Luật dân sự - Chương VIII: Luật dân sự Việt Nam

CHƯƠNG VIII LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. Khái quát chung về luật dân sự Việt Nam 1. Khái niệm Luật dân sự là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác; quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ pháp luật dân sự) (điều 1 Bộ luật dân sự)

pdf19 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật dân sự - Chương VIII: Luật dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VIII LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM I. Khái quát chung về luật dân sự Việt Nam 1. Khái niệm Luật dân sự là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác; quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là quan hệ pháp luật dân sự) (điều 1 Bộ luật dân sự). 2. Đối tượng điều chỉnh • Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự gồm hai nhóm quan hệ quan hệ xã hội sau: + Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản nhất định. Tài sản theo pháp luật dân sự có thể là: vật, tiền, giấy trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. + Quan hệ nhân thân: là quan hệ gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao được cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định. Quan hệ nhân thân được chia thành hai loại là: quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là: - Cá nhân; - Pháp nhân; - Hô gia đình; - Tổ hợp tác (năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân đã tìm hiểu trong chương 4 về quan hệ pháp luật). 3. Phương pháp điều chỉnh: Luật dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng – thoả thuận. Đặc trưng của phương pháp này là các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật sự bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Trong pháp luật dân sự Nhà nước không trực tiếp dùng quyền lực của mình để can thiệp vào các quan hệ xã hội. Các chủ thể được tự do, tự nguyện giao kết xác lập các quan hệ pháp luật theo ý chí của mình trên cơ sở không trái với quy định của pháp luật. II. Một số chế định cơ bản của Luật dân sự 1. Tài sản và quyền sở hữu tài sản: • Khái niệm tài sản: bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (điều 163 BLDS). Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Nội hàm của quyền sở hữu bao gồm ba nhánh quyền năng sau: - Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Quyền chiếm hữu chỉ ra khả năng kiểm soát và chiếm giữ tài sản trên thực tế của chủ sở hữu. - Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, được thai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép. - Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu tài sản có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện một hoặc cả ba quyền năng trên. • Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu: - Chủ sở hữu tài sản có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện một hoặc cả ba quyền năng trên. - Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước hoặc chủ thể khác. - Quyền sở hữu hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt quyền sở hữu của mình đối với tài sản. Chủ sở hữu bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp của mình có quyền tự bảo vệ, ngăn cản người khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp khi cần thiết. Pháp luật dân sự việt nam quy định các hình thức sở hữu sau: + Sở hữu nhà nước; + Sở hữu tập thể; + Sở hữu tư nhân; + Sở hữu chung; + Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; + Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; 2. Hợp đồng dân sự * Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. * Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; - Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. * Điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực: Để một hợp đồng dân sự có hiệu lực pháp luật, cần đáp ứng đầy đủ ba yếu tố sau: + Chủ thể của hợp đồng: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. + Nội dung hợp đồng: Không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Không vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng. + Hình thức hợp đồng: Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng hành vi, bằng lời nói, hoặc văn bản. Hợp đồng bằng văn bản cũng có nhiều loại: có người làm chứng, không có người làm chứng, được công chứng hoặc chứng thực, được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngày nay văn bản của hợp đồng còn thể hiện bằng các thông điệp điện tử: điện báo, telex, fax. * Hợp đồng dân sự vô hiệu trong các trường hợp sau: - Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích công cộng hoặc trái với đạo đức xã hội; - Chủ thể không đủ năng lực; - Hợp đồng dân sự giả tạo; - Hợp đồng dân sự không được thể hiện dưới hình thức luật định; - Hợp đồng dân được giao kết do bị nhầm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe doạ. Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là Tòa án nhân dân. Hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu sẽ kéo theo những hậu quả pháp lý sau: - Hợp đồng dân sự không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết; - Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi giao kết hợp đồng; - Chủ thể có lỗi trong việc giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải bồi thường thiệt hại nếu việc giap kết hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại cho bên kia; - Những khoản thu lợi bất hợp pháp từ việc giao kết hợp đồng vô hiệu bị tịch thu đưa vào ngân sách Nhà nước theo quyết định của Toà án. 3. Pháp luật về thừa kế • Khái niệm: Thừa kế là sự chuyển quyền sở hữu đối với di sản của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. • Di sản bao gồm: - Tài sản riêng của người chết; - Tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; - Các quyền và nghĩa vụ tài sản khác của người chết để lại. Người để lại thừa kế: cá nhân chết có để lại tài sản Người hưởng thừa kế: cá nhân, tổ chức. Nếu người thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Thừa kế có hai loại là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật • Thừa kế theo di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. • * Người lập di chúc có thể là: + Người đã thành niên trừ trường bị mất năng lực hành vi dân sự. + Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. • Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. * Di chúc bằng văn bản có thể gồm: + Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; + Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; + Di chúc bằng văn bản có công chứng; + Di chúc bằng văn bản có chứng thực • Di chúc miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. • Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: + Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; + Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; + Hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Một người có thể lập nhiều bản di chúc. * Thừa kế theo pháp luật: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật phát sinh trong các trường hợp: + Không có di chúc; + Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp; + Người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; + Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản; Những trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật thừa kế: * Hàng thừa kế theo pháp luật theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người cùng hàng thừa kế được hưởng di sản ngang nhau. Những người hàng sau chỉ được hưởng di sản khi không còn người nào ở hàng thừa kế trước. • Thừa kế thế vị: là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. * Thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế (ngày người để lại tài sản chết). * Thời hiệu để yêu cầu những người được hưởng di sản thanh toán nghĩa vụ thay cho người chết là 03 năm kể từ ngày mở thừa kế. Người hưởng di sản chỉ thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi tài sản được hưởng.