Tố tụng dân sự quốc tế đề cập đến các
nội dung sau đây trong quá trình tòa án
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài:
• Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước
ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế;
• Ủy thác tư pháp quốc tế và;
• Công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết
định của Trọng tài nước ngoài.
56 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật dân sự - Chương 5: Tố tụng dân sự quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5
TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
• I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
• 1. Khái niệm tố tụng dân sự quốc tế
Tố tụng dân sự quốc tế là tố tụng dân sự
đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài.
Tố tụng dân sự quốc tế đề cập đến các
nội dung sau đây trong quá trình tòa án
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài:
• Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước
ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế;
• Ủy thác tư pháp quốc tế và;
• Công nhận và cho thi hành bản án, quyết
định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết
định của Trọng tài nước ngoài.
2. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân
sự quốc tế
• Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của
nhau;
• Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà
nước nước ngoài và những người được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
• Bảo đảm quyền bình đẳng của các bên tham gia
tố tụng;
• Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi;
• Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori).
3. Mối quan hệ giữa xung đột thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế và tố tụng
dân sự quốc tế
- Quan điểm 1: Giải quyết XDTQXXDSQT
là một nội dung của Tố tụng dân sự quốc
tế.
- Quan điểm 2: Xác định thẩm quyền xét
xử dân sự quốc tế của Tòa án quốc gia là
một nội dung riêng biệt với chế định tố
tụng dân sự quốc tế.
• II. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG
DÂN SỰ QUỐC TẾ
• 1. Xác định địa vị pháp lý của chủ thể nước
ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế
• 1.1 Cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý của
chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự
quốc tế
Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được
hưởng chế độ đãi ngộ công dân trong tố tụng
dân sự.
• Điều 406 Bộ Luật TTDS 2004 quy định:
• “1. Công dân nước ngoài, người không quốc
tịch, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc
tế (sau đây gọi chung là cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài) có quyền khởi kiện đến Tòa
án Việt Nam để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình khi bị xâm phạm hoặc có
tranh chấp.
• 2. Khi tham gia tố tụng dân sự, cá nhân, cơ
quan, tổ chức nước ngoài có quyền, nghĩa vụ tố
tụng như công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam”.
• Vấn đề cược án phí (Cautio judicatum
solvi).
Nguyên đơn là người nước ngoài khi
muốn khởi kiện tại tòa án một nước phải
gánh chịu nghĩa vụ bảo đảm các chi phí tư
pháp nhất định theo quy định của tòa án
đó, những chi phí này có thể do bị đơn
gánh chịu toàn bộ trong trường hợp
nguyên đơn thắng kiện.
• 1.2 Giải quyết vấn đề năng lực pháp luật tố tụng
dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của
chủ thể nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
• 1.2.1 Chủ thể là công dân nước ngoài, người
không quốc tịch
• Theo quy định của Bộ Luật TTDS 2004 có nhiều
nguyên tắc được áp dụng để giải quyết vấn đề
năng lực tố tụng dân sự của người nước ngoài:
nguyên tắc Luật quốc tịch, nguyên tắc Luật nơi
cư trú. Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc áp
dụng các nguyên tắc sẽ khác nhau.
• Điều 407 Bộ Luật TTDS 2004 quy định: “Năng
lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi
tố tụng dân sự của công dân nước ngoài, người
không quốc tịch” được xác định như sau:
• “1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng
lực hành vi tố tụng dân sự của công dân nước
ngoài, người không quốc tịch được xác định như
sau:
• a) Theo pháp luật của nước mà công dân đó có
quốc tịch; trong trường hợp công dân có quốc
tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì theo
pháp luật Việt Nam; trong trường hợp công dân
có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác
nhau thì theo pháp luật của nước nơi công dân
đó sinh sống, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam
có quy định khác;
• b) Theo pháp luật Việt Nam, nếu công dân
nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài tại Việt Nam;
• c) Theo pháp luật của nước nơi người
không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống
lâu dài;
• d) Theo pháp luật Việt Nam, nếu hành vi
tố tụng dân sự được thực hiện trên lãnh
thổ Việt Nam.
• 1.2.2 Chủ thể là cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế
• Năng lực tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức
nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập,
trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định
khác. Năng lực tố tụng dân sự của tổ chức quốc
tế được xác định trên cơ sở điều ước quốc tế là
căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt
động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế
đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam.
• Điều 408 Bộ Luật TTDS 2004 quy định “Năng
lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng
dân sự” được xác định như sau:
• “1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ
quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo
pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó
được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam có quy định khác.
• 2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ
chức quốc tế được xác định trên cơ sở điều ước
quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy
chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều
ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam.
1.3 Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân
sự quốc tế của quốc gia nước ngoài và
của người được hưởng quy chế ưu đãi
miễn trừ ngoại giao
Khi tham gia vào các quan hệ dân sự
quốc tế, quốc gia được hưởng quyền
miễn trừ tư pháp quốc tế trong tất cả các
giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ
trường hợp quốc gia từ bỏ quyền đó của
mình một cách công khai và rõ ràng.
Đối với những người được hưởng quy chế
ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trạng tố
tụng dân sự quốc tế của họ cũng có nhiều
điểm giống tình trạng tố tụng dân sự quốc
gia.
Chú ý: Thuyết miễn trừ tương đối về
quyền miễn trừ của quốc gia trong tố tụng
dân sự quốc tế.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam,
các vụ tranh chấp dân sự quốc tế mà một
bên đương sự là quốc gia nước ngoài
hoặc người được hưởng quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao của Việt Nam sẽ được
Nhà nước Việt Nam giải quyết bằng con
đường ngoại giao.
• 2. Ủy thác tư pháp quốc tế
• 2.1 Khái niệm
Là yêu cầu của cơ quan tư pháp nước
này đối với cơ quan tư pháp tương ứng
của nước kia thực hiện các hành vi tố tụng
riêng biệt trên lãnh thổ của nước có cơ
quan được yêu cầu.
2.2 Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư
pháp quốc tế
• Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia;
• Không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau;
• Bình đẳng và cùng có lợi;
• Có đi có lại.
Tại Việt Nam, việc thực hiện ủy thác tư
pháp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án
nước ngoài được thực hiện theo nguyên
tắc bình đẳng và cùng có lợi. Về nguyên
tắc, việc ủy thác chỉ thực hiện trên cơ sở
các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và
các nước có liên quan. Trong trường hợp
các nước hữu quan chưa có điều ước
quốc tế vấn đề ủy thác sẽ được thực hiện
trên cơ sở có đi có lại.
2.3 Trình tự thực hiện ủy thác tư pháp
quốc tế
Trình tự thực hiện các ủy thác tư pháp
quốc tế được các nước quy định trong các
điều ước quốc tế liên quan hoặc trong quy
định của pháp luật về tố tụng dân sự quốc
tế (tư pháp quốc tế) của từng nước.
2.4 Trình tự, thủ tục và hình thức thực
hiện ủy thác tư pháp theo pháp luật
Việt Nam
- Cơ sở pháp lý: các điều ước quốc tế
giữa Việt Nam và các nước có liên quan
(thường nằm trong nội dung của các hiệp
định tương trợ tư pháp) và Bộ Luật tố tụng
dân sự 2004.
- Về hình thức thực hiện ủy thác tư pháp:
được quy định tại các Điều 416, Điều 417
Bộ Luật tố tụng dân sự 2004.
- Về phạm vi tương trợ tư pháp nói chung
và ủy thác tư pháp nói riêng: được xác
định theo quy định của pháp luật Việt Nam
hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc tham gia.
- Về cách thức thực hiện ủy thác tư pháp
cho nước ngoài:
- Về chi phí thực hiện ủy thác:
3. Công nhận và cho thi hành bản
án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài, quyết định của Trọng
tài nước ngoài
• 3.1 Một số vấn đề lý luận chung
• 3.1.1 Các khái niệm cơ bản
• a- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài
• b- Quyết định của Trọng tài nước ngoài
• c- Công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài;
Quyết định của Trọng tài nước ngoài
• 3.1.2 Đặc điểm của pháp luật công nhận
và cho thi hành bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài; Quyết định của
Trọng tài nước ngoài
• 3.1.3 Ý nghĩa của việc công nhận và cho
thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài; Quyết định của Trọng
tài nước ngoài
• 3.2 Pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài,
quyết định của Trọng tài nước ngoài
• 3.2.1 Các điều ước quốc tế
• a- Các điều ước quốc tế đa phương về vấn đề
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài
• b- Các điều ước quốc tế đa phương về vấn đề
công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng
tài nước ngoài
• c- Công ước NewYork 1958 về công nhận và thi
hành các quyết định của trọng tài nước ngoài
• 3.2.2 Theo pháp luật các nước
• Hệ thống cấp phép: chủ yếu ở các nước
thuộc hệ thống pháp luật Pháp, Đức, các
nước châu Mỹ Latinh, Nhật Bản; hệ thống
đăng ký bản án dân sự nước ngoài đựơc
áp dụng tại Anh.
• Hệ thống luật chung (Common law): bản
án dân sự của tòa án nước ngoài là cơ sở
để mở phiên tòa mới, rút gọn tại tòa án
các nước này và từ đó tìm ra cơ sở để suy
đoán bản án có lợi cho ai.
