CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT,
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc của nhà nước:
1.1 Quan điểm phi Macxit:
- Thuyết thần học
- Thuyết gia trưởng
- Thuyết khế ước xã hội
- Thuyết bạo lực
- Thuyết tâm lý
16 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Chương I: Lý luận chung về nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
I. NGUỒN GỐC, KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT,
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc của nhà nước:
1.1 Quan điểm phi Macxit:
- Thuyết thần học
- Thuyết gia trưởng
- Thuyết khế ước xã hội
- Thuyết bạo lực
- Thuyết tâm lý
1.2 Quan điểm Macxit
Nhà nước là:
- Một hiện tượng không vĩnh cửu và bất biến
- Chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến
một giai đoạn nhất định
- Luôn luôn vận động phát triển và sẽ tiêu vong khi
những điều kiện khách quan không còn.
* Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc - bộ lạc
Cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên
trong lịch sử, có các đặc điểm sau:
- Sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động;
- Xã hội chưa phân chia giai cấp
- Không có nhà nước và pháp luật
- Tế bào của xã hội là thị tộc
- Các thành viên trong xã hội bình đẳng với nhau
- Thị tộc tổ chức theo quan hệ huyết thống
- Chưa mang tính giai cấp và hệ thống quản lý đơn giản
* Quyền lực xã hội và quy phạm xã hội trong chế độ
cộng sản nguyên thủy
Cấu tạo quyền lực trong xã hội như sau:
Các thành viên thị tộc bầu ra Hội đồng thị tộc, đứng đầu là
tù trưởng.
- Nhiều thị tộc hợp lại tạo thành bào tộc, đứng đầu là Hội
đồng bào tộc gồm các tù trưởng.
- Các bào tộc hợp lại thành bộ lạc, đứng đầu là liên minh
các tù trưởng.
=> Quyền lực xã hội giai đoạn này chưa mang tính giai
cấp
* Sự tan rã của thị tộc và xuất hiện của nhà nước
Cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, có những biến động
về kinh tế và xã hội
+ Về kinh tế: 03 lần phân công lao động lớn
- Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt;
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp;
- Thương nghiệp ra đời;
Năng suất lao động tăng => phát sinh của cải dư thừa =>
phân chia người giàu, kẻ nghèo => xã hội phân chia giai cấp
=> đối lập về lợi ích của hai lực lượng trong xã hội => đấu
tranh giai cấp
+ Về xã hội: di dân, chế độ ngoại tộc hôn, chiến tranh mở
rộng lãnh thổ đã phá vỡ tính khép kín của thị tộc.
Những biến động kinh tế, xã hội dẫn đến nhu cầu cần có
một mô hình quản lý xã hội mới thay thế công xã thị tộc
Nhà nước ra đời để:
- Làm dịu bớt các xung đột giữa các giai cấp có quyền
lợi đối lập
- Điều hòa giữ cho sự đối kháng đó trong một trật tự
nhất định.
Có ba hình thức xuất hiện nhà nước điển hình:
- Nhà nước Aten
- Nhà nước Rôma
- Nhà nước của người Giécmanh
2. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của nhà nước
2.1 Khái niệm, đặc điểm:
a) Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của
quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt
nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ
địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
b) Các đặc trưng của nhà nước:
- Phân chia dân cư theo lãnh thổ
- Thiết lập một quyền lực công cộng
- Có chủ quyền quốc gia
- Ban hành pháp luật
- Quy định và thực hiện việc thu thuế
2.2 Bản chất của nhà nước
Bản chất của nhà nước: là sự thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp khác. Thể hiện qua 03 loại quyền lực: Kinh tế -
chính trị - Tư tưởng
Sự thống trị đó là biểu hiện của hai đặc tính sau:
a) Tính giai cấp
- Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên
- Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
- Là công cụ để đàn áp giai cấp đối lập
- Tính giai cấp phụ thuộc vào tương quan lực lượng từng
thời kỳ lịch sử nhất định.
- Thể hiện rõ nét qua các quan điểm, tư tưởng, đường lối
chính trị, chính sách pháp luật.
b) Tính xã hội
Ngoài việc phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước
còn phải thực hiện các chức năng xã hội thể hiện qua các giá
trị mà nhà nước mang lại chung cho xã hội như:
- Bảo vệ an ninh, hòa bình chung
- Chăm sóc phúc lợi xã hội
- Phát triển kinh tế
- Bảo vệ giai cấp đối lập ở mức độ nhất định.
Xu hướng chung: tính xã hội ngày càng mở rộng, tính giai cấp
thu hẹp. Nhưng tính giai cấp vẫn là yếu tố cơ bản thể hiện bản
chất của nhà nước.
3. Chức năng của nhà nước
3.1 Khái niệm:
Chức năng của nhà nước là các phương diện hoạt động
cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện những nhiệm vụ
trong mỗi thời kỳ.
Nhiệm vụ của nhà nước: là những mục tiêu mà nhà nước
hướng tới, là những vấn đề đặt ra mà nhà nước cần giải
quyết.
=> Một nhiệm vụ làm phát sinh nhiều chức năng
=> Một chức năng phải giải quyết nhiều nhiệm vụ
3.2 Phân loại chức năng
a) Chức năng đối nội: Thực hiện trong phạm vi nội bộ quốc
gia, ví dụ: bảo vệ trật tự pháp luật, phát triển kinh tế-văn hóa,
phân chia và quản lý đơn vị hành chính lãnh thổ
b) Chức năng đối ngoại: thực hiện mối quan hệ giữa quốc gia
với các nhà nước khác và các tổ chức quốc tế. Ví dụ: Hợp tác
kinh tế, quan hệ ngoại giao với các nước, phòng thủ xâm lăng,
chống khủng bố
3.3 Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng
Có nhiều tiêu chí để phân loại nhưng phổ biến nhất là dựa
vào phạm vi hoạt động của nhà nước để chia thành:
a) Hình thức thực hiện: Thực hiện qua ba hình thức pháp lý
cơ bản:
- Hoạt động lập pháp (quốc hội, nghị viện)
- Hoạt động hành pháp (chính phủ)
- Hoạt động tư pháp (tòa án, cơ quan tư pháp khác)
b) Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp thuyết phục
II. CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm:
Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc
thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những
điều kiện tồn tại, phát triển của nhà nước trong một hình
thái kinh tế xã hội nhất định.
2. Các kiểu nhà nước
- Kiểu nhà nước chủ nô
- Kiểu nhà nước phong kiến
- Kiểu nhà nước tư sản
- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
III. HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm:
Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà
nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà
nước, được hình thành từ ba yếu tố: hình thức chính thể,
hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
2. Yếu tố cấu thành
2.1 Hình thức chính thể:
a) Khái niệm:
Là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan tối cao của
nhà nước và xác lập mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan
đó
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là:
+ Chính thể quân chủ: quyền lực nhà nước tập trung
toàn bộ hay một phần vào tay người đứng đầu nhà nước
theo nguyên tắc thừa kế
Chính thể quân chủ chia thành hai loại:
- Quân chủ tuyệt đối
- Quân chủ hạn chế
+ Chính thể cộng hòa: quyền lực tối cao thuộc về một
cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Có:
Cộng hòa dân chủ
Cộng hòa quý tộc
2.2 Hình thức cấu trúc:
Là sự cấu tạo các đơn vị hành chính lãnh thổ và việc xác lập
mối liên hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung
ương với đia phương
- Nhà nước đơn nhất
- Nhà nước liên bang
2.3 Chế độ chính trị:
Là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
- Phương pháp dân chủ
- Phương pháp phản dân chủ