2.1. Xung đột pháp luật trong TPQT.
2.2. Quy phạm xung đột.
2.3. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản.
2.4. Áp dụng pháp luật nước ngoài.
2.5. Vấn đề lẫn tránh pháp luật trong TPQT.
2.6. Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến
pháp luật của nước thứ ba.
2.7. Nguyên tắc có đi có lại trong việc áp dụng
pháp luật nước ngoài.
89 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Chương 02: Xung đột pháp luật và việc áp dụng pháp luật nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 02: Xung đột pháp luật và việc áp dụng PL nước ngoài2.1. Xung đột pháp luật trong TPQT.2.2. Quy phạm xung đột.2.3. Một số hệ thuộc xung đột cơ bản.2.4. Áp dụng pháp luật nước ngoài.2.5. Vấn đề lẫn tránh pháp luật trong TPQT.2.6. Dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.2.7. Nguyên tắc có đi có lại trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài.12.1. Xung đột pháp luậtMột công dân Việt Nam kết hôn với một công dân nước ngoài. Luật nước nào được áp dụng để xem xét điều kiện kết hôn? Nghi thức kết hôn?...Một thương nhân Việt Nam giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Tranh chấp phát sinh. Luật nước nào được áp dụng để xem xét tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng? Quyền và nghĩa vụ của các bên?...22.1. Xung đột pháp luật* Khái niệm xung đột pháp luật: Hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.32.1. Xung đột pháp luật* Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật:Quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.Có sự khác nhau về nội dung trong pháp luật của các nước; hoặc có sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức.42.1. Xung đột pháp luật* Cách thức giải quyết xung đột pháp luật:Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất.Tiêu chuẩn hóa luật thực chất trong nước.Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột.Áp dụng nguyên tắc “Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự”.52.2. Quy phạm xung đột Quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc thù của ngành luật TPQT, nó không trực tiếp giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp luật nào đó mà nó chỉ xác định rằng cần phải áp dụng luật của nước nào (Trong số những hệ thống pháp luật có liên quan) để điều chỉnh quan hệ pháp luật TPQT đó.62.2. Quy phạm xung độtVD: Khoản 3 Điều 104 Luật HNGĐ 2000: Ly hôn có yếu tố nước ngoài: “3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”VD: Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Bungari: “Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật của nước ký kết mà người để lại tài sản là công dân khi chết; Quyền thừa kế về bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản.”72.2. Quy phạm xung đột* Cơ cấu của quy phạm xung đột:Cơ cấu của quy phạm pháp luật là gì?Tìm hiểu cơ cấu của quy phạm pháp luật mang ý nghĩa như thế nào?Một quy phạm pháp luật thông thường được cấu thành bởi bao nhiêu bộ phận? Bao gồm những bộ phận nào?82.2. Quy phạm xung đột* Cơ cấu của quy phạm xung đột bao gồm hai phần:Phần phạm vi: Chỉ rõ loại quan hệ mà quy phạm xung đột đó điều chỉnh.Phần hệ thuộc: Chỉ rõ hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết mối quan hệ đó.92.2. Quy phạm xung đột* Các loại quy phạm xung đột:Căn cứ về mặt hình thức, quy phạm xung đột được chia thành QPXĐ một bên và QPXĐ nhiều bên. Quy phạm xung đột một bên là quy phạm quy định phải áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra QPXĐ này. VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: Hợp đồng dân sự “2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”102.2. Quy phạm xung đột Quy phạm xung đột nhiều bên là quy phạm không quy định áp dụng pháp luật của nước đã ban hành ra QPXĐ này (hoặc tham gia xây dựng QPXĐ này) hay của nước khác một cách cụ thể, mà chỉ đề ra nguyên tắc chung xác định pháp luật nước nào phải được áp dụng. VD: Điều 31 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hungari: “Các điều kiện về nội dung của việc kết hôn đối với mỗi người trong cặp vợ chồng tương lai, phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân.”112.2. Quy phạm xung độtCăn cứ vào tính chất của QPXĐ, có thể chia thành QPXĐ mệnh lệnh và QPXĐ tùy nghi. Quy phạm mệnh lệnh là gì? Quy phạm tùy nghi là gì? Quy phạm xung đột mệnh lệnh là quy phạm quy định các cơ quan, tổ chức và cá nhân dứt khoát phải tuân theo, không có quyền thỏa thuận chọn pháp luật để áp dụng. VD: Khoản 2 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”122.2. Quy phạm xung đột Quy phạm xung đột có tính chất tùy nghi là quy phạm cho phép các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ của mình. VD: Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác” Dấu hiệu nào để xác định một quy phạm xung đột là QPXĐ mệnh lệnh hay QPXĐ tùy nghi?132.2. Quy phạm xung độtCăn cứ vào phạm vi áp dụng, có thể chia QPXĐ thành các loại: QPXĐ về quyền sở hữu; QPXĐ về điều kiện kết hôn; QPXĐ về nuôi con nuôi; QPXĐ về thừa kếCăn cứ vào hệ thuộc, có thể chia QPXĐ thành các loại: QPXĐ quy định áp dụng luật nhân thân; QPXĐ quy định áp dụng luật nơi có tài sản; QPXĐ quy định áp dụng luật nơi thực hiện hành vi142.3. Một số hệ thuộc xung độtcơ bản Trình bày theo trình tự:Khái niệm.Phạm vi áp dụng.Các nước áp dụng.Trường hợp ngoại lệ.152.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân* Luật nhân thân gồm hai dạng: Luật quốc tịch và Luật nơi cư trú.Luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân.Luật nơi cư trú là luật của nước mà đương sự có nơi cư trú. Bằng cách nào để xác định nơi cư trú của một người?162.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân Điều 52 BLDS Việt Nam: Nơi cư trú. “1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.” Khái niệm đang sinh sống được hiểu như thế nào? Đang sinh sống vào thời điểm phát sinh quan hệ? Vào thời điểm phát sinh tranh chấp? Vào thời điểm nộp đơn khởi kiện? Hay vào thời điểm giải quyết tranh chấp?...172.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân* Phạm vi áp dụng: Luật nhân thân được áp dụng để giải quyết những vấn đề sau đây:Xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên đương sự.Vấn đề quyền nhân thân.Các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.Các vấn đề thừa kế tài sản là động sản.182.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân* Các nước áp dụng:Nhìn chung, các nước trong khối lục địa Châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và một số nước khác như Nhật Bản, CuBa áp dụng hệ thuộc Luật quốc tịch nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình, không phụ thuộc vào nơi cư trú.192.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thânCác nước như Anh, Mỹ, Nauy, Đan Mạch, Ailen, Achentina, Braxin thì áp dụng Luật nơi cư trú.Một số nước khác như Áo, Thụy Sỹ, Mehico thì áp dụng đồng thời cả hai hệ thuộc. Có nghĩa là, buộc quy chế nhân thân của người nước ngoài khi cư trú trên lãnh thổ của nước mình thì phải tuân theo pháp luật của nước mình (Luật nơi cư trú). Đồng thời, buộc quy chế nhân thân của công dân nước mình khi cư trú ở nước ngoài phải phụ thuộc vào pháp luật nước mình (Luật quốc tịch).202.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thânĐối với các nước Xã hội chủ nghĩa (bao gồm cả các nước XHCN trước đây) thì hai dạng của hệ thuộc Luật nhân thân đều được áp dụng tùy từng lĩnh vực và từng mức độ khác nhau. Nhìn chung, Luật quốc tịch có ưu thế hơn.212.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân* Luật Việt Nam áp dụng dạng nào?Điều 761 BLDS Việt Nam: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. 2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.”222.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thânĐiều 762 BLDS Việt Nam: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài: “1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”232.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân* Trường hợp ngoại lệ:Đương sự là người không quốc tịch? Áp dụng luật nơi cư trú. Khoản 1 Điều 760 BLDS: Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch “1. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú;”242.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thânĐương sự là người có nhiều quốc tịch? Nếu đương sự cư trú tại một trong những nước mà đương sự có quốc tịch thì áp dụng luật của nước đó. Nếu đương sự không cư trú tại một trong những nước mà đương sự có quốc tịch, thì luật áp dụng cũng chỉ có thể là luật của nước mà đương sự có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.252.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân Khoản 2 Điều 760 BLDS: Căn cứ áp dụng pháp luật đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài: “ 2. Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân.”262.3.1. Hệ thuộc Luật nhân thân Đương sự có nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước nào được xem là có mối quan hệ gắn bó nhất. Trong trường hợp đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Xem: Khoản 3 Điều 4; Điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 Quy định chi tiết thi hành các quy định của BLDS về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.272.3.2. Hệ thuộcLuật quốc tịch của pháp nhân* Luật quốc tịch của pháp nhân là luật của nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch.* Phạm vi áp dụng: Luật quốc tịch của pháp nhân được áp dụng để xác định năng lực pháp luật của pháp nhân, tư cách chủ thể của pháp nhân, điều kiện ra đời, chấm dứt hoạt động của pháp nhân, giải quyết các vấn đề về tài sản của pháp nhân282.3.2. Hệ thuộcLuật quốc tịch của pháp nhânĐể xác định pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh pháp nhân, trước hết phải xác định được quốc tịch của pháp nhân đó.Bằng cách nào xác định quốc tịch của một pháp nhân? VD: A (VN) góp vốn 30%; B (Pháp) góp vốn 70% thành lập liên doanh AB. AB có trụ sở hoạt động tại Pháp nhưng lại đăng ký điều lệ (thành lập) tại Việt Nam. AB có quốc tịch nước nào?292.3.2. Hệ thuộcLuật quốc tịch của pháp nhân* Các nước khác nhau có các căn cứ khác nhau trong việc xác định quốc tịch của pháp nhân.Nhìn chung, các nước Châu Âu xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên nguyên tắc nơi có trụ sở quản lý.Các nước thuộc khối Anh - Mỹ và các nước XHCN thì xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên nguyên tắc nơi đăng ký điều lệ (thành lập).302.3.2. Hệ thuộcLuật quốc tịch của pháp nhânCác nước trung cận đông như Iran, Irac, Arap thì dựa trên nguyên tắc nơi hoạt động thực chất của pháp nhân.Một số ít nước áp dụng nguyên tắc như: Xác định quốc tịch của pháp nhân dựa vào quốc tịch của người lãnh đạo cao nhất; Quốc tịch của bên góp vốn nhiều nhất312.3.2. Hệ thuộcLuật quốc tịch của pháp nhân* Trường hợp pháp nhân có hai hay nhiều quốc tịch, thực tiễn pháp lý ở các nước thường giải quyết như sau:Khi cần xác định tư cách chủ thể của pháp nhân thì áp dụng luật nơi đăng ký điều lệ (thành lập) của pháp nhân.Khi cần xác định các điều kiện hoạt động của pháp nhân thì áp dụng luật nơi có trụ sở hoạt động.322.3.3. Hệ thuộc Luật nơi có tài sản* Tài sản ở nước nào thì áp dụng luật ở đó để giải quyết.* Phạm vi áp dụng:Giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản (Bao gồm cả động sản và bất động sản) và thừa kế tài sản là bất động sản (Bao gồm cả bất động sản không người thừa kế).Giải quyết xung đột về định danh.332.3.3. Hệ thuộc Luật nơi có tài sản* Các nước áp dụng:Tất cả các nước đều áp dụng hệ thuộc này.Riêng trong lĩnh vực định danh, Pháp áp dụng hệ thuộc luật tòa án. Điều này có nghĩa, tòa án nào thụ lý thì tòa án đó áp dụng chính luật pháp của nước mình để định danh tài sản, bất chấp tài sản đang ở đâu.342.3.3. Hệ thuộc Luật nơi có tài sản* Trường hợp ngoại lệ:Tài sản thuộc quốc gia.Tài sản của pháp nhân nước ngoài.Tài sản đang nằm trên đường vận chuyển.352.3.3. Hệ thuộc Luật nơi có tài sản Điều 766 BLDS: Quyền sở hữu tài sản “1. Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. 2. Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, nếu không có thoả thuận khác. 3. Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.”362.3.4. Hệ thuộc Luật tòa án* Luật tòa án là luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.* Hệ thuộc Luật tòa án được áp dụng để giải quyết các vấn đề về tố tụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hệ thuộc Luật tòa án còn được áp dụng đối với cả luật nội dung.372.3.4. Hệ thuộc Luật tòa án Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Mông cổ quy định về vấn đề ly hôn: “Nếu vợ chồng, một người là công dân bên ký kết này, một người là công dân bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn”382.3.4. Hệ thuộc Luật tòa án* Ngoại lệ: Khi điều ước quốc tế hoặc luật trong nước quy định giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng của nước ngoài. Khoản 3 Điều 2 BLTTDS Việt Nam: Hiệu lực của BLTTDS. “3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà CHXHCNVN ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”392.3.5. Hệ thuộcLuật nơi thực hiện hành vi* Hành vi được thực hiện ở nước nào thì áp dụng luật nước đó để giải quyết. Luật nơi thực hiện hành vi gồm các dạng sau: Luật nơi ký kết hợp đồng. Luật nơi thực hiện hợp đồng. Luật nơi vi phạm pháp luật.402.3.5.1. Luật nơi giao kết hợp đồng* Hợp đồng được giao kết ở đâu thì áp dụng luật ở đó để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hình thức của hợp đồng.* Tất cả các nước đều áp dụng nguyên tắc này.* Bằng cách nào để xác định nơi (địa điểm) giao kết hợp đồng?Giao kết trực tiếp?Giao kết gián tiếp?412.3.5.1. Luật nơi ký kết hợp đồng VD: X (cư trú ở nước A) gửi chào hàng cho Y (cư trú ở nước B). Một tuần sau X nhận được thư chấp nhận của Y. Nơi ký kết hợp đồng là nơi nào?Đối với các nước trong khối lục địa chung Châu Âu thì cho rằng nơi ký kết hợp đồng là nơi cư trú của bên chào hàng (Thuyết tiếp thu).Đối với các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ thì cho rằng nơi ký kết hợp đồng là nơi cư trú của bên được chào hàng (Thuyết tống phát).422.3.5.1. Luật nơi ký kết hợp đồngĐiều 771 BLDS Việt Nam: Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt “Trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt được xác định theo pháp luật của nước của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.”432.3.5.1. Luật nơi ký kết hợp đồngĐiều 403 BLDS Việt Nam: Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự “Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.”442.3.5.1. Luật nơi ký kết hợp đồngĐiều 404 BLDS Việt Nam: Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự “1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”Hợp đồng được ký trên tàu bay, tàu thủy. Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng?452.3.5.2. Luật nơi thực hiệnhợp đồng* Hợp đồng được thực hiện ở đâu thì luật ở đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên.* Nhiều nước áp dụng hệ thuộc này.* Trường hợp các bên đã thỏa thuận chọn luật áp dụng thì không áp dụng hệ thuộc này. Một nước, khi đã áp dụng hệ thuộc này thì sẽ không áp dụng hệ thuộc luật nước người bán và ngược lại.462.3.5.2. Luật nơi thực hiệnhợp đồng Khoản 1 Điều 769 BLDS Việt Nam: Hợp đồng dân sự “1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác...”472.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật xảy ra ở đâu thì áp dụng luật ở đó để giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại.* Nơi nào được xem là nơi vi phạm pháp luật?Nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại?Nơi hiện diện hậu quả thực tế?482.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luậtVD: Một công dân Đức bị hành hung trên lãnh thổ Hà Lan. Sau đó công dân Đức quay về Đức và tử vong ở Đức. Nơi vi phạm pháp luật là Đức hay Hà Lan?VD: Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng cho doanh nghiệp Hoa Kỳ và giao hàng tại Việt Nam. Khi hàng hóa được tiêu thụ ở Hoa Kỳ, do hàng kém phẩm chất gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Hoa Kỳ. Nơi vi phạm pháp luật là Việt Nam hay Hoa Kỳ?492.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luậtVD: A (VN) mua xi-măng của B (Trung Quốc), hàng giao tại Trung Quốc. A mang xi-măng về Việt Nam xây dựng. Do xi-măng kém phẩm chất nên sau đó nhà sập, chết người Nơi vi phạm pháp luật là nơi nào? Việt Nam hay Trung Quốc?502.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luật* Các nước khác nhau có quan điểm khác nhau trong việc xác định nơi vi phạm pháp luật:Các nước như Italia, Hy Lạp cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi xảy ra chính hành vi gây thiệt hại.Các nước như Mỹ, Pháp... cho rằng nơi vi phạm pháp luật là nơi hiện diện hậu quả thực tế.512.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luậtỞ Anh, trong trường hợp xét xử bồi thường thiệt hại thì chỉ áp dụng luật nước Anh để giải quyết.Các nước như Đức, Việt Nam, Trung Quốc thì cho rằng nơi vi phạm pháp luật có thể là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi hiện diện hậu quả thực tế. Bên bị thiệt hại có quyền lựa chọn một trong hai nơi để áp dụng luật có lợi cho mình nhất.522.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luật Điều 773 BLDS Việt Nam: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.532.3.5.3. Luật nơivi phạm pháp luật 2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác. 3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”542.3.6. Hệ thuộcLuật của nước người bán* Bên bán của nước nào thì áp dụng luật của nước đó để giải quyết các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra.* Hệ thuộc này được áp dụng trong mua bán các loại động sản, và chỉ áp dụng khi các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng.552.3.6. Hệ thuộcLuật của nước người bánĐiều 27 Luật Tư pháp quốc tế của Ba Lan: “ T