• 3.3 Công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước
ngoài
• 3.3.1 Cơ sở pháp lý
• 3.3.1.1 Điều ước quốc tế
• - Các hiệp định tương trợ tư pháp.
• - Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ
đầu tư.
• - Các điều ước quốc tế đa phương.
• 3.3.1.2 Pháp luật trong nước
• 3.3.2 Nguyên tắc công nhận và cho thi
hành
• 3.3.2.1 Nguyên tắc chung của công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết
định của Trọng tài nước ngoài
• - Có điều ước quốc tế: (điểm a khoản 1,
khoản 2 Điều 343 Bộ Luật TTDS 2004).
- Có đi có lại: bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài, quyết định của
Trọng tài nước ngoài cũng có thể được
Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi
có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước
đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước
quốc tế về công nhận và cho thi hành
(khoản 3 Điều 343 Bộ Luật TTDS 2004).
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam
sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận
và cho thi hành (khoản 4 Điều 343 Bộ Luật
TTDS 2004).
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài sẽ không được công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam nếu việc công
nhận và cho thi hành đó trái với nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và trật
tự công cộng.
- Nguyên tắc quyền miễn trừ quốc gia:
nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc
bình đẳng chủ quyền quốc gia khi tham
gia vào quan hệ dân sự quốc tế. Trên thực
tế, việc áp dụng nguyên tắc này ở các
quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào quan
điểm của quốc gia về quyền miễn trừ cũng
như quy định của hệ thống pháp luật quốc
gia đó.
• 3.3.2.2 Nguyên tắc riêng của công nhận
và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài
• - Theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài sẽ được Tòa án Việt Nam
xem xét công nhận và cho thi hành trong
trường hợp pháp luật Việt Nam có quy
định về việc công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định dân sự đó.
Khoản 4 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định: “Bản án, quyết
định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác
có thẩm quyền của nước ngoài được công
nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp
luật Việt Nam”.
- Đương nhiên công nhận: Bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài không
có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không
có đơn yêu cầu không công nhận thì
đương nhiên được công nhận tại Việt
Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập (khoản 5 Điều 343
Bộ Luật TTDS 2004).
- Không công nhận khi có đơn yêu cầu:
Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không
công nhận bản án, quyết định dân sự của
Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi
hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu
không công nhận (khoản 6 Điều 343 Bộ
Luật TTDS 2004).
• 3.3.3 Điều kiện yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài (Khoản 1 Điều 344)
• - Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt
Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ
sở chính tại Việt Nam hoặc;
• - Cá nhân phải thi hành không có nơi cư trú, làm
việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi
hành không có trụ sở chính tại Việt Nam nhưng
có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án,
quyết định dân sự của Toà án nước ngoài,
quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt
Nam vào thời điểm gửi đơn yêu cầu.
• 3.3.4 Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam
xét công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài, quyết định của Trọng tài
nước ngoài
• - Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc:
khoản 5 Điều 26; khoản 6 Điều 28; khoản
2 Điều 30; khoản 1 Điều 32; khoản 3 Điều
30; khoản 2 Điều 32 Bộ Luật TTDS 2004;
• Điều 26 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu
cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án” quy định: “5. Yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định về dân sự, quyết định
về tài sản trong bản án, quyết định hình
sự, hành chính của Toà án nước ngoài
hoặc không công nhận bản án, quyết định
về dân sự, quyết định về tài sản trong bản
án, quyết định hình sự, hành chính của
Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu
thi hành tại Việt Nam”.
• Điều 28 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu
cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án” quy định: “6.
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân
và gia đình của Toà án nước ngoài hoặc
không công nhận bản án, quyết định về
hôn nhân và gia đình của Toà án nước
ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại
Việt Nam”.
• Điều 30 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu
cầu về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án” quy
định: “2. Yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh
doanh, thương mại của Toà án nước ngoài
hoặc không công nhận bản án, quyết định
kinh doanh, thương mại của Toà án nước
ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại
Việt Nam”.
• Điều 32 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu
cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án” quy định: “1. Yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định lao động của Toà án
nước ngoài hoặc không công nhận bản
án, quyết định lao động của Toà án nước
ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại
Việt Nam”.
• Điều 30 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu
cầu về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án” quy
định: “3. Yêu cầu công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,
thương mại của Trọng tài nước ngoài”.
• Điều 32 Bộ Luật TTDS 2004 “Những yêu
cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án” quy định: “2. Yêu cầu
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
quyết định lao động của Trọng tài nước
ngoài”.
• - Thẩm quyền của Tòa án theo cấp: Điều 34 của
Bộ Luật TTDS 2004.
• - Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài (điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ Luật TTDS 2004).
Đối với yêu cầu không công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài (điểm đ khoản 2 Điều 35 Bộ Luật TTDS
2004).
Đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài (điểm e
khoản 2 Điều 35 Bộ Luật TTDS 2004).
• 3.3.5 Một số vấn đề về công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước
ngoài
• 3.3.5.1 Định nghĩa quyết định của Trọng tài
nước ngoài
• Khoản 2 Điều 342 Bộ Luật TTDS 2004 định
nghĩa: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là
quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài
nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để
giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ
pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”.
• 3.3.5.2 Trình tự, thủ tục công nhận và cho thi
hành
• - Đơn yêu cầu. Điều 364 Bộ Luật TTDS 2004
• Cung cấp bản sao hợp pháp các giấy tờ, tài liệu
kèm theo đơn yêu cầu. Khoản 1 Điều 365 Bộ
Luật TTDS 2004
• - Chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền. Điều
366 Bộ Luật TTDS 2004
• - Thụ lý hồ sơ. Điều 367 Bộ Luật TTDS 2004
• - Chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Điều 368 Bộ Luật
TTDS 2004
• - Phiên họp xét đơn yêu cầu. Điều 369 Bộ Luật
TTDS 2004
• - Trả lời yêu cầu. Điều 347 Bộ Luật TTDS.
3.3.5.3 Những trường hợp không
công nhận và thi hành
a- Lý do liên quan đến thỏa thuận trọng tài
• Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không
có năng lực theo pháp luật được áp dụng
cho mỗi bên. Điểm a khoản 1 Điều 370 Bộ
Luật TTDS 2004
• Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không
có thẩm quyền.
• Thỏa thuận không có giá trị pháp lý. Điểm
b khoản 1 Điều 370 Bộ Luật TTDS 2004
b- Lý do liên quan đến tố tụng trọng tài
• - Tranh chấp không được yêu cầu. Điểm d
khoản 1 Điều 370 Bộ Luật TTDS 2004
• - Vượt quá yêu cầu của các bên. Điểm d
khoản 1 Điều 370 Bộ Luật TTDS 2004
• - Vi phạm tố tụng. Điểm c khoản 1 Điều
370 Bộ Luật TTDS 2004.
• c- Những lý do khác
• - Trái nguyên tắc cơ bản của Việt Nam.
Điểm b khoản 2 Điều 370 Bộ Luật TTDS
2004
• - Tranh chấp mà trọng tài không có thẩm
quyền giải quyết. Điểm a khoản 2 Điều
370 Bộ Luật TTDS 2004
• - Trường hợp khác. Điểm e và g khoản 1
Điều 370 Bộ Luật TTDS 2004.
• 3.3.6 Một số vấn đề về công nhận và cho thi
hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài
• 3.3.6.1 Định nghĩa bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài
• Khoản 1 Điều 342 Bộ Luật TTDS 2004 định
nghĩa: “1. Bản án, quyết định dân sự của Toà án
nước ngoài là bản án, quyết định về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết
định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài
và bản án, quyết định khác của Toà án nước
ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi
là bản án, quyết định dân sự”.
• 3.3.6.2 Trình tự, thủ tục
• Theo pháp luật Việt Nam có hại loại bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài: bản án, quyết định dân sự có yêu
cầu thi hành ở Việt Nam (phải làm thủ tục
công nhận và cho thi hành) và bản án,
quyết định dân sự không có yêu cầu thi
hành ở Việt Nam (chỉ cần làm thủ tục
không công nhận).
• - Đối với bản án, quyết định có yêu cầu
được thi hành tại Việt Nam
• i. Gửi đơn. (Điều 350 Bộ Luật TTDS)
• ii. Chuyển hồ sơ đến tòa án. (Điều 352 Bộ
Luật TTDS).
• iii. Phiên họp xét đơn yêu cầu. (Điều 355
Bộ Luật TTDS 2004).
• iv. Ra quyết định.
• v. Những trường hợp Tòa án Việt Nam không công nhận
và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài tại Việt Nam (Điều 356 Bộ Luật TTDS 2004)
• Lý do xuất phát từ bản án, quyết định nước ngoài:
- Chưa có hiệu lực.
- Hết hiệu lực.
• Lý do xuất phát từ pháp luật Việt Nam:
- Thẩm quyền chuyên biệt của Tòa án Việt Nam.
- Hết thời hiệu.
- Trái nguyên tắc cơ bản.
• Những lý do khác:
- Những người có liên quan không được triệu tập hợp lệ.
- Vụ án đã được giải quyết, thụ lý.
• - Đối với bản án, quyết định không có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam
• i. Gửi đơn. (Điều 360 Bộ Luật TTDS
2004).
• ii. Chuyển hồ sơ.
• iii. Xét đơn và ra quyết định.