Luật hành chính Việt Nam - Chương IV: Quan hệ pháp luật

CHƯƠNG IV QUAN HỆ PHÁP LUẬT I. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật 1. Khái niệm: Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và phát triển, con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Những thành viên trong cộng đồng luôn phát sinh các mối liên hệ với nhau trong quá trình tổ chức cuộc sống của mình, những mối liên hệ đó được gọi là các quan hệ xã hội.

pdf14 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Chương IV: Quan hệ pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV QUAN HỆ PHÁP LUẬT I. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật 1. Khái niệm: Xuất phát từ nhu cầu sinh tồn và phát triển, con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Những thành viên trong cộng đồng luôn phát sinh các mối liên hệ với nhau trong quá trình tổ chức cuộc sống của mình, những mối liên hệ đó được gọi là các quan hệ xã hội. Xã hội không thể tồn tại thiếu con người mà con người cũng không thể tồn tại ngoài xã hội. Chính vì vậy mà C.Mac đã gọi “bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Các quan hệ xã hội thực tế tồn tại rất đa dạng và phong phú, điều đó có nghĩa là các hình thức tác động đến nó cũng rất đa dạng. Quy tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội này được gọi là quy tắc xử xự (quy phạm xã hội). Có nhiều loại quy phạm khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội: quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, các phong tục, tập quán, đặc biệt là các quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. 2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật: - Quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội có mối liên hệ biện chứng với nhau. - Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí: xuất hiện do ý chí của con người chứ không phải ngẫu nhiên hình thành. Đó có thể là ý chí của một bên trong quan hệ mà cũng có thể là ý chí của cả hai bên trong cùng quan hệ. - Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật. - Nội dung của quan hệ pháp luật gồm các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật. II. Cấu thành của quan hệ pháp luật Một quan hệ pháp luật được tạo thành từ ba yếu tố: chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật. 1. Chủ thể của quan hệ pháp luật a) Khái niệm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Trong một quan hệ pháp luật có ít nhất là hai chủ thể tham gia. • Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức được tham gia và trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật khi nó thỏa mãn các điều kiện do nhà nước quy định cho loại quan hệ pháp luật đó. Các điều kiện này được xem là năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể gồm hai yếu tố: + Năng lực pháp luật: là khả năng có các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật quy định. Năng lực pháp luật giúp các cá nhân, tổ chức tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật. + Năng lực hành vi: là khả năng bằng chính hành vi của mình xác lập được các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Năng lực hành vi tạo ra khả năng tham gia một cách chủ động của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể pháp luật là hình thức thể hiện địa vị pháp lý của các tổ chức, cá nhân trong một chế độ nhà nước. b) Phân loại chủ thể pháp luật: Chủ thể của quan hệ pháp luật cơ bản được phân chia thành: • Chủ thể là cá nhân: Bao gồm: công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch. Pháp luật Việt Nam quy định năng lực pháp luật của mỗi người có từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết. Trong một số trường hợp năng lực pháp luật mở rộng theo điều kiện phát triển về thể lực và trí lực của cá nhân. - Năng lực hành vi: chủ yếu được xác định qua độ tuổi và khả năng nhận thức + Độ tuổi: tùy theo quy định của mỗi nước và tùy theo từng loại quan hệ pháp luật mà độ tuổi này được quy định khác nhau. Ví dụ: trong quan hệ hôn nhân gia đình, trong quan hệ hình sự, trong quan hệ dân sự, lao động. + Điều kiện về khả năng nhận thức: thông thường năng lực nhận thức của mỗi người được xác định qua độ tuổi. Nước ta thường lấy mốc 18 tuổi là được xem như đã phát triển hoàn thiện về thể lực cũng như trí lực. Độ tuổi này có thể độc lập suy nghĩ và chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tùy mức độ thỏa mãn các điều kiện của pháp luật mà năng lực hành vi của cá nhân có thể chia thành nhiều mức độ: - Không có năng lực hành vi - Năng lực hành vi một phần - Năng lực hành vi đầy đủ - Mất năng lực hành vi - Bị hạn chế năng lực hành vi Năng lực chủ thể của người nước ngoài, người không quốc tịch hạn chế hơn công dân Việt Nam. • Chủ thể là tổ chức: Tổ chức là pháp nhân hoặc tổ chức không phải là pháp nhân - Tổ chức là pháp nhân: Theo điều 84 BLDS một tổ chức được xem là có tư cách pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau: + Được thành lập hợp pháp + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ + Có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác + Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Lưu ý: cần phân biệt pháp nhân và người đại diện cho pháp nhân. - Tổ chức không phải là pháp nhân: đó là các tổ chức, đoàn thể không đủ 4 điều kiện trên. • Chủ thể là Nhà nước: nhà nước là chủ thể đặc biệt tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật. Nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khi có đủ bốn điều kiện đã nêu trong phần pháp nhân. * Hộ gia đình và tổ hợp tác là hai chủ thể đặc biệt được quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam. 2. Nội dung của quan hệ pháp luật: Bao gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể a)Quyền chủ thể: là cách xử xự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành. Nó mang tính khả năng: tức là chủ thể có thể lựa chọn xử xự hoặc không xử xự. * Quyền chủ thể có những đặc tính sau: - Khả năng của chủ thể xử xự theo cách thức mà pháp luật cho phép. - Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt hành vi cản trở việc thực hiện các quyền hợp pháp của chủ thể. - Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan, nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền chủ thể là phạm trù pháp lý có tính giới hạn. Vì không một xã hội nào lại cho phép công dân của mình làm tất cả những gì họ thích b) Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử xự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải thực hiện nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của người khác. • Nghĩa vụ của chủ thể bao gồm những nội dung sau: - Cần phải tiến hành một số hoạt động nhất định - Cần phải kiềm chế không thực hiện một số hoạt động nhất định - Cần phải chịu pháp lý khi thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ pháp lý có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, quyết định lẫn nhau. 3. Khách thể của quan hệ pháp luật: Khách thể là những lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức, cá nhân, vì nó mà các chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp luật. Cần phân biệt giữa khách thể của quan hệ pháp luật với đối tượng tác động của quan hệ pháp luật. III. SỰ KIỆN PHÁP LÝ: 1. Khái niệm: Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế mà sự hình thành của nó gắn với việc phat sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Một sự kiện thực tế chỉ trở thành sự kiện pháp lý khi pháp luật có quy định về điều đó. Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật, nhưng cũng có những trường hợp đòi hỏi phải có một tập hợp các sự kiện pháp lý mới tác động được đến quan hệ pháp luật. 2. Phân loại: • Dựa trên tiêu chuẩn ý chí: sự kiện pháp lý được chia thành: - Sự biến: là những sự kiện tự nhiên, mà trong một số trườnghợp nhất định pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự thành quyền và nghĩa vụ chủ thể. - Hành vi: những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người. + Hành vi tồn tại dưới dạng: hành động và không hành động. + Hành vi cũng có thể được chia thành hành vi hợp pháp và không hợp pháp.
Tài liệu liên quan