy trống. Tuy nhiên trong trường hợp trưng thu hay trưng dụng mà không có thỏa thuận bằng văn bản của người được bảo hiểm được thi hành trước đó, việc kết thúc đương nhiên này chỉ áp dụng 15 ngày sau khi bị trưng thu hay trưng dụng như thế mặc dù tàu đang ở ngoài biền hay trong cảng. Phí bảo hiểm được trả lại theo tỷ lệ ngày. 5. CHUYỂN NHƯỢNG ĐƠN BẢO HIỂM Việc chuyển nhượng đơn bảo hiểm này hoặc quyền lợi trên bảo hiểm này hoặc mọi số tiền có thể được trả hay sẽ được trả theo bảo hiểm này không ràng buộc người bảo hiểm hoặc được người bảo hiểm thừa nhận, trừ khi có khai báo có đề ngày về chuyển nhượng hay quyền lợi ấy do người được bảo hiểm ký, và do người chuyển nhượng ký trong trường hợp chuyển nhượng kế tiếp được bổ sung vào đơn bảo hiểm với bổ sung như thế đã được xuất trình trước khi thanh toán mọi bồi khoản hay hoàn trả phí bảo hiểm. 6. HIỂM HỌA ĐƯỢC BẢO HIỂM 6.1 Hiểm họa của biển: Từ “hiểm họa của biển” đã được định nghĩa trong MIA 1906 và là : “chỉ những tai nạn hay biến cố bất ngờ của biển. Không bao gồm tác động thông thường của gió và sóng biển”. 6.2 Cháy, nổ Cháy là nguyên nhân trực tiếp thì mới được bồi thường, nếu hàng hóa bị tổn hại do hàng bị nóng lên mà không có hỏa hoạn (cháy) thì không được bồi thường. Nổ được bào hiểm dù là do cháy hay không. 6.3 Trộm Theo như định nghĩa của MIA 1906 về hiểm họa “trộm”, luật qui định từ “trộm” không bao gồm trộm lén lút hay trộm bởi người trên tàu, dù là thủy thủ hay hành khách. Trộm ở đây có nghĩa là “trộm có tấn công” hay “trộm bạo động bởi những người ngoài tàu”, ngoại trừ những người đình công, tấn công tàu hay bất cứ ai có liên quan đến các hiểm họa trên tàu thì không được bảo hiểm. 6.4 Vứt bỏ xuống biển Từ này biểu thị hành vi cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để làm nhẹ tàu và để ngăn ngừa một tổn thất toàn bộ trong lúc hiểm nguy, hành vi này, nếu là hợp lý, thì là một phần của nghĩa vụ của người được bảo hiểm. Nếu các quyền lợi khác không phải là tàu được bảo hiểm (ví dụ hàng hóa trên tàu vào lúc hiểm nguy) được hưởng lợi về việc vứt bỏ này thì chủ tàu, người điều hành phải tuyên bố tổn thất chung và thực hiện cầu hoàn nơi các bên khác để bồi thường tổn thất đó. 6.5 Cướp biển Theo MIA 1906 thì từ “cướp” gồm cả hành khách nổi loạn cũng như những người bạo động tấn công tàu từ trên bờ. Một hành khách gây tổn hại cho tàu trong một hành vi nổi loạn có thể được coi là cướp theo nghĩa của điều khoản 6.1.5, nhưng một kẻ bạo động tấn công tàu từ bờ lại không được bảo hiểm theo điều khoản 6.1.5 vì đã bị loại trừ bởi điều khoản 24. 6.6 Hư hỏng hay tai nạn của thiết bị hay động cơ phản lực nguyên tử Hiểm họa này được đưa vào đơn bảo hiểm thân tàu như là một phần của điều khoản inchmaree để bảo hiểm những tổn thất có thể xảy ra do hư hỏng hay tai nạn của các máy móc nguyên tử đặt trên tàu, là thành phần của động cơ vận hành. 6.7 Va chạm với máy bay Va chạm với máy bay không tính đến trường hợp máy bay rơi vào tàu. Điều khoản 6.1.7 bao gồm tất cả các va chạm với máy bay và những vật rớt từ máy bay (ví dụ thùng xăng vứt bỏ từ máy bay), nhưng vẫn bị chi phối bởi điều khoản về chiến tranh. 6.8 Va chạm phương tiện chuyên chở bộ Hiểm họa này liên quan đến nhiều trường hợp khác nhau. Đã có trường hợp đoàn xe lửa rớt từ cầu xuống tàu và xe chạy trên bộ cũng gặp tai họa tương tự. Tàu cũng có thể đâm vào cửa đập hoặc các trang thiết bị trên bờ. Tất cả các trường hợp đó và các trường hợp tương tự được bao gồm trong điều khoản 6.1.7; tuy nhiên cần nhấn mạnh là bảo hiểm không bao gồm bất cứ hình thức trách nhiệm nào của người được bảo hiểm trong tai nạn, bảo hiểm này chỉ bảo đảm tổn thất hay tổn hại của tàu được bảo hiểm mà thôi. 6.9 Động đất, núi lửa phun hay sét đánh Sét đánh trong cơn giông tố là hiểm họa của biển; khi sét đưa đến cháy, tổn thất được bảo hiểm theo điều khoản 6.1.2. Điều khoản 6.1.8 để bảo hiểm sét xảy ra khi không phải là hiểm họa của biển và khi không gây cháy mà chỉ gây tổn hại cho tàu và các trang thiết bị của tàu. HIỂM HỌA BỊ CHI PHỐI BỞI QUI ĐỊNH “MẪN CÁN HỢP LÝ” Điều khoản này không có nghĩa là người bảo hiểm không mong vào sự thận trọng của các nhân viên này. Tuy nhiên, nếu một tổn thất gây ra bởi sự bất cẩn