KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ
CÔNG CHỨC
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC
KHIẾU NẠI TỐ CÁO
CHẾ ĐỘ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
51 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật hành chính Việt Nam - Chương V: Luật hành chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Đề cương bài giảng
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÁN BỘ
CÔNG CHỨC
TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC
KHIẾU NẠI TỐ CÁO
CHẾ ĐỘ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT
HÀNH CHÍNH
Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của
luật hành chính
Hệ thống luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính
Đối tượng điều chỉnh
Là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các nhóm quan hệ xã hội thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật hành chính
Các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh có thể chia
thành bốn nhóm sau đây:
Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện
các hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý
nhà nước.
Thứ hai, các quan hệ hình thành trong hoạt động tổ chức và
công tác nội bộ của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ ba, những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều
hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của
các cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan quyền lực.
Thứ tư, những quan hệ xã hội mang tính chấp chấp hành và điều
hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước
không thuộc hệ thống cơ quan quản lý và hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội khi các chủ thể này được trao quyền thực
hiện một số chức năng quản lý nhà nước cụ thể.
Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp mệnh lệnh là phương pháp
điều chỉnh chủ yếu của luật hành chính
Còn được gọi là phương pháp hành chính
Hệ thống luật hành chính
Phần chung
Phần riêng
Phần chung
Phần chung bao gồm các chế định liên quan đến tất cả các
ngành, các lĩnh vực của quản lý Nhà nước. Những chế định chủ
yếu thuộc phần này bao gồm:
Các nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước;
Vị trí, thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy hành
chính nhà nước;
Thủ tục hành chính và văn bản hành chính nhà nước;
Quy chế pháp lý hành chính đối với cán bộ, công chức;
Quy chế pháp lý hành chính đối với công dân, tổ chức xã hội,
người nước ngoài, người không quốc tịch;
Trách nhiệm hành chính;
Chế độ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Chế độ pháp lý về việc giải quyết các vụ án hành chính
Phần riêng
Phần riêng của luật hành chính bao gồm các
chế định điều chỉnh các quan hệ trong quản
lý, điều hành các lĩnh vực, các mặt hoạt động
cụ thể của đời sống xã hội: Kinh tế, văn hoá,
xã hội, khoa học và công nghệ, y tế, giáo
dục, tôn giáo, đối ngoại
Quan hệ pháp luật hành chính
Các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý,
chỉ huy, điều hành các mặt hoạt động của đời
sống xã hội khi được các quy phạm của luật
hành chính điều chỉnh trở thành các quan hệ
pháp luật hành chính.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật hành
chính
Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật
hành chính luôn gắn liền với hoạt động chấp hành, điều hành
của quản lý Nhà nước.
Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp
pháp của bất kỳ bên chủ thể nào, sự thỏa thuận của bên kia
không phải là điều kiện bắt buộc phải có
Bao giờ cũng có ít nhất một chủ thể mang quyền lực của Nhà
nước, nhân danh Nhà nước và để thực hiện quyền lực Nhà
nước.
Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ, pháp luật hành
chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.
Bên vi phạm trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách
nhiệm pháp lý trước Nhà nước chứ không phải trước bên kia.
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
Khái niệm
Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
Các loại cơ quan hành chính nhà nước
Khái niệm
Là các chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp
luật hành chính.
Là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do
nhà nước thành lập để thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước.
Là những cơ quan thực hiện các hoạt động
chấp hành, điều hành các mặt hoạt động của
đời sống xã hội.
Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước
Tính quyền lực nhà nước
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
luôn luôn là hoạt động chấp hành của cơ quan
quyền lực
Hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước
hình thành từ những mối quan hệ qua lại chặt chẽ
giữa các cơ quan, các bộ phận tạo thành với nhau,
có quan hệ trực thuộc với nhau
Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ
thống các đơn vị cơ sở trực thuộc (các trường học,
bệnh viện, viện nghiên cứu
Các loại cơ quan hành chính nhà
nước
Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập
Căn cứ vào địa giới hoạt động
Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
Căn cứ theo chế độ lãnh đạo
Theo cơ sở pháp lý của việc thành
lập
Cơ quan hiến định:
Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Uỷ ban Nhân dân các địa phương là các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.
Những cơ quan hành chính nhà nước được
thành lập trên cơ sở các đạo luật, các văn bản
dưới luật. Đó là các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban
trực thuộc các cơ quan hiến định nói trên.
Căn cứ vào địa giới hoạt động
Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương
gồm Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ
quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác.
Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm
trong phạm vi toàn quốc.
Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương
gồm Uỷ ban nhân dân các cấp và các sở, phòng,
ban thuộc Uỷ ban nhân dân, hoạt động quản lý
trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chung gồm Chính phủ và Uỷ ban
nhân dân các cấp
Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng,
còn gọi là thẩm quyền chuyên môn gồm
các Bộ, cơ quan ngang bộ, các sở, phòng,
ban trực thuộc Ủy ban nhân dân.
Căn cứ theo chế độ lãnh đạo
Chế độ lãnh đạo tập thể gồm Chính phủ và
Uỷ ban nhân dân các cấp
Chế độ lãnh đạo cá nhân gồm các Bộ, cơ
quan ngang bộ, các sở, phòng, ban trực
thuộc Ủy ban nhân dân.
QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH
CHÍNH CỦA CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC Khái niệm cán bộ, công chức
Công vụ và những nguyên tắc công vụ
Khái niệm cán bộ, công chức (1)
Pháp lệnh Cán bộ, công chức 1998 quy định: “ Cán
bộ, công chức quy định tai Pháp lệnh này là công
dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ
theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc
được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
Khái niệm cán bộ, công chức (2)
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
một ngạch công chức hoặc giao giữ một công
vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm
vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân dân;
Khái niệm cán bộ, công chức (3)
Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao
nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp;
Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ
trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư,
Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội
xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
hNhững người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh
chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã”.
