Luật dân sự - Bài 1: Cá nhân

PHẦN I CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ BÀI 1 CÁ NHÂN A. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN: 1. Khái niệm: K1.Điều 14/Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện để cá nhân có quyền và nghĩa vụ ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể. Nói cách khác, năng luật pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân được luật quy định cho các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Ví dụ : Cá nhân được quyền khai sinh, quyền kết hôn. ; cá nhân là chủ sở hữu của tài sản phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

pdf44 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật dân sự - Bài 1: Cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP LUẬT DÂN SỰ 1    Biên soạn: HUỲNH THỊ TRÚC GIANG Lưu hành nội bộ Năm 2009 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Thông tin chung về học phần: Tên học phần: Luật Dân sự 1 Mã học phần: KL310 Số tín chỉ: 2 Loại học phần: + Bắt buộc + Học phần tiên quyết 3. Mục tiêu chung của môn học: Về kiến thức Môn học cung cấp cho sinh viên: - Những quy định pháp luật về: + Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự . Cá nhân . Pháp nhân . Hộ gia đình . Tổ hợp tác + Tài sản + Quyền sở hữu Đường lối giải quyết một số vụ việc cụ thể có liên quan. Về kỹ năng Học phần này sẽ giúp cho sinh viên hình thành một số kỹ năng như: - Đánh giá đúng tính chất từng mối quan hệ pháp luật để từ đó lựa chọn chính xác và đầy đủ các văn bản, cũng như các quy định có liên quan trực tiếp đến vấn đề cần điều chỉnh. - Vận dụng được một cách linh hoạt những quy định của pháp luật vào việc giải quyết các tình huống trên thực tế, có liên quan đến nội dung của môn học. - Qua quá trình thảo luận nhóm, và giải quyết tình huống pháp lý giả định, sẽ giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm và kỹ năng giải quyết công việc một cách độc lập. Về thái độ Qua học phần này sinh viên sẽ được bồi dưỡng các thái độ: * Đối với bản thân : - Tự tin khi thuyết trình trước công chúng. - Tự tin bày tỏ quan điểm cá nhân và dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình. * Đối với xã hội: - Tuân thủ pháp luật khi tham gia vào các hoạt động được pháp luật điều chỉnh. - Tích cực tìm hiểu pháp luật để áp dụng trong công việc. 5. Nội dung chi tiết môn học: Bài 1: TỔNG QUAN 1. Khái niệm Luật dân sự 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự a. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự b. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự c. Xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự d. Bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự Bài 2: CÁ NHÂN 1. Năng lực chủ thể của cá nhân -Năng lực pháp luật -Năng lực hành vi 2. Hộ tịch - Tổ chức hệ thống hộ tịch - Những quy định về lập giấy khai sinh. - Những quy định riêng về lập giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. - Thay đổi, cải chính nội dung chứng thư hộ tịch 3. Nơi cư trú 4. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, Tuyên bố mất tích, Tuyên bố chết 5. Giám hộ, đại diện BÀI 3: PHÁP NHÂN 1. Điều kiện trở thành pháp nhân 2. Năng lực của pháp nhân - Năng lực pháp luật - Năng lực hành vi BÀI 4: HỘ GIA ĐÌNH VÀ TỔ HỢP TÁC 1. Khái niệm 2. Sự thành lập Hộ gia đình và Tổ hợp tác 3. Chế độ pháp lý của HGĐ,THT BÀI 5: TÀI SẢN 1. Khái niệm tài sản 2. Phân loại tài sản - Động sản và bất động sản - Các cách phân loại còn lại BÀI 6: QUYỀN SỞ HỮU 1. Khái niệm quyền sở hữu 2.Nội dung pháp lý của quyền sở hữu 3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu - Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu - Xác lập quyền sở hữu theo phương thức trực tiếp khác 6. Tài liệu tham khảo: 1. Văn bản pháp luật - Bộ luật dân sự 2005 - Nghị định 158 ngày 27 tháng 12 năm 2005 2. Sách - Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam. TS. Nguyễn Ngọc Điện. Năm 2008 - Bình luận Khoa học Bộ luật dân sự 2005 (Tập 1). Chủ biên : PGS.TS Hoàng Thế Liên. NXB Chính trị quốc gia . Năm 2008. PHẦN I CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ BÀI 1 CÁ NHÂN A. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN: 1. Khái niệm: K1.Điều 14 /Bộ luậ t dân sự 2005 quy đ ịnh: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.” Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện để cá nhân có quyền và nghĩa vụ ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể. Nói cách khác, năng luật pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân được luật quy định cho các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Ví dụ : Cá nhân được quyền khai sinh, quyền kết hôn... ; cá nhân là chủ sở hữu của tài sản phải có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.... 2. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân : - Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật. Khoản 2.Điều 14/Bộ luật dân sự 2005 quy định : « Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau ». Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý nào (độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, giới tính..). Mọi cá nhân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau. - « Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định” (Điều 16/Bộ luật dân sự 2005). Không một cá nhân nào có thể bị hạn chế, tước bỏ năng lực pháp luật dân sự. Đó là quy định bắt buộc thực hiện, ngay cả các bên trong quan hệ bình đẳng cũng không thể thỏa thuận khác. Điều này có nghĩa mọi thỏa thuận, cam kết về hạn chế, tước bỏ năng lực pháp luật dân sự của các bên thỏa thuận hoặc của người thứ ba đều không có hiệu lực pháp luật. Ví dụ: Các bên không thể giao kết một hợp đồng trong đó thỏa thuận tước bỏ quyền sở hữu của một trong 2 bên giao kết. Chúng ta chỉ có thể thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu. Pháp luật có thể quy định hạn chế hay tước bỏ một số quyền dân sự thuộc nội dung của năng lực pháp luật dân sự, không thể tước bỏ toàn bộ năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Mặt khác, sự hạn chế hay tước bỏ đó cũng chỉ có thời hạn nhất định. Ví dụ: Đi ều 643/Bộ l uật dân sự 2005 quy đị nh: “1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.” 3. Nội dung năng lực pháp luật của cá nhân: Điều 15 /Bộ luậ t dân sự 2005 quy đ ịnh về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân « Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây: 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; 3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. » Điều 15/Bộ luật dân sự 2005 đã quy định các nội dung chung nhất, chủ yếu nhất của năng lực pháp luật dân sự là các quyền dân sự mà chủ thể là cá nhân. Phù hợp với quan điểm của pháp luật dân sự hiện đại, Bộ luật dân sự xem quyền và nghĩa vụ dân sự là những nội dung hợp thành năng lực pháp luật dân sự. Trong các quyền dân sự quy định tại Điều 15, quyền nhân thân và quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản là các quyền thực tế. Còn quyền thừa kế, quyền tham gia quan hệ dân sự là quyền tạo căn cứ phát sinh quyền thực tế khác. Ví dụ : Quyền được mua bán nhà => tạo tiền đề có quyền sở hữu nhà Quyền thuê nhà = > tạo tiền đề có quyền sử dụng ngôi nhà. Trên thực tế có những quyền khác cũng tạo căn cứ phát sinh quyền thực tế, chẳng hạn quyền phát minh, sáng chế, nhưng do tầm quan trọng của quyền đó mà Bộ luật dân sự xem đó là một quyền nhân thân (Điều 51/Bộ luật dân sự 2005-Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo) 4. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự : Khoản 3. Điều 14/Bộ luật dân sự 2005 quy định : « Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết » Về nguyên tắc, cá nhân có năng lực pháp luật từ thời điểm sinh ra. Tuy nhiên, có một ngoại lệ được pháp luật quy định là quyền thừa kế của cá nhân có thể phát sinh từ khi cá nhân đó chỉ mới là một bào thai. Quyền thừa kế này chỉ được bảo tồn nếu cá nhân đó sinh ra và còn sống (Điều 635/Bộ luật dân sự 2005). Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể tách rời sự tồn tại của cá nhân đó và cũng không phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, không phụ thuộc vào việc cá nhân có thể tự mình thực hiện được quyền dân sự hay không. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết đi. II. NĂNG LỰC HÀNH VI CỦA CÁ NHÂN: 1. Khái niệm: “Điều 17 /Bộ luật dân s ự 2005 . Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Cùng với năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi của cá nhân là một bộ phận hợp thành năng lực chủ thể pháp luật dân sự của cá nhân, là điều kiện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể. Nội dung của năng lực hành vi dân sự không chỉ bao gồm năng lực thực hiện các giao dịch hoặc các hành vi pháp lý khác (lập di chúc, từ bỏ quyền sở hữu đối với một tài sản...) mà còn bao gồm cả năng lực chịu trách nhiệm do thực hiện hành vi trái pháp luật (bồi thường thiệt hại ngoài hợp hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền...). Khác với năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được pháp luật thừa nhận phụ thuộc vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, nên cá nhân ở mỗi độ tuổi, mỗi độ phát triển của nhận thức có năng lực hành vi dân sự khác nhau. 2. Các mức độ của năng lực hành vi: 2.1. Năng lực hành vi đầy đủ: Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của Tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi được quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Bộ luật dân sự năm 2005. 2.2. Năng lực hành vi một phần: « Điều 20 . Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi 1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. » Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (một phần). Sự hạn chế này thể hiện họ chỉ được pháp luật cho phép xác lập, thực hiện các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Giao dịch này thường có đặc điểm sau đây: - Có giá trị nhỏ; - Thực hiện tức thời, trao tay, chủ yếu là hợp đồng mua bán, trao đổi...Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, chẳng hạn hợp đồng dịch vụ may đo quần áo. - Mục đích của giao dịch là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hàng ngày; Trừ các giao dịch có tính chất nêu trên, các giao dịch do người từ 6 tuổi đến chưa đủ tuổi thực hiện chỉ có hiệu lực nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ được thể hiện khi xác lập giao dịch hoặc sau khi giao dịch được hoàn thành. Hình thức của sự đồng ý của người đại diện đối với giao dịch do người chưa thành niên xác lập phải phù hợp với hình thức giao dịch mà người chưa thành niên đã xác lập. Chẳng hạn, nếu giao dịch được xác lập bằng lời nói, bằng hành động thì chỉ cần sự đồng ý bằng lời nói, bằng hành động; nếu giao dịch được xác lập bằng văn bản thì sự đồng ý chỉ có giá trị khi thể hiện bằng văn bản. 2.3. Không có năng lực hành vi: « Điều 21 . Người không có năng lực hành vi dân sự Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. » 2.4. Mất năng lực hành vi: « Điều 22 . Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. » Căn cứ để công nhận một người mất năng lực hành vi dân sự là : - Có tình trạng « mất khả năng nhận thức », tức là không thể nhận thức được về hậu quả hành vi trong trạng thái bình thường, không làm chủ được hành vi của mình, hay nói cách khác là người đó không thể có sự hòa hợp, thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí. - Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, trước hết là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người giám hộ. - Có kết luận của tổ chức giám định. Người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự phải có người giám hộ. Người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đã được chạy chữa khỏi bệnh thì chỉ trở lại có năng lực hành vi dân sự dầy đủ khi có yêu cầu của chính người đó, hoặc của người có quyền và lợi ích liên quan được Tòa án chấp nhận theo thủ tục được pháp luật tố tụng dân sự quy định. 2.5. Hạn chế năng lực hành vi: “Điều 23 . Hạn chế năng lực hành vi dân sự 1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.” BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM: 1. Nhận định ĐÚNG/SAI. Giải thích: “ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm” 2. Anh A 38 tuổi nghiện rượu, thường xuyên đánh đập vợ con. Xác định năng lực hành vi của anh A a. Anh A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. b. Anh A bị mất năng lực hành vi dân sự. c. Anh A chỉ có năng lực hành vi dân sự một phần. d. Anh A có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 3. Anh Tài nghiện ma tuý và bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Sau 2 năm cai nghiện anh Tài đã không còn nghiện ma tuý nữa và đã có một công việc ổn định. Xác định năng lực hành vi của anh Tài: a. Không có năng lực hành vi dân sự b. Mất năng lực hành vi dân sự c. Hạn chế năng lực hành vi dân sự d. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ => Hướng dẫn: 1. SAI. Vì về nguyên tắc năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân đó sinh ra, còn năng lực hành vi của cá nhân chỉ phát sinh khi cá nhân đó từ lúc cá nhân đủ 6 tuổi. 2.d 3.c B. LÝ LỊCH DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN: Lý lịch dân sự của cá nhân hình thành từ ba yếu tố: Họ và tên, hộ tịch và nơi cư trú I. HỌ VÀ TÊN CỦA CÁ NHÂN: Quy định của Bộ luật dân sự 2005 về họ và tên của cá nhân như sau: Đi ều 2/BLDS 2005. Quyền đối với họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đi ều 27/BLDS 2005. Quyền thay đổi họ, tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ. Nghị định 158 năm 2005 quy định về thẩm quyền, thủ tục để thay đổi họ tên cho cá nhân như sau : Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch Phạm vi thay đổi, cải chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm: 1. Thaỵ đổi họ, tên, chữ đêm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhận có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. 2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký. 3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự. 4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. 5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. 6. Điều chỉnh những nội dung trong sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Điều 37. Thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi. Điều 38. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ t
Tài liệu liên quan