của thuyền trưởng chẳng hạn thì tổn thất vẫn được bảo hiểm theo điều khoản 6.2.3, mặc dù thuyền trưởng ấy có cổ phần trên chiếc tàu. Điều khoản 6.2 kê các hiểm họa đó : 6.2 Bảo hiểm này bảo hiểm tổn thất hay tổn hại của đối tượng bảo hiểm gây ra bởi. 6.2.1 Tai nạn trong khi bốc dỡ và chuyển dịch hàng hóa hay nhiên liệu. 6.2.2 Nổ nồi hơi, gẫy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc và thân tàu. 6.2.3 Bất cẩn của thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ hay hoa tiêu. 6.2.4 Bất cẩn của người sửa chữa hay người thuê tàu với điều kiện người sửa chữa hay người thuê tàu không phải là người được bảo hiểm. 6.2.5 Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan hay thủy thủ với điều kiện tổn thất hay tổn hại ấy do thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu hay người quản lý. HIỂM HỌA LOẠI TRỪ Các hiểm họa nêu trong đơn bảo hiểm luôn luôn bị chi phối bởi các loại trừ pháp định trong MIA 1906 tiết 55, trừ khi đơn bảo hiểm qui định khác (xem ITC cl.14). Ngoài ra các hiểm họa còn bị chi phối bởi các loại trừ quan trọng nêu trong các điều khoản từ 23 đến 26. Các loại trừ này áp dụng cho các tổn thất hay tổn hại của tàu được bảo hiểm, các trách nhiệm của người được bảo hiểm và mọi chi phí người được bảo hiểm chi trả. NGUYÊN NHÂN TRỰC TIẾP CỦA TỔN THẤT MIA 1906 qui định người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất không trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm bởi đơn bảo hiểm. SAI TRÁI CỐ Ý CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM Bất kể là nguyên nhân trực tiếp hay không, người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất được qui cho là do sai trái cố ý của người được bảo hiểm. Điều này không loại trừ tổn thất gây ra do sai trái hay bất cẩn của thuyền trưởng hay thủy thù, miễn là tổn thất gây ra bởi hiểm họa được bảo hiểm(vídụcl.6.2). TỔN THẤT DO CHẬM TRỄ Nhất thiết người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hay tổn hại của tàu gây ra vì chậm trễ hay về mọi chi phí phải chi ra vì chậm trễ. Loại trừ này cũng áp dụng ngay cả khi chậm trễ là do một hiểm họa được bảo hiểm. Như vậy khi người được bảo hiểm phải trả tiền bến khi tàu ở cảng lánh nạn sau một tai nạn thì chi phí này không được đơn bảo hiểm bồi thường. Trong thực tế có một đặc miễn đối với chi phí thuộc hành vi tổn thất chung, trong phạm vi các chi phí này được đưa vào lý toán tổn thất chung và số đóng góp thuộc đơn bảo hiểm. CŨ KỸ Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về mọi tổn thất hay tổn hại về cũ kỹ thông thường. Như vậy họ không phải chịu trách nhiệm về bộ phận của tàu hay máy móc hư hỏng về cũ kỹ. Tuy nhiên không có khấu trừ khi thay thế bộ phận hư hỏng bằng vật liệu mới (xem cl.14). CHUỘT HAY SÂU BỌ Tổn thất hay tổn hại của tàu trực tiếp gây ra bởi chuột hay sâu mọt không được bảo hiểm. Như vậy, nếu gỗ thân tàu bị sâu mọt thì tổn thất không được bồi thường. Loại trừ này áp dụng cho cả các chi phí liên quan đến hiểm họa đó. HƯ HỎNG MÁY MÓC Hư hỏng máy móc không thuộc trách nhiệm bảo hiểm trừ khi là do một hiểm họa được bảo hiểm gây ra (cl.6.2). LOẠI TRỪ QUAN TRỌNG Bất kể đảm bảo qui định trong đơn bảo hiểm, dù là trong ITC hay bất cứ điều kiện nào khác đính kèm đơn bảo hiểm, các loại trừ nêu trong các điều khoản 23 đến 26 vẫn là ưu thế, được áp dụng cho tất cả các tổn thất, tổn hại, trách nhiệm hay chi phí (LND : Với mẫu đơn bảo hiểm cũ dùng đến ITC 1970, khi bảo hiểm cả chiến tranh đình công thì chỉ kèm thêm điều khoản chiến tranh đình công vào. Nay muốn bảo hiểm chiến tranh đình công thì phải làm riêng một đơn bảo hiểm kèm với điều khoản chiến tranh đình công mới, nghĩa là hai đơn bảo hiểm riêng). Câu 25: Phí bảo hiểm được xác định dựa vào các yếu tố căn bản nào? Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau: Giá hàng (Cost: C) Cước phí vận tải (Freight: F) Tỉ lệ phí bảo hiểm (Rate: R), bao gồm phí bảo hiểm chính và phí bảo hiểm phụ. R cao hay thấp phụ thuộc vào phạm vi rủi ro thông qua các điều kiện bảo hiểm, tính chất hàng hóa, bao bì đóng gói, hành trình con tàu, tuổi tàu… Cách tính phí bảo hiểm: I = R x Số tiền bảo hiểm I = R x CIF hay I = R x (CIF + a%) (a: thường là 10%)
Tài liệu liên quan