TRÁCH NHIỆM HÀNH
CHÍNH
Vi phạm hành chính
Trách nhiệm hành chính
Vi phạm hành chính
Khái niệm, đặc điểm
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Đối tượng áp dụng xử lý vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khái niệm vi phạm hành chính
Là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cố ý
hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt hành chính
Đặc điểm vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật
thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà
nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm hình sự.
Chủ thể vi phạm hành chính rất đa dạng, có thể là
các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân
(công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch.
Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc
quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Trách nhiệm hành chính
Khái niệm, đặc điểm
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Đối tượng áp dụng xử lý vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Khái niệm
TNHC là những hậu quả bất lợi mà nhà nước
áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính.
Đặc điểm
Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp
lý áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
hành chính.
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chủ yếu là các cơ quan
hành chính nhà nước và cán bộ, công chức của các cơ
quan đó.
Đối tượng bị áp dụng trách nhiệm hành chính là các tổ
chức, cá nhân (Việt Nam và nước ngoài).
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý mà tổ
chức, cá nhân phải gánh chịu trước nhà nước.
Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được tiến hành
trên cơ sở các quy định của pháp luật hành chính và
theo thủ tục hành chính.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
Ủy ban nhân dân các cấp;
Công an nhân dân;
Bộ đội biên phòng;
Cơ quan cảnh sát biển;
Hải quan ;
Kiểm lâm;
Cơ quan thuế;
Cơ quan quản lý thị trường;
Cơ quan thanh tra chuyên ngành;
Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thủy nội địa,
Giám đốc Cảng vụ hàng không;
Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.
Các hình thức xử lý vi phạm hành
chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
(Xử phạt hành chính)
Các biện pháp xử lý hành chính khác
Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc
xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính
Các hình thức xử phạt chính
Các hình thức xử phạt bổ sung
Biện pháp khắc phục hậu quả
Các hình thức xử phạt chính
Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có
tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi
phạm hành chính do người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Phạt tiền được áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính và không thuộc
trường hợp bị xử phạt cảnh cáo. Mức phạt
tiền là từ 5.000 đồng và tối đa là 500.000.000
đồng.
Các hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng
để vi phạm hành chính.
Trục xuất được áp dụng chỉ với người nước
ngoài, buộc họ phải rời khỏi lãnh thổ Việt
Nam. Trục xuất có thể áp dụng là một hình
thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung khi
được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính
khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi
do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ
công trình xây dựng trái phép;
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm
hành chính gây ra;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái
xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con
người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Các biện pháp xử lý hành chính
khác
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Đưa vào trường giáo dưỡng;
Đưa vào cơ sở giáo dục;
Đưa vào cơ sở chữa bệnh;
Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo
việc xử phạt vi phạm hành chính
Tạm giữ người;
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Khám người;
Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
Bảo lãnh hành chính;
Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt
Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa
vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa
bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
Đối tượng áp dụng xử lý vi phạm
hành chính
Đối với cá nhân: Người từ 14 đến dưới 16
tuổi bị xử phạt HC về vi phạm hành chính
do cố ý;
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt HC về
mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi
phạm hành chính do mình gây ra
Thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính
Thủ tục đơn giản
Áp dụng đối với những trường hợp xử phạt vi
phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 100.000
đồng
Thủ tục lập biên bản
Áp dụng đối với các trường hợp vi phạm
hành chính mà cần phải xử phạt tiền trên
100.000 đồng
Thủ tục đơn giản
Đình chỉ hành vi vi phạm
Ra quyết định xử phạt
Thi hành quyết định xử phạt
Thủ tục lập biên bản
Đình chỉ hành vi vi phạm
Lập biên bản vi phạm hành chính
Ra quyết định xử phạt
Thi hành quyết định xử phạt
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ VIỆC GIẢI
QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO Khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại
Tố cáo và việc giải quyết tố cáo
Khiếu nại và việc giải quyết khiếu
nại
Khái niệm
Đối tượng khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Khái niệm
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức
hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp
luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của mình
Đối tượng khiếu nại
Quyết định hành chính
Hành vi hành chính
Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã);
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương;
Giám đốc sở và cấp tương đương;
Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang
Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ ;
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ;
Tổng Thanh tra nhà nước, Chánh thanh tra cấp tỉnh,
Chánh thanh tra cấp huyện;
Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại có đến
người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan
có cán bộ, công chức có hành vi hành chính.
Trong trường hợp khiếu nại không được giải quyết
hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định
giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại
đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp
theo (cấp trên trực tiếp) hoặc khởi kiện vụ án hành
chính tại Tòa án để giải quyết theo quy định của
pháp luật về tố tụng hành chính.
CHẾ ĐỘ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ
ÁN HÀNH CHÍNH
Khái niệm và ý nghĩa của việc giải quyết
các vụ án hành chính
Thẩm quyền của Toà án trong việc giải
quyết các vụ án hành chính
Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính
Khái niệm và ý nghĩa của việc giải
quyết các vụ án hành chính
Vụ án hành chính là những mâu thuẫn, tranh chấp
phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước
hay giữa cán bộ, công chức trong cơ quan hành
chính nhà nước với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân
khác khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý
nhà nước sau khi đã khiếu nại theo thủ tục hành
chính mà không giải quyết được, đương sự khởi
kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ
tục tố tụng theo quy định của pháp luật
Thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính
Khởi kiện và thụ lý vụ án
Chuẩn bị xét xử
Xét xử sơ thẩm
Thủ tục phúc thẩm
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm