Luật hành chính Việt Nam - Chương 4: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, xây dựng và trình bày qui phạm pháp luật

I. Ngôn ngữ trong VBPL 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp 4. Câu và dấu câu II. Xây dựng và trình bày QPPL 1. Cấu trúc QPPL 2. Cách xây dựng các bộ phận QPPL 3. Trình bày QPPL

pdf45 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Chương 4: Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật, xây dựng và trình bày qui phạm pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: NGÔN NGỮ TRONG VBPL. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QPPL. I. Ngôn ngữ trong VBPL 1. Khái niệm 2. Đặc điểm 3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp 4. Câu và dấu câu II. Xây dựng và trình bày QPPL 1. Cấu trúc QPPL 2. Cách xây dựng các bộ phận QPPL 3. Trình bày QPPL I. NGÔN NGỮ TRONG VBPL 1. Khái niệm. Ngôn ngữ trong VBPL là hệ thống những từ và quy tắc kết hợp chúng trong tiếng Việt được Nhà nước sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và quản lý NN. . 2. Đặc điểm a.Tính chính xác b.Tính dễ hiểu c.Tính khách quan: d.Tính văn hóa e.Tính khuôn mẫu Khoản 4 Điều 16, Khoản 5 Điều 18 và Khoản 5 Điều 19 Luật doanh nghiệp quy định: “Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn phải có: chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc tổng giám đốc (doanh nghiệp tư nhân chỉ có giám đốc) và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.”  “Đối với hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, các tổ chức hoặc cá nhân không được phép KD mà KD, hoặc được phép KD mà trong quá trình KD không thường xuyên đảm bảo các điều kiện qui định cho loại hàng hóa, dịch vụ đó, đều coi là hành vi KD trái phép, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ của PL hiện hành. (90 từ)  Đối với việc kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ có điều kiện nhưng không có giấy phép hoặc không đảm bảo các yêu cầu qui định đối với hàng hóa, dịch vụ đó đều bị coi là hành vi KD trái phép và có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS tùy theo mức độ vi phạm“. (65 từ)  Chúng tôi tha thiết và thành thật trông đợi quý vị cho biết ý kiến về vấn đề nói trên.  UBND tận tình hướng dẫn, các cơ quan phải thi hành quyết định này 3. Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp Vị giáo sư luật yêu cầu một SV xuất sắc trả lời câu hỏi tình huống: - Nếu anh phải cho ai đó một trái cam, anh sẽ nói thế nào? -Người SV đáp: "Mời ngài dùng trái cam này!". - Giáo sư giận dữ: Không thể như vậy được! Hãy nghĩ như một luật sư xem nào. - Sinh viên suy nghĩ và nói: "Tôi, sau đây, trao và chuyển quyền sở hữu toàn bộ và duy nhất của tôi với tất cả các quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong trái cam này cho ông (T.) cùng với toàn bộ cuống, vỏ, nước, cùi và hạt của nó, với tất cả các quyền hợp pháp như cắn, cắt, ướp lạnh hoặc ăn nó, quyền được trao nó cho người khác. Tất cả những gì được đề cập trước và sau đây hoặc những hành vi không tương thích với tuyên bố này, trong bất kể hoàn cảnh nào, đều không có giá trị pháp lý". 3.Cách sử dụng từ ngữ và ngữ pháp a. Phải đúng chính tả: viết đúng âm, vần, tiếng, từ, chữ viết hoa, viết tắt, tên riêng theo chuẩn quốc gia. - Kiểm soát – kiểm sát - Sáp nhập – sát nhập - Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Lỗi phổ biến hiện nay: bổ xung, sử lý, xử dụng, thăm quan  Kết quả, các từ có tỷ lệ lỗi cao nhất là “soi mói” với 74,33%, “sáng lạn” 41,66%, “cọ sát” 28,38%, “thăm quan” 20,61%... Đơn vị có nhiều lỗi nhất là Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm 38,46%, tiếp đến là Viện Năng lượng nguyên tử 31,49%. Đơn vị có ít lỗi nhất thuộc về ngành ngân hàng.  Khu vực báo chí và truyền thông có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, gần mức báo động 10%.  Khu vực chính quyền địa phương, và các cơ quan thuộc Bộ cũng có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ lỗi khu vực Đại học và Viện nghiên cứu cũng xấp xỉ mức trung bình của xã hội.  Khá nhất là doanh nghiệp và các Bộ có tỷ lệ lỗi 7,47- 19,98% vẫn bỏ xa mức chuẩn 1%. b. Phải chính xác về nghĩa của từ - thiếu nhi, thiếu niên, nhi đồng, trẻ em, . - đảo - ốc đảo - tránh những trùng ngữ, như: đề cập đến; công bố công khai, người đâu tiên đề xuất vấn đề, hàng xuất khẩu ra nước ngoài, - từ ghép không rõ ràng: điều nghiên (điều tra, nghiên cứu), thanh kiểm tra (thanh tra, kiểm tra). - tránh diễn tả ý bị động bằng từ bởi. - tránh dùng cụm từ phủ định của phủ định. - "đình chỉ ngừng thi công”; - “cấm không được vứt rác”; - “cấm không được hút thuốc nơi công cộng”;  Khi chuyển một vật cho người khác mà không cần đền bù được gọi là: cho  Chuyển vật cho người khác với tình cảm đặc biệt hơn: tặng  Chuyển một vật cho ông bà, cha mẹ: biếu  Tôn kính về tôn giáo: cúng  Trong ví dụ ở trên, tất cả các hành động đó trong Bộ luật Dân sự chỉ duy nhất được gọi tên là “Hợp đồng tặng cho”. Hiến pháp 1992 quy định: - Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. - Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật. - Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: c. Hạn chế sử dụng từ đa nghĩa  Quyết định 129/2004/QĐ-UBND qđịnh “dịch vụ hớt tóc thanh nữ” là dịch vụ hớt tóc nam có sử dụng thợ nữ.  “đồng ý về mặt nguyên tắc”.  Không sử dụng đủ đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;  Thông báo của VPCP về kết luận của TT Nguyễn Tấn Dũng về QĐ97/2009/QĐ-TTg: “Giao UBND TP.Hà Nội chủ trì, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ có hình thức xử lý thích hợp, đúng quy định của Đảng và Nhà nước đối với việc tự giải thể của Viện Nghiên cứu phát triển (IDS) và những phát biểu thiếu tinh thần xây dựng của một số cá nhân thuộc IDS”. d. Hạn chế sử dụng từ Hán-Việt: - Không nên sử dụng khi có từ Việt để thay thế: quốc nội, diêm dân, nha học đường, hồi gia, phi cơ, người dự sự, chiểu theo, - Sử dụng trong trường hợp: không có từ Việt để thay thế hoặc từ có nghĩa ngắn gọn hơn, trang trọng hơn. Ví dụ: phụ nữ, phu nhân, công chức, sáp nhập, cáo bạch, lưu ký. - Sử dụng chính xác: yếu điểm, điểm yếu, khuyến mại – khuyến mãi e. Hạn chế sử dụng từ nước ngoài: - logistics, L/C, quota, Internet, karaoke, jackpot, casino, massage, website . - building, festival, - cà phê, li-xăng, vi rút, băng rôn, panô, - Từ viết tắt: GDP, WTO, CPI - Các nhà lập pháp và quan chức Malaysia có thể bị phạt tiền nếu sử dụng tiếng Anh trong quốc hội và các hoạt động khác của chính phủ. - Trung Quốc: yêu cầu không sử dụng một số từ viết tắt tiếng Anh nhất định trong các chương trình truyền hình của TQ. Công văn 319/TTg - KTTH ngày 03/03/2008 về chống lạm phát quy định: “Có tiến trình cổ phần hóa và IPO các DNNN, nhất là các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn; không nên chỉ lấy việc bán cổ phiếu vì giá cao nhất làm chuẩn để IPO”. (Initial Public Offering) NĐ 128/2007/NĐ-CP Nghị định này không điều chỉnh hoạt động kinh doanh và sử dụng dịch vụ bưu chính; dịch vụ lô-gi-stíc; dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế; dịch vụ giao nhận bằng phương thức vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ. g. Không sử dụng từ địa phương  Chục, vạn,  Rẽ trái, quẹo trái.  Nón bảo hiểm – mũ bảo hiểm  Người tham gia giao thông – người đi đường;  Kẹt xe – ùn tắc giao thông h. Sử dụng một số thuật ngữ chuyên môn - Từ không rõ nghĩa: Tư pháp, Đình chỉ, tạm đình chỉ. - Bao gồm nhưng không giới hạn; - Hội đồng khảo giá, Hội đồng định giá; - Cáo trạng, tống đạt, đối chất, điểm chỉ, - Tình trạng khẩn cấp (là tuyên bố chính thức của Chính phủ một quốc gia về một sự kiện nào đó). - Tình huống bất khả kháng trong HĐ này là: 1. Thiên tai, bão lụt; 2. Hỏa hoạn; 3. Sự thay đổi chính sách pháp luật của NN; 4. Và các sự kiện khác có bản chất tương tự. 4. Câu và dấu câu - Câu: Chỉ sử dụng câu tường thuật - Dấu câu: sử dụng 7 loại, không sử dụng 2 loại (! ?), hạn chế sử dụng 1 ()  QĐ 200/2004/QĐ-UBND (18.8.2004) quy định không cấp phép: ngành tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan.  Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng kéo dài từ năm 40 đến năm 43 sau Công nguyên.  Nhà Lý dời đô đến Thăng Long năm 1010 sau Công nguyên  Chuyển từ câu hỏi sang câu tường thuật: - Yêu cầu: Phòng LĐTBXH cho biết: tổng số người lao động đang làm việc trên địa bàn là bao nhiêu? Số người lao động đơn phương chấm dứt HĐ là bao nhiêu? Phòng đã chỉ đạo biện pháp gì để hạn chế tình trạng đình công?  “Hãy giải quyết nhanh chóng mọi hồ sơ liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở trên địa bàn Quận T.”.  Đổi thành câu khẳng định: “Sở Tài Nguyên Môi trường TP.HCM yêu cầu Phòng Tài Nguyên Môi trường Quận T giải quyết nhanh chóng mọi hồ sơ liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở trên địa bàn Quận T”. - Năm 1870, trong danh sách các mặt hàng được miễn thuế vào Mỹ, lẽ ra là mặt hàng: “Tropical fruit-plants for the purpose of propagation” (các cây nhiệt đới ăn trái nhằm mục đích nhân giống) thì người ta đánh nhầm dấu (-) thành dấu (,): “Tropical fruit, plants for the purpose of propagation” (trái cây nhiệt đới, cây nhằm mục đích nhân giống). - Thế là toàn bộ các loại trái cây nhiệt đới được nhập miễn thuế vào Mỹ. Tới khi người ta phát hiện ra sai sót này, đã mất khoảng 500.000 USD tiền thuế không đòi lại được!  Một giáo viên tiếng Anh đã đề nghị SV đặt những dấu thích hợp vào câu sau: “Woman without her man is nothing”. - Nam: “Woman, without her man, is nothing”. - Nữ: “Woman: without her, man is nothing”. II. XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY QPPL 1. Cấu trúc QPPL - Giả định - Quy định - Chế tài 2. Cách xây dựng các bộ phận  Giả định: - Dự kiến đến mức cao nhất các khả năng có thể xảy ra - Khi nêu các giả định trong VB thì nên dùng các cụm từ thể hiện khả năng chứ không dùng các từ hoặc cụm từ biểu đạt một sự khẳng định tuyệt đối. - Các từ, ngữ thích hợp nhất và được dùng phổ biến nhất là : Nếu, Khi, Trong trường hợp, Hoặc, Hay  Quy định: - Khi quy định những xử sự mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện thì dùng: Phải, có nghĩa vụ, cấm, không được. - Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện thì dùng: Có quyền, được, được phép.  Ví dụ: Điều 5 Luật xuất bản Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản. - Khi quy định những xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn thực hiện hay không thực hiện song pháp luật cần định hướng cho chủ thể thì dùng: nên, cần.  Chế tài: - Phải tương xứng với hành vi vi phạm, - Phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi đất nước. 3. Trình bày QPPL - Trực tiếp - Viện dẫn 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thứ đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thứ đó) hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe; b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe không có một trong các thiết bị sau: đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe; hoặc có một trong các thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (nếu có quy định phải có những thiết bị đó); hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe; b)