Luật hành chính Việt Nam - Bài 3: Bản chất nhà nước

1. Khái niệm bản chất nhà nước 2. Đặc trưng của nhà nước 3. Các mối quan hệ của nhà nước

pdf18 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Bài 3: Bản chất nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC  Thời lượng: 6 tiết  Yêu cầu: phân tích và nhận diện bản chất của nhà nước  Phương pháp: Thuyết trình; thảo luận Nội dung 1. Khái niệm bản chất nhà nước 2. Đặc trưng của nhà nước 3. Các mối quan hệ của nhà nước 1. Khái niệm bản chất nhà nước 1.1 Khái niệm bản chất của nhà nước 1.2 Tính giai cấp của nhà nước 1.3 Tính xã hội của nhà nước 1.4 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội 1.1 Khái niệm bản chất của nhà nước • “Bản chất là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất.” • Bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước • Xuất phát từ nguyên nhân ra đời của nhà nước, mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội quyết định những đặc điểm cơ bản và xu hướng phát triển của nhà nước. 1.2 Tính giai cấp của nhà nước • Tính giai cấp là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước. • Nhà nước có tính giai cấp vì: – Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. – Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. • Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị. 1.3 Tính xã hội của nhà nước • Tính xã hội là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản của nhà nước. • Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ: – Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội. – Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung. • Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội. 1.4 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội • Bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của cả hai tính chất này. • Sự đấu tranh và thống nhất giữa hai tính chất này tác động đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của nhà nước. • Xu hướng phát triển là tính xã hội của nhà nước ngày càng được mở rộng. 2. Đặc trưng của nhà nước 2.1 Quyền lực công cộng đặc biệt tách biệt khỏi xã hội 2.2 Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân theo đơn vị hành chính 2.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia 2.4 Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật 2.5 Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc 2.1 Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt • Quyền lực công cộng là quyền lực có tác động phổ biến với các chủ thể. • Quyền lực này tách rời khỏi xã hội được thực hiện bởi bộ máy chuyên làm nhiệm vụ quản lý và có thể áp đặt đối với toàn bộ xã hội • Quyền lực nhà nước là sự độc quyền sử dụng sức mạnh bạo lực. 2.2 Phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân • Chia toàn bộ cư dân và lãnh thổ theo các cấp, đơn vị hành chính. • Quản lý xã hội theo cư dân và các đơn vị hành chính lãnh thổ đó. • Các tổ chức khác không thể quản lý, phân chia cư dân và theo lãnh thổ 2.3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia • Chủ quyền quốc gia là khả năng và mức độ thực hiện quyền lực của nhà nước trên cư dân và lãnh thổ. • Chỉ có nhà nước mới có chủ quyền quốc gia • Chủ quyền quốc gia bao gồm chủ quyền đối nội và chủ quyền đối ngoại. 2.4 Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý bằng pháp luật • Ban hành pháp luật là việc đặt ra các quy tắc xử sự chung cho xã hội. • Chỉ có nhà nước mới được quyền ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật. • Nhà nước ban hành pháp luật nhưng nhà nước cũng phải tôn trọng pháp luật. 2.5 Nhà nước thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc • Chỉ có nhà nước mới có thể đặt ra và thu thuế bắt buộc. • Nhà nước thu thuế vì: – Nhà nước chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tách biệt khỏi xã hội – Thu thuế để đầu tư trở lại cho xã hội – Thu thuế thực hiện sự tái phân phối xã hội 3. Các mối quan hệ của nhà nước 3.1 Nhà nước với cơ sở kinh tế 3.2 Nhà nước với xã hội 3.3 Nhà nước với chế độ chính trị 3.4 Nhà nước với pháp luật 3.1 Nhà nước với cơ sở kinh tế • Cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước – Cơ sở kinh tế quyết định đến việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước – Sự thay đổi của cơ sở kinh tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của nhà nước • Nhà nước có sự độc lập nhất định và có thể tác động trở lại đối với nền kinh tế – Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế – Nhà nước thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế 3.2 Nhà nước với xã hội • Xã hội giữ vai trò quyết định, là tiền đề, cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước. • Sự thay đổi của kết cấu xã hội sẽ tác động đến sự thay đổi của nhà nước. • Nhà nước tác động trở lại đối với xã hội thúc đẩy sự phát triển của xã hội thông qua vai trò giữa trật tự xã hội. • Nhà nước có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội. 3.3 Nhà nước với chế độ chính trị • Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị • Nhà nước thông qua pháp luật, xác lập và vận hành hệ thống chính trị, chế độ chính trị • Nhà nước tác động rất lớn đến các thành phần của hệ thống chính trị • Các thiết chế chính trị khác có vai trò nhất định đối với nhà nước 3.4 Nhà nước với pháp luật • Nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật – Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng pháp luật – Nhà nước có quyền và trách nhiệm thực hiện pháp luật • Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, chịu sự ràng buộc của pháp luật – Tổ chức và hoạt động của nhà nước trong khuôn khổ và trên cơ sở pháp luật. – Nhà nước phải phản ánh ý chí của xã hội trong luật
Tài liệu liên quan